Rss Feed Đăng nhập

Chuyên đề tháng 11/2019

Gửi lên: 01/12/2019 21:53, Người gửi: lichsu, Đã xem: 1020
Báo cáo chủ đề tháng 11/2019.( Nguyễn  Thị Hiền)
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
CHỦ ĐỀ
CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA
HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
---------
I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
HS cần hiểu và nắm được:
-  Tình hình khái quát ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất : Hội nghị hoà bình ở Vécxai, hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.
- Cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế Cộng sản (Đại hội II, VII).
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và tình hình ở các
nước Đức, Mĩ, Nhật Bản ; phong trào chống phát xít ở Pháp, Italia,
Tây Ban Nha,...
II. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
I. Tình hình các nước TBCN giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 –1939) -Biết được sau Chiến tranh thế giới thứ nhất một trật tự thế giới mới được thiết lập - hệ thống Vécxai – Oasinhtơn
- Trình bày được sự hình thành trật tự thế giới mới theo hệ thống Vecxai – Oasinhtơn.
-Trình bày được các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1929-1933).
- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).
-Hiểu được mục đích thành lập thành lập Hội Quốc liên của các nước tư bản.
- Nhận biết được sự thay đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ thống Vécxai– Oasinhtơn
- Lý giải được sau Chiến tranh thế giới thứ nhất một trật tự thế giới mới được thiết lập - hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.
- Biết được tại sao người Đức lại căm ghét hòa ước Vécxai – Oasinhtơn.
- Giải thích được tại sao khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã gây ra những hậu quả lớn.
-Giải thích được tại sao khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
-Phân tích được bản chất của trật tự thế giới mới được thiết lập  - hệ thống Vécxai – Oasinhtơn  
- Phân tích được hậu quả to lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là chiến tranh thế giới thứ hai
 
- Đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 tới tình hình thế giới.
- Đánh giá được những sự kiện của LSTG (1929 – 1933)  tác động  gì đến LSVN.
- Đánh giá được quan hệ giữa các nước tư bản dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
II. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh(1918-1929) + Nêu được nét chính về các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới.
-Nêu được   quá trình lên nắm quyền và những chính sách kinh tế, chính trị, đối ngoại phản động của chủ nghĩa phát xít do Hít-le cầm đầu.
     
+ Hiểu được hậu quả và giải pháp thoát ra khỏi khủng hoảng của nước Đức.
 + Hiểu khái niệm bản chất của chủ nghĩa phát xít
 
- So sánh được điểm giống nhau cơ bản của các cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước tư bản Đức với Nhật,  (1929 - 1933).
Điểm khác nhau về quả trình phát xít của Đức và Nhật
 
Đánh giá được  những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đối với Nhật Bản.
- Đánh giá điểm giống và khác nhau của quá trình phát xít hóa ở Đức, Ý, Nhật.
 
III. Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh (1918 – 1939) - Trình bày được những nội dung chính về cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ và những tác động của nó đến kinh tế, xã hội nước Mĩ
 
- Trình bày được những điểm cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven và tác dụng của nó trong việc đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng
 
- Trình bày được những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn (1918 – 1939).
- Lý giải được nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) của Mĩ.
 
- Hiểu được lí do phong trào đấu tranh của công nhân Mĩ bùng nổ rộng khắp trong những năm 1929 – 1933.
 
- Hiểu được mục đích chủ yếu trong việc thực hiện Chính sách láng giềng thân thiện của Mĩ.
 
- Hiểu được mục đích chủ yếu của Mĩ trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
 
- Hiểu được nguyên nhân và hậu quả trong việc thực hiện Đạo luật trung lập của Mĩ.
 
- Hiểu được tác dụng của việc thực hiện Chính sách mới.
 
- Phân tích được nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) của Mĩ.
 
- So sánh được điểm giống nhau cơ bản của các cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước tư bản Mĩ, Nhật Bản, Đức (1929 - 1933).
 
- Xác định được yếu tố cơ bản tạo nên thành công của Chính sách mới.
 
 
- Đánh giá được tác động của việc thực hiện Chính sách mới đối với sự phục hồi của nền kinh tế Mĩ.
 
- Rút ra được bài học cho quá trình quản lí, điều hành nền kinh tế hiện nay.
 
- Đánh giá được tính thực dụng trong việc thực thi chính sách đối ngoại của Mĩ.
IV. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1918-1939) Trình bày được  nét nổi bật của tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản trong những năm khủng hoảng 1929 – 1933.
- Trình bày được quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước ở
Nhật Bản.
- Trình bày được những sự kiện tiêu biểu trong cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống chủ nghĩa quân phiệt và tác dụng của nó.
 
Lý giải được nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản.
 
 
- Phân tích được nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn (1919-1933).
- So sánh được điểm giống nhau cơ bản của cuộc khủng hoảng của các nước tư bản giai đoạn 1929-1933 so với Mĩ, Đức.
- So sánh được điểm khác biệt của quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản so với Đức.
 
 Đánh giá được  những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đối với Nhật Bản.
- Đánh giá điểm giống và khác nhau của quá trình phát xít hóa ở Đức, Ý, Nhật.
 
III. Câu hoỉ trắc nghiệm.
Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, để phân chia quyền lợi các nước tư bản đã kí hòa ước gì?
A .  Hòa ước Vec xai (1919-1920).
B.  Hòa ước Oasinh tơn (1921-1922).
C.Hòa ước Pari (1920-1922).
D.Hòa ước Vec xai- Oasinh-ton.
Câu 2. Một trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
  1. Hệ thống Pari – Vec xai.
  2. Hệ thống Vec xai – Rô ma.
  3. Hệ thống Vec xai – Oasinh tơn.
  4. Hệ thống Bec lin – Toyko.
Câu 3. Một tổ chức quốc tế nhằm duy trì trật tự thế giới mới và bảo vệ quyền lợi của các nước tư bản tên là gì  ? Bao nhiêu nước ?
  1. Hội quốc liên – 44 nước.
  2. Hội quốc liên – 42 nước.
  3. Liên hợp quốc – 44 nước.
  4. Liên hợp quốc – 42 nước.
Câu 4. Tại sao người Đức lại căm ghét hòa ước Vécxai – Oasinhtơn?
  1. Nước Đức mất phần lớn lãnh thổ.
  2. Hàng loạt các nước Đông Âu ra đời.
  3. Nước Đức phải bồi thường chiến phí.
  4. Mất vị trí kinh tế đứng đầu châu Âu.
Câu 5. Cuối năm 1923, tình hình của nước Đức như thế nào?
A. Thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế và chính trị.
B. Lâm vào khủng hoảng về kinh tế và chính trị.
C. Lâm vào khủng hoảng tài chính, bất ổn chính trị.
D. Bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của công nhân.
Câu 6. Trong những năm 1924-1929, chính quyền tư sản Đức đã làm gì để tạo đà khôi phục và phát triển kinh tế?
A. Đẩy lùi các phong trào cách mạng, khắc phục tình trạng hỗn loạn về tài chính.
B. Phát xít hoá bộ máy nhà nước, đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng.
C. Củng cố quyền lực của nền Cộng hoà Vaima, nhận viện trợ bên ngoài.
D. Dựa vào các tập đoàn tư bản độc quyền, tiến hành cải cách nền kinh tế.
Câu 7. Năm 1929, vị trí nền công nghiệp của Đức
A. đứng thứ nhất châu Âu.
B. đứng thứ hai châu Âu.
C. đứng thứ ba châu Âu.
D. đứng thứ tư châu Âu.
Câu 8. Kết quả của quá trình tập trung sản xuất của Đức trong những năm 1924-1929 là
A. xuất hiện các tập đoàn tư bản độc quyền, thâu tóm những ngành kinh tế chính.
B. xuất hiện những tập đoàn tư bản độc quyền làm lũng đoạn nền kinh tế nhà nước.
C. nền kinh tế nước Đức lại tiếp tục lâm vào thời kì khủng hoảng trầm trọng.
D. nền kinh tế nước Đức từng bước thoát khỏi khủng hoảng đứng đầu thế giới.
Câu 9: Ngày 29-10-1929, đã xảy ra sự kiện gì ở nước Mĩ?
  1. Ru-dơ-ven được bầu làm Tổng thống.
  2. Ru-dơ-ven thông qua Chính sách mới.
  3. Thị trường chứng khoán Niu Oóc sụp đổ.
  4. Số người thất nghiệp lên tới mức cao nhất.
Câu 10: Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào?
  1. Nông nghiệp.
  2. Công nghiệp.
  3. Tài chính ngân hàng.
  4. Thị trường chứng khoán.
Câu 11: Ai là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ làm Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp?
  1. Bu-sơ.
  2. Oa-sinh-tơn.
  3. Ru-dơ-ven.
  4. Gie-phơ-sơn.
Câu 4: Tổng thống nào của Mĩ đã đề ra Chính sách mới?
  1. Mơn-rô.
  2. Ru-dơ-ven.
  3. Gie-phơ-sơn.
  4. Oa-sinh-tơn.
Câu 12: Tổng thống Ru-dơ-ven đã dùng biện pháp gì để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng?
  1. Cắt giảm chi phí quân sự.
  2. Thực hiện Chính sách mới.
  3. Đẩy mạnh xâm lược các nước.
  4. Kêu gọi sự hỗ trợ của nước ngoài.
Câu 13.  Trong những năm 1929-1933 đã diễn ra sự kiện gì ở Nhật Bản?
 A. Khủng hoảng về chính trị.
 B. Khủng hoảng về xã hội.
C. Khủng hoảng về kinh tế.
D. Mâu thuẫn nội bộ.
Câu 14. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản (1929-1933) diễn ra nghiêm trọng nhất ở những lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Thủ công nghiệp.
Câu 15. Khu vực nào của Trung Quốc được Nhật Bản sử dụng làm bàn đạp trong những cuộc phiêu lưu quân sự mới?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Sơn Đông.
D. Hoa Đông.
Câu 16. Nét nổi bật trong phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống chủ nghĩa quân phiệt là thành lập được
A. liên minh công nông .
B. Công nông trí thức.
C. mặt trận nhân dân.
D. các đảng phái chính trị.
 Câu 17. Nội dung nào dưới đây không nằm trong biện pháp để thoát khỏi khủng hoảng của giới cầm quyền Nhật Bản?
A. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
B. gây chiến tranh xâm lược.
C. bành trướng ra bên ngoài.
D. tổng động viên quân đội.
Câu 18. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đã có tác dụng như thế nào?
A. làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
B. Ngăn cản được sự phát xít hóa bộ máy nhà nước.
C. Lật đổ được chế độ độc tài phát xít.
D. Đưa Nhật Bản sang thể chế chính trị dân chủ đại nghị.
Câu 19. Nhà nước được Nhật Bản dựng lên vào năm 1933 được gọi là “Mãn Châu quốc” do ai đứng đầu?
A. Viên Thế Khải.
B. Phổ Nghi.
C. Quang Tự.
D. Tôn Trung Sơn.
Câu 20. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kì sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là
A. bình thường hóa quan hệ với Liên Xô.
B. đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
C. xâm chiếm các nước Đông Nam Á.
D. xâm lược Triều Tiên, Mông Cổ.
Câu 21.  Nước nào sau đây trở thành đối tượng độc chiếm của Nhật trong quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước?
A. Mĩ.
B. Đức.
C. Triều Tiên.
D.  Trung Quốc.
Câu 22. Hạt nhân lãnh đạo trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỷ XX là
A. Đảng Quốc xã.
B. Đảng Cộng sản.
C. Đảng liên minh xã hội.
D. Đảng liên minh dân chủ.
Câu 23. Những thành phần nào sau đây đã được lôi cuốn tham gia vào việc chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản?
A. Đông đảo binh lính và sĩ quan tham gia.
B. Thu hút binh lính và công nhân.
C. Đông đảo nông dân và binh lính.
D. Thu hút tầng lớp tư sản tham gia.
Thông hiểu.
Câu 1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ?
  1.   Sản suất giảm sút.
  2. Thị trường tiêu thụ giảm.
  3. Năng suất tăng, sản suất ồ ạt.
  4. Năng suất giảm, thất nghiệp tăng.
 
Câu 2. Quan hệ giữa các nước tư bản dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933) như thế nào?
  1. Chuyển biến ngày càng phức tạp.
  2. Các nước lợi dụng lẫn nhau.
  3. Tìm cách chạy đua vũ trang.
  4. Cùng điều chỉnh chiến lược phát triển
Câu 3. Trật tự thế giới mới được thiết lập theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn phản ánh
  1. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
  2. sự ra thất bại của phe Liên minh.
  3. sự mâu thuẫn với nước Nga xô viết.
  4. tương quan lực lượng giữa các nước tư bản.
Câu 4. Tại sao khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
  1. Do vấn đề vốn, thị trường và nguyên liệu.
  2. Thế giới xuất hiện chủ nghĩa phát xít.
  3. Chính sách dung dưỡng phát xít của Anh và Pháp.
  4. Do Mĩ trung lập những vấn đề ngoài nước Mĩ.
Câu 5 .Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) buộc các nước tư bản phải
  1. tăng cường chạy đua vũ trang.
  2. tìm cách tiêu diệt Liên Xô.
  3. chống lại Quốc tế Cộng sản.
            D.xem xét lại con đường phát triển.
Câu 6. Nội dung nào không là chính sách đối nội của Đức trong những năm 1924-1929?
A. Ban hành nhiều chính sách tiến bộ, ổn định đời sống nhân dân.
B. Củng cố và tăng cường quyền lực của giới tư bản độc quyền.
C. Công khai tuyên truyền tư tưởng phục thù cho nước Đức.
D. Tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
Câu 7. Thành quả của chính sách đối ngoại của Đức là gì?
A. Địa vị quốc tế của Đức dần dần được phục hồi.
B. Vị thế của Đức ở châu Âu giảm sút nhanh chóng.
C. Đức nắm quyền chi phối cả khu vực châu Âu.
D. Đức nắm quyền kiểm soát, chi phối Hội Quốc liên.
Câu 8. Nội dung nào không phản ánh đúng vị thế quốc tế của Đức dần được phục hồi trong khoảng thời gian từ 1924 đến 1929?
A. Hít-le lên nắm quyền và thao túng cả khu vực châu Âu.
B. Đức tham gia vào hoạt động của tổ chức Hội Quốc Liên.
C. Kí kết một số hiệp ước với các nước tư bản ở châu Âu.
D.Thoả thuận và kí kết một số hiệp ước quan hệ với Liên Xô.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là tình hình nước Đức trong những năm 1924-1929?
A. Thành lập chính phủ dân chủ nhân dân.
B. Thoát khỏi thời kì khủng hoảng mọi mặt.
C. Đẩy lùi được các phong trào cách mạng.
D. Vị thế quốc tế từng bước được phục hồi.
Câu 10. Nhân tố nào góp phần phục hồi vị thế quốc tế của Đức trong khoảng thời gian 1924-1929?
A. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế và ổn định về chính trị.
B. Những đóng góp tích cực của Đức trong quan hệ quốc tế.
C. Những chính sách của Hít-le đã làm thay đổi bộ mặt của Đức.
D. Tác động của việc tuyên truyền tư tưởng phục thù cho nước Đức.
Câu 11. Đâu không phải là hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đối với nước Đức?
A. Nền cộng hoà Vaima được duy trì, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
B. Nền sản xuất công nghiệp giảm sút so với những năm trước khủng hoảng.
C. Nhà máy, xí nghiệp đóng cửa, nạn thất nghiệp ngày càng nghiêm trọng.
D. Mâu thuẫn xã hội và phong trào cách mạng của quần chúng phát triển.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây không nằm trong “Chính sách láng giềng thân thiện” của Mĩ đối với Mĩ Latinh?
  1. Chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang.
  2. Hứa hẹn trao trả độc lập cho các nước.
  3. Xoa dịu dư luận và củng cố vị thế của Mĩ.
  4. Thiết lập quan hệ và cùng chống cộng sản.
Câu 13: Mục đích của Mĩ khi thực hiện “Chính sách láng giềng thân thiện” là gì?
  1. Cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh.
  2. Cải thiện và thiết lập quan hệ với Liên Xô.
  3. Tạo điều kiện ổn định để phát triển kinh tế.
  4. Thực hiện chính sách “Ngoại giao đồng đô-la”.
Câu 14: Đạo luật nào quan trọng nhất trong Chính sách mới?
  1. Ngân hàng.
  2. Phục hưng công nghiệp.
  3. Điều chỉnh nông nghiệp.
  4. Thị trường chứng khoán.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phản ánh kết quả của việc thực hiện Chính sách mới?
  1. Duy trì và củng cố được chế độ dân chủ tư sản.
  2. Khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.
  3. Người lao động cùng tham gia quản lí nền kinh tế.
  4. Cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm.
Câu 16: Đầu thập niên 30 của thế kỉ XX, trong quan hệ quốc tế xuất hiện vấn đề gì nổi bật?
  1. Sự lan rộng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
  2. Mĩ đang theo đuổi quyết liệt lập trường chống Liên Xô.
  3. Xu thế biệt lập trong quan hệ ngoại giao giữa các nước.
  4. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
 
Câu 17: Sắp xếp theo trình tự thời gian ban hành các chính sách sau của Tổng thống Ru-dơ-ven:
  1. Chính sách láng giềng thân thiện.
  2. Chính sách mới.
  3. Công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
  1. 1 – 3 – 2.
  2. 2 – 3 – 1.
  3. 2 – 1 – 3.
  4. 3 – 1 – 2.
Câu 18: Trong thập niên 30, chủ nghĩa phát xít được tự do hành động vì
  1. chủ trương không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài của Mĩ.
  2. các đảng phái phát xít thu hút được sự ủng hộ to lớn của quần chúng.
  3. khủng hoảng kinh tế đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
  4. Quốc tế Cộng sản chưa phát huy được vai trò lãnh đạo cách mạng thế giới.
Câu 19. Một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản (1929-1933) là
A. Do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế từ Mĩ.
B. Do sự yếu kém kinh tế Nhật Bản.
C. Do khủng hoảng về nông nghiệp.
D. Do thị trường tiêu thụ ít.
Câu 20. Lý do nào dưới đây thể hiện giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc?
A. Lãnh thổ rộng lớn, tổng số vốn đầu tư trung bình.
B. Dân số đông nhất, tổng số vốn đầu tư nhiều.
C. Thị trường rộng lớn, tổng số vốn đầu tư cao.
D. Thị trường tiêu thụ ít, tổng số vốn đầu tư cao.
Câu 21. Sự kiện năm 1931 thể hiện điều gì ở Nhật Bản?
A. Khủng hoảng kinh tế đến đỉnh điểm.
B. Khủng hoảng kinh tế đang diễn ra.
C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt.
D. Sự xuất hiện của Đảng Quốc xã.
Câu 22. Vì sao Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh trong thập niên 30 của thế kỉ XX?
A. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
B. Tăng cường chạy đua vũ trang.
C. Đưa ra thuyết Đại Đông Á.
D. Mở những cuộc phiêu lưu quân sự mới.
Câu 23. Vì sao nông nghiệp là lĩnh vực khủng hoảng trầm trọng nhất trong giai đoạn 1929-1933 ở Nhật Bản?
A. Do phụ thuộc vào thị trường bên ngoài.
B. Chưa chú ý đến việc nhập khẩu.
C. Chưa chú ý đến việc cơ giới hóa.
D. Chưa sử dụng phân bón trong sản xuất.
Câu 24. Trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX ở Nhật Bản diễn ra quá trình gì?
A. Quân phiệt bộ máy nhà nước với tiến hành xâm lược.
B. Quân phiệt bộ máy nhà nước với mở rộng lãnh thổ.
C. Quân phiệt bộ máy nhà nước với mở rộng thị trường.
D. Quân phiệt bộ máy nhà nước với  tiến hành cải cách.
Câu 25. Nội dung nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật Bản?
A. Nông dân bị phá sản.
B. Mất mùa và đói kém.
C. Số công nhân thất nghiệp lên cao.
D. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền tiết kiệm cả đời.
Câu 26. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kì sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là
A. bình thường hóa quan hệ với Liên Xô.
B. đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
C. xâm chiếm các nước Đông Nam Á.
D. xâm lược Triều Tiên.
Vận dụng thấp.
Câu 1. Về chính trị, hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là
A. phong trào đấu tranh lan rộng ở nhiều nước.
B. Chủ nghĩa phát xít được thiết lập ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
C. nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
D. sự hình thành hai khối đế quốc đối lập.
Câu 2. Những yếu tố nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật Bản?
A. Nông dân bị phá sản.
B. Số công nhân thất nghiệp tăng.
C. Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
D. Giai cấp tư sản còn yếu.
Câu 3. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng của các nước tư bản giai đoạn 1929-1933 là
A. Do sự sụp đổ của thị trường chứng khoán của Mĩ.
B. Do cuộc tranh chấp thị trường của các nước tư bản.
C. Do cuộc tranh chấp lãnh thổ của các nước tư bản.
D. Do cuộc đấu tranh nội bộ của các đảng phái chính trị.
Câu 4. Điểm khác biệt giữa quá trình phát xít của Nhật Bản so với Đức là
A. sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.
B. sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế.
C. sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ dân chủ.
D. sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.
Câu 5: Tại sao phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ lan rộng trong giai đoạn 1929-1933?
  1. Hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế.
  2. Bất công xã hội và phân biệt chủng tộc nặng nề.
  3. Hàng triệu người đã bị mất hết toàn bộ số tiền tiết kiệm.
  4. Chính quyền Mĩ cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động.
Câu 6: Vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên cao nhất vào những năm 1932-1933?
  1. Thị trường chứng khoán Niu Oóc khủng hoảng.
  2. Do chính phủ Mĩ chưa thực hiện Chính sách mới.
  3. Đây là thời kì khủng hoảng kinh tế diễn ra nghiêm trọng.
  4. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng.
Câu 7: Nguyên nhân cơ bản của việc Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (1933) là gì?
  1. Phục vụ những lợi ích căn bản của quốc gia.
  2. Tạo không khí hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
  3. Tránh các cuộc xung đột quân sự ở bên ngoài.
  4. Tiếp tục thực hiện lập trường chống cộng sản.
Câu 8: Sự kiện Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (1933) chứng tỏ
  1. Mĩ đã  từ bỏ chủ trương chống cộng sản.
  2. lợi ích quốc gia của Mĩ là quan trọng nhất.
  3. là bước đi đầu tiên để Mĩ thực hiện chính sách trung lập.
  4. hai nước bắt tay để ngăn chặn chủ nghĩa phát xít trỗi dậy.
Câu 9: Điểm khác nhau về biện pháp thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) của Mĩ so với Đức và Nhật Bản là gì?
  1. Đàn áp mạnh các phong trào đấu tranh.
  2. Thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực.
  3. Tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước.
  4. Tổ chức nền kinh tế tập trung, mệnh lệnh.
Câu 10: Nội dung nào chứng minh rằng Chính phủ Mĩ đã can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế trong Chính sách mới?
  1. Củng cố, siết chặt hoạt động của thị trường chứng khoán và tài chính-ngân hàng.
  2. Ban hành và thực hiện nhiều chính sách, biện pháp trên lĩnh vực kinh tế - tài chính.
  3. Giải quyết nạn thất nghiệp, xóa bỏ những bất công xã hội và nạn phân biệt chủng tộc.
  4. Tổ chức lại sản xuất theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Câu 11. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức là do
A. sự bất hợp tác của Đảng Xã hội dân chủ Đức với cộng sản.
B. sự ủng hộ tuyệt đối của quần chúng nhân dân đối với Hít-le.
C. đây là con đường duy nhất để đưa nước Đức thoát khỏi khủng hoảng.
D. đây là con đường duy nhất để nhanh chóng khôi phục vị thế nước Đức.
Câu 12. Tác động của chính sách kinh tế của chính quyền phát xít trong những năm 1933-1939 là gì?
A. Nền kinh tế Đức đã thoát khỏi khủng hoảng.
B. Nền kinh tế Đức khủng hoảng nghiêm trọng.
C. Nền kinh tế Đức lệ thuộc và kinh tế châu Âu.
D. Nền kinh tế Đức phát triển đứng đầu thế giới.
Câu 13. Năm 1938, Đức trở thành “một trại lính khổng lồ” chứng tỏ điều gì?
A. Đức đã sẵng sàn cho cuộc chiến tranh thế giới.
B. Đức hoàn thành quốc phòng hoá toàn bộ đất nước.
C. Đức đã có lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới.
D. Lực lượng quân đội Đức đã thao túng toàn bộ châu Âu.
Câu 14. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ?
  1. Khủng hoảng thiếu.
  2. Khủng hoảng thừa kéo dài nhất.
  3. Khủng hoảng có quy mô trên thế giới.
  4. Khủng hoảng thừa, có quy mô lớn.
Câu 15.Dựa vào lược đồ(hình 29/tr60 SGK), hãy so sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước châu Âu năm 1923 với năm 1914?
  1. Nước Đức mất đi 1/8 diện tích đất đai.
  2. Ra đời nhà nước Liên bang xô viết.
  3. Không còn đế quốc Áo – Hung.
            D.Hàng loạt nước Đông Âu ra đời.
Vận dụng cao.
 
  Câu 1.Người Việt Nam gửi đến hội nghị Vécxai(1919-1920) bản yêu sách đòi những quyền tự do, dân chủ của nhân dân Đông Dương là
            A. Phan Châu Trinh.
            B. Tôn Đức Thắng.
            C. Nguyễn Ái Quốc.
            D. Bạch Thái Bưởi.
 
Câu 2. Hậu quả to lớn nhất cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là
  1. hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau.
  2. chiến tranh thế giới thứ hai(1939-1945).
  3. hàng triệu người thất nghiệp đói khổ.
  4. đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
Câu 3. Tác động của chính sách kinh tế của chính quyền phát xít trong những năm 1933-1939 là gì?
A. Nền kinh tế Đức đã thoát khỏi khủng hoảng.
B. Nền kinh tế Đức khủng hoảng nghiêm trọng.
C. Nền kinh tế Đức lệ thuộc và kinh tế châu Âu.
D. Nền kinh tế Đức phát triển đứng đầu thế giới.
Câu 4. Năm 1938, Đức trở thành “một trại lính khổng lồ” chứng tỏ điều gì?
A. Đức đã sẵng sàn cho cuộc chiến tranh thế giới.
B. Đức hoàn thành quốc phòng hoá toàn bộ đất nước.
C. Đức đã có lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới.
D. Lực lượng quân đội Đức đã thao túng toàn bộ châu Âu
Câu 5: Điểm khác nhau về biện pháp thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) của Mĩ so với Đức và Nhật Bản là gì?
A. Đàn áp mạnh các phong trào đấu tranh.
B. Thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực.
C. Tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước.
D. Tổ chức nền kinh tế tập trung, mệnh lệnh.
Câu 6: Từ nguyên nhân bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ (1929-1933), có thể rút ra bài học gì trong quản lí, điều hành nền kinh tế thế giới hiện nay?
  1. Tạo nhiều công ăn việc làm, xóa bỏ bất công xã hội.
  2. Điều hòa hợp lí trong phát triển tài chính ngân hàng.
  3. Chú trọng ổn định và phát triển lĩnh vực công nghiệp.
  4. Bảo đảm kế hoạch cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Câu 7. Đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội (1929-1933) đối với Nhật Bản?
A. làm cho quá trình phát xít hóa diễn ra nhanh.
B. làm cho quá trình phát xít hóa diễn ra chậm.
C. làm cho sự tranh chấp của các đảng phái lên cao.
D. làm cho mâu thuẫn nội bộ diễn ra gay gắt.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 37.84 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Nguyễn Hiền
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 01/12/2019 21:53
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    25
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4214 view

  Giải trí

1 photos | 3917 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2487 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 24
  • Hôm nay: 1097
  • Tháng hiện tại: 1097
  • Tổng lượt truy cập: 8132968

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606