TT | Nội dung | Mức độ cần đạt |
1 | Vấn đề dân cư, xã hội và phát triển kinh tế của châu Phi | Kiến thức : - Trình bày được tình hình gia tăng dân số của châu Phi; nguyên nhân và hậu quả - Trình bày được đặc điểm chất lượng lao động và chất lượng cuộc sống của người dân châu Phi - Nhận biết được sự phân bố không đều của dân cư châu Phi và giải thích - Nguyên nhân của sự mất ổn định xã hội ở một số khu vực và ảnh hưởng của nó tới đời sống và sản xuất của người dân. - Nêu được tiềm năng phát triển kinh tế - Trình bày và giải thích được một số vấn đề phát triển kinh tế: + Quy mô nền kinh tế nhỏ bé + Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thành tựu + Phần lớn các nước có nền kinh tế đang phát triển - Trình bày được đặc điểm phân bố kinh tế không đều trên lãnh thổ và giải thích Kĩ năng - Phân tích số liệu về gia tăng dân số, chất lượng lao động, chất lượng cuộc sống của dân cư và những vấn đề kinh tế của các quốc gia châu Phi - Sử dụng bản đồ để nhận xét đặc điểm phân bố dân cư, kinh tế |
2 | Vấn đề dân cư, xã hội và phát triển kinh tế của các quốc gia Mĩ La tinh | Kiến thức : - Trình bày và giải thích được sự chênh lệch trong chất lượng cuộc sống của người dân Mĩ La tinh - Nhận biết và giải thích sự phân bố không đều của dân cư các nước Mĩ La tinh - Vấn đề đô thị hoá tự phát và tác động của nó tới kinh tế- xã hội - Nhận xét và giải thích được một số vấn đề phát triển kinh tế của các nước Mĩ La tinh: + Nền kinh tế còn bị phụ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài; + Tốc độ tăng trưởng GDP được cải thiện, nguyên nhân. - Trình bày được đặc điểm phân bố các trung tâm kinh tế và giải thích - Trình bày về khối kinh tế MERCOSUR Kĩ năng - Phân tích số liệu về sự chênh lệch trong chất lượng cuộc sống của dân cư, sự phụ thuộc vào nước ngoài của các nước Mĩ La tinh; về kết quả phát triển kinh tế của Bra- xin - Sử dụng bản đồ để nhận xét đặc điểm phân bố dân cư, kinh tế của Mĩ La tinh |
3 | Một số vấn đề dân cư, kinh tế- xã hội của các quốc gia ở Tây Nam Á | Kiến thức - Biết được một số tôn giáo chính và ảnh hưởng của chúng đối với dân cư và xã hội của các quốc gia ở Tây Nam Á - Phân tích được vị trí chiến lược của khu vực và những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, xung đột và chiến tranh - Trình bày được đặc điểm phát triển một vài ngành kinh tế dựa trên nguồn dầu mỏ của một số quốc gia ở Tây Nam Á Kĩ năng - Phân tích các số liệu và thông tin để tìm hiểu về vấn đề tôn giáo, kinh tế của khu vực Tây Nam Á - Sử dụng bản đồ để nhận biết sự phân bố một số ngành kinh tế của các quốc gia trong khu vực. |
4 | Một số vấn đề dân cư, xã hội và phát triển kinh tế của các quốc gia ở Trung Á | Kiến thức : - Phân tích được vai trò vị trí địa chính trị của khu vực - Nhận biết được những biểu hiện thiếu ổn định của khu vực và nguyên nhân - Trình bày được tiềm năng phát triển kinh tế và một số đặc trưng kinh tế của khu vực Trung Á. Kĩ năng - Phân tích các số liệu và thông tin để tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên và kinh tế của khu vực Trung Á - Sử dụng bản đồ để nhận biết sự phân bố một số ngành kinh tế của các quốc gia trong khu vực |
NỘI DUNG | CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | |
Một số vấn đề của Châu Phi |
- Hiện trạng khai thác tài nguyên rừng ở chau Phi ? So sánh với Việt Nam. | Hãy cho biết đặc điểm khí hậu và cảnh quan của Châu Phi? Hãy so sánh các chỉ số về dân số Châu Phi so với các nhóm nước năm 2007? Hãy so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước Châu Phi năm 2007? - Biện pháp khắc phục tình trạng khai thác quá mức các nguồn tài nguyên trên ? |
|
|
Một số vấn đề của Châu Phi |
| Em có nhận xét gì về tỷ trọng thu nhập giữa các nhóm dân cư trong một nước ở MLT? Hãy nêu tình hình thu hút vốn đầ tư của các nước MLT? Hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng kt các nước MLT? | Tại sao việc khai thác nguồn TNTN giàu có chưa mang lại nhiều lợi ích cho đại bộ phận dân cư MLT? CMR: Xuất khẩu của các nước MLT tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây? Hãy so sánh GDP và nợ nước ngoài của một số nước MLT? - Giải thích vì sao có sự chênh lệch GDP của 2 nhóm dân ở mỗi nước? |
nhiều?Giải pháp để thoát khỏi tình trạng trên? |
Một số vấn đề của Tây nam Á và Trung Á |
| Tại sao vấn đề dân tộc và tôn giáo đang rất phức tạp ở đây? Cần có giải pháp gì để giải quyết vấn đề khô hạn ở các khu vực này? |
|
|
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
Hoạt động 1: Cả lớp/ nhóm Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 5.1 SGK, và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi: - Nêu đặc điểm cảnh quan và khí hậu của châu Phi ? - Nguyên nhân hình thành các hoang mạc? - Nhận xét sự phân bố và hiện trạng khai thác khoáng sản ở châu Phi ? - Hiện trạng khai thác tài nguyên rừng ở chau Phi ? So sánh với Việt Nam. - Biện pháp khắc phục tình trạng khai thác quá mức các nguồn tài nguyên trên ? Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Nhóm Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm dựa vào bảng 5.1, kênh chữ và thông tin bổ sung sau bài học trong SGK hãy: - Nhóm 1: So sánh và nhận xét đặc điểm dân cư của các nước châu Phi với thế giới, rút ra kết luận. - Nhóm 2: Từ đặc điểm dân cư, hãy phân tích những ảnh hưởng của nó. - Nhóm 3: So sánh và nhận xét đặc điểm xã hội của các nước châu Phi với thế giới, rút ra kết luận. - Nhóm 4: Từ đặc điểm xã hội, nêu những ảnh hưởng tác động đến phát triển KT - XH. Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bảng 5.2 và kênh chữ SGK hãy: - Nhận xét về tình hình phát triển kinh tế của châu Phi ? - So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Phi so với thế giới. - Đóng góp vào GDP toàn cầu cao hay thấp ? - Những nguyên nhân làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển ? - Châu Phi có những giải pháp nào để tháo gở những khó khăn trên ? Bước 2: GV gọi một số HS lên trình bày, các HS khác góp ý bổ sung, GV chuẩn kiến thức. | I. Một số vấn đề về tự nhiên - Các loại cảnh quan đa dạng : Rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới khô, xa van và xa van rừng, hoang mạc và bán hoang mạc. - Cảnh quan chiếm ưu thế: Hoang mạc, bán hoang mạc và xa van. - Khí hậu đặc trưng: Khô nóng. - Tài nguyên nổi bật: + Khoáng sản: Giàu kim loại đen, kim loại màu, đặc biệt là kim cương. + Rừng chiếm diện tích khá lớn. - Hiện trạng: Sự khai thác tài nguyên quá mức, s môi trường bị tàn phá, hiện tượng hoang mạc hóa, nguồn lợi nằm trong tay Tư Bản nước ngoài. - Biện pháp: + Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí. + Tăng cường thủy lợi hóa. + Trồng rừng. + Liên kết các nước cùng hợp tác phát triển. II. Một số vấn đề về dân cư và xã hội 1. Dân cư: a. Đặc điểm: - Tỷ suất sinh cao. - Tỷ suất tử cao. - Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên cao. - Tuổi thọ trung bình thấp. - Trình độ dân trí thấp. b. Ảnh hưởng: - Hạn chế đến phát triển kinh tế. - Giảm chất lượng cuộc sống. - Ô nhiễm môi trường. - Chất lượng nguồn lao động thấp. 2. Xã hội: a. Đặc điểm: - Nhiều hủ tục lạc hậu. - Xung đột sắc tộc. - Bệnh tật hoành hành: HIV, sốt rét... - Chỉ số HDI thấp. b. Ảnh hưởng: Gây tổn thất lớn đến sức người, sức của ® Làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội. III. Một số vấn đề kinh tế: 1. Thành tựu: Nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực: Tốc độ tăng trưởng GDP cao, khá ổn định. 2. Hạn chế: - Nhìn chung nền khinh tế còn phát triển chậm: + Quy mô nền kinh tế nhỏ bé: Chiếm 1,9 % GDP toàn cầu, nhưng chiếm 13 % dân số. + GDP/ người thấp. + Năng suất lao động thấp. + Cơ sở hạ tầng yếu kém. + Giáo dục y tế kém phát triển. - Đa số các nước châu Phi thuộc nhóm nước kém phát triển nhất thế giới. 3. Nguyên nhân: - Tầng bị thực dân thống trị. - Xung đột sắc tộc. - Khả năng quản lí yếu kém của nhà nước. - Dân số tăng nhanh. |
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
Hoạt động 1: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 5.3 SGK, lược đồ tự nhiên của Mĩ La Tinh trả lời các câu hỏi: - Nêu vị trí địa lí của Mĩ La Tinh? - Mĩ la Tinh bao gồm những bộ phận nào cấu thành? - Tại sao người ta gọi là Mĩ La Tinh? - Đặc điểm khí hậu, cảnh quan, tài nguyên Mĩ La Tinh như thế nào? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Cặp đôi Bước 1: HS dựa vào bảng 5.3 hãy: - Phân tích và nhận xét tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư trong GDP của của 4 nước? Từ đó rút ra kết luận. - Giải thích vì sao có sự chênh lệch GDP của 2 nhóm dân ở mỗi nước? Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. GV bổ sung thêm về trình trạng đô thị hoá tự phát và hậu quả của nó. Hoạt đông 3: Cả lớp/ nhóm Bước 1: HS dựa vào hình 6.4 SGK, giải thích ý nghĩa của biểu đồ và rút ra kết luận cần thiết? Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tính tỉ lệ nợ nước ngoài so với GDP của các nước: - Nhóm 1: Achentina và Braxin. - Nhóm 2: Chilê và Êcuađo. - Nhóm 3: Hamaica và Mêhicô. - Nhóm 4: Panama và Paragoay. Từ kết quả tính toán, rút ra nhận xét. Bước 3: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Cả lớp Bước 1: GV nêu câu hỏi: - Tại sao các nước Mĩ La Tinh có nền kinh tế thiếu ổn định và phải vay nợ của nước ngoài nhiều? - Giải pháp để thoát khỏi tình trạng trên? Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. GV liên hệ với Việt Nam. | I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội 1. Tự nhiên: - Cảnh quan chủ yếu: Rừng nhiệt đới ẩm và xa van cỏ. - Khoáng sản: đa dạng: Kim loại màu, kim loại quý và năng lượng. - Đất đai, khí hậu thuận lợi trồng cây nhiệt đới, chăn nuôi gia súc lớn. - Khó khăn: Tự nhiên giàu có, tuy nhiên đại bộ phận dân cư không được hưởng các nguồn lợi này. 2. Dân cư và xã hội: - Cải cách ruộng đất không triệt để. - Chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội rất lớn. - Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ lớn 37%- 62%. - Đô thị hoá tự phát. II. Một số vấn đề về kinh tế 1. Thực trạng: - Nền kinh phát triển thiếu ổn định: Tốc độ tăng trưởng GDP thấp, dao động mạnh. - Phần lớn các nước Mĩ La Tinh nợ nước ngoài lớn. - Phụ thuộc vào nước ngoài. 2. Nguyên nhân: - Tình hình chính trị thiếu ổn định. - Nguồn đầu tư nước ngoài giảm mạnh. - Duy trì chế độ phong kiến lâu. - Các thế lực thiên chúa giáo cản trở. - Đường lối phát triển kinh tế- xã hội. 3. Biện pháp: - Củng cố bộ máy nhà nước. - Phát triển giáo dục. - Quốc hữu hoá 1 số ngành kinh tế. - Tiến hành công nghiệp hoá. -Tăng cường và mở rộng buôn bán với thế giới. |
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính | |||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Cá nhân/ nhóm Bước 1: GV giới thiệu trên bản đồ phạm vi khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. Yêu cầu HS xác định kênh đào Xuy ê trên bản đồ? Bước 2: GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ: - Nhóm 1: Quan sát H.5.5 và bản đồ tự nhiên châu Á, hãy điền các thông tin về Tây Nam Á vào phiếu học tập số 1. - Nhóm 2: Quan sát H.5.5 và bản đồ tự nhiên châu Á, hãy điền các thông tin về Trung Á vào phiếu học tập số 1. * Phiếu học tập số 1:
Hoạt động 2: Nhóm Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm phân tích H.5.8 tìm hiểu vai trò của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á trong việc cung cấp dầu mỏ trên thế giới. - Nhóm 1: Tính lượng dầu mỏ của các khu vực có thể xuất khẩu, rút ra nhận xét. - Nhóm 2: So sánh lượng dầu mỏ có khả năng xuất khẩu của khu vực với các khu vực còn lại . Từ đó rút ra kết luận. - Nhóm 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nguồn dầu mỏ của khu vực với các sự kiện chính trị lớn của thế giới trong hai thập niên vừa qua? Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK, bản đồ thế giới và kiến thức đã học, hãy cho biết: - Vấn đề gì nãy sinh lâu dài nhất ở khu vực Tây Nam Á? Vấn đề đó cần giải quyết như thế nào? - Trung Á hiện nay đang tồn tại vấn đề gì? Cần giải quyết vấn đề đó như thế nào? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. | I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khực Trung Á. 1. Tây Nam Á: - Có 20 quốc gia. - Diện tích: Khoảng 7 triệu km2. - Dân số: Gần 323 triệu người. - Vị trí địa lí: Nằm ở Tây Nam châu Á, nơi tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên kênh đào Xuy ê là đường hằng hải quốc tế quan trọng từ Á sang Âu.. - Ý nghĩa: Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự. - Đặc trưng về điều kiện tự nhiên: Khí hậu khô, nóng, nhiều núi, cao nguyên và hoang mạc. - Tài nguyên, khoáng sản: Giàu dầu mỏ nhát thế giới: 50% trử lượng dầu mỏ thế giới. - Đặc điểm xã hội nổi bật: + Là cái nôi của nền văn minh nhân loại. + Phần lớn dân cư theo đạo hồi. 2. Trung Á: - Có 6 quốc gia ( 5 quốc gia thuộc Liên Bang Xô Viết cũ và Mông Cổ ). - Diện tích: 5,6 triệu km2. - Dân số: Hơn 80 triệu người. - Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á- Âu, không tiếp giáp với đại dương. - Ý nghĩa: Có vị trí chiến lược về kinh tế, quân sự: tiếp giáp với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á. - Đặc trưng về điều kiện tự nhiên: Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục địa, nhiều thảo nguyên và hoang mạc. - Đặc điểm xã hội nổi bật: + Đa dân tộc, vùng có sự giao thoa văn hoá Đông Tây. + Phần lớn dân cư theo đạo hồi. II. Một số vấn đề của khu vực: 1. Vai trò cung cấp dầu mỏ. - Khu vực Tây Nam Á là nguồn cung cấp dầu mỏ lớn của thế giới. - Khu vực Trung Á tuy hiện nay khai thác dầu mỏ chưa nhiều nhưng có tiềm năng lớn. ² Ảnh hưởng đến giá dầu và sự phát triển kinh tế của thế giới. 2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố. a. Thực trạng: Luôn xẩy ra các cuộc chiến tranh, xung đột, nạn khủng bố. Ví dụ: Xung đột dai dẳng giữa người Ả-rập và Do Thái. Chiến tranh I ran với I rắc; giữa I rắc với Cô oét… b. Nguyên nhân: Do tranh chấp quyền lợi; khác biệt về tư tưởng, định kiên kiến về tôn giáo, dân tộc; các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi |
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 228.50 KB )