Chuyên đề tháng 3/2019. Người báo cáo: Nguyễn Thị VinhThời gian báo cáo: 25/3/2019Chuyên đềCÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV I. Chuẩn KTKN trong chương trình GDPT hiện hành- Trình bày được những nét khái quát diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
- Kháng chiến chống quân Tống thời Tiền Lê
- Kháng chiến chống quân Tống thời Lý
- Kháng chiến chống quân Mông Nguyên thế kỉ XIII
- Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ XV
II. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi nội dung câu hỏi/ bài tập trong chủ đề Nội dung | Nhận biết (mô tả yêu cầu cần đạt) | Thông hiểu (mô tả yêu cầu cần đạt) | Vận dụng thấp (mô tả yêu cầu cần đạt) | Vận dụng cao (mô tả yêu cầu cần đạt) |
Kháng chiến chống quân Tống thời Tiền Lê | - Trình bày được diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. - Nêu được ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. | - Lí giải được bối cảnh dẫn đến cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. - Lý giải được việc Lê Hoàn lên làm vua. | - Phân tích được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê. - Đánh giá được vai trò của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến. | |
Kháng chiến chống quân Tống thời Lý | - Trình bày được các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý. - Nêu được kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý. | - Lý giải được đường lối tổ chức cuộc kháng chiến của nhà Lý. | - Phân tích được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý. - Nhận xét được nét độc đáo về nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý. | - Liên hệ được bài học từ nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý. - Sử dụng được tài liệu văn học về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý để liên hệ với thực tiễn hiện nay. |
Kháng chiến chống quân Mông Nguyên thế kỉ XIII | - Nêu được nguyên nhân dẫn đến cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông-Nguyên thế kỉ XIII. - Trình bày được diễn biến của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên. - Nêu được kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. | - Giải thích được vì sao nhà Trần phải ba lần tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. - Giải thích được vì sao nhà Trần trong cả ba lần tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên đều thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”. | - Phân tích được ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng 1288. - Phân tích được nguyên nhân dẫn đến chiến thắng của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. | - Liên hệ được bài học từ nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần. - Sử dụng được tài liệu văn học về cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần để liên hệ với thực tiễn hiện nay. - Nêu được nhận xét về nghệ thuật quân sự của cha ông cha ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần. |
Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ XV | - Nêu được hoàn cảnh lịch sử của phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn. - Trình bày được nét chính về tiến trình khởi nghĩa Lam Sơn. | - Giải thích được tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện trong khởi nghĩa Lam Sơn. | - Phân tích được nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn. | - Nhận xét được sự khác biệt giữa khởi nghĩa Lam Sơn và các cuộc kháng chiến trước đó. - Rút ra được những đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn. - So sánh được nghệ thuật kết thúc chiến tranh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến thời Lý – Trần. |
Định hướng năng lực cần hình thành: - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, năng lực thực hành bộ môn, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết các vấn đề thực tiễn. |
III. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả:A. Trắc nghiệmKhoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng:1. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình của nhà Tống trước khi xâm lược nước taA. tình hình chính trị khủng hoảng.
B. người Liêu, Hạ xâm lấn ở phía Bắc.
C. nông dân nổi dậy ở nhiều nơi.
D. kinh tế, xã hội phát triển mạnh.
2. Người trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý trong giai đoạn đầu làA. Hoàng tử Lý Hoằng Chân.
B. Tướng Lý Kế Nguyên
C. Thái Uý Lí Thường Kiệt.
D. Phò mã Thân Cảnh Phúc.
3. Chiến thuật độc đáo nhà Lý sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Tống làA. Đánh du kích.
B. Đánh địch vận.
C. Tiên phát chế nhân.
D. Vườn không nhà trống.
4. Nhà Lý kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống bằng biện pháp A. chủ động thần phục nhà Tống.
B. chủ động giảng hoà để giữ quan hệ hoà hiếu.
C. truy quét toàn bộ tàn quân Tống ra khỏi bờ cõi nước ta.
D. liên kết với Liêu, Hạ để gây sức ép với quân Tống.
5. Chiến thắng nào sau đây đã chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lược của quân Mông - Nguyên vào nước ta?A. Chiến thắng Bạch Đằng.
B. Chiến thắng Hàm Tử.
C. Chiến thắng Vạn Kiếp.
D. Chiến thắng Tây Kết
6. Câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”là câu nói của ai?A. Trần Thủ Độ
B. Trần Quang Khải
C. Trần Hưng Đạo
D. Trần Khánh Dư
7. Hội nghị Diên Hồng được tổ chức tại địa phương nào trên đất nước ta hiện nay?A. Gia Bình – Bắc Ninh
B. Uông Bí – Quảng Ninh
C. Việt Yên – Bắc Giang
D. Chí Linh – Hải Dương
8. Chiến thắng Đông Bộ Đầu hiện nay là địa danh nào trên đất nước ta hiện nay?A. Dốc Bưởi – Hà Nội
B. Dốc Hàng Than – Hà Nội
C. Dốc Bắc Cổ - Hà Nội
D. Dốc Đốc Ngữ - Hà Nội
9. Chiến thắng quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh làA. Tốt Động – Chúc Động.
B. Chi Lăng - Xương Giang.
C. Bồ Đằng.
D. Trà Lân (Nghệ An)
10. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam SơnA. cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
B. quân Minh xâm lược và đô hộ nước ta.
C. nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta bùng nổ.
D. các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần giành thắng lợi.
11. Tư tưởng chủ đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn làA. nhân nghĩa.
B. lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều.
C. đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.
D. thực hiện chiến lược “Vườn không nhà trống”.
B. Tự luận1. Hãy ghi tên các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV cho tương ứng với thời gian: Thời gian | Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm |
Năm 981 | |
Năm 1075 - 1077 | |
Năm 1258 | |
Năm 1285 | |
Năm 1287 - 1288 | |
Năm 1418 - 1427 | |
2. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần theo các nội dung dưới đây: Nội dung so sánh | Kháng chiến chống Tống thời Lý | Kháng chiến chống Mông - Nguyên |
Thời gian | | |
Người chỉ huy | | |
Cách tổ chức kháng chiến | | |
Trận quyết chiến chiến lược | | |
Cách kết thúc chiến tranh | | |
3. Nêu ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và vai trò của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến.
4. Thông qua diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, rút ra nét độc đáo về nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến này.
5. Nêu kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
6. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và mối liên hệ của bài thơ Nam quốc sơn hà với những nguyên nhân đó.
7. Trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thế kỉ XIII. Rút ra nhận xét về nghệ thuật quân sự của cha ông cha ta trong cuộc kháng chiến đó.
8. Phân tích nguyên nhân dẫn đến chiến thắng của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Từ đó liên hệ với công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
9. Nêu hoàn cảnh lịch sử, tiến trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỷ XV. Theo em tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa này.
10. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn.
11. Rút ra những đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn.
12. Nhận xét sự khác biệt giữa khởi nghĩa Lam Sơn và các cuộc kháng chiến trước đó và so sánh nghệ thuật kết thúc chiến tranh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến thời Lý – Trần.
Đáp án:1. Hãy ghi tên các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII cho tương ứng với thời gian: Thời gian | Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm |
Năm 981 | |
Năm 1075 - 1077 | |
Năm 1258 | |
Năm 1285 | |
Năm 1287 - 1288 | |
Năm 1418 - 1427 | |
2. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí và chống Mông - Nguyên thời Trần theo các nội dung dưới đây: Nội dung so sánh | Kháng chiến chống Tống thời Lý | Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần |
Thời gian | 1075 - 1077 | - Lần 1: 1258 - Lần 2: 1285 - Lần 3: 1287 - 1288 |
Người chỉ huy | Lí Thường Kiệt | Các vua Trần và Trần Quốc Tuấn |
Cách tổ chức kháng chiến | Thực hiện chủ trương “tiên phát chế nhân”, chủ động tấn công sang đất Tống rồi chủ động rút về xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt đợi giặc. | Chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, đợi quân giặc mệt mỏi tổ chức phản công giành thắng lợi. |
Trận quyết chiến chiến lược | Sông Như Nguyệt | Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng. |
Cách kết thúc chiến tranh | Chủ động giảng hoà, đặt quan hệ hoà hiếu. | Dùng thắng lợi quân sự để làm nhụt ý chí xâm lược của kẻ thù. |
3. Thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV theo các nội dung dưới đây Tên cuộc kháng chiến và khởi nghĩa | Thời gian | Quân xâm lược | Người lãnh đạo | Trận quyết chiến chiến lược |
Kháng chiến thời Tiền Lê | 981 | Tống | Lê Hoàn | Bạch Đằng và ải Chi Lăng |
Kháng chiến thời Lí | 1075 - 1077 | Tống | Lí Thường Kiệt | Sông Như Nguyệt |
Kháng chiến thời Trần | 1258; 1285; 1287 - 1288 | Mông - Nguyên | Các vua Trần, Trần Quốc Tuấn | Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng. |
Khởi nghĩa Lam Sơn | 1418 - 1427 | Minh | Lê Lợi; Nguyễn Trãi | Chi Lăng - Xương Giang |
Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí năm 1077: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
* Nguyên nhân:
- Sự khủng hoảng của nước Tống: Phía bắc phải đối phó nưới nước Liêu (bộ tộc Khiết Đan), nước Hạ (dân tộc Đảng Hạ), trong nước nông dân nổi dậy. Trong hoàn cảnh đó vua Tống và tể tướng Vương An Thạch chủ trương đánh Đại Việt hi vọng dùng chiến công ngoài biên giới để lấn áp tình hình trong nước, doạ nạt nước Liêu, Hạ.
- Các hoạt động chuẩn bị của quân Tống: Tổ chức biên giới Việt - Trung thành hệ thống căn cứ xâm lược lợi hại. Trong đó Ung Châu (Nam Ninh - Quảng Tây) và cửa biển Khâm Khẩu, Khâm Liêm - Quảng Đông là những vị trí xuất quân của Đại Việt được bố trí rất chu đáo, nhất là Ung Châu được bố trí thành căn cứ hậu cần lớn nhất chuẩn bị cho việc xâm lược ( có thành kiên cố với 5 000 quân).
* Diễn biến
- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lí đã tổ chức kháng chiến:
+ Giai đoạn 1: Lí Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược
" tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.
- Việc Lí Thường Kiệt đem quân sang đánh Tống: không phải là hành động xâm lược mà là tự vệ.
- Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi địch.
- 1077 ba mươi vạn quân Tống sang xâm lược nước ta bị đánh bại ở bến bờ bắc của sông Như Nguyệt = > Ta chủ động giảng hoà và kết thúc chiến tranh.
= > KC chống Tống thời Lí được coi là cuộc kháng chiến rất đặc biệt trong lịch sử. Là cuộc KC có giai đoạn diễn ra ngoài lãnh thổ( KC ngoài lãnh thổ).
* Kết quả: Thắng lợi
40, Trên cơ sở trình bày diễn biến cuộc kháng chiến trong các thế kỉ X - XVIII. Hãy rút ra bài học mà bài học đó được cô đúc trở thành truyền thống của dân tộc.
- Trong suốt thời kì phong kiến từ TK X - XVIII dân tộc ta luôn phải chống các thế lực ngoại xâm giành độc lập dân tộc, đó là các cuộc kháng chiến chống Tống ( 1075 - 1077), Mông - Nguyên ( 1258 - 1288), Minh ( 1414 - 1427), Thanh ( 1799). Đó là nét nổi bật nhất của lịch sử dân tộc.
- Tinh thần đoàn kết nhất trí đồng lòng vượt qua mọi hi sinh, gian khổ.
- Tình cảm và tâm hồn của người Việt càng trong sáng , cao thượng.
2, Kể tên các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Trên cơ sở kiến thức đã học, phân tích nguyên nhân thắng lợi các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đó.
a, Kể tên các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
- Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê năm 981
- Kháng chiến chống Tống thời Lí (1075 - 1077)
- Ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần (1258,1285,1287 - 1288)
- Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
b, Nguyên nhân thắng lợi
* Tinh thần yêu nước nồng nàn
- Tinh thần yêu nước luôn thường trực trong mỗi người dân Việt Nam. Trước giặc ngoại xâm, họ đã nêu cao tinh thần bất khuất kiên cường, xả thân vì nước (tưh đốt nhà cửa, ruộng vườn, hi sinh cả tính mệnh...), chịu đựng mọi hi sinh lớn lao nhất để đánh bại kẻ thù.
+ Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ trước sức mạnh như vũ bão của kẻ thù nhưng không hề khiếp nhược, luôn nêu cao tinh thần quyết chiến đấu. Trần Bình Trọng thà chết không hàng giặc. Trần Quốc Toản tuổi nhỏ chí lớn...
+ Lê Lợi, Nguyễn Trãi - linh hồn của cuộc KN Lam Sơn đã trải qua bao khó khăn nguy hiểm, anh dũng chiến đấu, đưa cuộc chiến tranh giải phóng tới hoàn toàn thắng lợi.
- Các chiến thắng oanh liệt trên sông Cầu thời Lí ; Vạn kiếp, Bạch Đằng thời Trần, Chi Lăng, Xương Giang thời Lê... đều bắt nguồn từ tinh thần anh dũng bất khuất của dân tộc ta.
* Tinh thần đoàn kết
- ở nước ta, đoàn kết dân tộc từ ngàn xưa đã trở thành nhu cầu khách quan, lẽ sống thiêng liêng của dân tộc. Những câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương...”; “Một cây làm chẳng nên non...” lưu truyền từ trước tới nay đã phần nào nói lên tinh thần đoàn kết, sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc. Nhận rõ điều đó, tổ tiên ta đã biết tìm sức mạnh trong việc thắtc hặt đoàn kết toàn dân, đoàn kết trong nội bộ quân đội và nội bộ triều đình, đoàn kết giữa quân và dân, đoàn kết giữa các dân tộc sống trên một đất nước.
- Đoàn kết với dân: Trần Quốc Tuấn đã thấy được ý trí của dân chúng mới là thành trì kiên cố nhất để giữ nước. Nguyễn Trãi: “Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”. Đi ngược lại con đường đó là thất bại (cuộc kháng chiến chống quân Minh do nhà Hồ lãnh đạo là một dẫn chứng điển hình).
- Chú trọng sự hoà thuận trong nội bộ triều đình: Thời Lí, Lí Thường Kiệt và Lí Đạo Thành đã biết gạt lợi ích riêng, thù riêng mà đoàn kết lại. Thời Trần, Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Kgải có sự bất đồng, nhưng đều biết xem quyền lợi dân tộc làm trọng, đã vì nước mà đoàn kết, ra sức chống giặc.
- Đoàn kết trong quân đội: Trần Quốc Tuấn “Cốt dùng được binh phải đồng lòng như cha con một nhà thì mới có thể đánh được; Nguyễn Trãi “Nêu hiệu gậy làm cờ... chén rượu ngọt ngào:.
- Đoàn kết các dân tộc anh em cùng chung một đất nước: Nhân dân các dân tộc Mường, Tày, Nùng, Thái, Chămpa, Chân Lạp, Tây Nguyên...đã từng đóng góp công lao cực kì to lớn trong sự nghiệp chống Tống, Nguyên, Minh...
* Có lực lượng lãnh đạo tào giỏi, đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, chủ động, linh hoạt:
- Thời Tiền Lê: Bố trí trận địa mai phục, đợi giặc ở vùng Đông Bắc.
- Thời Lí: Với kế hoạch “tiên phát chế nhân” (ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước chặn thế mạnh của giặc), cùng những thắng lợi ở thành Châu Khâm (10/1075), Châu Liêm (11/1075), Châu Ung (1/1076) thể hiện tính sáng tạo, chủ động, quyết tâm cao của quân dân ta thời Lí dưới sự lãnh đạo của Lí Thường Kiệt.
- Thời Trần: Ta chủ động rút lui để boả toàn lực lượng, nhử địch vào sâu, phân tán quân địch, làm cho địch bị tiêu hao, mệt mỏi, dần dần thay đổi lực lượng có lợi cho ta, đưa địch vào thế bất lợi, ta tổ chức phản công, giành thắng lợi quyết định cuối cùng.
- Khởi nghĩa Lam Sơn: Với tư tưởng “lấy nhân nghiã để thắng hung tàn, đem chí nhân mà thay cường bạo”, nghĩa quân không chỉ lôi cuốn được sự ủng hộ của nhân dânmà còn phân hoá được lực lượng của kẻ thù, đẩy quân địch vào thế bị động, rồi bố trí mai phục, đánh bất ngờ.
* Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh xuất sắc
- Nghệ thuật tiến công và phản công (Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn)
- Nghệ thuật rút lui phòng ngự: Lí Thường Kiệt tổ chức phòng ngự trên sông Như nguyệt, Trần Quang Khải tổ chức phòng ngự ở vùng nGhệ An.
- Xây dựng và sử dụng lực lượng 3 thứ quân: quân chủ lực ( quân triều đình), quân địa phương (quân các lộ, quân của các vương hầu), dân binh ( hương binh).
3, Nghệ thuật chiến tranh được biểu hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí (1075 - 1077)?
Nhìn chung cuộc KC chống Tống thời Lí đã thể hiện đầy đủ sự kết hợp của các yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”.
* Chiến tranh tâm lí:
- Sách lược “Tiên phát chế nhân”: qua đó ta tạo được thế chủ động, áp đảo, tiêu diệt một phần sinh lực địch.
- Đọc bài thơ “Thần” : Nam quốc sơn hà...: khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ,làm nhụt chí của giặc; nêu cao tính chính nghĩa, tất thắng của cuộc chiến.
- Chủ động hoà hoãn: chi thấy ta biết nắm bắt thời cơ; tránh hao tổn nhân lực, vật lực cho cả hai bên; tránh hềm khích với Trung Hoa, đặc biệt lúc bấy giờ Trung Hoa là một nước lớn.
* Chiến tranh nhân dân:
- Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân TQ.
- Vận động sức mạnh toàn dân để đánh giặc (cả dân tộc thiêu số).
* Chiến thuật, trận địa:
- Lối đánh phục kích, bất ngờ tấn công, đánh trước, bẻ gọng kìm phối hợp của giặc.
- Sử dụng trận địa tự nhiên: Sông Như Nguyệt.
4, Phân tích và nhận xét về các cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và thời Lí.
* Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
- Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống với tư tưởng bành trướng đã cử quân sang xâm lược nước ta.
- Năm 981, trước tình hình đó Thái Hậu Dương Vân Nga và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
- Với truyền thống yêu nước sâu sắc và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, quân dân Đại Cồ Việt đã đánh ta quân xâm lược Tống trên vùng đất Đông Bắc.
- Nhiều tướng giặc bị bắt, nhà Tống bỏ giấc mộng xâm lược nước ta. Quan hệ Việt - Tống được lập lại.
* Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí:
- Năm 1075, nhà Tống suy yếu, Tể tướng Vương An Thạch đề nghị vua Tống âm mưu xâm lược nước ta để củng cố lại uy thế, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm.
- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lí đã tổ chức kháng chiến:
+ Giai đoạn 1: Lí Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược
" tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc. Ta giành thắng lợi ở Châu Khâm, Châu Liêm, bao vây thành Ung Châu, tiêu diệt lực lượng chuẩn bị của quân Tống rồi rút quân về nước. Việc Lí Thường Kiệt đem quân sang đánh Tống: không phải là hành động xâm lược mà là tự vệ.
- Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi địch. Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống sang xâm lược nước ta bị đánh bại ở bến bờ bắc của sông Như Nguyệt = > Ta chủ động giảng hoà và kết thúc chiến tranh.
= > KC chống Tống thời Lí được coi là cuộc kháng chiến rất đặc biệt trong lịch sử. Là cuộc KC có giai đoạn diễn ra ngoài lãnh thổ( KC ngoài lãnh thổ).
* Nhận xét:
KC thắng lợi có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là:
- Tình đoàn kết, yêu nước, quyết tâm bảo vệTổ quốc của quân dân Đại Việt.
- Sự lãnh đạo tài tình, độc đáo... nhất là của Lí Thường Kiệt.
- Nền độc lập, tự chủ được giữ vững, âm mưu xâm lược của nhà Tống bị đập tan.
5, Về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thời Trần, hãy nêu:
- Tóm tắt diễn biến chính.
- Một vài tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước bất khuất chống ngoại xâm.
- Một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết đánh giặc.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử.
* Tóm tắt diễn biến chính. - Thế kỉ XIII nhân dân Đại Việt phải đươngđầu với cuộc thử thách lớn lao kéo dài suốt 30 năm chống quân xâm lược Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta... + Lần 1: Năm 1258 + Lần 2: Năm 1285 + Lần 3: Năm 1288 - Dưới sự chỉ huy của nhà quan sự thiên tài Trần Hưng Đạo và các vua Trần yêu nước cùng hàng loạt tướng lĩnh tài năng, cả nước quân dân đồng lòng quyết tâm giết giặc bảo vệ Tổ quốc... - Kinh thành Thăng long 3 lần bị vó ngựa Mông - Nguyên giày xéo nhưng với tinh thần “Sát Thát”, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc... - Chiến thắng Bạch Đằng (1288) mãi mãi ghi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường, mưu trí của dân tộc ta... |
* Tấm gương tiêu biểu - Trần Quốc Tuấn chủ độnggiải quyết mâu thuẫn với nhà vua, Thái thượng hoàng, Trần Quang Khải và câu nối khẳng khái: “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chặt đầu thần trước đã”. - Trần Quốc Toản với hành động bóp nát quả cam và tự lập đội quân với lá cờ thêu 6 chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. - Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt và lo việc nước... - Trần Bình Trọng với câu nói khẳng khái:” Ta thà làm ma nước Nam chứ không tnèm làm vương đất Bắc”. |
* Một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết đánh giặc. - Biểu hiện ở việc nhân dân tuân lệnh triều đìnhthực hiện “vườn không nhà trống”. - Tự xây dựng làng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình đánh giặc. * Nguyên nhân thắng lợi - Tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của quân dân nhà Trần. - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư.... - Có tiềm lực kinh tế và quân sự hùng mạnh, quá trình chuẩn bị chu đáo của quân dân nhà Trần. - Nhà Trần đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân, chủ động giải quyết những bất hoà nội bộ để đoàn kết chống quân xâm lược. * ý nghĩa lịch sử. - Giữ vững nền độc lập,khẳng định sức mạnh của dân tộc, nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường dân tộc. - Đập tan mưu đồ xâm lược Đại Việt, mặt khác ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam. |
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 124.50 KB )