Chuyên đề: CHUYÊN ĐỀ CACBOHYDRAT I. Nội dung chuyên đề: Cacbohydrat được phân bố theo thời lượng
ND 1. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và ứng dụng - Tiết 1: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và ứng dụng
ND 2. Tính chất hóa học (2 tiết) - Tiết 1: Tính chất cảu ancol đa chức và phản ứng tráng gương
- Tiết 2: Phản ứng thủy phân, một số phản ứng đặc biệt
ND 3. Luyện tập (1 tiết)ND 4. Thực hành (1 tiết)II. Tổ chức dạy học chuyên đề:1. Mục tiêu:a. Kiến thức:* Biết được :
- Khái niệm về cacbohydrat và đặc điểm cấu trúc phân tử của các hợp chất cacbonhiđrat tiêu biểu.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, phương pháp sản xuất và ứng dụng các loại cacbohydrat
- Cách phân biệt các loại cacbohydrat bằng phương pháp hóa học.
* HS hiểu được:
- Hiểu mối liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất hoá học của các hợp chất cacbonhiđrat tiêu biểu.
- Hiểu mối liên hệ giữa các hợp chất cacbonhiđrat trên.
-Tính chất hoá học: T/c của ancol đa chức, anđehit đơn chức; phản ứng lên men rượu, phản ứng thủy phân và một số phản ứng đặc biệt như: phản ứng tạo màu với iot của tinh bột, phản ứng với axit nitric tạo thuốc súng không khói của xenlulozo.
* HS vận dụng được:
- Tính chất để viết phương trình phản ứng.
- Tính chất đặc trưng của các loại cacbohydrat để giải một số bài tập cơ bản và nâng cao.
b. Kĩ năng- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.
- Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học, rút ra nhận xét.
- Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy khoa học, từ cấu tạo của các hợp chất hữu cơ phức tạp dự đoán tính chất hóa học của chúng.
c. Thái độ- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác.
- Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học, đặc biệt là khoa học hóa học.
- Sử dụng hiệu quả an toàn tiết kiệm hóa chất, thiết bị thí nghiệm.
- Ứng dụng các loại cacbohydrat tiêu biểu vào mục đích phục vụ đời sống và sản xuất của con người.
d. Định hướng các năng lực được hình thành- Năng lực tự học; năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm môn hóa học.
- Năng lực tổng hợp kiến thức;
- Năng lực tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ yếu:- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề
- Phương pháp hoạt động nhóm.
- Phương pháp hợp tác.
- Phương pháp dùng thí nghiệm kiểm chứng.
- Kĩ thuật mảnh ghép.
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, …), SGK.
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinha. Chuẩn bị của GV:- Hình ảnh về các trạng thái tự nhiên, hình cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và một số hình ảnh về nhà máy sản xuất các loại cacbohydrat. Sơ đồ sản xuất đường saccarozơ trong công nghiệp.
- Dụng cụ thí nghiệm: kẹp gỗ, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, thìa, ống nhỏ giọt, ống nghiệm nhỏ.
- Hóa chất: glucozơ, saccarozơ, tinh bột các dung dịch : AgNO
3, NH
3, dd CuSO
4, dd NaOH, dd iot, dd HCl.
b. Chuẩn bị của HS:- Học sinh ôn lại các kiến thức có liên quan: tính chất của ancol, anđêhit đã học ở lớp 11
- Nghiên cứu trước các nội dung kiến thức của chuyên đề.
- Chuẩn bị các nội dung bài học mà giáo viên yêu cầu hoàn thành.
4. Thiết kế các tiến trình dạy học chuyên đề. TIẾT 7: TÍNH CHẤT VẬT LÍ, TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ ỨNG DỤNGI. MỤC TIÊU:1. Kiến thức:* Biết:
- Khái niệm, phân loại cacbohiđrat.
- Công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozo, fructozo và công thức phân tử cảu saccarozo, tinh bột , xenlulozo.
- Tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan), ứng dụngcủa các loại cacbohydrat.
2. Kĩ năng:- Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ, fructozơ.
3. Thái độ:- Say mê, hứng thú, tìm thấy mối liên quan, điểm giống nhau và khác nhau về đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của các loại cabohydrat tiêu biểu.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC- Đàm thoại, thuyết trình, độc lập cá nhân, hoạt động nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh ở nhà.
III. CHUẨN BỊ1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, giáo án, phiếu học tập với nội dung kiến thức còn thiếu.
2. Học sinh: Đọc kĩ trước bài ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC1. Kiểm tra bài củ: Không2. Nội dung bài mới: PHIẾU HỌC TẬP 1 Nội dung câu hỏi | Trả lời của HS | Nhậ n xét, bổ sung nếu có |
Thế nào là cacbohydrat? Có mấy loại cacbohydrat thường gặp ? | | GV chiếu một số hình ảnh về các loại cacbohydrat. |
PHIẾU HỌC TẬP 2 Nội dung câu hỏi | Trả lời của HS | Nhậ n xét, bổ sung nếu có |
Nêu tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của các loại cacbohydrat thường gặp? Nêu ứng dụng? Phương pháp sản xuất? Điền vào bảng minh họa. | | GV nhận xét và bổ sung chiếu một số hình ảnh. |
Hoàn thành bảng sau
Loại cacbohydrat | Trạng thái tự nhiên | Tính chất vật lí |
Glucozo | | |
Fructozo | | |
Saccarozo | | |
Tinh bột | | |
Xenlulozo | | |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3Hoàn thành bảng sau
Loại cacbohydrat | CTPT | Cấu trúc phân tử | Ứng dụng |
Glucozo | | | |
Fructozo | | | |
Saccarozo | | | |
Tinh bột | | | |
Xenlulozo | | | |
Hoạt động của GV và HS | Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1 GV: Phát phiếu học tập 1 HS: Hoàn thành phiếu học tập GV: bổ sung, nhận xét và chiếu một số hình ảnh. Hoạt động 2 GV: phát phiếu học tập số 2 HS: Hoàn thành phiếu học tập Hs: cử đại diện nhóm trình bày GV: bổ sung, nhận xét và chiếu một số hình ảnh. Hoạt động 3 Sử dụng phiểu học tập số 3 HS hoàn thành phiếu học tập số 3 | MỞ ĐẦU: - Khái niệm về cacbohiđrat : là những hợp chất hữu cơ tạp chức , thường có CT chung Cn(H2O)m -Phân loại : Monosaccarit: Glucozơ , Fructozơ C6H12O6 Đisaccarit : Saccarozơ , Mantozơ C12H22O11 Polisaccarit : Tinh bột , xenlulozơ (C6H10O5)n I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN Loại cacbohydrat | Tính chất vật lí | Trạng thái tự nhiên | Glucozo | - Chất rắn , tinh thể không màu , vị ngọt , dễ tan trong nước | - Có nhiều trong hoa quả chín ( nho , táo...) , mật ong ... | Fructozo | - Chất rắn , tinh thể không màu , vị ngọt , dễ tan trong nước | -Có vị ngọt hơn đường mía có nhiều trong quả dứa, xoài... đặc biệt trong mật on chiếm 40% fructozo. | Saccarozo | - Chất rắn kết tinh , không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, nóng chảy ở 185oC. | - Saccarozơ có trong mía , củ cải, thốt nốt... | Tinh bột | - Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. nước nóng 65oC trở lên, tinh bột chuyển thành dd keo nhớt gọi là hồ tinh bột. | - Tinh bột có trong các loại hạt ( gạo, ngô , mì..), củ ( khoai, sắn..) và quả( táo chuối..) | Xenlulozo | -Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước và dung môi hữu cơ ( ete, benzen..) | - Là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, là bộ khung của cây cối.Bông có95-98% xenluloz, đay, gai, tre,nứa (50-80%)… | II. CẤU TRÚC PHÂN TỬ Loại cacbohydrat | CTPT | Cấu trúc phân tử | Glucozo | CM6H12O6 | Glucozơ có công thức phân tử là C6H12O6, tồn tại ở hai dạng mạch hở và mạch vòng. | Fructozo | C6H12O6 | CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O. | Saccarozo | C12H22O11 |  | Tinh bột | (C6H10O5)n | - Có thể coi tinh bột là polime do nhiều mắt xích a-glucozơ hợp lại và có công thức (C6H10O5)n ( n từ 1.200 đến 6000). - Thực ra, tinh bột là hỗn hợp của 2 loại polisaccarit là amilozơ và amilopectin. Amilozơ là polime có mạch xoắn lò xo, không phân nhánh, phân tử khối khoảng 200.000 đvC. Amilopectinlà polime có mạch xoắn lò xo, phân nhánh, phân tử khối lớn hơn amilozơ, khoảng 1000.000 đvC. | Xenlulozo | (C6H10O5)n | Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích b-glucozơ, có công thức (C6H10O5)n, mạch kéo dài không phân nhánh. Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm -OH tự do, nên có thể viết công thức của xenlulozơ là [C6H7O2(OH)3]n | |
GV sử dụng một phần phiếu học tập số 3. Yêu cầu học sinh trình bày. GV Liên hệ một số hình ảnh thực tiễn bằng cách chiếu side về quá trình sản xuất đường từ mía. | III. Sản xuất và ứng dụng |
| |
3. Củng cố: Yêu cầu học sinh tìm hiểu về các đường ăn và đường hóa học?
4. Dặn dò học sinh học bài ở nhà:Bài tập SGKV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8 : Tính chất hóa học I.
I. Mục tiêu:1. Kiến thức: Hiểu được:
- Glucozo, Fructozo và saccarozo đều thể hiện tính chất cảu ancol đa chức là phản ứng tạo màu xanh lam với Cu(OH)
2. Còn tinh bột và xenlulozo không có phản ứng trên.
- Phản ứng tráng gương của glucozo, sự chuyển hóa giữa fructozo và glucozo.
2. Kĩ năng:- Viết được các PTHH chứng minh tính chất hoá học
- Phân biệt dung dịch glucozơ với sacarozo bằng phương pháp hoá học.
- Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng.
3. Thái độ:- Tư duy logic khoa học, hiểu cấu tạo hóa học quyết định tính chất hóa học của chất, cấu tạo hóa học giống và tương tự nhau thì tính chất hóa học tương tự nhau.
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:- Đàm thoại, thuyết trình, trực quan, hoạt động nhóm
- Hỏi và trả lời, gợi mở.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:- Học sinh: Trả lời các câu hỏi và chuẩn bị nhiệm vụ được giao
- Giáo viên: Bài giảng điện tử, giáo án, video thí nghiệm liên quan bài học.
IV. Tiến trình bài học:1. Kiểm tra bài cũ:Viết công thức cấu tạo của Glucozo và saccarozo.
2. Bài mới:PHIẾU HỌC TẬP 1 Nội dung câu hỏi | Trả lời của HS | Nhậ n xét, bổ sung nếu có |
Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm giữa glucozo, saccarozo với Cu(OH)2, hs còn lại quan sát thí nghiệm trình bày hiện tượng và viết PTPƯ? Giải thích. Liên hệ với Fructozo. | | GV : nhận xét, bổ sung và kết luận. |
PHIẾU HỌC TẬP 2 Nội dung câu hỏi | Trả lời của HS | Nhậ n xét, bổ sung nếu có |
Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm giữa glucozo, saccarozo với AgNO3, hs còn lại quan sát thí nghiệm trình bày hiện tượng và viết PTPƯ? Giải thích. Liên hệ với Fructozo, tinh bột, xenlulozo. | | .GV : nhận xét, bổ sung và kết luận. |
Hoạt động của GV và HS | Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1 Gv chuẩn bị thí nghiệm cho học sinh thực hiện. Gv phát phiếu học tập cho học sinh. Hs: Tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập. Hoạt động 2 GV: phát phiếu học tập số 2 Gv chuẩn bị thí nghiệm cho học sinh thực hiện. Hs: Tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập. YC HS liên hệ và kết luận với glucozo và fructozo. Hoạt động 3 Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm giữa glucozo, saccarozo với AgNO3, hs còn lại quan sát thí nghiệm trình bày hiện tượng và viết PTPƯ? Giải thích. Liên hệ với Fructozo, tinh bột, xenlulozo. Hs : Tiến hành thí nghiệm rút ra kết luận. Gv: Nêu pp phân biệt glucozo và Fructozo ? | III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 1. Tính chất của ancol đa chức (poliancol) a) Tác dụng với Cu(OH)2 2C6H11O6H + Cu(OH)2®(C6H11O6)2Cu + 2H2O b) Phản ứng tạo este Glucozơ có thể tạo ra C6H7O(OCOCH3)5 KL : Glucozo, fructozo, Saccarozo đều thể hiện đầy đủ tính chất của ancol đa chức. 2. Tính chất của nhóm anđehit a) - Oxi hóa Glucozơ bằng phức bạc amoniac (AgNO3 trong dung dịch NH3) Thí nghiệm: Hiện tượng: Thành ống nghiệm láng bóng. CH2OH[CHOH]4CHO+2[Ag(NH3)2]OH® CH2OH[CHOH]4COONH4+ 2Ag+3NH3+ H2O. C12H12O11 + 2[Ag(NH3)2]OH ® Không xẩy ra b) Khử Glucozơ bằng hiđro CH2OH[CHOH]4CHO+H2 CH2OH[CHOH]4CH2OH Sobitol Chú ý: Glucozo và Fructozo chuyển hóa qua lại lẫn nhau trong môi trường kiềm. Do đó Fructozo vẫn tham gia phản ứng tráng gương do có mặt NH3 thì Fructozo đã chuyển hóa về glucozo. |
| |
| |
3. Củng cố: Yêu cầu học sinh tìm hiểu về các đường ăn và đường hóa học?
4. Dặn dò học sinh học bài ở nhà:Bài tập SGKV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Anh Hoàn 9,10,11Tiết 9 : Tính chất hóa học ( T2)
I.
I. Mục tiêu:1. Kiến thức:- Biết: + Sự giống nhau và khác nhau về tính chất của anken, ankin, ankađien.
+ Tính chất hóa học của hiđrocacbon không no.
+ khái niệm về phản ứng trùng hợp.
- Hiểu: + Nguyên nhân gây ra phản ứng đặc trưng của các hidro cacbon không no ( tham gia phản ứng cộng) là do trong phân tử có chứa liên kết π kém bền.
+ Quy tắc Maccopnhicop.
2. Kĩ năng:- Viết phương trình phản ứng.
- Vận dụng quy tắc Maccopnhicop để xác định sản phẩm chính của phản ứng.
- Phân biệt anken, ankadien, ankin với ankan.
3. Thái độ:- Tư duy logic khoa học, hiểu cấu tạo hóa học quyết định tính chất hóa học của chất, cấu tạo hóa học giống và tương tự nhau thì tính chất hóa học tương tự nhau.
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:- Đàm thoại, thuyết trình, trực quan, hoạt động nhóm
- Hỏi và trả lời, gợi mở.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:- Học sinh: Trả lời các câu hỏi của giáo viên đã giao ở tiết 42
- Giáo viên: Bài giảng điện tử, giáo án, video thí nghiệm liên quan bài học.
IV. Tiến trình bài học:1. Kiểm tra bài cũ:- Viết CTCT của propen, propin, buta-1,3-đien và cho biết đặc điểm cấu tạo của 3 hidrocacbon không no này? ( liên kết đôi và ba có đặc điểm gì)?
2. Bài mới:PHIẾU HỌC TẬP 1 Nội dung câu hỏi | Trả lời của HS | Nhậ n xét, bổ sung nếu có |
Quan sát thí nghiệm? Nhận xét và viết ptpu? | | GV : nhận xét, bổ sung và kết luận. |
( TN : thủy phân sac sau đó cho thực hiện phản ứng tráng gương)( TN 2: phản ứng màu iot) Hoạt động của GV và HS | Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1 Gv chuẩn bị thí nghiệm cho học sinh thực hiện. Gv phát phiếu học tập cho học sinh. Hs: Tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập. ( thủy phân tinh bột -> liên hệ đến pư lên men của glucozow) GV trình chiếu về pp nấu rượu truyền thống) Hoạt động 3 Gv chuẩn bị thí nghiệm cho học sinh thực hiện. Gv phát phiếu học tập cho học sinh. Hs: Tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập. Hoạt động 4 GV chiếu thí nghiệm điều chế thuốc nổ Giải thích | III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 1. Tính chất của ancol đa chức (poliancol) a) Tác dụng với Cu(OH)2 2C6H11O6H + Cu(OH)2®(C6H11O6)2Cu + 2H2O b) Phản ứng tạo este Glucozơ có thể tạo ra C6H7O(OCOCH3)5 2. Tính chất của nhóm anđehit a) - Oxi hóa Glucozơ bằng phức bạc amoniac (AgNO3 trong dung dịch NH3) Thí nghiệm: Hiện tượng: Thành ống nghiệm láng bóng. CH2OH[CHOH]4CHO+2[Ag(NH3)2]OH® CH2OH[CHOH]4COONH4+ 2Ag+3NH3+ H2O. b) Khử Glucozơ bằng hiđro CH2OH[CHOH]4CHO +H2 CH2OH[CHOH]4CH2OH Sobitol c. Phản ứng lên men C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 3. Phản ứng đặc biệt a) Phản ứng với iot của tinh bột b) Phản ứng điều chế thuốc nổ không khói |
| |
| |
Tiết 10: Luyện tậpI. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Biết đặc điểm cấu trúc phân tử của các hợp chất cacbonhiđrat tiêu biểu.
- Hiểu mối liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất hoá học của các hợp chất cacbonhiđrat tiêu biểu.
- Hiểu mối liên hệ giữa các hợp chất cacbonhiđrat trên.
2. Kĩ năng - Lập bảng tổng kết chương.
- Giải các bài toán về các hợp chất cacbonhiđrat.
II.CHUẨN BỊ - HS làm bảng tổng kết về chương cacbonhiđrat theo mẫu thống nhất.
- HS chuẩn bị các bài tập trong SGK và sách bài tập.
- GV chuẩn bị bảng tổng kết theo mẫu sau:
Chất Mục | Monosaccarit | Đisaccarit | Polisaccarit |
Glucozơ | Fructozơ | Saccarozơ | Mantozơ | Tinh bột | Xenlulozơ |
CTPT | | | | | | |
Cấu trúc phân tử | | | | | | |
Tính chất hoá học 1. Tính chất anđehit 2. Tính chất ancol đa chức 3. Phản ứng thuỷ phân 4. Phản ứng màu | | | | | | |
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định tổ chức : 2.
Nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS | NỘI DUNG |
Hoạt động 1 GV: gọi 3 HS lên bảng. Một HS viết cấu trúc phân tử của monosaccarit, một HS viết cấu tạo phân tử của đisaccarit, một HS viết cấu trỳc phân tử của polisaccarit và những đặc điểm cấu tạo của hợp chất này. Hoạt động 2 GV: Treo bảng tổng kết, các thông tin để trống , gọi HS lên bảng điền vào HS: TL....................................... GV: Nhận xét , bổ sung Hoạt động 3: GV: Hướng dẫn cho HS làm 1 số BT trong SGK | I. CÁC KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1.Cấu tạo a) Glucozơ HOCH2[CHOH]4-CHO b) Fructozơ: HOCH2[CHOH]3CO-CH2OH c) Saccarozơ 1 gốc a- Glucozơ + 1 gốc b-Fructozơ d) Tinh bột Mạch vòng xoắn do các mắt xích a-glucozơ liên kết với nhau. e) Xenlulozơ Mạch dài do các mắt xích b-glucozơ liên kết với nhau. 2. Tính chất hoá học - Glucozơ, fructozơ, mantozơ còn nhóm OH hemiaxetal, khi mở vòng tạo ra nhóm chức CH=O, do đó: * Có phản ứng với AgNO3/NH3. * Có phản ứng với H2. * Tác dụng với CH3OH/HCl tạo ete. - Dung dịch glucozơ, fructozơ, saccrozơ, mantozơ có phản ứng hòa tan kết tủa Cu(OH)2 do có nhiều nhóm OH ở vị trí liền kề. - Các đisaccarit, polisaccarit: saccarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulozơ đều bị thủy phân trong môi trường H+ tạo ra sản phẩm cuối cùng có chứa glucozơ. - Tinh bột tác dụng với dung dịch I2 cho màu xanh tím. II.BÀI TẬP Bài 3: Nhận biết a. Cu(OH)2 b. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3 c. I2 và Cu(OH)2 Bài 4: m ( Tinh bột ) = 0,8.1 = 0,8 tấn (C6H10O5)n+ nH2O nC6H12O6 m(Glucozơ) = tấn Bài 1. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Cho hiệu suất là 90%. Thể tích axit nitric 99,67% (d = 1,25 g/ml) cần để sản xuất 53,46 kg xenlulozơ trinitrat là:A. 24,49 lít B. 24,58 lít C. 30,24 lít D. 30,34 lít Bài 2 : Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là : A. 550. B. 810. C. 650. D. 750. |
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ CÂU HỎI BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Nội dung | Loại câu hỏi – Bài tập | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
Hidrocac bon không no | Câu hỏi – Bài tập định tính | Nêu được: - Định nghĩa, công thức chung của các dãy đồng đẳng anken, ankadien và ankin. - Đặc điểm cấu tạo của các hidrocacbon không no. - Gọi tên một số anken, ankadien và ankin. - Tính chất vật lí, tính chất hóa học của các hidrocacbon không no. - Các phương pháp điều chế, ứng dụng của một số hidrocacbon không no. | - Viết được CTCT các đồng phân của một số hidrocacbon không no.
- Giải thích được một số tính chất vật lí, hóa học của hidrocacbon không no và so sánh với hidrocacbon no.
- Nhận biết một số hidrocacbon bằng phương pháp hóa học.
| - Viết và giải thích được một số phản ứng hóa học.
- Vận dụng quy tắc Maccopnhicop xác định sản phẩm chính của phản ứng cộng.
- Mối liên quan giữa các hidrocacbon.
| - Vận dụng quy tắc Maccopnhicop xác định CTCT của hidrocacbon không no. |
Bài tập định lượng | | - Xác định CTPT, CTCT của hidrocacbon không no ở mức độ đơn giản từ các dữ liệu của bài toán.
- Xác định thành phần của hỗn hợp hidrocacbon.
| - Xác định CTPT, CTCT thành phần của hỗn hợp hidrocacbon không no ở mức độ yêu cầu cao hơn từ các dữ liệu của bài toán.
| - Các bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết.
|
| Bài tập thực hành / Thí nghiệm | - Mô tả và nhận biết các hiện tượng thí nghiệm.
| - Giải thích một số hiện tượng thí nghiệm liên quan đến thực tiễn.
| | |
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 144.00 KB )