MÔN: THỂ DỤCCHỦ ĐỀ: NHẢY XA ƯỠN THÂN LỚP 11 PHẦN I: MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO CHỦ ĐỀ NỘI DUNG | CÂU HỎI/BÀI TẬP | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG THẤP | VẬN DỤNG CAO |
1. Chuẩn kiến thức, kỷ năng - Biết cách thực hiện các giai đoạn nhảy xa ưỡn thân, một số trò chơi, động tác bổ trợ kỹ thuật và phát triển sức mạnh của chân. - Hiểu một số điều luật trong nhảy xa. - Thực hiện cơ bản đúng 4 giai đoạn kỹ thuật. - Vận dụng những hiểu biết về luật để áp dụng trong tập luyện và thi đấu. | Trắc nghiệm, tự luận | - HS nêu được 4 giai đoạn nhảy xa ưỡn thân. - HS nêu được một số bài tập bổ trợ kỹ thuật và phát triển sức mạnh của chân. - HS nêu được một số điểm luật trong luật điền kinh ( nhảy xa). | - HS trình bày được tên từng giai đoạn kỹ thuật động tác và nêu được tác dụng của từng bước. - HS nêu được tác dụng của một số bài tập bổ trợ kỹ thuật và phát triển sức mạnh của chân. - HS hiểu được một số điểm luật trong luật điền kinh ( nhảy xa). | - HS nhận xét được tên các giai đoạn trong kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân và giải thích tương đối đầy đủ. - HS nêu được một số bài tập và giải thích khá đầy đủ tác dụng của từng giai đoãn kỹ thuật. - HS giải thích khá đầy đủ một số điểm luật thông qua thi đấu. | - HS phân tích kỹ thuật 4 giai đoạn nhảy xa ưỡn thân một cách hoàn chỉnh. - HS nắm chắc tên một số bài tập và nêu được tác dụng của từng bài tập. - HS giải thích được những sai lầm thường gặp cũng như vi phạm luật khi tham gia thi đấu. |
2. Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề | Thực hành | | | HS thực hiện cơ bản đúng các giai đoạn trong kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân, một số trò chơi, động tác bổ trợ kỹ thuật và phát triển sức mạnh của chân. - HS tổ chức được nhóm tập luyện do giáo viên phân công. | - HS thực hiện hoàn chỉnh các giai đoạn kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân. - Tự giác tập luyện và biết lựa chọn bài tập, động tác kỹ thuật phù hợp. |
3. Năng lực hướng tới | | | | Vận dụng kiến thức để tập luyện hàng ngày nâng cao sức khỏe | Tham gia thi đấu |
PHẦN II: CÂU HỎI1. Câu hỏi Nhận biết:Câu 1: Có bao nhiêu kỹ thuật nhảy xa đã học ở THCS?
a.1 b.2 c.3 d.4
Đáp án: a (Nhảy xa kiểu ngồi )
Câu 2: Kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân có mấy giai đoạn?
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5
Đáp án: c ( có 4 giai đoạn)
Câu 3: Hãy kể tên các giai đoạn nhảy xa?
Đáp án: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất
Câu 4: Có mấy tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà?
Đáp án: 2 tư thế: Tư thế chân trước chân sau, hoặc hai chân song song
Câu 5: Khi bước chạy đà lẽ thì đứng chân nào trước?
Đáp án: Chân lăng trước, chân giậm nhảy sau.
2. Thông hiểu:Câu 1: Trình bày cách đo đà trong nhảy xa?
Đăp án: Đặt chân giậm nhảy vào váo giậm nhảy và đi ngược hướng đà, cứ 2 bước thường tính 1 bước chạy đà. Bước chạy đà lẻ thì đặt chân lăng trước, bước chạy đà chẵn thì đặt chân giậm nhảy trước.
Câu 2: Cự ly đà đối với học sinh THPT là bao nhiêu m?
Đáp án: Từ 15 đến 25 m
Câu 3: Kỹ thuật chạy đà trong nhảy xa giống kỹ thuật môn gì em đã học?
Đáp án: Giống kỹ thuật chạy ngắn.
Câu 4: Góc độ giậm nhảy trong nhảy xa là bao nhiêu độ?
Đáp án: 70 – 78
0Câu 5: Trong nhảy xa ưỡn thân có thời kỳ bước bộ trên không hay không?
Đáp án: Có
3. Câu hỏi Vận dụng thấp:Câu 1: : Kĩ thuật nhảy xa kiểu “ Ưỡn thân” khác với kĩ thuật nhảy xa “Kiểu ngồi” ở giai đoạn nào ?
Đáp án: Giai đoạn trên không
Câu 2: Trong kỹ thuật nhảy xa, hai giai đoạn nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Đáp án: Chạy đà và giậm nhảy - Vì thành tích nhảy xa (S) về cơ bản phụ thuộc vào góc bay của thân thể khi rời đất và tốc độ bay ban đầu (Vo). Tốc độ bay phụ thuộc nhiều vào tốc độ đà tối đa có được trước lúc giậm nhảy và lực giậm nhảy.
Về lý thuyết: Độ bay xa của lần nhảy được tính theo công thức
Vo Sin 2α
S = ----------------
G
Trong đó
S : là độ xa
Vo: là tốc độ bay ban đầu
α : Là góc bay
G : Là gia tốc rơi tự do
Câu 3: Theo em trong hai kiểu nhảy xa kiểu ngồi và ưỡn thân thì kiểu nào thành tích tốt hơn? Vì sao?
Câu 4: Thực hiện cách đo đà trong nhảy xa với bước đà là 9 bước đà, 11 bước đà?
Câu 5: Đà 3 bước, 5 bước, 7 bước giậm nhảy thực hiện tư thế bước bộ?
Đáp án: Tư thế bước bộ là tư thế khi chân giậm nhảy rời khỏi ván giậm nhảy giữ tư thế thẳng, còn chân lăng co vuông góc với đầu gối.
4. Câu hỏi Vận dụng cao:Câu 1: Nhóm xem tranh giai đoạn nhảy xa ưỡn thân và thực hành nhảy xa ưỡn thân với bước đà 3, 5, 7 bước đà ở hố nhảy có bục giậm nhảy?
Câu 2: Động tác cơ bản nào phải thực hiện ở giai đoạn trên không trong nhảy xa kiểu “ưỡn thân”?
Đáp án: Động tác cơ bản nào phải thực hiện ở giai đoạn trên không trong nhảy xa kiểu “ưỡn thân” là động tác ưỡn và gập thân.
Câu 3: Hãy sửa sai cho bạn khi bạn thực hiện sai kĩ thuật trên không, tiếp đất (bằng lời nói hoặc thực hiện động tác đúng để bạn bắt chước)?
Câu 4: Hãy tổ chức một số động bổ trợ cho kĩ thuật nhảy xa ưỡn thân?
Câu 5: Lựa chọn một số bài tập để nâng cao thành tích và phát triển thể lực trong nhảy xa ưỡn thân?
PHẦN III: KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ NHẢY XA Chủ đề 1 | + Tập mô phỏng động tác chân lăng, động tác chân giậm + Học kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy. + Trò chơi. |
Chủ đề 2 | + Tập mô phỏng động tác chân lăng, động tác chân giậm nhảy + Ôn kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy – Học giai đoạn trên không kiểu ưỡn thân + Trò chơi. |
Chủ đề 3 | + Một số động tác bổ trợ nhảy xa ưỡn thân + Học giai đoạn tiếp đất; Ôn phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân + Trò chơi thể lực |
Chủ đề 4 | + Bài tập bỗ trợ nâng cao thành tích + Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân + Một số điểm trong Luật Điền kinh (phần nhảy xa) + Trò chơi do giáo viên chọn |
Chủ đề 5 | + Hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích nhảy xa ưỡn thân + Kiểm tra thử + Trò chơi |
Chủ đề 6 | + Kiểm tra |
PHẦN IV: BÀI SOẠN CHỦ ĐỀ NHẢY XA LỚP 11 I. MỤC TIÊU:- Biết cách thực hiện một động tác bổ trợ kĩ thuật; các giai đoạn kĩ thuật trong Nhảy xa kiểu “ Ưỡn thân”; Bài tập bỗ trợ nâng cao thành tích và một số điều luật trong Luật Điền kinh ( phần Nhảy xa ).
- Biết phối hợp các giai đoạn kỹ thuật để tổ chức tập luyện và thi đấu
- Nắm và vận dụng những hiểu biết về luật vào luyện tập, thi đấu
II. NỘI DUNG: Một số động tác bổ trợ kĩ thuật; các giai đoạn kĩ thuật trong Nhảy xa kiểu “ Ưỡn thân”; Bài tập bỗ trợ nâng cao thành tích và một số điều luật trong Luật Điền kinh ( phần Nhảy xa ).
III. CHUẨN BỊ: GV: Tranh ảnh Nhảy xa, hố nhảy, bục nhảy, thước dây, vét xới cát
HS: Đồng phục TD theo quy định, phân công vệ sinh khu vực tập luyện, hố nhảy
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY TIẾT 36 PPCT: Chủ đề 1 Nhảy xa ưỡn thân I. MỤC TIÊU:- Kiến thức: Biết cách thực hiện mô phỏng động tác chân lăng, động tác chân giậm; kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy và trò chơi.
- Kĩ năng: Bước đầu thực hiện được mô phỏng động tác chân lăng, động tác chân giậm; kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy và trò chơi
.- Thái độ: Nghiêm túc trong tập luyện nhóm, tích cực giúp nhau hoàn thành các bài tập
. II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:Hoạt động lớp:- Cán sự tập trung lớp thành 4 hàng ngang
- Giáo viên nhận lớp và giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của giờ học; kiểm tra sức khõe ,sỉ số
+ Đội hình nhận lớp:
GV
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
- Hướng dẫn học sinh khởi động:
+ Bài Thể dục tay không 7 động tác: Tay, tay ngực, lườn, lưng bụng, vặn mình, chân và toàn thân.
+ Khởi động chuyên môn: Xoay các khớp, ép dây chằng dọc, ngang. Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông.
+ Đội hình khởi động :
GV
x x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x
- Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Ở THCS em đã học những kiểu nhảy xa gì?
Đáp án: Nhảy xa kiểu ngồi.
Câu 2: Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi có mấy giai đoạn? Hãy kể tên các giai đoạn nhảy xa?
Đáp án: Có 4 giai đoạn, gồm: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất.
Câu 3: Có mấy tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà?
Đáp án: 2 tư thế: Tư thế chân trước chân sau, hoặc hai chân song song.
Câu 4: Kỹ thuật chạy đà trong nhảy xa giống kỹ thuật môn gì em đã học?
Đáp án: Giống kỹ thuật chạy ngắn.
Câu 5: Trình bày cách đo đà trong nhảy xa?
Đăp án: Đặt chân giậm nhảy vào váo giậm nhảy và đi ngược hướng đà, cứ 2 bước thường tính 1 bước chạy đà. Bước chạy đà lẻ thì đặt chân lăng trước, bước chạy đà chẵn thì đặt chân giậm nhảy trước.
Câu 6: Cự ly đà đối với học sinh THCS là bao nhiêu m?
Đáp án: Cự ly đà của học sinh THCS khoảng 15-25m đối với nam và 10 – 20m đối với nữ, đối với người mới tập có thể ngắn hơn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI* Hoạt động cả lớp: - Cho học sinh xem xem tranh mô phỏng động tác chân lăng và chân giậm và dành 2 phút để học sinh nghiên cứu và thảo luận theo hai bộ phận nam và nữ. Sau đó mỗi bộ phận cữ ra hai học sinh thực hiện 2 động tác đó.
- Cả lớp cùng giáo viên quan sát. Giáo viên cho hai nhóm nhận xét lẫn nhau và cuối cùng giáo viên kết luận và thực hiện nhảy thị phạm.
- Cho học sinh xem tư liệu về thời kỳ bước bộ trong nhảy xa và dành 2 phút để học sinh nghiên cứu và thảo luận theo hai bộ phận nam và nữ. Sau đó mỗi bộ phận cử ra 1 học sinh thực hiện tư thế bước bộ.
- Cả lớp cùng giáo viên quan sát. Giáo viên cho hai nhóm nhận xét lẫn nhau và cuối cùng giáo viên kết luận và thực hiện nhảy thị phạm.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH* Hoạt động cả lớp:
- Tập mô phỏng động tác ưỡn của chân lăng và ưỡn của chân giậm nhảy: 3 –4lần
- Xuất phát cao chạy nhanh 10 – 15 m: Theo từng hàng: 3- 4 lần
* Hoạt động nhóm: Chia lớp thành 2 bộ phận: Nam và Nữ
- Bộ phân 1(Nữ): Thực hiện ở hố nhảy 1
- Bộ phận 2 (Nam): Thực hiện ở hố nhảy 2
+ Chạy đà tự do xác định chân giậm nhảy
+ Thực hiện cách đo đà: 7 đến 9 bước đà
+ Chạy đà 3 bước, 5 bước, 7 bước thực hiện đặt chân giậm vào ván giậm nhảy (không giậm nhảy)
+ Chạy đà 5 bước, 7 bước giậm nhảy, thực hiện tư thế bước bộ rơi vào hố cát.
- GV quan sát, nhắc nhở, sửa sai cả hai hố nhảy.


x x x x x x
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG- GV yêu cầu mỗi nhóm cử 02 HS thực hiện mô phỏng động tác ưỡn của chân lăng và chân giậm
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và đánh giá
- Trò chơi: Kết đoàn; Chim bay, cò bay – Đội hình chơi: Vòng tròn
E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG- Học sinh thả lỏng tích cực theo sự điều khiển của giáo viên
+ Đội hình cự li rộng
- Giáo viên nhận xét và giao cho học sinh về nhà sưu tầm tư liệu về Nhảy xa
- Tự tập luyện các kỷ thuật: chạy đà, giậm nhảy, trên không.
+ Đội hình xuống lớp cự li hẹp.
TIẾT 37 PPCT: Chủ đề 2 Nhảy xa ưỡn thân I. MỤC TIÊU:- Kiến thức: Biết cách thực hiện mô phỏng động tác chân lăng, động tác chân giậm; kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy – trên không kiểu ưỡn thân và Bài tập phát triển thể lực.
- Kĩ năng: Thực hiện cơ bản đúng mô phỏng động tác chân lăng, động tác chân giậm; Thực hiện được kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy – trên không kiểu ưỡn thân và Bài tập phát triển thể lực.
- Thái độ: Nghiêm túc trong tập luyện nhóm, tích cực giúp nhau hoàn thành các bài tập
. II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
A. Hoạt động khởi độngHoạt động lớp: 10 phút
Hoạt động lớp:- Cán sự tập trung lớp thành 4 hàng ngang
- Giáo viên nhận lớp và giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của giờ học; kiểm tra sức khõe ,sỉ số
+ Đội hình nhận lớp:
GV
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
- Hướng dẫn học sinh khởi động:
+ Bài Thể dục tay không 7 động tác: Tay, tay ngực, lườn, lưng bụng, vặn mình, chân và toàn thân
+ Khởi động chuyên môn: Xoay các khớp, ép dây chằng dọc, ngang. Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông.
+ Đội hình khởi động và bổ trợ:
GV
x x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x
- Kiểm tra bài củ:
Câu 1: Trong chạy đà nhảy xa Bước đà lẻ thì đặt chân nào trước?
Đáp án: Bước chạy đà lẻ thì đặt chân lăng trước, bước chạy đà chẵn thì đặt chân giậm nhảy trước.
Câu 2: Cự ly đà đối với học sinh THPT là bao nhiêu m?
Đáp án: 15 – 25m
Câu 3: Khi đặt chân giậm nhảy vào ván giậm nhảy thì đặt bằng nữa bàn chân hay cả bàn chân?
Đáp án: Đặt bằng cả bàn chân
Câu 4: Góc độ giậm nhảy trong nhảy xa ưỡn thân là bao nhiêu độ?
Đáp án: 70 – 78
0Câu 5: Em hãy thực hiện cách đo đà trong nhảy xa ưỡn thân?
Câu 6: Em hãy thực hiện tư thế bước bộ trong nhảy xa ưỡn thân?
B. Hoạt động hình thành kiến thức mớiHoạt động cả lớp
- Cho học sinh xem tranh giai đoạn trên không kiểu ưỡn thân và dành 2 phút để học sinh nghiên cứu và thảo luận theo hai bộ phận nam và nữ. Sau đó mỗi bộ phận cử ra hai học sinh thực hiện giai đoạn trên không kiểu ưỡn thân (có bục giậm nhảy). Cả lớp cùng giáo viên quan sát.
- Giáo viên cho hai nhóm nhận xét lẫn nhau và cuối cùng giáo viên kết luận và thực hiện nhảy thị phạm.
************** **************
GV ************** ************** C. Hoạt thực hành* Hoạt động nhóm: Chia lớp thành 2 bộ phận: Nam và Nữ
- Bộ phân 1(Nữ): Thực hiện ở hố nhảy 1
- Bộ phận 2 (Nam): Thực hiện ở hố nhảy 2
+ Chạy đà 3 bước, 5 bước, 7 bước thực hiện tư thế bước bộ: 2 – 3 lần mỗi mức đà
+ Đứng trên bàn học sinh thực hiện giai đoạn trên không kiểu ưỡn thân: 2 – 3 lần
+ Đà 3, 5,7 giậm nhảy thực hiện giai đoạn ưỡn thân có bục nhảy
+ Đàn tăng dần (7 bước đà trở lên) thực hiện cả ba giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, trên không kiểu ưỡn thân.
- GV quan sát, nhắc nhở, sửa sai cả hai hố nhảy.


x x x x x x
D. Hoạt động ứng dụngHoạt động lớp - Giáo viên cho 2 học sinh thực hiện các kỷ thuật chạy đà, giậm nhảy, trên không kiểu ưỡn thân.
- Giáo viên cùng học sinh quan sát và nhận xét
- Bài tập phát triển thể lực:
+ Bật cóc tiến lùi: 1- 2 lần (20 cái – 30 cái mỗi lần)
+ Đứng lên ngồi xuống trên hai chân: 1 – 2 lần (60 cái – 80 cái mỗi lần)
E. Hoạt động mở rộng: 5 phút
- Học sinh thả lỏng tích cực theo sự điều khiển của giáo viên
+ ĐH cự li rộng
- GV nhận xét và giao cho học sinh về nhà sưu tầm tư liệu về Nhảy xa
- Tự tập luyện các kỷ thuật: chạy đà, giậm nhảy, trên không.
+ ĐH xuống lớp cự li hẹp.
TIẾT 38 PPCT: Chủ đê 3 Nhảy xa ưỡn thân I. MỤC TIÊU:- Kiến thức: Biết cách thực hiện Một số động tác bổ trợ nhảy xa ưỡn thân; kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất kiểu ưỡn thân và Trò chơi thể lực.
- Kĩ năng: Thực hiện cơ bản đúng Một số động tác bổ trợ nhảy xa ưỡn thân; Thực hiện được kỹ thuật giai đoạn chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất kiểu ưỡn thân và Trò chơi thể lực.
- Thái độ: Nghiêm túc trong tập luyện nhóm, tích cực giúp nhau hoàn thành các bài tập
. II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
A. Hoạt động khởi độngHoạt động lớp: 10 phút
Hoạt động lớp:- Cán sự tập trung lớp thành 4 hàng ngang
- Giáo viên nhận lớp và giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của giờ học; kiểm tra sức khõe ,sỉ số
+ Đội hình nhận lớp:
GV
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
- Hướng dẫn học sinh khởi động:
+ Bài Thể dục tay không 7 động tác: Tay, tay ngực, lườn, lưng bụng, vặn mình, chân và toàn thân
+ Khởi động chuyên môn: Xoay các khớp, ép dây chằng dọc, ngang. Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông.
+ Đội hình khởi động và bổ trợ:
GV
x x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x
- Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Đà 7 bước giậm nhảy thực hiện tư thế bước bộ?
Câu 2: Đà 7 bước thực hiện giai đoạn trên không với bục nhảy và không bục nhảy?
B. Hoạt động hình thành kiến thức mớiHoạt động cả lớp:- Cho học sinh xem tranh giai đoạn tiếp đât kiểu ưỡn thân và dành 2 phút để học sinh nghiên cứu và thảo luận theo hai bộ phận nam và nữ. Sau đó mỗi bộ phận cử ra hai học sinh thực hiện giai đoạn tiếp đất kiểu ưỡn thân (có bục giậm nhảy).
- Cả lớp cùng giáo viên quan sát. Giáo viên cho hai nhóm nhận xét lẫn nhau và cuối cùng giáo viên kết luận và thực hiện nhảy thị phạm.
************** **************

GV ************** ************** C. Hoạt thực hành* Hoạt động nhóm: Chia lớp thành 2 bộ phận: Nam và Nữ
- Bộ phân 1(Nữ): Thực hiện ở hố nhảy 1
- Bộ phận 2 (Nam): Thực hiện ở hố nhảy 2
- Nam và nữ thực hiện các nội dung sau
+ Chạy đà 3 bước, 5 bước, 7 bước thực hiện tư thế bước bộ: 2 – 3 lần mỗi mức đà
+ Đứng trên bàn học sinh thực hiện giai đoạn tiếp đất kiểu ưỡn thân: 2 – 3 lần
+ Đà 3, 5,7 giậm nhảy thực hiện giai đoạn ưỡn thân và tiếp đất có bục nhảy
+ Đàn tăng dần (7 bước đà trở lên) thực hiện cả 4 giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất kiểu ưỡn thân.
- GV quan sát, nhắc nhở, sửa sai cả hai hố nhảy.


x x x x x x
D. Hoạt động ứng dụng:Hoạt động lớp- Giáo viên cho 2 học sinh thực hiện các kỷ thuật chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất kiểu ưỡn thân.
- Giáo viên cùng học sinh quan sát và nhận xét
- Trò chơi: Lò cò tiếp sức: 1- 2 lần

x x x x x x x x

x x x x x x x x
E. Hoạt động mở rộng: 5 phút
- Học sinh thả lỏng tích cực theo sự điều khiển của giáo viên
+ ĐH cự li rộng
- GV giao cho học sinh về nhà sưu tầm tư liệu về nhảy xa
- Tự tập luyện các kỷ thuật nhảy xa đã học.
+ ĐH xuống lớp cự li hẹp
TIẾT 39 PPCT: Chủ đề 4 Nhảy xa ưỡn thân I. MỤC TIÊU:- Kiến thức: Biết cách thực hiện bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy xa ưỡn thân; Hoàn thiện kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất kiểu ưỡn thân và Một số điểm trong Luật Điền kinh (phần nhảy xa)
- Kĩ năng: Thực hiện được bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy xa ưỡn thân; Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân và năm được Một số điểm trong Luật Điền kinh (phần nhảy xa).
- Thái độ: Nghiêm túc trong tập luyện nhóm, tích cực giúp nhau hoàn thành các bài tập
. II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
A. Hoạt động khởi động Hoạt động lớp: 10 phút
Hoạt động lớp:- Cán sự tập trung lớp thành 4 hàng ngang
- Giáo viên nhận lớp và giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của giờ học; kiểm tra sức khõe ,sỉ số
+ Đội hình nhận lớp:
GV
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
- Hướng dẫn học sinh khởi động:
+ Bài Thể dục tay không 7 động tác: Tay, tay ngực, lườn, lưng bụng, vặn mình, chân và toàn thân
+ Khởi động chuyên môn: Xoay các khớp, ép dây chằng dọc, ngang. Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông.
+ Đội hình khởi động và bổ trợ:
GV
x x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x
B. Hoạt động hình thành kiến thức mớiHoạt động cả lớp: 30 phút
- Giáo viên phát Luật Điền kinh (phần nhảy xa) cho học sinh và dành 3 phút để học sinh nghiên cứu và thảo luận theo hai bộ phận nam và nữ. Sau đó mỗi bộ phận cử ra 1 học sinh để trả lời câu hỏi của giáo viên đề ra.
************** **************
GV ************** ************** - Một số điểm trong Luật Điền kinh (Phần nhảy xa):
Đường chạy đà: Rộng: 1,22 – 1,55m, dài 40 – 45 m và được đánh dấu bằng những vạch trắng rộng 5cm.
Ván giậm nhảy: Là một khối hình hộp đặc bằng gỗ hoặc vật liệu cứng phù hợp khác, có chiều dài 1,21 – 1,22 m. Ván sơn màu trắng, được chôn ngang mức với đường chạy đà và bề mặt của khu vực rơi. Cạnh ván giậm gần với khu vực rơi được gọi là vạch giậm nhảy. Ngay sau vạch giậm nhảy được đặt một ván phủ chất dẻo để giúp trọng tài xác định phạm quy.
Hố nhảy: Có chiều rộng 2,75 – 3m, chiều dài không ngắn hơn 6m, chiều sâu 0,5m được đổ đầy cát ẩm và xốp, mặt trên cao bằng ván giậm nhảy.
Thi đấu: Trong thi đấu vận động viên ( VĐV ) phải nhảy theo thứ tự quy định thông qua rút thăm. Khi có 8 VĐV trở xuống tham gia thi đấu, mỗi VĐV được nhảy 6 lần, nếu có trên 8 VĐV thi đấu thì mỗi VĐV nhảy 3 lần, sau đó 8 VĐV có thành tích cao được nhảy thêm 3 lần. Mỗi VĐV được tính thành tích của lần nhảy tốt nhất trong các lần nhảy bao gồm cả những lần nhảy để quyết định vị trí đầu tiên khi có sự bằng nhau.
Những trường hợp phạm quy:+ Chạm đất phía sau vạch giậm nhảy bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, dù chạy đà giậm nhảy hoặc không giậm nhảy.
+ Giậm nhảy phía bên ngoài phạm vi hai đầu ván, dù ở phía sau hay phía trước đường kéo dài của vạch giậm nhảy.
- Trong quá trình rơi xuống, điểm chạm đất phía bên ngoài khu vực rơi gần với ván giậm hơn so với điểm chạm gần nhất trong khu vực rơi hoặc sau khi hoàn thành lần nhảy đi ngược lại phía sau qua khu vực rơi xuống hoặc thực hiện bất kỳ hình thức nhào lộn nào trong khi chạy đà hoặc trong lúc nhảy.
C. Hoạt động thực hànhHoạt động nhóm: Chia lớp thành 2 bộ phận Nam và Nữ
- Bộ phân 1(Nữ): Thực hiện ở hố nhảy 1
- Bộ phận 2 (Nam): Thực hiện ở hố nhảy 2
- Nam và nữ thực hiện các nội dung sau
+ Chạy đà 3 bước, 5 bước, 7 bước thực hiện tư thế bước bộ: 2 – 3 lần mỗi mức đà
+ Đứng trên bàn học sinh thực hiện giai đoạn tiếp đất kiểu ưỡn thân: 2 – 3 lần
+ Đà 3, 5,7 giậm nhảy thực hiện giai đoạn ưỡn thân và tiếp đất có bục nhảy
+ Đà tăng dần (9 bước đà trở lên) thực hiện cả 4 giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất kiểu ưỡn thân.
- GV quan sát, nhắc nhở, sửa sai cả hai hố nhảy.


x x x x x x
- Bài tập nâng cao thành tích: Thực hiện theo dòng nước chảy vào hố cát ở cacr hai hố nhảy
+ Chạy đà, giậm nhảy, vượt qua chướng ngại vật (sào nhảy cao đặt cách hố 1m và cao 30 cm ) và rơi xuống hố cát: 3-5 lần
+ Chạy đà, giậm nhảy chạm vật chuẩn cách ván giậm nhảy 1,5m, cao 2 – 2,5 m và rơi xuống hố cát: 3-5 lần
D.
Hoạt động ứng dụngHoạt động lớp - Giáo viên cho 2 học sinh thực hiện hoàn thiện 4 giai đoạn kỷ thuật chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất kiểu ưỡn thân.
- Giáo viên cùng học sinh quan sát và nhận xét
E.
Hoạt động mở rộng: 5 phút
- Học sinh thả lỏng tích cực theo sự điều khiển của giáo viên
+ ĐH cự li rộng
- GV nhận xét giờ học
- GV giao cho học sinh về nhà sưu tầm tư liệu về nhảy xa.
- Tự tập kỷ thuật nhảy xa.
+ ĐH xuống lớp cự li hẹp.
TIẾT 40 PPCT: Chủ đề 5 Nhảy xa ưỡn thân I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Biết cách hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân, biết cách kiểm tra thử nội dung nhảy xa ưỡn thân cũng như chơi trò chơi
- Kĩ năng: Thực hiện cơ bản đúng về kỹ thuật và đảm bảo về thành tích của kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân. Biết cách kiểm tra nhảy xa đạt yêu cầu cũng như thực hiện trò chơi.
- Thái độ: Nghiêm túc trong tập luyện nhóm, tích cực giúp nhau hoàn thành các bài tập
. II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
A . Hoạt động khởi động Hoạt động lớp: 10 phut
Hoạt động lớp:- Cán sự tập trung lớp thành 4 hàng ngang
- Giáo viên nhận lớp và giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của giờ học; kiểm tra sức khõe ,sỉ số
+ Đội hình nhận lớp:
GV
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
- Hướng dẫn học sinh khởi động:
+ Bài Thể dục tay không 7 động tác: Tay, tay ngực, lườn, lưng bụng, vặn mình, chân và toàn thân
+ Khởi động chuyên môn: Xoay các khớp, ép dây chằng dọc, ngang. Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông.
+ Đội hình khởi động và bổ trợ:
GV
x x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động cả lớp - Cho học sinh xem tranh nhảy xa ưỡn thân và trả lời một số câu hỏi
Câu 1: Trong kỹ thuật nhảy xa, hai giai đoạn nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu hỏi 2: Theo em trong hai kiểu nhảy xa kiểu ngồi và ưỡn thân thì kiểu nào thành tích tốt hơn? Vì sao?
- Giáo viên lưu ý một số sai lầm thường mắc khi thực hiện kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân.
C. Hoạt động thực hànhHoạt động nhóm: Chia lớp thành 2 bộ phận Nam và Nữ
- Bộ phân 1(Nữ): Thực hiện ở hố nhảy 1
- Bộ phận 2 (Nam): Thực hiện ở hố nhảy 2
- Nam và nữ thực hiện các nội dung sau
+ Chạy đà 3 bước, 5 bước, 7 bước thực hiện tư thế bước bộ: 1 – 2 lần mỗi mức đà
+ Đà 3, 5,7 giậm nhảy thực hiện giai đoạn ưỡn thân và tiếp đất có bục nhảy: 1 – 2 lần mỗi mức xà
+ Đà tăng dần (9 bước đà trở lên) thực hiện cả 4 giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất kiểu ưỡn thân: 4 - 6 lần
- GV quan sát, nhắc nhở, sửa sai cả hai hố nhảy.


x x x x x x
D. Hoạt động ứng dụng:Kiểm tra thử:- Giáo viên cho học sinh thực hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân mỗi em 1 lần có đo thành tích và tính kĩ thuật.
- Giáo viên mức độ đạt được và nhắc nhở về nhà tập thêm những chỗ còn sai sót
- Trò chơi thể lực: Chạy thoi ôm bóng tiếp sức: 1 lần

x x x x x x x x

x x x x x x x x
E. Hoạt động mở rộng - Hồi tỉnh: Thả lỏng các khớp, thân người, bắp chân, tay
- Nhận xét và bài tập về nhà.
TIẾT 41: Chủ đề 6 Nhảy xa ưỡn thân I. MỤC TIÊU:-Kiến thức:Biết cách thực hiện 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân.
-Kỹ năng:Thực hiện cơ bản đúng 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân.
-Thái độ:kiểm tra trung thực khách quan và phát huy hết năng lực bản thân.
II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
A . Hoạt động khởi động Hoạt động lớp:Hoạt động lớp:- Cán sự tập trung lớp thành 4 hàng ngang
- Giáo viên nhận lớp và giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của giờ học; kiểm tra sức khõe ,sỉ số
+ Đội hình nhận lớp:
GV
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
- Hướng dẫn học sinh khởi động:
+ Bài Thể dục tay không 7 động tác: Tay, tay ngực, lườn, lưng bụng, vặn mình, chân và toàn thân
+ Khởi động chuyên môn: Xoay các khớp, ép dây chằng dọc, ngang. Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông.
+ Đội hình khởi động và bổ trợ:
GV
x x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x
B. Hoạt động thực hànhGọi theo danh sách để kiểm tra:



x
- Giáo viên quan sát và chấm điểm
- Cách chấm dựa vào thang điểm sau:
+ Điểm 9- 10 thực hiện cơ bản đúng 4 giai đoạn kỹ thuật.T hành tích tối thiểu 4,8( nam), 3,5(nữ).
+ Điểm 7- 8 thực hiện cơ bản đúng giai đoạn dậm nhảy, trên không. Thành tích tối thiểu 4,3 - 4,7(nam), 3,2 - 3,4(nữ).
+ Điểm 5- 6 thực hiện cơ bản đúng giai đoạn trên không. Thành tích tối thiểu 4,0-4,2(nam); 2,9 - 3,1(nữ).
+ Điểm 3 - 4 không thực hiện được giai đoạn trên không. Thành tích đạt dưới 3,5(nam); 2,8(nữ).
D Hoạt động ứng dụng- Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả kiểm tra
- Trò chơi: Tìm người chỉ huy: Đội hình vòng tròn
E Hoạt động mở rộng - Hồi tỉnh: Thả lỏng các khớp, thân người, bắp chân, tay.
- Nhận xét và bài tập về nhà.
Can Lộc, ngày 11 tháng 11 năm 2020 NGƯỜI THỰC HIỆN NGÔ ĐỨC CHÍNH
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 1.41 MB )
Thảo luận