I. CHẠY TIẾP SỨC 4 X 100 m1. Mục tiêu:- Biết cách thực hiện các giai đoạn kĩ thuật của chạy tiếp sức;
- Một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh;
- Vận dụng một số Điều luật trong chạy tiếp sức vào tập luyện và thi đấu.
- Một số biện pháp thực hiện:
- Học các giai đoạn của chạy tiếp sức: xuất phát của người có tín gậy và người sẽ được nhận tín gậy, kĩ thuật trao nhận tín gậy, kĩ thuật chạy đường vòng, kĩ thuật trao nhận trên đường thẳng, kỷ thuật trao nhận tín gậy trên đường vòng và kỷ thuật về đích;
- Củng cố kỷ thuật chạy cự ly ngắn, kết hợp nhuần nhuyễn kỷ thuật trao - nhận tín gậy ở tốc độ cao. Giáo viên nên cho học sinh hiểu được thành quả của việc chạy tiếp sức là của cả đội, nếu một thành viên yếu thì sẽ làm cho cả đội yếu theo. Tổng thành tích của cả nhóm chia bình quân sẽ luôn tốt hơn thành tích của từng người trong chạy ngắn;
- Trong chạy tiếp sức khó nhất là việc trao - nhận tín gậy ở tốc độ cao và trong khu vực qui định, để đạt được điều này thì học sinh phải thực hiên tốt hai việc sau:
+ Xác định được mốc báo hiệu chính xác, việc đó được coi là chính xác theo vạch báo hiệu đó thì việc trao nhận tín gậy được diễn ra trước khi người nhận ra khỏi khu vực qui định và khi đó người nhận tín gậy gần như đã đạt tốc độ tối đa của mình;
+ Trao nhân tín gậy đúng thời cơ mà không giảm tốc độ chạy để có được điều này từng học sinh không chỉ biết thuần thục về kĩ thuật cá nhân mà còn phải phối hợp với bạn một cách nhuần nhuyễn, luôn luôn xác định kĩ thuật trao - nhận gậy từ dưới lên là chính vì trong qua trình chạy ,học sinh không làm chủ được tốc độ thường xảy ra những bột phát đáng tiếc bất thường của kỷ thuật trao tín gậy từ trên xuống.
- Kiểm tra đánh giá: Nếu ở trường nào điều kiện không cho phép chạy tiếp sức 4 x 100m thì ta có thể kiểm tra 4 x 80m, nhưng dù chạy ở cự ly nào thì cũng phải đảm bảo có 3 khu vực trao nhận tín gậy với đủ khoảng là 20m, 10m của người chạy cự ly chạy đoạn trước và 10m cho người chạy cự ly chạy đoạn sau. Nếu không có điều kiện cho nhiều đội cùng chạy thì kiểm tra từng đội và theo giỏi thời gian.
II . ĐÁ CẦU1. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện di chuyển tiến, lùi, di chuyển bước lướt, biết phát, tâng, đá tấn công bằng mu bàn chân, lòng bàn chân, một số bài tập phối hợp, một số chiến thuật thi đấu. Đấu tập theo luật, một số điều cơ bản trong luật;
- Hiểu một số điểm cơ bản trong luật thực hiện đúng bài tập mà giáo viên đưa ra
- Vận dụng những hiểu biết của luật trong tập luyện và thi đấu
3. Một số biện pháp thực hiện: - Di chuyển bước lướt: kĩ thuật này rất quan trọng trong quá trình tập luyện và thi đấu.Đá cầu thường áp dụng để đỡ quả bỏ nhỏ gần lưới hoặc hai bên biên. Khi áp dụng kĩ thuật di chuyển này vào các trường hợp trên mang lại hiệu quả cao vì tốc độ di chuyển nhanh và hợp lý với những đường cầu xa người mà di chuyển bước đơn không có hiệu quả;
- Tâng và giật cầu: đây là kỷ thuật cơ bản nhất của môn đá cầu bất cứ người chơi nào cũng phải tập luyện. Kĩ thuật này thường xử lý những đường cầu thấp rơi gần phía trước hoặc bên cạnh người tập;
- Tâng cầu 1 nhịp tấn công bằng mu bàn chân: Kĩ thuật này thường được dùng và tập luyện khi thi đấu đơn. Khi tập người chơi dùng mu bàn chân để tung cầu lần chạm thứ nhất khi đường cầu bay bổng về phái sau hay sang hai bên cơ thể, yêu cầu tâng câu 1 nhịp làm sao cho câu ở vị trí gần lưới tạo điều kiện thuận lợi cho người chơi thực hiện kĩ thuật đá tấn công bằng mu bàn chân sang sân đối phương;
- Một số bài tập phối hợp: trong qua trình tổ chức tập luyện để tránh những hiện tượng đơn điệu dễ gây ức chế cho học sinh làm giảm khả năng tiếp thu kĩ thuật chúng ta cần kết hợp các bài tập lại với nhau mà không làm ảnh hưởng xấu đến việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo;
- Khi tổ chức tập luyện cho học sinh tập di chuyển dưới các dạng hình thức khác nhau như di chuyển đơn bươc, đa bước, di chuyển tiến, di chuyển lùi, bước lướt để học sinh đỡ nhàm chán;
- Trình tự giảng dạy chúng ta tiến hành hướng dẫn cho học sinh theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phưc tạp, từ những cái biết đến cái chưa biêt;
- Tập động tác di chuyển,động tác giật cầu
- Tập động tác tâng cầu một nhịp tấn công bằng mu bàn chân
- Sau khi các em có cảm giác đúng về động tác thì tăng dần yêu cầu khi thực hiện động tác như: yêu cầu người phục vụ tâng cầu với tốc độ nhanh hơn xa hơn so với vị trí của người tập, buộc người tập phải di chuyển nhanh hơn và đỡ cầu chính xác hơn;
- Đối với các em có trình độ khá chúng ta nên cho các em vào thực hiện trong sân có lưới đồng thời đưa ra yêu cầu cao hơn, người phục vụ không tung cầu nữa mà dùng chân chuyền cầu hoặc đá cầu sang cho bạn đỡ, người đỡ cầu dùng mu bàn chân để giật cầu sau đó chuyền cầu hoặc đá cầu sang cho bạn, hoặc thực hiện nội dung phù hợp với bài học vừa tăng độ khó một cách hợp lý;
- Để giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ thực hiện kĩ thuật động tác khi giảng dạy chúng ta thường sử dụng các bài tập dẫn dắt, các bài tập bổ trợ để học sinh bước đầu hình thành cảm giác các bộ phận của cơ thể trong không gian và thời gian. Tùy theo điều kiện sân tập của từng trường mà chúng ta có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy như: giảng dạy đồng loạt, giảng dạy lần lượt, phân chia từng tổ từng nhóm có trình độ ngang nhau để tập luyện một cách tôt nhất;
- Có thể tập đồng loạt ngoài sân và cho một vài đôi vào sân tập nhằm xây dựng cảm giác cầu trong sân hoặc ngoài sân đối với những em có kĩ thuật tốt hơn thì tăng dần bài tập khó hơn như tâng cầu, giật cầu và yêu cầu các em đưa cầu lên gần lưới để thực hiện kĩ thuật tấn công trên lưới đây là kĩ thuật khó nhưng hiệu quả dành điểm cao.
3. Một số Điều luật cần lưu ý:- Sân :
+ Sân có chiều dài 11m88 rộng 6m10;
+ Sân thi đấu không có vật cản cao 7m tính từ mặt sân;
+ Đường phân đôi chia hai sân bằng nhau;
+ Đường giới hạn tấn công: cách lưới 2m và chạy song song với đường giữa sân;
+ Đường tưởng tượng giới hạn khu vực phát cầu là 0.2 m về phía sau nằm giữa đường biên ngang có khoảng cách là 2m;
- Lưới :
+ Lưới cầu thủ nhi đồng là 1m30;
+ Lưới cầu thủ thiếu niên là 1m40;
+ Lưới của nữ và nữ trẻ là 1m50;
+ Lưới của nam và nam trẻ là 1m60;
+ Chiều cao của lưới nội dung đôi nam + nữ thì ở lứa tuổi nào sẽ thi đấu mức lưới của nam ở lứa tuổi ấy.
- Đấu thủ :
+ Trận đấu đơn mỗi đội có 1 đấu thủ;
+ Trận đấu đôi mỗi đội có 2 đấu thủ;
+ Trận đấu đội mỗi đội có 3 đấu thủ;
+ Mỗi đấu thủ không được thi quá hai nội dung trong một giải;
+ Đấu chính thức có 1 đội trưởng và 3 đấu thủ dự bị.
- Thay người: Thay người bất cứ lúc nào mỗi đội có 3 lần thay trong một hiệp đấu đối với thi đấu đồng đội còn thi đấu đơn và thi đấu đôi thì không được quyền thay người.
- Các lỗi thường gặp:
+ Lỗi của bên phát cầu :
* Đấu thủ phát cầu khi thực hiện động tác phát cầu nhưng giẫm chân vào đường biên ngang hoặc đường giới hạn khu vực phát cầu;
* Phát cầu không qua lưới hoặc qua lưới nhưng chạm mặt lưới;
* Phát cầu chạm đồng đội hoặc bất cứ vật gì trước khi qua sân đối phương hoặc qua lưới nhưng cầu rơi ngoài sân;
* Phát cầu làm động tác từ hoãn và làm rơi cầu xuống đất khi đã có hiệu lệnh phát cầu của trọng tài (không qua 5s);
* Phát cầu không đúng thứ tự trong thi đấu.
+ Lỗi bên người đỡ cầu:
* Có hành vi gây mất tập trung, làm ồn hoặc la hét nhằm vào đối phương;
* Chân chạm vào các đường giới hạn khi đối phương phát cầu;
* Đỡ cầu dính hoặc lăn trên bất cừ các bộ phận nào của cơ thể
+ Các lỗi của hai bên trong trận đấu;
* Đấu thủ chạm cầu bên sân đối phương, bất cứ bộ phận nào của cơ thể sang lưới của đối phương cho dù trên lưới hoặc dưới lưới, trừ trường hợp theo đường cầu.
* Đấu thủ chạm quá 2 lần liên tiếp;
* Cầu chạm tay hoặc dừng cầu dưới bất kỳ hình thức nào;
* Bất cừ bộ phận nào của cơ thể kể cả trang phục chạm vào lưới, cột lưới, ghế trọng tài hay sang sân đối phương, cầu chạm vào mái nhà, trần nhà;
* Nội dung đơn khi cầu chạm quá 2 lần;
* Nội dung đôi khi cầu chạm quá một đấu thủ 2 lần liên tiếp hoặc một bên chạm quá 4 lần;
- Hệ thống tính điểm :
+ Bất cứ bên nào phạm lỗi thì đối phương được tính thêm một điểm và giành quyền giao cầu;
+ Điểm thắng của hiệp đấu là 21 trừ trường hợp 20 -20 thì sẽ phát cầu luân lưu đến khi một bên cách 2 điểm thì hiệp đấu sẽ kết thúc, nếu không có sự cách biệt 2 điểm thì điểm kết thúc hiệp đấu là 25.
- Mỗi trận đấu có 3 hiệp đấu nếu như 2 hiệp đầu hòa nhau với tỷ số 1 – 1 thì sẽ quyết định ở hiệp thứ 3 và điểm thắng của hiệp này là 15. Trừ trường hợp hòa 14 - 14 thì sẽ phát cầu luân lưu cho đến khi cách nhau 2 điểm nếu không có sự cách biệt 2 điểm thì điểm kết thúc của hiệp đấu này sẽ là 17;
- Ở hiệp 3 hiệp quyết thắng (bốc thăm để chọn sân hoặc phát cầu) khi tỷ số lên 8 điểm thì hai bên đổi sân cho nhau;
- Khi tỷ số 20 - 20 hoặc 14 -14 thì bên nào vừa ghi điểm thi bên đó được phát cầu sau đó luân phiên.
Người thực hiện Ngô Đức Chính
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 19.05 KB )
Thảo luận