Rss Feed Đăng nhập

CHUYÊN ĐỀ THÁNG 9 NĂM 2018

Gửi lên: 05/01/2019 20:33, Người gửi: lichsu, Đã xem: 236
TRƯỜNG THPT NGHÈN                          CHUYÊN ĐỀ THÁNG 9 NĂM 2018
        TỔ LỊCH SỬ                                NGƯỜI BÁO CÁO: TRẦN THỊ LỆ THỦY
Tên chuyên đề:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)
 
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
1.  Tình hình nước Nga trước cách mạng.
- Về chính trị:
   + Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng
   + Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng.
- Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
- Về xã hội:
        + Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
        + Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra  khắp  nơi.
 
2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười
a. Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917:
- Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân  ở Pê-tơ-rô-gơ-rát.
- Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chtrị sang k/nghĩa vũ trang.
- Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vích
- Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân.
- Kết quả:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
+ Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết)
+ Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời.
+ Nga trở thành nước Cộng Hoà
- Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc CM dân chủ tư sản kiểu mới.
- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:
      + Chính phủ lâm thời (tư sản)
      + Xô viết đại biểu (vô sản).
b. Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
* Hoàn cảnh :
- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:
         + Chính phủ lâm thời (tư sản)
         + Xô viết đại biểu (vô sản)
         + Nên cục diện không thể kéo dài.
- Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).
- Đầu tháng 10/1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
* Diễn biến khởi nghĩa:
+ Tháng 4: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa.
+ Đêm 25/10 tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.
+Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
+ Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
*Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng XHCN.
II. Ý nghĩa lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga :
* Với nước Nga.
        + Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
       + Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Với thế giới:
      + Làm thay đổi cục diện thế giới.
      + Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
III. Các cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết (Đọc thêm)
IV. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925)
1. Chính sách kinh tế mới
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.
- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế,  khiến nhân dân bất bình.
- Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.
- Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng.
* Nội dung:
- Nông nghiệp  : thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa  bằng thu thuế lương thực, (ban hành thuế nông nghiệp.)
- Công nghiệp:
           +Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.
           +Tư nhân  xây dựng những xí nghiệp nhỏ,dưới 20 công nhân.
           +Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.
           + Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt .
- Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát, khôi phục lại nền kinh tế hàng hóa..
* Tác dụng - ý nghĩa:
- Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế.
- Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa.
Nên Đảng Bôn sê Vích  thực hiện chính sách kinh tế mới  3-1921.
 
2. Liên bang Xô viết thành lập
- Tháng 12/1922 Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô
- Gồm 4 nước cộng hòa, 4 quốc gia đầu tiên là Nga, Ukraina, Bêlôruxia và Zakapkazơ (Azecbaijan, Acmênia, Gruzia),đến năm 1940 có thêm 11 nước.
 
V. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941)
1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên và thành tựu
* Công nghiệp: thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế bị bao vây, kỹ thuật, thiết bị lệ thuộc nước ngoài .
- Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Mục đích: đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt.
- Biện pháp:
          + Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
          + Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn , kế hoạch năm năm lần thứ nhất 1928 - 1932) và kế hoạch năm năm lần thứ  hai (1933 - 1937).
- Kết quả: Năm 1937 sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
* Công nghiệp: uu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 93% số nông hộ với 90% diện tích đất canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có qui mô sản xuất  lớn  và cơ giới hoá
* Văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông, phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở thành phố.
* Xã hội: cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí thức xã hội chủ nghĩa .
Từ năm 1937 Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba, sang tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn.
Mặc dù còn có những hạn chế song công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1925 - 1941 vẫn đạt được những thành tựu to lớn, tạo nên những biến đổi nhiều mặt, có lợi cho nhân dân, xây dựng lại lực lượng vũ trang hùng mạnh để bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.
2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô.
- Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng châu Á, châu Âu.
-Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.
- Bằng những biện pháp đấu tranh kiên quyết và mềm dẻo, chỉ trong vòng 4 năm (1922 - 1925) Liên Xôđã được các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật, lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao
-Thiết lập ngoại giao với 20 nước.
- Năm 1933, Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đó là thắng lợi lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.
                                         
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được vì sao năm 1917 nước Nga tiến hành hai cuộc cách mạng.
- Trình bày được quá trình chuyển biến từ cách mạng Dân chủ tư sản tháng Hai sang Cách mạng tháng Mười.
- Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (tiến hành công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp…).
2. Kỹ năng
- Rèn luyện cho HS một số kỹ năng: phân tích, so sánh, liên hệ…
- Phát triển kỹ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, rút ra bài học lịch sử.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười.
- Trân trọng những kết quả mà nhân dân Liên Xô đã đạt được.
            - Rút ra những bài học đúng đắn từ Chính sách kinh tế mới của Liên Xô trong việc áp dụng công cuộc xây dựng CNXH và Đổi mới ở Việt Nam.
4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực tự học và giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp.
Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện hiện tượng, sự kiện lịch sử về cuộc CM tháng Mười Nga 1917, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1921 – 1941).
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh, biểu đồ liên quan đến nội dung chuyên đề
- Năng lực giải quyết mối liên hệ giữa cách mạng VN với Cách mạng tháng Mười, công cuộc xd CNXH ở Liên Xô và Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Máy tính cá nhân (nếu có)
- Máy chiếu (nếu có)
- Giấy A4, A0
S- Tranh ảnh, phiếu học tập
2. Học sinh                 
- Nghiên cứu nội dung chuyên đề
- Đọc trước nội dung sách giáo khoa
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Giới thiệu của giáo viên:
Đầu thế kỷ XX có một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại có tác động và ảnh hưởng rất lớn, mở đầu và mở đường cho sự phát triển của PTCM thế giới, cuộc đấu tranh giải phóng người lao động và các dân tộc bị áp bức, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử loài người, đó là Cách mạng tháng Mười Nga. Để hiểu được tại sao 1917 nước Nga lại diễn ra cách mạng xã hội chủ nghĩa, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng Nga 1917 như thế nào? Sau Cách mạng thành công, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như thế nào? Chúng ta tìm hiểu Chủ đề hôm nay.
2. Tổ chức các hoạt động học tập
I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
1. Nước Nga trước cách mạng.
* Hoạt động 1: Cả lớp / Cặp đôi
- Giáo viên sử dụng bản đồ đế quốc Nga 1914 để học sinh quan sát thấy được vị trí của đế quốc Nga với lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới chiếm 1/6 diện tích đất đai thế giới. Trên đất nước rộng lớn có hàng trăm dân tộc sinh sống, dân tộc đa số là người Nga. Người Nga rất đôn hậu, tốt bụng và giàu tình cảm.
- Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh quan sát sách giáo khoa, thảo luận cặp đôi về những nét cơ bản về tình hình nước Nga trước cách mạng để thấy được.
+ Sự suy sụp về kinh tế.
+ Sự lạc hậu, bảo thủ về chính trị
+ Những mâu thẫu xã hội ở Nga trước cách mạng.
  • Học sinh theo dõi sách giáo khoa để theo yêu cầu của giáo viên - phát biểu.
- Về chính trị:
+ Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng
+ Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng.
- Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
- Về xã hội:
+ Đời sống của nông dân, công nhân, các dtộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
 + Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra  khắp  nơi.
Giáo viên có thể minh họa thêm bằng bức ảnh nơi ở của nông dân Nga năm 1917. Năm 1917 nông dân Nga vẫn sống trong những túp lều lụp xụp, xiêu vẹo như nơi ở của những người nông nô thời trung đại. Chứng tỏ sự lạc hậu trong nông nghiệp và đời sống cực khổ của người nông dân. Trong khi đó Nga hoàng lại dốc hết sức người, sức của vào chiến tranh đế quốc. mâu thuẫn giữa nông dân Nga với Nga hoàng ngày càng gay gắt, bùng nổ thành các cuộc đấu tranh.
Giáo viên tiểu kết: Như vậy 1917 nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng. Cách mạng diễn ra như thế nào, kết quả ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
2. Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười.
a. Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917.
* Hoạt động 1: Cả lớp / Cá nhân
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa diễn biến cuộc cách mạng tháng 2 - 1917:
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa theo yêu cầu của giáo viên. Tóm tắt diễn biến cuộc cách mạng về sự kiện bùng nổ cách mạng, hình thức cách mạng, lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả.
- Giáo viên bổ sung, kết luận.
- 2/1917, CM DCTS bùng nổ, mở đầu là cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở thủ đô Pê-tơ-rô-grat.
- Phong trào lan rộng trong cả nước. Chế độ quân chủ Nga hoàng bị lật đổ, nước Nga trở thành nước Cộng hòa.
- Sau CM, ở Nga tồn tại song song 2 chính quyền: CP lâm thời (của g/c tư sản) và Chính quyền Xô Viết (của công nhân, nông dân và binh lính) với mục tiêu và đường lối chính trị khác nhau.
Giáo viên cung cấp kiến thức giúp học sinh hiểu về các “Xô Viết”: Trong quá trình cách mạng tháng 2 - 1917 chống chế độ Nga hoàng, công nhân và binh lính đã thành lập các ủy ban đại biểu, gọi là các Xô Viết. Ngày 27 - 2 - 1917 đại biểu các Xô Viết họp và bầu ra Xô Viết thủ đô gọi là: “Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính Pêtơrôgrát”.
* Hoạt động 2: Cặp đôi
- Giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu các cặp đôi thảo luận nhanh, trả lời: Căn cứ vào diễn biến, kết quả của cách mạng tháng 2 - 1917, em hãy cho biết tính chất của cách mạng?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung kết luận: căn cứ vào mục tiêu cách mạng, lãnh đạo cách mạng, lực lượng tham gia, kết quả đạt được của cách mạng ta có thể khẳng định cách mạng tháng 2 - 1917 ở Nga mang tính chất của cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
 Giáo viên so sánh cách mạng tháng 2 - 1917 ở Nga với những cuộc cách mạng tư sản đầu cận đại về lãnh đạo, lực lượng, mục tiêu, chính quyền, xu hướng để học sinh thấy được điểm mới của cách mạng tháng 2 - 1917.
Cách mạng tháng Hai đã chuyển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười như thế nào? Diễn biến ra sao? Cùng tìm hiểu Cách mạng tháng Mười.
b. Cách mạng tháng Mười.
* Hoạt động 1:  Cặp đôi
- Giáo viên: Sau cách mạng tháng Hai ở Nga tồn tại cục diện 2 chính quyền song song tồn tại. Sau đó giáo viên gọi một học sinh nhắc lại hai chính quyền được thành lập sau cách mạng tháng Hai là những chính quyền nào?
- Học sinh nhắc lại kiến thức nắm được ở phần trước:
- Giáo viên nêu câu hỏi: cục diện chính trị này có thể kéo dài được không? Tại sao?
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Cục diện chính trị này không  thể kéo dài vì hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập trong xã hội không thể cùng song song tồn tại. Giáo viên có thể mở rộng.
- Giáo viên: Trước tình hình đó, đảng Bôn-sê-vich Nga phải làm gì?
Các cặp đôi tiếp tục thảo luận nhanh, trả lời.
* Hoạt động 2: Cả lớp / Cá nhân
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa tóm tắt diễn biến kết quả của khởi nghĩa.
- Sau CMT2, Nga xuất hiện 2 chính quyền song2  à Cục diện đó không thể kéo dài.
- Lê-nin và Đảng (B) Nga đề ra mục tiêu và đường lối chuyển từ CMDCTS sang CM XHCN (Luận cương tháng Tư).
- 24/10/1917, CM bùng nổ và thắng lợi ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grat.
- Đến đầu 1918, CM thắng lợi trên phạm vi cả nước, thành lập Cq Xô Viết từ TW đến địa phương.
* Hoạt động 3: Cá nhân
- Giáo viên nêu câu hỏi: Căn cứ vào diễn biến cách mạng tháng Mười, em hãy cho biết tính chất của cách mạng?
- Học sinh căn cứ vào mục tiêu cách mạng, lãnh đạo cách mạng, lực lượng tham gia, kết quả, hướng phát triển của cách mạng để trả lời.
- Giáo viên kết luận: Cách mạng tháng Mười Nga, có mục đích khác hẳn các cuộc cách mạng tư sản đầu cận đại, nó nhằm lật đổi Chính phủ tư sản, giành chính quyền về tay nhân dân. vì vậy nó mang tính chất cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản).
II. Ý nghĩa lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga :
Hoạt động: Cả lớp / Cá nhân
Giáo viên yêu cầu Hs trả lời: Ý nghĩa lịch sử của CMT10 là gì?
HS suy nghĩ trả lời, nhận xét. Giáo viên kết luận.
* Với nước Nga.
+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
+ Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới.
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
GV tiếp tục hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung “Cuộc đấu tranh xây dựng chính quyền Xô Viết”.
III. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 – 1925)
1. Chính sách kinh tế mới.
* Hoạt động 1: Cả lớp / Cá nhân
Học sinh dựa và SGK và kiến thức đã học, trình bày được thuận lợi, khó khăn của Nga sau Chiến tranh.
Giáo viên So sánh chính sách “Cộng sản thời chiến” và “chính sách kinh tế mới”.
Giáo viên yêu cầu HS theo dõi bảng thống ke một số ngành kinh tế của nước Nga (1921 - 1923) cho nhận xét.
Giáo viên mở rộng: Liên hệ với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam năm 1986.
- Năm 1921, nước Nga bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước…Tuy nhiên, KT bị tàn phá nghiêm trọng, CT – XH không ổn định.
- 3/1921, Chính sách kinh tế mới (NN, CN, TN, tiền tệ).
- Chính sách KT mới thu được những kết quả to lớn: KT được khôi phục và đưa lại sự chuyển đổi kịp thời từ nền KT do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền KT nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
 
2. Sự thành lập Liên bang CHXHCN Xô viết.
* Hoạt động : Cả lớp / Cá nhân
Giáo viên yêu cầu HS giải thích được Tại sao thành lập Liên bang Xô Viết? Việc thành lập liên bang có ý nghĩa gì? HS trả lời.
- Việc thành lập Liên xô dưa trên nguyên tắc bình đẳng và quyền dân tộc tự quyết, giúp đỡ nhau vì mục tiêu xây dựng thành công CNXH.
12/1922, Liên bang CHXHCN Xô viết (Liên Xô) được thành lập gồm 4 nước cộng hòa đầu tiên là: Nga, Ucraina, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
 
IV. Công cuộc xây dựng CNXH (1925 – 1941).
1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên.
* Hoạt động 1: Nhóm (4 phút)
Giáo viên yêu cầu 4 nhóm thảo luận 4 nội dung:
- Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là gì?
- Tại sao Liên Xô phải thực hiện công nghiệp hóa? Mục đích của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô?
- Biện pháp thực hiện?
- Kết quả đạt được?
Các nhóm trình bày, bổ sung, nhận xét. Giáo viên kết luận.
* Công nghiệp: thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Mục đích: đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt.
- Biện pháp:
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn , kế hoạch năm năm lần thứ nhất 1928 - 1932) và kế hoạch năm năm lần thứ  hai (1933 - 1937).
- Kết quả: Năm 1937 sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
* Nông nghiệp: uu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 93% số nông hộ với 90% diện tích đất canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có qui mô sản xuất  lớn  và cơ giới hoá
* Văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông, phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở thành phố.
* Xã hội: cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí thức xã hội chủ nghĩa .
* Hoạt động 2: Cả lớp / Cá nhân
Giáo viên yêu cầu HS khá – giỏi trả lời: Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm gì trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô?
Sau khi HS trả lời, Gv chốt vấn đề.
2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô.
* Hoạt động: Cặp đôi
Các cặp đôi thảo luận nội dung: Liên Xô đạt được thành tựu gì trong quan hệ ngoại giao 1922 – 1933? Những thành tựu ngoại giao đó có ý nghĩa như thế nào?
Học sinh trình bày, bổ sung, nhận xét.
Giáo viên kết luận vấn đề.
- Thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước châu Á, châu Âu.
- Từ 1921, Liên Xô kiên trì đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ chính sách bao vây KT và cô lập về ngoại giao của các nước, khẳng định vị trí quốc tế của Nhà nước Xô viết.
- Đầu 1925, Liên Xô thiết lập QHNG với trên 20 quôc gia, với Mĩ năm 1933.
 
C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loaijcaau hỏi/bài tập trong chủ đề
 
Nội dung Nhận biết
(Mô tả mức độ cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả mức độ cần đạt)
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
 
 
 
 
- Trình bày được tình hình nước Nga trước cách mạng.
- Trình bày được diễn biến và kết quả cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917.
 
- Giải thích được vì sao trong năm 1917 nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng.
- Giải thích được tại sao gọi cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng DCTS kiểu mới.
- Phân tích được ý nghĩa của cách mạng tháng Mười ở nước Nga.
- Nhận xét được tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.
 
- Qua tìm hiểu cách mạng tháng Mười rút ra được bài học cho cách mạng Việt Nam.
- So sánh được những điểm khác nhau:
CMTS kiểu cũ,
CMTS kiểu mới và Cách mạng XHCN.
 
 
Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 –1941)

 
 
- Nêu được những nội dung chính, tác dụng, ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới (1921).
- Biết được sự thành lập Liên bang CHXNCN Xô viết.
- Trình bày được mục đích, biện pháp, thành tựu, ý nghĩa của công cuộc CNH XHCN ở Liên xô (1925 - 1941).
- Giải thích được vì sao nước Nga Xô Viết phải thực hiện Chính sách kinh tế mới.
- Giải thích được vì sao Liên Xô phải thực hiện những kế hoạch 5 năm.
- Hiểu được thành tựu, ý nghĩa trong quan hệ ngoại giao của Liên Xô (1922 - 1933).
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Rút ra được bài học cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay.
 
2. Hệ thống câu hỏi và bài tập đánh giá qua các mức độ
a. Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Trình bày được tình hình nước Nga trước cách mạng?
Đáp án:
 Tình hình nước Nga trước cách mạng
- Về chính trị:
   + Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng
   + Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng.
- Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
- Về xã hội:
        + Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
        + Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra  khắp  nơi.
 
Câu 2: Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?
Đáp án:                                               
- Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã thực hiện được những nhiệm vụ:
+ Lật đổ chế độ quân chủ Nga hoàng , nước Nga trở thành nước Cộng hòa.
+ Thành lập chính quyền của công nông binh
 
Câu 3: Cách mạng tháng Mười Nga 1917 diễn ra như thế nào?
Đáp án:
- Sau CMT2, Nga xuất hiện 2 chính quyền song2  à Cục diện đó không thể kéo dài.
- Lê-nin và Đảng (B) Nga đề ra mục tiêu và đường lối chuyển từ CMDCTS sang CM XHCN (Luận cương tháng Tư).
- 24/10/1917, CM bùng nổ và thắng lợi ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grat.
- Đến đầu 1918, CM thắng lợi trên phạm vi cả nước, thành lập Cq Xô Viết từ TW đến địa phương.
Câu 4: Trình bày hoàn cảnh, những nội dung chính, tác dụng của Chính sách kinh tế mới (NEP)?
Đáp án:
- Năm 1921, nước Nga bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước…Tuy nhiên, KT bị tàn phá nghiêm trọng, CT – XH không ổn định.
- 3/1921, Chính sách kinh tế mới (NN, CN, TN, tiền tệ).
- Chính sách KT mới thu được những kết quả to lớn: KT được khôi phục và đưa lại sự chuyển đổi kịp thời từ nền KT do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền KT nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Câu 5: Trình bày sự thành lập Liên bang CHXNCN Xô viết? Ý nghĩa?
Đáp án:
- Tháng 12.1922, Liên bang CHXHCNXV thành lập
- Việc thành lập Liên xô dưa trên nguyên tắc bình đẳng và quyền dân tộc tự quyết, giúp đỡ nhau vì mục tiêu xây dựng thành công CNXH.
 
Câu 6: Trình bày được mục đích, biện pháp, thành tựu, ý nghĩa của công cuộc CNH XHCN ở Liên xô (1925 - 1941).
Đáp án:
- Mục đích: đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt.
- Biện pháp:
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn , kế hoạch năm năm lần thứ nhất 1928 - 1932) và kế hoạch năm năm lần thứ  hai (1933 - 1937).
- Kết quả: Năm 1937 sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
* Nông nghiệp: uu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 93% số nông hộ với 90% diện tích đất canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có qui mô sản xuất  lớn  và cơ giới hoá
* Văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông, phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở thành phố.
* Xã hội: cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí thức xã hội chủ nghĩa .
b. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Giải thích được vì sao trong năm 1917 nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng?
Đáp án:
- Cuộc cách mạng lần thứ nhất bùng nổ vào tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
– Cuộc cách mạng thứ hai do Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo, lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền Xô Viết thống nhất trong toàn quốc. Đó là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
- Sở dĩ nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng là vì: Năm 1917, có hai chính quyền còn tồn tại, đó là chính phủ Nga hoàng và chính phủ lâm thời của tư sản. Cách mạng tháng Hai nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng, xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại lâu đời trên đất nước Nga; tiếp theo đó, Cách mạng tháng Mười nhằm lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, đưa nước Nga bước vào thời kì Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 2. Tại sao gọi cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là cuộc cách mạng DCTS kiểu mới?
Đáp án:
Vì: Do giai cấp vô sản lãnh đạo
Lực lượng tham gia công nông binh
Câu 3. Ghi vào bảng dưới đây cho phù hợp với Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ?
Nội dung Cách mạng tháng Hai Cách mạng tháng Mười
Lãnh đạo  ………………………  ………………………
Động lực  ………………………  ………………………
Nhiệm vụ  ………………………  ………………………
Tính chất  ………………………  ………………………
Đáp án
Nội dung Cách mạng tháng Hai Cách mạng tháng Mười
Lãnh đạo Đảng Bôn-sê-vích Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích
Động lực Công, nông, binh lính Công, nông, binh lính.
Nhiệm vụ Lật đổ chính phủ Nga hoàng Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản
Tính chất Cách mạng dân chủ tư sản Cách mạng vô sản
 
Câu 4 Giải thích vì sao nước Nga Xô Viết phải thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP)?
Đáp án:
Vì: Chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn
Xã hội: nạn đói
Các thế lực thù địch bên ngoài chống phá
Câu 5. Vì sao Liên Xô phải thực hiện những kế hoạch 5 năm?
Đáp án
Vì để thực hiện công nghiệp hóa đất nước….
Câu 6. Vì sao trong hai kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và thứ hai đều hoàn thành trước thời hạn ?
Đáp án
 Vì nhân dân và Nhà nước cùng đồng thuận….
Câu 7. Trình bày những thành tựu và ý nghĩa trong quan hệ ngoại giao của Liên Xô trong những năm 1922 - 1933?
Đáp án
- Thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước châu Á, châu Âu.
- Từ 1921, Liên Xô kiên trì đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ chính sách bao vây KT và cô lập về ngoại giao của các nước, khẳng định vị trí quốc tế của Nhà nước Xô viết.
- Đầu 1925, Liên Xô thiết lập QHNG với trên 20 quôc gia, với Mĩ năm 1933.
c. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1. Vì sao cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại thế kỷ XX?
Đáp án
    Thứ nhất, Cách mạng Tháng Mười là cả một quá trình chín muồi tại nước Nga phải tính từ thời điểm tháng Hai chứ không chỉ là cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông.
    Thứ hai, Cách mạng Tháng Mười không được đưa từ nước ngoài về Nga như một số nước hiện nay khẳng định, không được tiến hành bằng tiền nước ngoài. Cách mạng đã phát triển vì những lý do nội tại trong nước Nga, đã đi qua quá trình đến chín muồi và bùng nổ, dẫn đến việc thay đổi chế độ chính trị, xã hội.
     Thứ ba, đối với nước Nga, Cách mạng Tháng Mười thực sự là sự kiện lịch sử vĩ đại cứu nước Nga khỏi thảm họa, và sau đó đã thành lập nên nhà nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Chính vì những lý do này mà Cách mạng Tháng Mười là sự kiện vĩ đại không thể bàn cãi.
Câu 2. Nhận xét tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga?
Đáp án
Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
Tính chất cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng XHCN
Câu 3. Qua tìm hiểu Cách mạng tháng Mười Nga 1917, em hãy  so sánh điểm khác nhau giữa cuộc CMTS với CMVS và nhận xét về các cuộc cách mạng đó.
Đáp án
*Cách mạng tư sản 
-Mục đích : Đòi quyền lợi kinh tế cho giai cấp mìh, dễ dàng thoả hiệp khi hưởng chút quyền lợi 
- Giai cấp lãnh đạo : tư sản 
- Phươg hướng pt: theo khuynh hứơng dân chủ tsản, dễ dàng thoả hiệp 
* Cách mạng vô sản 
- Mục đích: Giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ, đế quốc, phong kiến, tư sản 
- Giai cấp lãnh đạo: Công nhân 
- Phương hướng pt : là cuộc cách mạng dân tộc, chính nghĩa, đi tới thắng lợi 
Câu 3. Lê-nin đóng vai trò như thế nào đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
Đáp án
   Lê-nin đóng vai trò quan trọng, lãnh đạo trực tiếp, quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga:
 - Lê-nin cùng Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản.
 - Lê-nin soạn thảo Luận cương tháng Tư, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
 - Lê-nin vạch kế hoạch, trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grát, tuyên bố thành lập chính phủ Xô – viết.
 
 
d. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã để lại những bài học gì cho cách mạng Việt Nam?
 Đáp án
   Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với cách mạng Việt Nam nói riêng và các cuộc cách mạng khác trên thế giới nói chung. Cuộc cách mạng này đã để lại một số bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đã dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của cả loài người”.
   Theo đó, bài học rút ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga là, cần có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, có phương pháp cách mạng đúng đắn. 
Câu 2. So sánh Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga với các cuộc CMTS trước đó và nhận xét?
Đáp án
Tinh chat, nhiem vu: deu xoa bo che do pk 
Lanh dao 
CMT2; gc vo san thong qua dang bonsevich 
CMTS; gc tu san
Dong luc 
CMT2; Nhan dan-nong dan-binh linh 
CMTS; vo san va nong dan 
Chinh quyen nha nuoc 
CMT2; xo viet dai bieu ton tai nu 1chinh quyen nha nuoc 
CMTS; chinh quyen cua gc tu san 
Xu huong phat trien 
CMT2; XHCN 
CMTS; TBCN
Câu 3. Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng Chính sách kinh tế mới (NEP) và công cuộc xây dựng CNXH của Liên xô vào công cuộc đổi mới ở nước ta như thế nào?
 Đáp án
   Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật”, Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986 đã có quyết định đúng đắn về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Đảng đã nhận thức về việc vận dụng và phát triển sáng tạo những tư tưởng lý luận của Lenin về Chính sách kinh tế mới (NEP), trước hết là thừa nhận sự tồn tại khách quan của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
    Tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; thừa nhận sự tồn tại khách quan các thành phần kinh tế với sự đan xen các loại hình sở hữu, quan tâm đến lợi ích thiết thân của người lao động…Đó là sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở Chính sách kinh tế mới (NEP) của Lenin. Không những thế, tư tưởng của NEP còn được Đảng cộng sản Việt Nam phát triển, mở rộng ở một tầm cao mới. 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 49.89 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Trần lệ thủy
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 05/01/2019 20:33
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    14
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (27/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (02/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4010 view

  Giải trí

1 photos | 3732 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2292 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 13
  • Hôm nay: 1948
  • Tháng hiện tại: 84707
  • Tổng lượt truy cập: 7308386

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606