Rss Feed Đăng nhập

Chuyên đề tháng 10: So sánh nhiệt độ sôi

Gửi lên: 23/10/2019 16:25, Người gửi: hoahoc, Đã xem: 1501
  Trường THPT Nghèn
       Tổ : Hóa                                 Báo cáo chuyên đề tháng 10-Năm học 2019-2020
                                                                                                                                    Giáo viên: Phan Thị Thuận
 
  SO SÁNH NHIỆT ĐỘ SÔI .
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong đề thi THPT Quốc gia , đề thi HSG chúng ta thường hay gặp các bài tập về nhiệt độ sôi.Bài tập nhiệt độ sôi trong đề thi THPT Quốc gia chỉ ở mức độ nhận biết và  thông hiểu , còn trong các đề thi HSG thì thường so sánh  nhiệt độ sôi và giải thích.Bài tập phần này tuy không phải tính toán nhưng nếu  học sinh không nắm được bản chất của lí thuyết thì thường hay mắc sai lầm.Để làm tốt bài tập về nhiệt độ sôi tôi chọn chuyên đề: “SO SÁNH NHIỆT ĐỘ SÔI”
B.NỘI DUNG:
I. LÍ THUYẾT
* Các hợp chất có liên kết ion thì nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao hơn hợp chất có liên kết cộng hóa trị.
            VD: HCOONa  >  HCOOH
     (các muối của kim loại chứa liên kết ion có nhiệt độ sôi cao hơn các axit tương ứng tạo ra muối đó)
* Với các chất có liên kết cộng hóa trị:
- Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào các yếu tố
            - Liên kết hiđro                       (1)
            - Độ phân cực phân tử            (2)
            - Khối lượng phân tử  (3)
            - Hình dạng phân tử    (4)
1. Liên kết hiđro ( Xét với các loại hợp chất khác nhau)
     - Hợp chất có liên kết hiđro thì nhiệt độ sôi cao hơn hợp chất không có liên kết hiđro
            VD: HCOOH > HCHO
     - Liên kết hiđro càng bền, nhiệt độ sôi càng cao
            VD: CH3COOH  >   C2H5OH  > C2H5NH2
     - Hợp chất có liên kết hiđro liên phân tử có nhiệt độ sôi cao hơn hợp chất có liên kết hiđro nội phân tử.
            (với vòng benzen: o- < m- < p- )
2. Độ phân cực phân tử ( Xét với các loại hợp chất khác nhau, không có liên kết hidro)
      - Phân tử có độ phân cực lớn có nhiệt độ sôi cao hơn
( độ phân cực là mức độ chênh lệch về lực hút trong phân tử khi có nhóm hút electron)
            este  >  xeton  >  anđehit  > dẫn xuất halogen >  ete   > CxHy
            -COO -  >  C = O  >   CHO  >   R – X  >  -O-   > C – H
3. Khối lượng mol phân tử. ( xét với các chất đồng đẳng)
     - Khối lượng phân tử lớn, nhiệt độ sôi càng lớn
            VD: CH3COOH > HCOOH
4. Hình dạng phân tử ( xét với các đồng phân)
- Hình dạng càng nhiều nhánh, nhiệt độ sôi càng thấp, nhiệt độ nóng chảy càng cao (do diện tích tiếp xúc phân tử giảm)
- Nhánh càng gần nhóm chức thì nhiệt độ sôi càng thấp
- Đồng phân cis có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân trans (do momen lưỡng cực lớn hơn).
Chú ý:  Axit >  ancol >  amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > CxHy
  • Nếu có H2O: t(H2O) = 100oC > ancol có 3 nguyên tử C và < ancol có từ 4C trở lên
  • Nếu có phenol:  tphenol > ancol có 7C trở xuống và axit có ≤ 4C
           Nhiệt độ sôi của một số chất:
Chất Chất Ka
CH3OH - 97 64,5 HCOOH 8,4 101 3,77
C2H5OH - 115 78,3 CH3COOH 17 118 4,76
C3H7OH - 126 97 C2H5COOH - 22 141 4,88
C4H9OH - 90 118 n- C3H7COOH - 5 163 4,82
C5H11OH - 78,5 138 i– C3H7COOH - 47 154 4,85
C6H13OH - 52 156,5 n– 4H9COOH - 35 187 4,86
C7H15OH - 34,6 176 n- 5H11COOH - 2 205 4,85
H2O 0 100 CH2=CH- COOH 13 141 4,26
C6H5OH 43 182 (COOH)2 180 - 1,27
C6H5NH2 -6 184 C6H5COOH 122 249 4,2
CH3Cl -97 -24 CH3OCH3 - -24  
C2H5Cl -139 12 CH3OC2H5 - 11  
C3H7Cl -123 47 C2H5OC2H5 - 35  
C4H9Cl -123 78 CH3OC4H9 - 71  
CH3Br -93 4 HCHO -92 -21  
C2H5Br -119 38 CH3CHO -123,5 21  
C3H7Br -110 70,9 C2H5CHO -31 48,8  
CH3COC3H7 -77,8 101,7 CH3COCH3 -95 56,5  
C2H5COC2H5 -42 102,7 CH3COC2H5 -86,4 79,6  
Câu 1. Nhiệt độ sôi của các axit cacboxylic cao hơn anđehit, xeton, ancol có cùng số nguyên tử C là do
A. Axit cacboxylic chứa nhóm C = O và nhóm OH
B. Phân tử khối của axit lớn hơn và nguyên tử H của nhóm axit linh động hơn
C. Có sự tạo thành liên kết hiđro liên phân tử bền
D. Các axit cacboxylic đều là chất lỏng hoặc chất rắn
Câu 2. So sánh nhiệt độ sôi của các chất axit axetic, axeton, propan, etanol
            A. CH3COOH > CH3CH2CH3 > CH3COCH3 > C2H5OH     B. C2H5OH > CH3COOH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3
            C. CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3     D. C2H5OH > CHCOCH3 > CH3COOH > CH3CH2CH3
Câu 3. Nhiệt độ sôi của axit thường cao hơn ancol có cùng số nguyên tử cacbon là do
            A. Vì ancol không có liên kết hiđro, axit có liên kết hiđro     B. Vì liên kết hiđro của axit bền hơn của ancol
            C. Vì khối lượng phân tử của axit lớn hơn                            D. Vì axit có hai nguyên tử oxi
Câu 4. Trong số các chất sau, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. CH3CHO               B. C2H5OH                 C. CH3COOH                        D. C5H12
Câu 5. Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?
A. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH                          C. C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO
B. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH                           D. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO
Câu 6. Cho các chất CH3CH2COOH (X) ; CH3COOH ( Y) ; C2H5OH ( Z) ; CH3OCH3 (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp tăng dần theo nhiệt độ sôi là
A. T, X, Y, Z              B. T, Z, Y, X               C. Z, T, Y, X              D. Y, T, Z, X
Câu 7. Cho các chất sau: CH3COOH (1) , C2H5COOH (2), CH3COOCH3 ­(3), CH3CH2CH2OH (4). Chiều tăng dần nhiệt độ sôi  của các chất trên theo thứ tự từ trái qua phải là:
            A. 1, 2, 3, 4                 B. 3, 4, 1, 2                 C. 4, 1, 2, 3                 D. 4, 3, 1, 2.
Câu 8. Nhiệt độ sôi của mỗi chất tương ứng trong dãy các chất sau đây, dãy nào hợp lý nhất ?
                        C2H5OH                 HCOOH            CH3COOH
A.        118,2oC                       78,3oC             100,5oC
B.        118,2oC                       100,5oC           78,3oC
C.        100,5oC                       78,3oC             118,2oC
D.        78,3oC                         100,5oC           118,2oC
Câu 9. Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?
A. CH3OH  <  CH3CH2COOH  <  NH3  <  HCl        B. C2H5Cl  <  CH3COOCH3  <  C2H5OH  <  CH3COOH
C. C2H5Cl  <  CH3COOH   <   C2H5OH                    D. HCOOH  <  CH3OH  <  CH3COOH  <  C2H5F
Câu 10. Xét phản ứng: CH3COOH + C2H5OH   D  CH3COOC2H5 + H2O.
Trong các chất trong phương trình phản ứng trên, chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:
            A. C2H5OH                 B. CH3COOC2H5                   C. H2O                                    D. CH3COOH­
Câu 11. Cho các chất sau: C2H5OH (1), C3H7OH (2), CH3CH(OH)CH3 (3), C2H5Cl (4), CH3COOH (5), CH3-O-CH3­ (6). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:
            A. (4), (6), (1), (2), (3), (5).                             B. (6), (4), (1), (3), (2), (5).
            C. (6), (4), (1), (2), (3), (5).                             D. (6), (4), (1), (3), (2), (5).
Câu 12. Cho các chất: Axit o – hidroxi benzoic (1), m – hidroxi benzoic (2), p – hidroxi benzoic (3), axit benzoic (4). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi giảm dần là:
            A. (4), (3), (2), (1).      B. (1), (2), (3), (4).      C. (3), (2), (1), (4).      D. (2), (1), (3), (4).
Câu 13 Cho các chất: ancol etylic (1), andehit axetic (2), đi metyl ete (3), axit fomic (4). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:
            A. (2), (3), (1), (4).      B. (3), (2), (1), (4).      C. (4), (1, (2), (3).       D. (4), (1), (3), (2).
Câu 14. Cho các chất: ancol propylic (1), axit axetic (2), metyl fomiat (3), ancol iso propylic (4), natri fomat (5). Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất và cao nhất tương ứng là:
            A. (1), (2).                   B. (4), (1).                   C. (3), (5).                   D. (3), (2).
Câu 15. Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo trật tự nhiệt độ sôi tăng dần?
            A. H2CO, H4CO, H2CO2        B. H2CO, H2CO2, H4CO        C. H4CO, H2CO, H2CO2        D. H2CO2, H2CO, H4CO.
Câu 16. Cho các chất: Etyl clorua (1), Etyl bromua (2), Etyl iotua (3). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:
            A. (1), (2), (3).             B. (2), (3), (1).             C. (3), (2), (1).             D. (3), (1), (2).
Câu 17. Cho các chất: CH3COOH (1), CH2(Cl)COOH (2), CH2(Br)COOH (3), CH2(I)COOH (4). Thứ tực các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:
            A. (1), (2), (3), (4).      B. (1), (4), (3), (2).      C. (2), (3), (4), (1).      D. (4), (3), (2), (1).
Câu 18. Cho các ancol: butylic (1), sec butylic (2), iso butylic (3), tert butylic (4). Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:
            A. (1).                          B. (2).                          C. (3).                          D. (4). 
Câu 19. Cho các hidrocacbon: Pentan (1), iso – Pentan (2), neo – Pentan (3). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần:
            A. (1), (2), (3).             B. (3), (2), (1).             C. (2), (1), (3).             D. (3), (1), (2).
Câu 20. Trong các chất sau: CO2, SO2, C2H5OH, CH3COOH, HI. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:
            A. HI.                          B. CH3COOH.                        C. C2H5OH.                D. SO2.
Câu 21. Cho sơ đồ:
           C2H6 (X) →  C2H5Cl ( Y) →  C2H6O ( Z) → C2H4O2 (T) → C2H3O2Na ( G) → CH4 (F)
Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
            A. (Z).                         B. (G).                         C. (T).                         D. (Y).
Câu 22. Sắp xếp các chất sau theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần: C2H5OH (1), C3H8 (2), C3H7OH (3), C3H7Cl (4), CH3COOH (5), CH3OH (6).
            A. (2), (4), (6), (1), (3), (5).                 B. (2), (4), (5), (6), (1), (3).
            C. (5), (3), (1), (6), (4), (2).                 D. (3), (4), (1), (5), (6), (2).
Câu 23. Sắp xếp các chất sau theo thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần: ancol etylic (1), metyl axetat (2), etyl amin (3), axit fomic (4), Natri fomiat (5).
            A. (1), (5), (3), (4), (2).                                    B. (5), (4), (1), (3), (2).
            C. (2), (3), (1), (4), (5).                                    D. (5), (2), (4), (1), (3).
Câu 24. Cho các chất: CH3-NH2 (1), CH3-OH (2), CH3-Cl (3), HCOOH (4). Các chất trên được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:
            A. (1), (2), (3), (4).      B. (3), (2), (1), (4).      C. (3), (1), (2), (4).      D. (1), (3), (2), (4).
 
Câu 25.  Nhiệt độ sôi của các chất được sặp xếp theo chiều tăng dần. Trường hợp nào dưới đây là đúng:
            A. C2H5Cl < CH3COOH < C2H5OH.
            B. C2H5Cl < CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.
            C. CH3OH < CH3CH2COOH < NH3 < HCl.
            D. HCOOH < CH3OH < CH3COOH < C2H5F.
Câu 26. Trong các chất sau chất nào có nhiệt sôi thấp nhất:
            A. Propyl amin.                       B. iso propyl amin       C. Etyl metyl amin.     D. Trimetyl amin.
Câu 27. So sánh nhiệt độ sôi cuả các chất sau: ancol etylic (1), Etyl clorua (2), đimetyl ete (3), axit axetic (4), phenol (5).
            A. 1 > 2 > 3 > 4 > 5.   B. 4 > 5 > 3 > 2 > 1.   C. 5 > 4 > 1 > 2 > 3.   D. 4 > 1 > 5> 2 > 3.
Câu 28. Sắp xếp các chất sau theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi: CH3COOH (1), HCOOCH3 (2), CH3CH2COOH (3), CH3COOCH3 (4), CHCH2CH2OH (5).
            A. 3 > 5 > 1 > 2 > 4.   B. 1 > 3 > 4 > 5 > 2.   C. 3 > 1 > 4 > 5 > 2.   D. 3 > 1 > 5 > 4 > 2.
Câu 29. Sắp xếp nhiệt độ sôi của các chất sau theo thứ tự giảm dần: ancol etylic(1), etylclorua (2), đimetyl ete (3) và axit axetic(4)?
           A. (1)>(2)>(3)>(4).     C. (4) >(1) >(2)>(3).   B. (4)>(3)>(2)>(1).      D. (1)>(4)>(2)>(3).
Câu 30. Cho các chất sau: (1) HCOOH, (2) CH3COOH, (3) C2H5OH, (4) C2H5Cl. Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:
A. (1) < (3) < (1) < (4)       B. (2) < (4) < (3) < (1)   C. (4) < (3) < (1) < (2)              D. (3) < (2) < (1) < (4)
Câu 31. Cho các chất: CH3CH2CH2COOH (1), CH3CH2CH(Cl)COOH (2), CH3CH(Cl)CH2COOH (3), CH2(Cl)CH2CH2COOH (4). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi giảm dần là:
            A. (1), (2), (3), (4).      B. (4), (3), (2), (1).      C. (2), (3), (4), (1).                   D. (1), (4), (3), (2).
 
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 99.00 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Phan Thị Thuận (hongthuanltn@gmail.com)
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 23/10/2019 16:26
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    50
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4221 view

  Giải trí

1 photos | 3921 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2491 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 19
  • Hôm nay: 2845
  • Tháng hiện tại: 13619
  • Tổng lượt truy cập: 8145490

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606