SỞ GDĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGHÈN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC Can lộc, ngày 11 tháng 11 năm 2020 |
MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO CHỦ ĐỀCHỦ ĐỀ: NHẢY CAO 11 NỘI DUNG | CÂU HỎI | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG THẤP | VẬN DỤNG CAO |
1/Chuẩn kiến thức kĩ năng: -Biết cách thực hiện các giai đoạn KT nhảy cao kiểu “nằm” nghiêng; một số trò chơi, động tác bổ trợ kỹ thuật và phát triển sức mạnh chân. - Hiểu một số điểm trpng Luật Điền kinh (phần nhảy cao). - Thực hiện cơ bản đúng 4 giai đoạn KT: Chạy đà. Giậm nhảy, trên không và tiếp đất - Vận dụng những hiểu biết về luật vào luyện tập, thi đấu | Định tính/ định lượng (trắc nghiệm khách quan/tự luận). | - HS nêu được 4 giai đoạn nhảy cao kiểu nằm nghiêng. - HS nêu được một số bài tập bổ trợ kỹ thuật và phát triển sức mạnh của chân. - HS nêu được một số điểm luật trong luật điền kinh ( nhảy cao). | - HS trình bày được tên từng giai đoạn kỹ thuật nhảy cao năm nghiên và nêu được tác dụng của từng giai đoạn - HS nêu được tác dụng của một số bài tập bổ trợ kỹ thuật và phát triển sức mạnh của chân. - HS hiểu được một số điểm luật trong luật điền kinh ( nhảy cao). | - HS nắm được tên các giai đoạn trong kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng và giải thích tương đối đầy đủ (đôi lúc còn sai sót nhỏ). - HS nêu được một số bài tập và giải thích khá đầy đủ tác dụng của từng giai đoãn kỹ thuật. - HS giải thích khá đầy đủ một số điểm luật thông qua thi đấu. | HS nắm được tên các giai đoạn kỹ thuật và phân tích kỹ thuật một cách hoàn chỉnh. - HS nắm chắc tên một số bài tập và nêu được tác dụng của từng bài tập. - HS giải thích được những sai lầm thường gặp cũng như vi phạm luật khi tham gia thi đấu. |
2/Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề: 3/Năng lực hướng tới: | Bài tập thực hành. | | | - Học sinh thực hiện được kĩ thuật động tác. - Phát hiện được lỗi sai (nhờ GV sửa sai). - Tổ chức được nhóm tập luyện do giáo viên phân công ( GV đưa ra yêu cầu cụ thể). - Ứng dụng kĩ thuật vào trong quá trình tập luyện. | - Học sinh thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác. - Phát hiện lỗi sai của bản thân, của bạn… tự sửa sai và sửa sai cho bạn. - Ứng dụng kĩ thuật tham gia đấu tập, rèn luyện trong và ngoài trường. |
CÂU HỎII. NHẬN BIẾT: Câu 1. Kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng có mấy giai đoạn?
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5
Đáp án: c. 4
Câu 2. Tư thế đưa đặt chân giậm trong nhảy cao như thế nào?
a. Cả bàn chân chạm đất. b. Gót bàn chân c. Mũi bàn chân d. Tất cả đều sai
Đáp án: b. Gót bàn chân.
Câu 3. Số bước chạy đà là lẻ thì chân giậm nhảy để trước đúng hay sai?
a. Đúng b. Sai
Đáp án: b. Sai
Câu 4: Nhảy cao nằm nghiêng có phải nằm trong bộ môn ĐK hay không ?
a. Có b. Không Đáp án: a
II. THÔNG HIỂU:Câu 1: Kỹ thuật chạy đà trong nhảy cao chậm dần đều đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai Đáp án: B
Câu 2: Kỹ thuật giậm nhảy bàn chân tiếp đất đặt từ gót đến mũi chân đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai Đáp án: A
Câu 3: Kỹ thuật qua xà chân lăng co ở gối đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai Đáp án: B
Câu 4: Khi tiếp đất trong kĩ thuật nhảy cao tay không tiếp đất đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai Đáp án: B
III. VẬN DỤNG THẤP Câu 1: Khi nhảy cao kiểu nằm nghiêng chân giậm nhảy phía trong xà đúng hay sai ?
a. Đúng b. Sai Đáp án: a
Câu 2: Mỗi VĐV nhảy không quá ở mức xà mấy lần thì bị loại ?
a. 2 b. 3 c. 4 d.5 Đáp án : b
Câu 3. Góc độ chạy đà chếch với xà bao nhiêu độ
a. 30
0 - 40
0 b. 35
0 - 40
0 c. 40
0 - 45
0 d. 45
0 - 47
0 Đáp án : a
IV. VẬN DỤNG CAO Câu 1: Trong nhảy cao GĐ nào là quan trọng nhất? Vì sao?
A. Chạy đà B. Giậm nhảy C. Trên không D. Tiếp đất Đáp án: B
Câu 2: Nhảy cao nằm nghiêng, thành tích tốt hơn kiểu bước qua, đúng, hay sai? Vì sao
A. Đúng B. Sai Đáp án: A
Câu 3: Khi thành tích bằng nhau, thì VĐV nào có số lần nhảy ít nhất ở mức xà cuối cùng thì xếp trên là đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai Đáp án: A
KẾ HOẠCH DẠY HỌCCHỦ ĐỀ: NHẢY CAO LỚP 11 Tiết PPCT | Chủ đề | Nội dung | Thời lượng |
Tiết 14 | Chủ đề 1 | - Một số động tác bổ trợ nhảy cao - Chạy đà - giậm nhảy – trên không - Trò chơi | 1 |
Tiết 15 | Chủ đề 2 | - Một số động tác bổ trợ nhảy cao - Phối hợp Chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất - Bài tập phát triển thể lực | 1 |
Tiết 16 | Chủ đề 3 | - Chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất - Bài tập phát triển thể lực - Trò chơi | 1 |
Tiết 17 | Chủ đề 4 | - Phối hợp Chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất - Bài tập phát triển thể lực - Một số điểm trong Luật Điền kinh (Phần nhảy cao) | 1 |
Tiết 18 | Chủ đề 5 | - Hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật - Bài tập phát triển thể lực - Trò chơi | 1 |
Tiết 19 | Chủ đề 6 | - Hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng và nâng cao thành tích - Kiểm tra thử - Trò chơi | 1 |
Tiết 20 | Chủ đề 7 | - Kiểm tra | 1 |
BÀI SOẠN CHỦ ĐỀ NHẢY CAO LỚP 11I
. MỤC TIÊU: Biết cách thực hiện các giai đoạn kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm” nghiêng; một số trò chơi, động tác bổ trợ kỹ thuật và phát triển sức mạnh chân.
- Hiểu một số điểm trong Luật Điền kinh (phần nhảy cao).
- Thực hiện cơ bản đúng 4 giai đoạn kỹ thuật: Chạy đà. Giậm nhảy, trên không và tiếp đất
- Vận dụng những hiểu biết về luật vào luyện tập, thi đấu
II. NỘI DUNG: Một số động tác bổ trợ nhảy cao
; Ôn kỹ thuật các giai đoan chạy đà, giậm nhảy, trên không, tiếp đất; Phối hợp và hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng; một số điểm trong Luật Điền kinh (phần nhảy cao).
III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, tranh ảnh, còi, cọc sào nhảy cao
- Học sinh: Vệ sinh sân tập, xới cát, chuẩn bọ cọc sào nhảy ở hố cát
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
TIẾT 14: CHỦ ĐỀ 1Mục tiêu:1. Kiến thức: Biết cách thực hiện một số động tác bổ trợ nhảy cao và trò chơi
; Chạy đà - giậm nhảy – trên không;
2. Kỹ năng: Thực hiện được một số động tác bổ trợ nhảy cao và trò chơi
; Chạy đà - giậm nhảy – trên không
3. Thái độ: Tập luyện nghiêm túc, tích cực.
A. Hoạt động khởi độngHoạt động lớp- GV tập trung lớp thành 4 hàng ngang giới thiệu nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu giờ học
- Lớp thành 4 hàng ngang giản cách cự ly một sải tay: + Ban cán sự lớp cho lớp khởi động với bài tập thể dục tay không 7 động tác: Tay, tay ngực, lườn, lưng bung, vặn mình, chân và toàn thân: 3x8 nhịp
+ Sau đó xoay các khớp, ép dẻo dây chằng dọc, ngang; chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông và bật nhảy tại chỗ bằng 2 chân: 3x8 nhịp
B. Hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động cả lớpTập trung lớp về phía GV, quan sát GV, tổ chức, hướng dẫn, phân tích, thị phạm kỹ thuật động tác bổ trợ.
+ 1 bước, 3 bước đưa đặt chân giạm nhảy: 3 lần
+ 1 bước, 3 bước đưa đặt chân giậm, đá chân lăng, bật nhảy và quay thân
ê
Đội hình 1
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, phân tích, thị phạm kỹ thuật động tác nhảy cao kiểu nằm nghiêng


C. Hoạt động thực hành. Hoạt động cả lớp - Giáo viên hô cho học sinh tập đồng loạt Một số động tác bổ trợ nhảy cao theo đội hình 1
Hoạt động nhóm Chia lớp ra thành 2 bộ phận: Nam và nữ
- Nam: Luyện tập các nội dung nhảy cao theo hưỡng dẫn của giáo viên:
+ Thành 1 hàng dọc, đà chính diện từ 5 đến 7 bước đà, giậm nhảy, thu chân giậm qua xà, rơi xuống bằng chân giậm, chân lăng vẫn giữ thẳng: 2- 3 lần theo dòng nước chảy
+ Đà chếch, 1 bước đà, giậm nhảy thực hiện giai đoạn trên không: 3 lần
+ Đà chếch, từ 5 – 9 bước đà thực hiện 3 giai đoạn kỹ thuật: Chạy đà, giậm nhảy, trên không: Mức xà đầu tiên cao 85 cm, sau đó tăng thêm 3 mức xà, mỗi mức xà từ 5cm, mỗi mức xà học sinh thực hiên 2 lần
- Nữ: Luyện tập Nhảy dây, đá cầu
- Sau nữa thời gian Nam và Nũ đổi chỗ cho nhau: Mức xà ủa nữ đều tiên là 65cm, sau đó tăng 3 mức xà, mỗi mức xà 5cm
D - HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG- Lựa chọn 2 học sinh ngẩu nhiên (1 nam và 1 nữ) lên thực hiện kỹ thuật chạy đà – giậm nhảy – trên không kiểu nhảy cao nằm nghiêng.
- Gọi 2 học sinh nhận xét, sau đó giáo viên chốt lại
- Giáo viên tổ chức cho lớp chới trò chơi thu giản: Chim bay, cò bay
E - HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG: 5 phút
- Học sinh thả lỏng tích cực theo sự điều khiển của giáo viên
- Đội hình cự li rộng
- GV nhận xét và giao cho học sinh về nhà sưu tầm tư liệu về Nhảy cao nằm nghiêng
- Tự tập luyện các kỷ thuật: chạy đà, giậm nhảy, trên không.
- Đội hình xuống lớp cự li hẹp.
G. NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN - Năng lực vận động
- Năng lực thể lực
- Năng lực kĩ thuật thể thao
- Năng lực tổ chức hoạt động vận động hợp tác.
- Năng lực tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
H. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC - PP dạy học vấn đáp đàm thoại
- PP dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề
- PP dạy học hợp tác, thảo luận theo nhóm nhỏ.
TIẾT 15: CHỦ ĐỀ 2Mục tiêu:1. Kiến thức: Biết cách thực hiện một số động tác bổ trợ nhảy cao
; Phối hợp chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất; bài tập phát triển thể lực;
2. Kỹ năng: Thực hiện được một số động tác bổ trợ nhảy cao và trò chơi
; thực hiện được phối hợp chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất; thực hiện được bài tập phát triển thể lực
3. Thái độ: Tập luyện nghiêm túc, tích cực.
A. Hoạt động khởi độngHoạt động lớp- GV tập trung lớp thành 4 hàng ngang giới thiệu nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu giờ học
- Lớp thành 4 hàng ngang giản cách cự ly một sải tay: + Ban cán sự lớp cho lớp khởi động với bài tập thể dục tay không 7 động tác: Tay, tay ngực, lườn, lưng bung, vặn mình, chân và toàn thân: 3x8 nhịp
+ Sau đó xoay các khớp, ép dẻo dây chằng dọc, ngang; chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông và bật nhảy tại chỗ bằng 2 chân: 3x8 nhịp
B. Hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động cả lớpTập trung lớp về phía GV, quan sát GV, tổ chức, hướng dẫn, phân tích, thị phạm kỹ thuật động tác bổ trợ.
+ 1 bước, 3 bước đưa đặt chân giạm nhảy: 3 lần
+ 1 bước, 3 bước đưa đặt chân giậm, đá chân lăng, bật nhảy và quay thân
ê
Đội hình 1
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, phân tích, thị phạm phối hợp kỹ thuật chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất của nhảy cao kiểu nằm nghiêng


C. Hoạt động thực hành. Hoạt động nhóm Chia lớp ra thành 2 bộ phận: Nam và nữ
- Nam: Luyện tập các nội dung nhảy cao theo hưỡng dẫn của giáo viên:
+ Thành 1 hàng dọc, đà chính diện từ 5 đến 7 bước đà, giậm nhảy, thu chân giậm qua xà, rơi xuống bằng chân giậm, chân lăng vẫn giữ thẳng: 2- 3 lần theo dòng nước chảy
+ Đà chếch, 1 bước đà, giậm nhảy thực hiện giai đoạn tiếp đất: 3 lần
+ Đà chếch, từ 5 – 9 bước đà thực hiện phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất: Mức xà đầu tiên cao 90 cm, sau đó tăng thêm 3 mức xà, mỗi mức xà từ 5cm, mỗi mức xà học sinh thực hiên 2 lần
- Nữ: Luyện tập Nhảy dây, đá cầu
- Sau nữa thời gian Nam và Nữ đổi chỗ cho nhau: Mức xà ủa nữ đều tiên là 70 cm, sau đó tăng 3 mức xà, mỗi mức xà 5cm
D - HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG- Lựa chọn 2 học sinh ngẩu nhiên (1 nam và 1 nữ) lên thực hiện phối hợp kỹ thuật chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất của nhảy cao kiểu nằm nghiêng.
- Gọi 2 học sinh nhận xét, sau đó giáo viên chốt lại
- Luyện tập thể lực cả lớp: Giáo viên cho học sinh tập đồng loạt các bài tập:
Nam: Bật cóc tiến lùi: 2 x10 lần; Đứng lên ngồi xuống trên 1 chân: 2x10 lần, nhảy lò cò trên 1 chân: 2x15m
Nữ: Bật cóc tiến lùi: 2 x8 lần; Đứng lên ngồi xuống trên 1 chân: 2x7 lần, nhảy lò cò trên 1 chân: 2x10m
E - HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG: 5 phút
- Học sinh thả lỏng tích cực theo sự điều khiển của giáo viên
- Đội hình cự li rộng
- GV nhận xét và giao cho học sinh về nhà sưu tầm tư liệu về Nhảy cao
- Tự tập luyện các kỷ thuật: chạy đà, giậm nhảy, trên không, tiếp đất
- Đội hình xuống lớp cự li hẹp.
TIẾT 16: CHỦ ĐỀ 3Mục tiêu:1. Kiến thức: Biết cách thực hiện Phối hợp chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất; biết cách thực hiện bài tập phát triển thể lực; biết cách chơi trò chơi
2. Kỹ năng: Thực hiện được kỹ thuật phối hợp chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất
; thực hiện được bài tập phát triển thể lực; thực hiện được chơi trò chơi
3. Thái độ: Tập luyện nghiêm túc, tích cực.
A. Hoạt động khởi độngHoạt động lớp- GV tập trung lớp thành 4 hàng ngang giới thiệu nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu giờ học
- Lớp thành 4 hàng ngang giản cách cự ly một sải tay: + Ban cán sự lớp cho lớp khởi động với bài tập thể dục tay không 7 động tác: Tay, tay ngực, lườn, lưng bung, vặn mình, chân và toàn thân: 3x8 nhịp
+ Sau đó xoay các khớp, ép dẻo dây chằng dọc, ngang; chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông và bật nhảy tại chỗ bằng 2 chân: 3x8 nhịp
B. Hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động cả lớp- 4 hàng ngang giản cách cự ly 1 sải tay, giáo viên tổ chức, hướng dẫn kỹ thuật động tác bổ trợ.
+ 1 bước, 3 bước đưa đặt chân giậm nhảy: 3 lần
+ 1 bước, 3 bước đưa đặt chân giậm, đá chân lăng, bật nhảy và quay thân: 3 lần
ê
Đội hình 1
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn phối hợp kỹ thuật chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất của nhảy cao kiểu nằm nghiêng


C. Hoạt động thực hành. Hoạt động nhóm Chia lớp ra thành 2 bộ phận: Nam và nữ
- Nam: Luyện tập các nội dung nhảy cao theo hướng dẫn của giáo viên:
+ Thành 1 hàng dọc, đà chính diện từ 5 đến 7 bước đà, giậm nhảy, thu chân giậm qua xà, rơi xuống bằng chân giậm, chân lăng vẫn giữ thẳng: 2- 3 lần theo dòng nước chảy
+ Đà chếch, 1 bước đà, giậm nhảy thực hiện giai đoạn tiếp đất: 3 lần
+ Đà chếch, từ 5 – 9 bước đà thực hiện phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất: Mức xà đầu tiên cao 95cm, sau đó tăng thêm 4 mức xà, mỗi mức xà từ 5 cm, mỗi mức xà học sinh thực hiên 2 lần
- Nữ: Luyện tập Nhảy dây, đá cầu
- Sau nữa thời gian Nam và Nũ đổi chỗ cho nhau: Mức xà ủa nữ đều tiên là 75cm, sau đó tăng 4 mức xà, mỗi mức xà 5cm
D - HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG- Lựa chọn 2 học sinh ngẩu nhiên (1 nam và 1 nữ) lên thực hiện phối hợp kỹ thuật chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất của nhảy cao kiểu nằm nghiêng.
- Gọi 2 học sinh nhận xét, sau đó giáo viên chốt lại.
- Luyện tập thể lực cả lớp: Giáo viên cho học sinh tập đồng loạt các bài tập:
+ Nam: Bật cóc tiến lùi: 2 x12 lần; Đứng lên ngồi xuống trên 1 chân: 2x12 lần, nhảy lò cò trên 1 chân: 2x18m
+ Nữ: Bật cóc tiến lùi: 2 x 9 lần; Đứng lên ngồi xuống trên 1 chân: 2x8 lần, nhảy lò cò trên 1 chân: 2x 12m
- Trò chơi thư giản: Tổ chức trò chơi “Tìm người chỉ huy”
E - HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG: 5 phút
- Học sinh thả lỏng tích cực theo sự điều khiển của giáo viên
- Đội hình cự li rộng
- GV nhận xét và giao cho học sinh về nhà sưu tầm tư liệu về Nhảy cao
- Tự tập luyện các kỷ thuật: chạy đà, giậm nhảy, trên không, tiếp đất
- Đội hình xuống lớp cự li hẹp.
TIẾT 17: CHỦ ĐỀ 4Mục tiêu:1. Kiến thức: Biết cách thực hiện Phối hợp chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất; biết cách thực hiện bài tập phát triển thể lực; Biết được Một số điểm trong Luật Điền kinh (Phần nhảy cao)
2. Kỹ năng: Thực hiện được kỹ thuật phối hợp chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất
; thực hiện được bài tập phát triển thể lực; vận dụng được luật vào học tập và thi đấu
3. Thái độ: Tập luyện nghiêm túc, tích cực.
A. Hoạt động khởi độngHoạt động lớp- GV tập trung lớp thành 4 hàng ngang giới thiệu nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu giờ học
- Lớp thành 4 hàng ngang giản cách cự ly một sải tay: + Ban cán sự lớp cho lớp khởi động với bài tập thể dục tay không 7 động tác: Tay, tay ngực, lườn, lưng bung, vặn mình, chân và toàn thân: 3x8 nhịp
+ Sau đó xoay các khớp, ép dẻo dây chằng dọc, ngang; chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông và bật nhảy tại chỗ bằng 2 chân: 3x8 nhịp
B. Hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động cả lớp- 4 hàng ngang giản cách cự ly 1 sải tay, giáo viên tổ chức, hướng dẫn kỹ thuật động tác bổ trợ.
+ 3 bước, 5 bước đưa đặt chân giậm nhảy: 3 lần
+ 3 bước, 5 bước đưa đặt chân giậm, đá chân lăng, bật nhảy và quay thân
ê
Đội hình 1
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn phối hợp kỹ thuật chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất của nhảy cao kiểu nằm nghiêng


C. Hoạt động thực hành. Hoạt động nhóm Chia lớp ra thành 2 bộ phận: Nam và nữ
- Nam: Luyện tập các nội dung nhảy cao theo hưỡng dẫn của giáo viên:
+ Thành 1 hàng dọc, đà chính diện từ 5 đến 7 bước đà, giậm nhảy, thu chân giậm qua xà, rơi xuống bằng chân giậm, chân lăng vẫn giữ thẳng: 2- 3 lần theo dòng nước chảy
+ Đà chếch, từ 5, 7, 9, 11 bước đà thực hiện phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất: Mức xà đầu tiên cao 95 cm, sau đó tăng thêm 5 mức xà, mỗi mức xà từ 5 cm, mỗi mức xà học sinh thực hiên 2 lần
+ Giáo viên quan sát sửa sai: những học sinh thực hiện sai kỹ thuật các giai đoạn, giáo viên tập trung thành nhóm riêng để sửa sai.
+ Các mức xà cao, những học sinh không có khả năng nhảy được nữa thì đứng quan sát
- Nữ: Luyện tập Nhảy dây, đá cầu
- Sau nữa thời gian Nam và Nữ đổi chỗ cho nhau: Mức xà của nữ đều tiên là 75cm, sau đó tăng 4 mức xà, mỗi mức xà 5cm
D - HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG- Lựa chọn 2 học sinh ngẩu nhiên (1 nam và 1 nữ) lên thực hiện phối hợp kỹ thuật chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất của nhảy cao kiểu nằm nghiêng.
- Gọi 2 học sinh nhận xét, sau đó giáo viên chốt lại.
- Luyện tập thể lực cả lớp: Giáo viên cho học sinh tập đồng loạt các bài tập:
+ Nam: Bật cóc tiến lùi: 2 x15 lần; Đứng lên ngồi xuống trên 1 chân: 2x15 lần, nhảy lò cò trên 1 chân: 2x20m
+ Nữ: Bật cóc tiến lùi: 2 x10 lần; Đứng lên ngồi xuống trên 1 chân: 2x9 lần, nhảy lò cò trên 1 chân: 2x15m
- Trò chơi thư giản: Tổ chức trò chơi “Tìm người chỉ huy”
E - HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG: 5 phút
- Học sinh thả lỏng tích cực theo sự điều khiển của giáo viên
- Đội hình cự li rộng
- GV nhận xét và giao cho học sinh về nhà sưu tầm tư liệu về Nhảy cao
- Tự tập luyện các kỷ thuật: chạy đà, giậm nhảy, trên không, tiếp đất
- Đội hình xuống lớp cự li hẹp.
TIẾT 18: CHỦ ĐỀ 5Mục tiêu:1. Kiến thức: Biết cách hoàn thiện kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất; biết cách thực hiện bài tập phát triển thể lực để nâng cao thành tích; biết cách chơi trò chơi và tổ chức trò chơi
2. Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất
; thực hiện được bài tập phát triển thể lực; thực hiện được chơi trò chơi và tổ chức trò chơi
3. Thái độ: Tập luyện nghiêm túc, tích cực.
A. Hoạt động khởi độngHoạt động lớp- GV tập trung lớp thành 4 hàng ngang giới thiệu nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu giờ học
- Lớp thành 4 hàng ngang giản cách cự ly một sải tay: + Ban cán sự lớp cho lớp khởi động với bài tập thể dục tay không 7 động tác: Tay, tay ngực, lườn, lưng bung, vặn mình, chân và toàn thân: 3x8 nhịp
+ Sau đó xoay các khớp, ép dẻo dây chằng dọc, ngang; chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông và bật nhảy tại chỗ bằng 2 chân: 3x8 nhịp
B. Hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động cả lớp- 4 hàng ngang giản cách cự ly 1 sải tay, giáo viên tổ chức, hướng dẫn kỹ thuật động tác bổ trợ.
+ 1 bước, 3 bước đưa đặt chân giạm nhảy: 3 lần
+ 1 bước, 3 bước đưa đặt chân giậm, đá chân lăng, bật nhảy và quay thân: 3 lần
ê
Đội hình 1
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoàn thiện kỹ thuật chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất của nhảy cao kiểu nằm nghiêng


C. Hoạt động thực hành. Hoạt động nhóm Chia lớp ra thành 2 bộ phận: Nam và nữ
- Nam: Luyện tập các nội dung nhảy cao theo hưỡng dẫn của giáo viên:
+ Thành 1 hàng dọc, đà chính diện từ 5 đến 7 bước đà, giậm nhảy, thu chân giậm qua xà, rơi xuống bằng chân giậm, chân lăng vẫn giữ thẳng: 2- 3 lần theo dòng nước chảy
+ Đà chếch, 1 bước đà, giậm nhảy thực hiện giai đoạn tiếp đất: 3 lần
+ Đà chếch, từ 5, 7, 9,11 bước đà thực hiện hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất: Mức xà đầu tiên cao 100 cm, sau đó tăng thêm 5 mức xà, mỗi mức xà từ 5cm, mỗi mức xà học sinh thực hiên 2 lần
+ Giáo viên quan sát sửa sai: những học sinh thực hiện sai kỹ thuật các giai đoạn, giáo viên tập trung thành nhóm riêng để sửa sai.
+ Các mức xà cao, những học sinh không có khả năng nhảy được nữa thì đứng quan sát
- Nữ: Luyện tập Nhảy dây, đá cầu
- Sau nữa thời gian Nam và Nữ đổi chỗ cho nhau: Mức xà của nữ đều tiên là 80cm, sau đó tăng 4 mức xà, mỗi mức xà 5cm
D - HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG- Lựa chọn 2 học sinh ngẩu nhiên (1 nam và 1 nữ) lên thực hiện hoàn thiện kỹ thuật chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất của nhảy cao kiểu nằm nghiêng.
- Gọi 2 học sinh nhận xét, sau đó giáo viên chốt lại
- Luyện tập thể lực cả lớp: Giáo viên cho học sinh tập đồng loạt các bài tập:
Nam: Bật cóc tiến lùi: 2 x17 lần; Đứng lên ngồi xuống trên 1 chân: 2x17 lần, nhảy lò cò trên 1 chân: 2x20m
Nữ: Bật cóc tiến lùi: 2 x11 lần; Đứng lên ngồi xuống trên 1 chân: 2x10 lần, nhảy lò cò trên 1 chân: 2x15m
- Trò chơi thư giản: Tổ chức trò chơi “Tìm người chỉ huy”
E - HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG: 5 phút
- Học sinh thả lỏng tích cực theo sự điều khiển của giáo viên
- Đội hình cự li rộng
- GV nhận xét và giao cho học sinh về nhà sưu tầm tư liệu về Nhảy cao
- Tự tập luyện các kỷ thuật: chạy đà, giậm nhảy, trên không, tiếp đất
- Đội hình xuống lớp cự li hẹp.
TIẾT 19: CHỦ ĐỀ 6Mục tiêu:1. Kiến thức: Biết cách hoàn thiện kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất và nâng cao thành tích; biết cách thực hiện bài kiểm tra nhảy cao; biết cách chơi trò chơi
2. Kỹ năng: Thực hiện cơ bản tốt kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất
; thực hiện kiểm tra đạt yêu cầu; thực hiện được chơi trò chơi
3. Thái độ: Tập luyện nghiêm túc, tích cực.
A. Hoạt động khởi độngHoạt động lớp- GV tập trung lớp thành 4 hàng ngang giới thiệu nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu giờ học
- Lớp thành 4 hàng ngang giản cách cự ly một sải tay: + Ban cán sự lớp cho lớp khởi động với bài tập thể dục tay không 7 động tác: Tay, tay ngực, lườn, lưng bung, vặn mình, chân và toàn thân: 3x8 nhịp
+ Sau đó xoay các khớp, ép dẻo dây chằng dọc, ngang; chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông và bật nhảy tại chỗ bằng 2 chân: 3x8 nhịp
B. Hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động cả lớp- 4 hàng ngang giản cách cự ly 1 sải tay, giáo viên tổ chức, hướng dẫn kỹ thuật động tác bổ trợ.
+ 1 bước, 3 bước đưa đặt chân giạm nhảy: 3 lần
+ 1 bước, 3 bước đưa đặt chân giậm, đá chân lăng, bật nhảy và quay thân
ê
Đội hình 1
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoàn thiện kỹ thuật chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất của nhảy cao kiểu nằm nghiêng


C. Hoạt động thực hành. Hoạt động nhóm Chia lớp ra thành 2 bộ phận: Nam và nữ
- Nam: Luyện tập các nội dung nhảy cao theo hưỡng dẫn của giáo viên:
+ Thành 1 hàng dọc, đà chính diện từ 5 đến 7 bước đà, giậm nhảy, thu chân giậm qua xà, rơi xuống bằng chân giậm, chân lăng vẫn giữ thẳng: 2- 3 lần theo dòng nước chảy: Mức xà 90cm (nam), mức xà 70cm (nữ).
+ Đà chếch, từ 5, 7, 9,11 bước đà thực hiện hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất: Mức xà đầu tiên cao 100 cm, sau đó tăng thêm 5 mức xà, mỗi mức xà từ 5cm, mỗi mức xà học sinh thực hiên 2 lần
+ Giáo viên quan sát sửa sai: những học sinh thực hiện sai kỹ thuật các giai đoạn, giáo viên tập trung thành nhóm riêng để sửa sai.
+ Các mức xà cao, những học sinh không có khả năng nhảy được nữa thì đứng quan sát. Sau khi các học sinh nhảy ở các mức xà cao không qua nữa, nếu còn thời gian, giáo viên cho hạ mức xà vừa để các học sinh khác tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật.
- Nữ: Luyện tập Nhảy dây, đá cầu
- Sau nữa thời gian Nam và Nữ đổi chỗ cho nhau: Mức xà của nữ đều tiên là 80cm, sau đó tăng 4 mức xà, mỗi mức xà 5cm
D - HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Kiểm tra thử 4 học sinh, mỗi học sinh thực hiện ở hai mức xà
- Gọi 2 học sinh nhận xét, sau đó giáo viên chốt lại và dặn dò một số vấn đề chuẩn bị cho kiểm tra vào giờ sau.
- Luyện tập thể lực cả lớp: Giáo viên cho học sinh tập đồng loạt các bài tập:
Nam: Bật cóc tiến lùi: 2 x 18 lần; Đứng lên ngồi xuống trên 1 chân: 2x18 lần, nhảy lò cò trên 1 chân: 2x20m
Nữ: Bật cóc tiến lùi: 2 x12 lần; Đứng lên ngồi xuống trên 1 chân: 2x11 lần, nhảy lò cò trên 1 chân: 2x15m
- Trò chơi thư giản: Tổ chức trò chơi “Tìm người chỉ huy”
E - HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG: 5 phút
- Học sinh thả lỏng tích cực theo sự điều khiển của giáo viên
- Đội hình cự li rộng
- GV nhận xét và giao cho học sinh về nhà sưu tầm tư liệu về Nhảy cao
- Tự tập luyện các kỷ thuật: chạy đà, giậm nhảy, trên không, tiếp đất
- Đội hình xuống lớp cự li hẹp.
TIẾT 20: CHỦ ĐỀ 7Mục tiêu: 1. Kiến thức: BiÕt c¸ch thùc hiÖn ®îc kü thuËt nh¶y cao n»m nghiªng
2. Kỹ năng: Thùc hiÖn tèt kü thuËt 2 giai ®o¹n ch¹y ®µ, giËm nh¶y, thùc hiÖn c¬ b¶n ®óng kü thuËt giai ®o¹n trªn kh«ng vµ tiÕp ®Êt
3. Thái độ: Tập luyện nghiêm túc, tích cực.
A. Hoạt động khởi độngHoạt động lớp- GV tập trung lớp thành 4 hàng ngang giới thiệu nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu giờ học
- Lớp thành 4 hàng ngang giản cách cự ly một sải tay: + Ban cán sự lớp cho lớp khởi động với bài tập thể dục tay không 7 động tác: Tay, tay ngực, lườn, lưng bung, vặn mình, chân và toàn thân: 3x8 nhịp
+ Sau đó xoay các khớp, ép dẻo dây chằng dọc, ngang; chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông và bật nhảy tại chỗ bằng 2 chân: 3x8 nhịp
B. Hoạt động thực hànhGiáo viên phổ biến kế hoạch kiểm tra: Mức xà, kỹ thuật yêu cầu của nội dung kiểm tra
X x x x X x X x X x X x X x X x X x ê Đội hình kiểm tra | |


Phương pháp kiểm tra: Giáo viên gọi mỗi nhóm 5 học sinh ra kiểm tra, các học sinh thực hiện luân phiên nhau và thực hiện 3 lần ở một mức xà. Mức xà do học sinh chọn theo nhóm, gồm các mức xà sau:
+ Nam: 1,20m; 1,10m; 1,00m; 0,95m
+ Nữ: 1,05; 0,95m; 0,90m; 0,85m
Cách tính điểm:
+ Điểm 9,10: Thực hiện đúng kỹ thuật 4 giai đoạn và thành tích đạt 1,20m (nam) và 0,95m (nữ)
+ Điểm 7,8: Thực hiện đúng kỹ thuật 4 giai đoạn và thành tích đạt 1,10m (nam) và 1,05m (nữ)
+ Điểm 5,6: Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật 4 giai đoạn, còn một số sai sót về kỹ thuật các giai đoạn và thành tích đạt 1,00m (nam) và 0,90m (nữ)
+ Điểm 3,4: Thực hiện không đúng kỹ thuật 4 giai đoạn và thành tích đạt 0,95m (nam) và 0,85m (nữ)
+ Điểm 1,2: Không thực hiện được kỹ thuật 4 giai đoạn và không đạt thành tích tối thiểu
* Lưu ý: Từ điểm 5 trở là đạt (Đ)
Từ 4 điểm trở xuống là chưa đạt (CĐ)
C - HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG: 5 phút
- Học sinh thả lỏng tích cực theo sự điều khiển của giáo viên
- Đội hình cự li rộng
- GV nhận xét và giao cho học sinh về nhà sưu tầm tư liệu về Nhảy cao
- Tự tập luyện các kỷ thuật: chạy đà, giậm nhảy, trên không, tiếp đất
- Đội hình xuống lớp cự li hẹp.
NGƯỜI THỰC HIỆN NGÔ ĐỨC CHÍNH
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 167.00 KB )