Rss Feed Đăng nhập

Chuyên đề: KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI

Gửi lên: 24/09/2019 15:11, Người gửi: hoahoc, Đã xem: 2847
 
Chuyên đề:           KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI
                                                                                               Người báo cáo: Lê Thị Hương
I.Đặt vấn đề
Dạng bài toán kim loại tác dụng với muối thường gây nhiều khó khăn cho học sinh nhất là dạng nhiều kim loại tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp muối. Học sinh thường băn khoăn kim loại nào phản ứng trước kim loại nào phản ứng sau, kim loại nào dư. Vì vậy trong quá trình giải  phải xét rất nhiều trường hợp, bài toán thêm phức tạp.Học sinh không những nắm được bản chất phản ứng hóa học Nắm được phương pháp giải đặc trưng cho mỗi loại bài tập mà còn đỏi hỏi học sinh nhận ra cách giải nhanh Dựa vào mối quan hệ các dự kiện của đề ra để có phương pháp giải  đỡ phức tạp và giúp rèn luyện tư duy, rèn luyện trí tuệ cho học sinh. Có rất nhiều cách giải bài tập, song tùy theo thể loại bài tâp, mỗi dang bài tập cần có phương pháp giải phù hợp. Với mong muốn giúp học sinh giải quyết dạng bài tập này một cách nhanh chóng và hiệu quả tôi xin trình bày chuyên đề “ Kim loại tác dụng với muối”.
II. Nội dung
1. Kiến thức, kĩ năng
+ Vị trí các cặp oxi hóa - khử của kim loại trong dãy điện hóa:

+ Phản ứng của kim loại với dung dịch muối tuân theo quy tắc:

+ Từ những điều trên suy ra: Khi gặp dạng bài liên quan đến hỗn hợp kim loạidung dịch chứa hỗn hợp muối thì việc đầu tiên là xác định thứ tự khử ion kim loại, thứ tự oxi hóa kim loại. Tiếp đó, dựa vào các số liệu đề cho để đánh giá kết quả của phản ứng: kim loại nào đã bị oxi hóa (kim loại nào đã bị tan vào dung dịch); ion kim loại nào đã bị khử (kim loại nào đã sinh ra).
2. Phương pháp giải
+ Để tính toán tìm ra kết quả thì có thể sử dụng các cách sau:
* Tính theo phương trình phản ứng: Cách này chỉ phù hợp cho dạng bài tập đơn giản. Đối với những dạng bài phức tạp như hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp muối thì phải viết nhiều phương trình, sử dụng nhiều ẩn số dẫn đến khó khăn trong việc tính toán và mất nhiều thời gian.
* Sử dụng các định luật bảo toàn: bảo toàn electron, bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng. Cách này ưu việt hơn vì nó đi sâu vào bản chất phản ứng, do đó việc tính toán cũng
 
đơn giản và nhanh hơn so với việc tính theo phản ứng (sẽ phân tích kĩ hơn trong các ví dụ cụ thể).
+
 
Khi gặp dạng bài: “... sau phản ứng khối lượng thanh kim loại tăng...”; “sau phản ứng khối lượng dung dịch giảm...”... thì ta sử dụng thêm phương pháp tăng giảm khối lượng.
3. PHÂN DẠNG BÀI TẬP, VÍ DỤ MINH HỌA VÀ BÀI TẬP ÁP DỤNG
1. Một kim loại tác dụng với một muối
a. Tính lượng chất trong phản ứng
Ví dụ minh họa
* Mức độ vận dụng
Ví dụ 1: Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,2.             B. 5,6.              C. 12,9.           D. 6,4.
Phân tích và hướng dẫn giải
+ Đây là dạng bài tập đơn giản, một kim loại tác dụng với một muối nên không cần phải xác định thứ tự khử và oxi hóa của các ion và nguyên tử kim loại.
+ Để tính toán kết quả cụ thể, ta có thể dùng các cách sau:

Ví dụ 2: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
            A. 32,50.         B. 48,75.          C. 29,25.         D. 20,80.
Phân tích và hướng dẫn giải
* Phân tích
+ Vẫn là dạng bài một kim loại tác dụng với một muối. Nhưng ở ví dụ này ta cần xác định thứ tự khử ion Fe3+ vì xuất hiện 3 cặp oxi hóa - khử:

 
 
+ Nếu bỏ qua thứ tự khử, cho Fe3+ bị khử về Fe sẽ mắc vào bẫy của người ra đề.
● Ghi nhớ: Đối với các bài tập xuất hiện 3 cặp oxi hóa - khử trở lên, trước tiên cần xác định thứ tự khử và oxi hóa của ion và nguyên tử kim loại. Sau đó mới tính toán tìm ra kết quả.
+ Vì phản ứng hóa học bảo toàn khối lượng nên khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên bao nhiêu gam thì khối lượng kim loại thu được sẽ giảm đi bấy nhiêu gam.
+ Dựa vào bản chất phản ứng và các thông tin đề cho, ta có một số cách giải sau:
* Hướng dẫn giải
 

 
 
Ví dụ 3: Nhúng một thanh graphit được phủ một lớp kim loại hóa trị (II) vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng khối lượng của thanh graphit giảm đi 0,24 gam. Cũng thanh
graphit này nếu được nhúng vào dung dịch AgNO3 dư thì khi phản ứng xong thấy khối lượng thanh graphit tăng lên 0,52 gam. Kim loại hóa trị (II) là kim loại nào sau đây?
     A. Pb.              B. Cd.              C. Al.               D. Sn.
Phân tích và hướng dẫn giải

Ví dụ 5: Cho 1 gam kim loại R vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,25M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch không chứa ion Ag+ và có khối lượng giảm so với khối lượng của dung dịch AgNO3 ban đầu là 4,4 gam. Kim loại R là?
A. Cu.                          B. Ca.                          C. Zn.                          D. Fe.
Phân tích và hướng dẫn giải

Bài tập vận dụng
Câu 1: Cho bột nhôm dư vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Cu. Giá trị của m là
A. 0,64.           B. 1,28.            C. 1,92.           D. 0,32.
Câu 2: Cho 14 gam bột sắt vào 150 ml dung dịch CuCl2 2M và khuấy đều, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 22.              B. 16.               C. 30,4.           D. 19,2.
Câu 3: Cho m gam nhôm vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)2 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,49 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 5,4.             B. 2,25.            C. 0,72.           D. 2,97.
 
Câu 4: Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là
A. 3,5 gam.                  B. 2,8 gam.                  C. 7,0 gam.                  D. 5,6 gam.
Câu 5: Nhúng một thanh sắt (dư) vào 100 ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là
   
 A. 0,05.                    B. 0,5.               C. 0,625.          D. 0,0625.
Câu 6: Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 thì nồng độ của Cu2+ còn lại trong dung dịch bằng 1/2 nồng độ của Cu2+ ban đầu và thu được một chất rắn X có khối lượng bằng (m+0,16) gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe phản ứng và nồng độ (mol/l) ban đầu của Cu(NO3)2 là:
A. 1,12 gam và 0,3M.                                      B. 2,24 gam và 0,3 M.
C. 2,24 gam và 0,2 M.                                                 D. 1,12 gam và 0,4 M.
Câu 7: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,88.                       B. 2,16.                        C. 4,32.                       D. 5,04. Câu 8: Cho 4,05 gam bột nhôm vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)3 3M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 16,8.                                  B. 4,2.               C. 8,4.             D. 11,2.
Câu 9: Nhúng một thanh Mg vào 250 ml dung dịch FeCl3 xM. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thấy khối lượng thanh Mg tăng 1,2 gam so với ban đầu. Giá trị của x là
A. 0,24.                       B. 0,25.                        C. 0,3.             D. 0,32.
Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 28 gam bột Fe vào dung dịch AgNO3 lấy dư, khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng có khối lượng là
            A. 162 gam.     B. 108 gam.     C. 216 gam.     D. 154 gam.
Câu 11: Khi cho 5,6 gam Fe tác dụng  với 250 ml dung dịch AgNO3 1M thì sau khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 27,0 gam.                B. 20,7 gam.                C. 37,0 gam.                D. 21,6 gam.
Câu 12: Cho x mol Fe tác dụng với dung dịch chứa y mol AgNO3. Để dung dịch sau phản ứng tồn tại các ion Fe3+, Fe2+ thì giá trị của a = y : x là
            A. 3 < a < 3,5.  B. 1 < a < 2.     C. 0,5 < a < 1.  D. 2 < a < 3.
Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 21,1 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaF (có tỉ lệ mol là 1:2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 28,7.                         B. 68,7.                C. 39,5.                D. 57,9.
Câu 14: Lấy 20,5 gam hỗn hợp MCl (M là kim loại) và FeCl3 cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,4 gam kết tủa. Thành phần trăm về khối lượng của MCl trong hỗn hợp ban đầu là
A. 30,36%. B. 31,43%.      C. 41,79%.      D. 20,73%.
Câu 15: Nhúng thanh Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol muối sunfat trung hoà của một kim loại R, sau phản ứng hoàn toàn lấy thanh Mg ra thấy khối lượng thanh Mg tăng 4,0 gam. Số muối của kim loại R thoả măn là
A. 1.                            B. 0.                             C. 3.                            D. 2.
Câu 16: Nhúng thanh kim loại M hoá trị 2 vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác, nhúng thanh kim loại trên vào
 
dung dịch Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Xác định M, biết rằng số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp như nhau.
     A. Al.               B. Zn.              C. Mg.             D. Fe.
Câu 17: Cho 2,16 gam kim loại R (hóa trị không đổi) vào cốc đựng 250 gam dung dịch Cu(NO3)2 3,76% màu xanh đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ phần không tan, thu được dung dịch không màu có khối lượng 247,152 gam. Kim loại R là
A. Mg.                         B. Ca.                          C. Al.                           D. Na.
2. Kim loại tác dụng với dung dịch chứa nhiều muối hoặc ngược lại
Khi chất tham gia phản ứng là hỗn hợp kim loại, hỗn hợp muối thì việc làm đầu tiên là xác định thứ tự khử ion kim loại và thứ tự oxi hóa kim loại. Sau đó tiến hành xử lý các thông tin khác, kết nối các thông tin với nhau để đưa ra hướng giải tối ưu nhất.
Ví dụ minh họa
* Mức độ vận dụng
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp X gồm 0,56 gam Fe và 0,12 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4
     A. 0,02M.   B. 0,04M.        C. 0,05M.        D. 0,10M.
Phân tích và hướng dẫn giải
* Phân tích


+ Để tính nồng độ mol của CuSO4 ta có thể làm theo những cách sau:
* Hướng dẫn giải


● Nhận xét: Với dạng bài tập này, hầu hết xảy ra trường hợp kim loại hoạt động mạnh bị oxi hóa hết, kim loại yếu hơn bị oxi hóa một phần. Vì thế để tính toán nhanh ta nên xét trường hợp này trước.
Ví dụ 2: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
            A. 58,52%.      B. 51,85%.      C. 48,15%.                  D. 41,48%.
Phân tích và hướng dẫn giải
* Phân tích

+ Sau khi khai thác các thông tin, ta tiến hành giải như sau:
* Hướng dẫn giải

Ví dụ 3: Cho a mol kim loại Mg vào dung dịch hỗn hợp chứa b mol CuSO4 và c mol FeSO4. Kết thúc phản ứng dung dịch thu được chứa 2 muối. Xác định điều kiện phù hợp cho kết quả trên.
A.                                                      B.     C.               D.
Phân tích và hướng dẫn giải
* Phân tích
 

+ Sau khi khai thác và kết nối các thông tin đề cho, ta tiến hành giải như sau:
* Hướng dẫn giải

Ví dụ 4: Cho hỗn hợp gồm a mol Zn; b mol Mg vào dung dịch có chứa c mol AgNO3; d mol Cu(NO3)2 đến khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X, chất rắn Y. Biết rằng (0,5c < a + b < 0,5c + d). Phát biểu nào sau đây đúng?
            A. Dung dịch X chứa ba ion kim loại. B. Chất rắn Y chứa một kim loại.
            C. Chất rắn Y chứa ba kim loại.          D. Dung dịch X chứa hai ion kim loại.
Phân tích và hướng dẫn giải

Bài tập vận dụng
Câu 1: Ngâm một thanh sắt có khối lượng 20 gam vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,5M, sau một thời gian thấy khối lượng thanh sắt tăng 10%. Hỏi khối lượng dung dịch đã thay đổi như thế nào?
A. Giảm 1,6 gam.        B. Tăng 2 gam.            C. Giảm 2 gam.           D. Tăng 1,6 gam.
Câu 2: Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào 325 ml dung dịch CuSO4 0,2M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu đươc dung dịch và 6,96 gam hỗn hợp kim loại Y. Khối lượng Fe bị oxi bởi ion Cu2+
A. 1,4 gam.            B.  4,2 gam.     C. 2,1 gam.                  D. 2,8 gam. 
Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm 0,325 gam Zn và 0,56 gam Fe tác dụng với 100 ml dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch Cu(NO3)2
     A. 0,02M.   B. 0,15M.        C. 0,1M.          D. 0,05M.
Câu 4: Cho một hỗn hợp gồm 1,2 mol Zn, 0,3 mol Fe vào một dung dịch chứa b mol CuSO4 đến khi phản ứng sảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 94,4 gam kim loại. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH loãng dư, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a làA. 18.                                B. 9.                             C. 13,5.                       D. 22,3. 
Câu 5: Cho 6,596 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,3296 lít H2 (đktc). Mặt khác, 13,192 gam hỗn hợp trên tác dụng với 100 ml dung dịch CuSO4 thu được 13,352 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4
A. 0,04M.                    B. 0,25M.        C. 1,68M.                    D. 0,04M hoặc 1,68M.
Câu 6: Cho hỗn hợp gồm a (mol) Mg và b (mol) Fe vào dung dịch chứa c (mol) AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm 2 muối và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). Mối quan hệ giữa a, b, c là
A.       B.   C.     D.  
Câu 7: Cho a mol Mg và b mol Zn dạng bột vào dung dịch chứa c mol Cu(NO3)2 và d mol AgNO3 thu được dung dịch chứa 3 muối. (Biết a < c +0,5d). Quan hệ giữa a, b, c, d là
A.             B.          C.              D. 
Câu 8: Cho a gam bột Al vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3; 0,15 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol Fe(NO3)3, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Hãy lựa chọn giá trị của a để kết tủa Y thu được chứa 3 kim loại.
A.                    B.      C.         D.
Câu 9: Cho 9,6 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO3)2 và 0,3 mol Fe(NO3)3. Phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn thu được là
A. 15,6 gam.                  B. 11,2 gam.        C. 22,4 gam.        D. 12,88 gam.
Câu 10: Cho 2,16 gam bột Al vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,12 mol, FeCl3 0,06 mol. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Khối lượng chất rắn X là
A. 5,28 gam.                            B. 5,76 gam.                            C. 1,92 gam.                            D.  7,68 gam.
Câu 11: Cho 6,88 gam hỗn hợp chứa Mg và Cu với tỉ lệ mol tương ứng là 1:5 vào dung dịch chứa 0,12 mol Fe(NO3)3. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
            A. 5,12.           B. 3,84.            C. 2,56.           D. 6,96.
Câu 12: Hoà tan 5,4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là
            A. 10,95.         B. 13,20.          C. 13,80.         D. 15,20.
 
Câu 13: Nhúng thanh Fe vào 200 ml dung dịch FeCl3 x (mol/l) và CuCl2 y (mol/l). Sau khi kết thúc phản ứng, lấy thanh Fe ra lau khô cẩn thận, cân lại thấy khối lượng không đổi so với trước phản ứng. Biết lượng Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh Fe. Tỉ lệ x:y là
            A. 3:4.             B. 1:7.              C. 2:7.             D. 4:5.
Câu 14: Dung dịch X gồm CuCl2 0,2M, FeCl2 0,3M, FeCl3 0,3M. Cho m gam bột Mg vào 100 ml dung dịch X khuấy đều đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch KOH dư vào Y được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,4 gam chất rắn T. Giá trị của m là
A. 2,88.                       B. 0,84.                        C. 1,32.                       D. 1,44.
Câu 15: Cho 2,24 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,1M khuấy đều dung dịch cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,0.                         B. 1,232.             C. 8,04.                    D. 12,32.
 
III. Kết luận:
Trên đây là một số phương pháp giải bài tập dạng kim loại tác dụng với dung dịch muối. Tuy đã cố gắng để hoàn thiện tốt nhưng chắc chắn còn nhiều sai sót và hạn chế. Kính mong bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
 
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 173.01 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Lê thị Hương (huongthaophan1985@gmail.com)
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 24/09/2019 15:11
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    363
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (27/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (02/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4105 view

  Giải trí

1 photos | 3814 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2374 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 11
  • Hôm nay: 988
  • Tháng hiện tại: 22324
  • Tổng lượt truy cập: 7642171

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606