Rss Feed Đăng nhập

Chuyên đề Đá cầu

Gửi lên: 11/11/2020 09:46, Người gửi: theduc, Đã xem: 247
CHỦ ĐỀ: ĐÁ CẦU LỚP 11
PHẦN I: MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO CHỦ ĐỀ
 
Nội dung
CÂU HỎI/BÀI TẬP Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
1. Chuẩn kiến thức, kỷ năng
- Biết kỹ thuật di chuyển bước lướt;  kỹ thuât tâng " giật" cầu; kỷ thuật tâng cầu( nhịp 1)- đá tấn công bằng mu bàn chân.
 
- Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật.
 
- Vận dụng để tập
 
Trắc nghiệm, tự luận - Học sinh nhận diện đúng kỹ thuật di chuyển bước lướt;  kỹ thuât tâng " giật" cầu; .kỷ thuật tâng cầu (nhịp 1)- đá tấn công bằng mu bàn.
- HS nêu được một số điểm  trong luật về đá cầu
 
 
- Học sinh trình bày kỹ thuật di chuyển bước lướt;  kỹ thuât tâng " giật" cầu;  Kỷ thuật tâng cầu (nhịp 1)- đá tấn công bằng mu bàn chân  ( thông qua tranh ảnh, lời nói…) nhưng còn thiếu sót.
- HS hiểu được một số điểm luật trong luật đá cầu
- Học sinh nhận xét kỹ thuật di chuyển bước lướt;  kỹ thuât tâng " giật" cầu;  kỷ thuật tâng cầu (nhịp 1)- đá tấn công bằng mu bàn chân  được nhưng chưa chính xác.
- HS giải thích khá đầy đủ một số điểm luật thông qua thi đấu.
- Học sinh phân tích được kỹ thuật di chuyển bước lướt;  kỹ thuât tâng " giật" cầu;  kỷ thuật tâng cầu (nhịp 1)- đá tấn công bằng mu bàn chân đúng.
- HS giải thích được những sai lầm thường gặp cũng như vi phạm luật khi tham gia thi đấu.
2. Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề
 
   
 
 
 
 
  Học sinh thực hiện cơ bản đúng động tác Học sinh chủ động thực hiện cơ bản đúng hoặc đúng kỷ thuật động tác.
3. Năng lực hướng tới
 
      Vận dụng kiến thức để tập luyện hàng ngày nâng cao sức khỏe Tham gia thi đấu
                               
PHẦN II: CÂU HỎI
1. Câu hỏi Nhận biết:
Câu 1: Em hãy nêu kích thước sân đá cầu?
Đáp án: Dài 11m88, rộng 6m10
Câu 2: Hãy nêu chiều cao của lưới đá cầu?
Đáp án: Nam và nam trẻ: 1,60m; Nữ và nữ trẻ: 1,50m; Thiếu niên: 1,40m; Nhi đồng: 1,30m
Câu 3: Thi đá đơn thì đấu thử được chạm cầu mấy lần?
Đáp án: 2 lần
Câu 4: Thi đá đôi, mỗi bên được chạm cầu mấy lần:
Đáp án: Mỗi bên được chạm cầu 4 lần và một đấu thủ không được chạm cầu quá 2 lần liên tiếp.
Câu 5: Mỗi trận đá cầu diễn ra bao nhiêu hiệp và điểm số của các hiệp?
Đáp án: 3 hiệp. thắng 2 hiệp là thắng trận đấu đó, 2 hiệp đấu mỗi hiệp điểm số là 21, hiệp 3 điểm số là 15
Câu 6: Em hãy cho biết có mấy kiểu chuyền cầu?
Đáp án: Có 3 kiểu chuyền cầu: Chuyền cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng má trong bàn chân, chuyền cầu bằng mu bàn chân
Câu 7: Em hãy cho biết kỹ thuật tâng “búng” cầu phải chú ý những gì?
Đáp án: Phải ngửa người ra sau nhiều hơn so với các kiểu tâng cầu khác
Câu 8: Muốn tâng cầu được liên tục thì người tâng phải làm như thế nào?
Đáp án: Tiếp xúc cầu đúng và đường cầu luôn bay theo phương thẳng đứng
Câu 9: Muốn chuyền cầu được chính xác thì vị trí tiếp xúc cầu phải như thế nào?
Đáp án: Vị trí tiếp xúc cầu phải thẳng và đúng hướng
Câu 10: Kỹ thuật di chuyển bước lướt thường được sử dụng trong trường hợp nào?
Đáp án: Thường được áp dụng để đỡ những quả bỏ nhỏ gần lưới hoặc đá dọc hai biên.
Câu 11: Kỹ thuật “giật: cầu thường được sử dụng trong trường hợp nào?
Đáp án: Được sử dụng để xử lý những đường cầu thấp, rơi gần phía trước người tập
Câu 12: Kỹ thuật tâng cầu (nhịp 1) – đá tấn công bằng mu bàn chân thường được sử dụng trong thi đấu đá đôi, đá ba hay đá đơn
Đáp án: Thường sử dụng trong thi đấu đá đơn
Câu 13: Em hãy thực hiện tư thế chuẩn bị của kĩ thuật tâng cấu (nhịp 1) – đá tấn công bằng mu bàn chân?
Câu 14: Em hãy thực hiện kỹ thuật tâng cầu (nhịp 1) -đá tấn công bằng mu bàn chân (không cầu)
Câu 15: Em hãy thực hiện kỹ thuật tâng cầu (nhịp 1) -đá tấn công bằng mu bàn chân (có cầu)
Câu 16: Em hãy điều khiển Hô cho nhóm của mình thực hiện kĩ thuật tâng cầu (nhịp 1)- đá tấn công bằng mu bàn chân?
Câu 17: Em hãy điều khiển Hô cho nhóm của mình thực hiện kĩ thuật tâng " giật" cầu
Câu 18: Em hãy làm trọng tài cho hai bạn thi đấu 1 hiệp với điểm số là 11 quả?
 
PHẦN III: KẾ HOẠCH DẠY HỌC
CHÙ ĐỀ NỘI DUNG THỜI LƯỢNG
Tiết 1 - Ôn kỹ thuật đã học: tâng " búng" cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Học mới: kỹ thuật di chuyển bước lướt và  kỹ thuât tâng " giật" cầu.
-  Trò chơi
1 tiết
Tiết 2 - Ôn  kỹ thuật di chuyển bước lướt và  kỹ thuât tâng " giật" cầu.
- Học kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân
- Giới thiệu Luật Đá cầu
1 tiết
Tiết 3 - Ôn kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân
- Ôn kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện và nghiêng mình
- Đấu tập
1 tiết
Tiết 4 - Ôn kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân; kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân
- Học một số bài tập phối hợp
- Đấu tập
1 tiết
Tiết 5 - Ôn kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân; kỹ thuật tâng búng cầu
- Ôn kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện và nghiêng mình
- Đấu tập
1 tiết
Tiết 6 Kiểm tra 1 tiết
 
PHẦN IV:  BÀI SOẠN CHỦ ĐỀ ĐÁ CẦU LỚP 11
I/ Mục tiêu:
            - Biết cách thực hiện: Di chuyển bước lướt, tâng " giật" cầu, kỹ thuật tâng cầu (nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân
            - Một số bài tập phối hợp
            - Đấu tập
            - Hiểu một số điểm cơ bản trong Luật Đá cầu
            - Thức hiện cơ bản đúng những bài tập trên
            - Vận dụng những hiểu biết về luật trong tập luyện và thi đấu.
II/ Nội dung:
            - Ôn kỹ thuật tâng "búng" cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân.
            - Học mới: Kỹ thuật di chyển bước lươt, tâng " giật" cầu, tâng cầu ( nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân; Một số bài tập phối hợp; Hiểu một số điểm cơ bản trong Luật Đá cầu, đấu tập. Kiểm tra
III/ Chuẩn bị:
            - GV: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ tranh ảnh, còi,cầu.....theo yêu cầu của nội dung chủ đề.
            - HS: Vệ sinh sân tập và chuẩn bị dụng cụ tập luyện theo yêu cầu của GV(1 cầu/ HS)
IV/ Tiến trình hoạt động:
           
Tiết 1:  
- Ôn kỹ thuật tâng " búng" cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân
            - Học kỹ thuật di chuyển bước lướt
            - Học kỹ thuât tâng " giật" cầu.
            - Trò chơi
 
            A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
            * Hoạt động lớp:
            - Giáo viên tập trung lớp thành 4 hàng ngang giới thiệu nhiệm vụ, nội dung, tên trò chơi ( tâng cầu tiếp sức)
            - Cán sự tổ chức lớp khởi động: xoay các khớp.....
            - Trò chơi :Tâng cầu tiếp sức
            - Chia thành mỗi  nhóm 2 học sinh tự tổ chức ôn tập  kỹ thuật tâng " búng" cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân ( đã học ở lớp 10).
 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
            * Hoạt động cả lớp:
            - Bốn hàng ngang quay về phía giáo viên quan sát giáo viên làm mẫu động :  Di chuyển bước lướt, kỹ thuât tâng " giật" cầu , Giới thiệu Luật Đá cầu (phương pháp trực quan)
 
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
 
GV
           
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
            * Hoạt động nhóm:
            - Chia nhóm 2 -3  học sinh tự nghiên cứu và thực hiện kỹ thuật (phương pháp trực quan)
            - GV quan sát và sửa sai cho học sinh
             x   x   x   x                                                                             x   x   x   x
              x   x   x   x                                                                            x   x   x   x
                                                              GV
            x   x   x   x                                                                              x   x   x   x
            x   x   x   x                                                                              x   x   x   x
 
            D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
            * Hoạt động cả lớp:
            - Giáo viên phân chia nhóm theo cấp độ có cán sự điều khiển và sửa sai.
            - Giáo viên cho 2 - 3 học sinh trình diễn kỹ thuật di chuyển,  tâng " giật cầu
            - Giáo viên và học sinh cùng quan sát và đánh giá theo mức : Đạt , chưa đạt.                    
            E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
            - Học sinh thả lỏng tích cực theo hướng dẫn của cán sự.
            - Giáo viên giao mỗi nhóm sưu tầm tư liệu Đá cầu.
 
Tiết 2:
- Ôn  kỹ thuật di chuyển bước lướt và  kỹ thuât tâng " giật" cầu.
- Học kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân
- Giới thiệu Luật Đá cầu và Bài tập phát triển thể lực
 
            A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
            * Hoạt động lớp:
            - Giáo viên tập trung lớp thành 4 hàng ngang giới thiệu nhiệm vụ, nội dung, yêu cầu bài học.
            - Cán sự tổ chức lớp khởi động: xoay các khớp.....
            - Chia thành mỗi  nhóm 2 học sinh tự tổ chức ôn tập  kỹ thuật tâng " búng" cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân ( đã học ở lớp 10).
 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
            * Hoạt động cả lớp:
            - Bốn hàng ngang quay về phía Giáo viên quan sát Giáo viên làm mẫu động tác: Kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân , Giới thiệu Luật Đá cầu (phương pháp trực quan)
 
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
 
GV
           
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
            * Hoạt động nhóm:
            - Chia nhóm 2 -3  học sinh tự nghiên cứu và thực hiện kỹ thuật (phương pháp trực quan)
            - Giáo viên quan sát và sửa sai cho học sinh.
             x   x   x   x                                                                             x   x   x   x
              x   x   x   x                                                                            x   x   x   x
                                                              GV
            x   x   x   x                                                                              x   x   x   x
            x   x   x   x                                                                              x   x   x   x
 
            D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
            * Hoạt động cả lớp:
            - Giáo viên phân chia nhóm theo cấp độ có cán sự điều khiển và sửa sai.
            - Giáo viên cho 2 - 3 học sinh trình diễn kỹ thuật di kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân
            - Giáo viên và học sinh cùng quan sát và đánh giá theo mức : Đạt , chưa đạt.                    
            E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
                        - Học sinh thả lỏng tích cực theo hướng dẫn của cán sự.
                        - Giáo viên giao mỗi nhóm sưu tầm tư liệu Đá cầu.
 
Tiết 3:
- Ôn kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân; kỹ thuật tâng " giật" cầu;  kỹ thuật tâng " búng" cầu; kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Một số bài tập phối hợp chiến thuật
- Đấu tập và Bài tập phát triển thể lực
 
            A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
            * Hoạt động lớp:
            - Giáo viên tập trung lớp thành 4 hàng ngang giới thiệu nhiệm vụ, nội dung, yêu cầu bài học.
            - Cán sự tổ chức lớp khởi động: xoay các khớp...
- Chia thành mỗi  nhóm 2 học sinh tự tổ chức ôn tập  kỹ thuật kỹ thuật tâng " giật" cầu
 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
            * Hoạt động cả lớp:
            - Bốn hàng ngang quan sát kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân; kỹ thuật tâng " giật" cầu;  kỹ thuật tâng " búng" cầu; kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân do các bạn học sinh thực hiện (giáo viên gọi 3 học sinh bất kỳ) và đưa ra nhận xét đạt và không đạt. Giáo viên kết luận và chỉ ra những điểm cần lưu ý.
            - Giáo viên phát tài liệu “Một số bài tập phối hợp chiến thuật” học sinh nghiên cứu và tổ chức thực hiện. Giáo viên nhận xét.
 
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
 
GV
           
 
 
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
            *Hoạt động nhóm:
            - Chia nhóm 2 -3  học sinh tự nghiên cứu và thực hiện kỹ thuật (phương pháp trực quan)
            - Giáo viên quan sát và sửa sai cho học sinh.
             x   x   x   x                                                                             x   x   x   x
              x   x   x   x                                                                            x   x   x   x
                                                              GV
            x   x   x   x                                                                              x   x   x   x
            x   x   x   x                                                                              x   x   x   x
 
            - Tổ chức đấu tập sân đơn và sân đôi
            - Các bộ phận (nam và nữ) tổ chức bài tập phát triển thể lực:
            + Lò cò trên 1 chân: 15 – 20m: 2 lần
            + Chạy tăng tốc độ 30 m: 3 lần
 
            D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
            * Hoạt động cả lớp:
            - Giáo viên phân chia nhóm theo cấp độ có cán sự điều khiển và sửa sai.
            - Giáo viên cho nhóm 4 học sinh trình diễn kỹ thuật Một số bài tập phối hợp chiến thuật
            - Giáo viên và học sinh cùng quan sát và đánh giá theo mức: Đạt , chưa đạt.                     
            E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
                        - Học sinh thả lỏng tích cực theo hướng dẫn của cán sự.
                        - Giáo viên giao mỗi nhóm sưu tầm tư liệu Đá cầu.
 
Tiết 4:
- Ôn kỹ thuât tâng " giật" cầu; kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân; kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân; kỹ thuât tâng " giật" cầu.
- Đấu tập
- Trò chơi
            A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
            * Hoạt động lớp:
            - Giáo viên tập trung lớp thành 4 hàng ngang giới thiệu nhiệm vụ, nội dung, yêu cầu bài học.
            - Cán sự tổ chức lớp khởi động: xoay các khớp...
- Chia thành mỗi  nhóm 2 học sinh tự tổ chức ôn tập  kỹ thuật kỹ thuật tâng " giật" cầu
 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
            * Hoạt động cả lớp:
            - Bốn hàng ngang quan sát kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân; kỹ thuật tâng " giật" cầu;  kỹ thuật tâng " búng" cầu; kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân do các bạn học sinh thực hiện (giáo viên gọi 3 học sinh bất kỳ) và đưa ra nhận xét đạt và không đạt. Giáo viên kết luận và chỉ ra những điểm cần lưu ý.
            - Giáo viên phát tài liệu “Một số bài tập phối hợp chiến thuật” học sinh nghiên cứu và tổ chức thực hiện. Giáo viên nhận xét.
 
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
 
GV
           
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
            *Hoạt động nhóm:
            - Chia nhóm 2 -3  học sinh tự nghiên cứu và thực hiện kỹ thuật (phương pháp trực quan)
            - Giáo viên quan sát và sửa sai cho học sinh.
             x   x   x   x                                                                             x   x   x   x
              x   x   x   x                                                                            x   x   x   x
                                                              GV
            x   x   x   x                                                                              x   x   x   x
            x   x   x   x                                                                              x   x   x   x
 
            - Tổ chức đấu tập sân đơn và sân đôi
            - Các bộ phận (nam và nữ) tổ chức bài tập phát triển thể lực:
            + Lò cò trên 1 chân: 15 – 20m: 2 lần
            + Chạy tăng tốc độ 30 m: 3 lần
 
            D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
            * Hoạt động cả lớp:
            - Giáo viên phân chia nhóm theo cấp độ có cán sự điều khiển và sửa sai.
            - Giáo viên cho nhóm 4 học sinh trình diễn kỹ thuật Một số bài tập phối hợp chiến thuật
            - Giáo viên và học sinh cùng quan sát và đánh giá theo mức : Đạt , chưa đạt.                    
            E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
                        - Học sinh thả lỏng tích cực theo hướng dẫn của cán sự.
                        - Giáo viên giao mỗi nhóm sưu tầm tư liệu Đá cầu.
Tiết 5:
- Ôn kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân; kỹ thuật tâng búng cầu
- Ôn kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện và nghiêng mình
- Đấu tập
            A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
            * Hoạt động lớp:
            - Giáo viên tập trung lớp thành 4 hàng ngang giới thiệu nhiệm vụ, nội dung, yêu cầu bài học.
            - Cán sự tổ chức lớp khởi động: xoay các khớp...
- Chia thành mỗi  nhóm 2 học sinh tự tổ chức ôn mô phỏng  kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân; kỹ thuật tâng búng cầu, kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện và nghiêng mình
 
 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
            * Hoạt động cả lớp:
- Bốn hàng ngang quan sát kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân;  kỹ thuật tâng " búng" cầu; kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện và nghiêng mình
do các bạn học sinh thực hiện (giáo viên gọi 3 học sinh bất kỳ) và đưa ra nhận xét đạt và không đạt. Giáo viên kết luận và chỉ ra những điểm cần lưu ý.
           
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
 
GV
           
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
            *Hoạt động nhóm:
            - Chia nhóm 4 nhóm, nhóm trưởng chỉ huy các nhóm luyện tập các 4 nội dung trên.
            - Giáo viên quan sát và sửa sai cho học sinh.
             x   x   x   x                                                                             x   x   x   x
              x   x   x   x                                                                            x   x   x   x
                                                              GV
            x   x   x   x                                                                              x   x   x   x
            x   x   x   x                                                                              x   x   x   x
 
            - Tổ chức đấu tập sân đơn và sân đôi
 
            D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
            * Hoạt động cả lớp:
            - Giáo viên cho nhóm 4 học sinh trình diễn kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng minh.
            - Giáo viên và học sinh cùng quan sát và đánh giá theo mức : Đạt , chưa đạt.                    
            E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
                        - Học sinh thả lỏng tích cực theo hướng dẫn của cán sự.
                        - Giáo viên giao mỗi nhóm sưu tầm tư liệu Đá cầu.
 
TIẾT 6:  KIỂM TRA ĐÁ CẦU
 
- Kiểm tra kĩ thuật tâng “giật” cầu
- Kiểm tra kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân
 
A. Hoạt động khởi động
Hoạt động lớp
- GV tập trung lớp thành 4 hàng ngang giới thiệu nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu giờ học
- Lớp  thành 4 hàng ngang giản cách cự ly một sải tay: + Ban cán sự lớp cho lớp khởi động với bài tập thể dục tay không 7 động tác: Tay, tay ngực, lườn, lưng bung, vặn mình, chân và toàn thân: 3x8 nhịp
+ Sau đó  xoay các khớp, ép dẻo dây chằng dọc, ngang; chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông và bật nhảy tại chỗ bằng 2 chân: 3x8 nhịp
                                            
B. Hoạt động thực hành.
- Giáo viên phổ biến kế hoạch kiểm tra: Kỹ thuât tâng " giật" cầu, kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân
- Mỗi học sinh kỹ thuât tâng " giật" cầu và kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân;
1. Yêu cầu về tâng " giật" cầu: Thực 5 lần do người phục vụ tung qua lưới
- Điểm 9 – 10: Thực hiện đúng kỹ thuật động tác với số lần tâng giật cầu ít nhất 4 lần;
- Điểm 7 – 8: Thực hiện đúng kỹ thuật động tác với số lần tâng giật cầu ít nhất 3 lần;
- Điểm 5 –6: Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật động tác với số lần cầu tâng giật cầu ít nhất 2 lần
- Điểm 3– 4: Thực hiện không đúng kỹ thuật tâng giật cầu nhưng đỡ được cầu ít nhất 3 lần;
- Điểm 1 – 2: Thực hiện không đúng kỹ thuật tâng giật cầu nhưng đỡ được cầu ít nhất 2 lần;
 
2. Yêu cầu về kỹ thuật tâng cầu ( ở nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân: Thực hiện 5 quả do người phục vụ phát cầu qua sân;
- Điểm 9 – 10: Thực hiện đúng kỹ thuật động tác với số lần cầu qua lưới vào sân ít nhất 4 lần;
- Điểm 7 – 8: Thực hiện đúng kỹ thuật động tác với số lần cầu qua lưới vào sân ít nhất 3 lần;
- Điểm 5 –6: Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật động tác với số lần cầu qua lưới vào sân ít nhất 2 lần và 1 -2 lần đỡ được cầu nhịp 1;
- Điểm 3– 4: Thực hiện đúng kỹ thuật động tác với số lần cầu qua lưới vào sân ít nhất 1 lần và 1 -2 lần đỡ được cầu nhịp 1;
- Điểm 1 – 2: thực hiện được từ 1 -2 lần đỡ được cầu nhịp 1 nhưng không đá được qua sân;
 
C - HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG:
 
- Trò chơi vận động: “Người thừa thứ ba” (nếu còn thời gian)
- Học sinh thả lỏng tích cực theo sự điều khiển của giáo viên theo đội hình cự li rộn
            -  Đội hình xuống lớp cự li hẹp. Giáo viên nhận xét kết quả kiểm tra và phổ biến kế hoạch học thời gian tới.
 
                                                                                                Can Lộc, ngày 11 tháng 11 năm 2020
                                NGƯỜI THỰC HIỆN
 
 
                                  NGÔ ĐỨC CHÍNH
 
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 43.50 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Ngô Đức Chính (thuyenchinh@gmail.com)
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 11/11/2020 09:46
  • Thông tin bản quyền: Ngô Đức Chính
  • Đã tải về:
    3
  • Đã thảo luận: 0
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (27/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (02/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4105 view

  Giải trí

1 photos | 3814 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2374 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 12
  • Khách viếng thăm: 10
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 978
  • Tháng hiện tại: 22314
  • Tổng lượt truy cập: 7642161

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606