I . CHẠY NGẮN 1. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện các giai đoạn kĩ thuật chạy cự ly ngắn, một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức nhanh;
- Hiểu được một số điều luật điền kinh phần chạy cự ly ngắn, biết vận dụng luật vào tập luyện và thi đấu; đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể;
- Thực hiện đúng 4 giai đoạn kỷ thuật chạy ngắn;
- Tập luyện hoàn chỉnh các giai đoạn kĩ thuật chạy cự ly ngắn, tiếp tục phát triển sức nhanh cho học sinh và tiếp tục cho học sinh luyện tập bài phát triển sức nhanh dưới dạng trò chơi vận động và bổ trợ kĩ thuật.
2. Một số biện pháp thực hiện kĩ thuật chạy cự ly ngắn: Kĩ thuật chạy ngắn gồm có 3 cự ly chính: 100m , 200m, 400m trong chương trình học thì chúng ta chủ yếu học kĩ thuật chạy cự ly 100m
- Kiểm tra ban đầu để tìm hiểu trình độ kĩ thuật và thể lực của học sinh trước khi vào luyện tập. Đặc biệt cần nắm được kĩ thuật động tác chạy của mỗi học sinh;
- Giảng giải, thị phạm, dùng tranh ảnh, giới thiệu kĩ thuật chạy cư ly ngắn;
- Quan sát từng học sinh tăng tốc độ từ 60 - 80 m (3 – 5 lần) mỗi lần giáo viên có thể đề ra những yêu cầu cường độ khác nhau;
- Hướng dẫn kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát như giới thiệu bàn đạp xuất phát và cách đóng bàn đạp, tác động của khẩu lệnh đối với người chạy với hình thức tự lập hoặc theo lệnh chung;
- Chuyển từ chạy lao sau xuất phát tới chạy giữa quảng như chạy xuất phát thấp từ 30 – 40m còn 20 m sau chạy thả lỏng thoải mái;
- Tổ chức xây dựng cảm giác bồi dưỡng trạng thái tâm lý, sinh lý khi kiểm tra chính thức cho học sinh và khi thi đấu;
- Trong thực tế giảng dạy ở mỗi cơ sở còn tùy theo đối tượng mà chọn lọc sáng tạo những biện pháp có hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy chạy ngắn.
II. CHẠY BỀN - Mục tiêu:
- Biết cách chạy bền dựa trên địa hình tự nhiên, theo nhóm sức khỏe và khắc phục một số hiện tượng thường gặp khi chạy;
- Vận dụng những kiến thức đã học và chọn lọc vào thi đấu;
- Đạt chuẩn rèn luyện thân thể;
- Biết tự đo mạch , theo dõi sức khỏe và cách khắc phục tình trạng đau xóc.
2. Một số biện pháp thực hiện: - Tiếp tục cũng cố và nâng cao kĩ thuật chạy bền trong điều kiện tự nhiên;
- Kĩ thuật chạy bền không khó, điều chúng ta quan tâm nhất là làm sao học sinh hoàn thành được lượng vận động vừa sức. Một cách tự giác nhất là tạo được thói quen chạy bền hàng ngày;
- Để hoàn thành yêu cầu của giáo viên, điều quan trọng là học sinh hoàn thành được tổng cự ly càng nhiều trong điều kiện địa hình càng phức tạp để có tác động tích cực với sức bền chung và ý chí của học sinh;
- Việc huấn luyện trong giờ hoặc ngoại khóa ngoài mục đích giúp cho học sinh trung học tập có hiệu quả nhất thiết phải an toàn với đường chạy và môi trường xung quanh;
- Học sinh nhớ khắc phục đau xóc để áp dụng khi tập chạy bền, khởi động kĩ trước khi chạy;
- Luyện tập cần theo nhóm từng lứa tuổi, giới tính, có thể lực tương đối đồng đều, nhờ đó mà học sinh có thể học tập theo bạn có trình độ tương đồng.Như vậy sẽ không có những bài tập quá sức hoặc quá nhẹ, không đủ kích thích sự phát triển;
- Trong chạy bền khi chạy phải kết hợp với thở thật tốt. Thước đo chạy bền có hiệu quả là sự phát triển khả năng của hệ thống cơ quan nội tạng mà quan trọng hơn cả là cơ quan hô hấp và tuần hoàn. Trong khi chạy việc tích cực thở và phối hợp nhịp thở với nhịp chạy có tác dụng rèn luyện các cơ quan nội tạng, vừa giúp cơ thể chạy được lâu mà không mệt mỏi;
- Khi ta có thể chạy tốc độ đều với thời gian dài cần phải kết hợp với những đoạn tăng tốc. Trong bài tăng tốc ta có thể sự dụng bài tập: cho cả nhóm chạy theo hàng dọc với tốc độ đều mỗi người cách nhau 5 -> 7 m . Em chạy cuối cùng nhanh chóng tăng tốc cho đến khi đầu hàng rồi chạy tốc độ bình thường rồi lần lượt các em kế tiếp thực hiện theo như vậy, áp dụng bài học này tạo được sự vui vẻ;
- Nếu đường chạy rộng thì ta cho chạy hai hàng, hàng thứ nhất vượt bên phải và hàng thứ hai vượt bên trái thì sẽ không làm học sinh vướng vào nhau. Khi học sinh đã quen dần với bài tập và có trình độ khá hơn ta dần tăng tốc độ của hàng. Như vậy việc tăng tốc lên đầu hàng các học sinh cần phải cố gắng hơn. Khi tự tập học sinh nên tùy vào khả năng của mình mà có bài tập và những lần tăng tốc trong giai đoạn ngắn phù hợp với mình;
- Mệt mỏi sau chạy bền thường là mệt mỏi toàn thân và kéo dài nên các học sinh hoàn thành các bài tập quy định cự ly và thời gian không chỉ tăng sức bền chung mà còn rèn luyện cho học sinh ý chí, nghị lực, không sợ khó, không sợ khổ. Ngay và sau khi đã mệt mỏi do các bài tập giáo viên đưa ra mà các em còn phải tự luyện tập thêm các bài thả lỏng, hồi tĩnh cũng có tác dụng tăng thêm ý chí, sớm bình phục sức khỏe chuẩn bị tốt cho giờ học tiếp theo;
- Về kiểm tra đánh giá: nên kết hợp kiểm tra đánh giá chạy bền với kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (chạy bền) hàng năm theo qui định, định hướng theo sách giáo khoa. Tuy nhiên cũng có thể dựa vào tiêu chuẩn rèn luyện thân thể để được đánh giá kết quả chạy bền của học sinh. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy cần phát huy tính sáng tạo của học sinh trong việc lựa chọn hoặc tạo dựng các điều kiện đường chạy, lựa chọn thời gian địa điểm để cùng các bạn luyện tập thêm ở nhà. Nhắc nhở học sinh trước khi chạy phải khởi động thật kĩ, phục hồi tốt trong từng buổi tập và tự theo dõi sức khỏe của bản thân.
Người thực hiện Ngô Đức Chính
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 17.30 KB )
Thảo luận