Rss Feed Đăng nhập

Chuyên đề tháng 9/2019

Gửi lên: 29/09/2019 21:40, Người gửi: lichsu, Đã xem: 401
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THÁNG 9/2019
Người báo cáo :Nguyễn Thị Kim Hoa.
                                   
Tên chuyên đề: 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
 THỜI KÌ CÁC QUÔC GIA ĐẦU TIÊN VÀ THỜI BẮC THUỘC
 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 
- Lịch sử Việt Nam thời kì các quốc gia cổ đại và Bắc thuộc là một nội dung thường xuyên có trong đề thi học sinh giỏi 10 và 11, chiếm một bộ phận điểm khá lớn từ 3- 4 điểm.
- Nội dung các đề thi tương đối khó, kiến thức nhiều sự kiện học sinh và giáo viên và giáo viên dạy học khá vất vả.
- Chuyên đề hướng đến tập hợp giải quyết các đề thi thường gặp trong đề thi học sinh giỏi phần các quốc gia cổ đại và thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập từ thế kỉ I-X
 
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
Câu 1. (3,0 điểm)
Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc?
     Câu 2: (3 điểm)
     Phân tích cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời nhà nước Văn Lang. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang có ý nghĩa gì?
Câu 3: (3,0 điểm)
   Nêu biểu hiện, đặc điểm, vị trí nền văn minh đầu tiên của dân tộc ta.
 
Câu 1 Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc?  
(3,0đ)
  a) Sự ra đời của nhà nước Văn Lang  
- Biến chuyển kinh tế  
+ Thời kì đầu của văn hóa Đông Sơn, công cụ bằng đồng thau phổ biến và đã bắt đầu có công cụ bằng sắt. Nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả…  
0,50
+Nghề thủ công, chăn nuôi, đánh cá… được kết hợp với nghề nông. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành.  
0,50
- Biến chuyển về xã hội  
+ Thời Phùng Nguyên, bắt đầu có hiện tượng phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo. Đến thời Đông Sơn, sự phân hóa đó ngày càng phổ biến.  
 
0,50
+ Các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời thay thế dần cho công xã thị tộc.  
- Trên cơ sở biến chuyển của kinh tế, xã hội và nhu cầu chống ngoại xâm, nhà nước Văn Lang ra đời (khoảng thế kỉ VII TCN). 0,50
b) Ý nghĩa: Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên dựng nước. Xây dựng nền văn minh bản địa, đậm đà bản sắc dân tộc. 1,00
Câu 2:      Phân tích cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời nhà nước Văn Lang. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang có ý nghĩa gì? (3 điểm)
  Cơ sở kinh tế:
+ Nhờ sự tiến bộ của kĩ thuật luyện kim, đến thời Đông Sơn, từ nửa đầu thiên niên kỉ I TCN, công cụ lao động đồng thau trở nên phổ biến và con người đã biết rèn sắt.
+ Trên cơ sở đó, cư dân Đông Sơn đã mở rộng địa bàn sinh sống đến vùng châu thổ sông Hồng, Sông  Mã, Sông Cả, nền  kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày với sức kéo của trâu bò đã thay thế cho nông nghiệp dùng cuốc
+ Cùng với nghề nông, cư dân ĐS còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành.
 
- Cơ sở xã hội:
+ Thời Phùng Nguyên, xã hội bắt đầu phân hóa giàu nghèo.
 + Đến thời ĐS, mức độ phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến hơn (phản ánh ở hiện vật trong các khu mộ táng)
 
- Điều kiện:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi
+ Yêu cầu trị thủy đề bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước trước nạn lũ lụt thường xuyên đe dọa, đẩy mạnh quá trình hình thành nhà nước.
+Yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm đã đẩy mạnh quá trình đó. Vào khoảng thế kỉ VII TCN, quốc gia Văn Lang ra đời.
 
  - Ý nghĩa: Mở ra thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc, hình thành nền văn minh Việt Nam đầu tiên – văn minh sông Hồng.  
Câu 3:     Nêu biểu hiện, đặc điểm, vị trí nền văn minh đầu tiên của dân tộc ta.
 
(3,0 điểm)
  a. Biểu hiện ( thành tựu)
* Chính trị:
- Tổ chức bộ máy nhà nước.
Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, đứng đầu nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu. Dưới bộ là các xóm, làng do Bồ chính cai quản.
- Kinh đô: Nước Văn Lang kinh đô ở Phú Thọ ( ngày nay), Kinh đô của nước Âu Lạc ở Cổ Loa.
 
0,5
 
  * Đời sống vật chất:
- Ăn: Thích ứng hoà nhập với môi trường tự nhiên:  Nguồn lương thực chính của họ gạo nếp, gạo tẻ, ngoài ra còn có các loại củ như khoai sắn. Thức ăn gồm các loại rau, cá, tôm, gà, lợn ....Nguồn lương thực phong phú đa dạng đó là biểu hiện đời sống vật chất được nâng cao, cũng là biểu hiện của sự phát triển kĩ thuật trong canh tác nông nghiệp.
Người Văn Lang –Âu Lạc đã biết sử dụng nhiều gia vị có nguồn gốc thực vật như gừng, riềng, ớt, tỏi. Trong tập quán ăn uống của người Việt cổ phải kể đến tục uống rượu, ăn trầu và nhuộm răng đen.
- Trang phục:  của cư dân Văn Lang –Âu Lạc đã phản ánh một phần trình độ phát triển, đầu óc thẩm mĩ và bản sắc văn hóa của người Việt cổ. Nghề dệt rất phát triển...  Trong sinh hoạt đời thường, nam thường đóng khố cởi trần, nữ mặc váy áo. Vào những ngày lễ hội trang phục nam nữ đẹp đẽ hơn ...
- Nhà ở: có nhiều kiểu cách như nhà sàn, nhà mái cong làm bằng gỗ, tre nứa.
Đồ dùng trong gia đình rất phong phú, có nhiều loại như bình, vò, thạp, mâm, chậu, bát, .... bằng gốm và đồng thau. Ngoài ra còn có đồ đựng bằng tre, nứa, mây. vỏ bầu ....
- Phương tiện giao thông : có thuyền độc mộc, thuyền ván trên sông. Trên bộ sử dụng voi, trâu, bò ngựa.
1.0
  * Đời sống tinh thần:Phong phú, đa dạng
- Cư dân Văn Lang – Âu Lạc đạt đến một trình độ thẩm mĩ, tư duy khoa học khá cao, họ rất giỏi nghề luyện kim. Những sản phẩm đẹp tiêu biểu trống đồng, thạp đồng đồ trang sức bằng đồng đã nói lên tài năng và kĩ thuật tuyệt vời của người Việt cổ.
- Tín ngưỡng: Từ ý thức cộng đồng cư dân Văn Lang –Âu Lạc có chung 1 cội nguồn, 1 tổ tiên, 1 tập quán đã nảy nở tín ngưỡng thờ cúng  tổ tiên và thờ cúng, sùng kính những người có công với làng nước là nét đặc sắc. Bên cạnh đó vẫn còn những sùng bái tự nhiên như: thờ thần sông, thần núi, thần mặt trời.... 
- Tục cưới xin, ma chay, ăn trầu, nhuộm răng… lễ hội khá phổ biến, nhất là lễ hội mùa xuân với những phong tục thuần hậu chất phát.... Nghệ thuật âm nhạc rất phát triển. Nhạc cụ có nhiều loại (trống đồng, trống da ...) 
0.75
  b. Đặc điểm, vị trí:
- Là nền văn minh đầu tiên của dân tộc - nền văn minh Sông Hồng- văn minh của những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
- Văn minh Văn Lang – Âu Lạc đã phác họa, định hình  những giá trị truyền thống và bản sắc của dân tộc Việt Nam, là cơ sở để nhân dân ta đấu tranh chống chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc trong hơn một nghìn năm và cũng là cơ sở để hình thành các nền văn minh về sau.
0.75
 
II. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam từ thế kỉ I- X
Câu 1( 4 điểm)
Nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc. Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc nhân dân ta đã làm gì để giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống đó?
Câu 2.(4 điểm)
Trong cuộc đấu tranh bền bỉ và liên tục chống Bắc thuộc của nhân dân ta, chiến thắng nào được xem là “vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu”? Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đó.
Câu 3. ( 5 điểm)
            Trong thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã có những âm mưu và thủ đoạn gì đối với nước ta? Những âm mưu và thủ đoạn đó có thực hiện được không? Tại sao?  
Câu 4  (4.0  điểm)
     Nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thời Bắc thuộc. Từ đó rút ra nhận xét chung về phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta từ TK I đến đầu TK X.
Hướng dẫn trả lời.
Câu 1 Nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc. Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc nhân dân ta đã làm gì để giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống đó ? 4.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Câu 2
 
 
 
 
 
 
 
 
1. Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần  
- Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, công cụ sản xuất chủ yếu bằng đồng thau và có một ít đồ sắt. Nguồn lương thực chính của họ là gạo nếp, gạo tẻ, ngoài ra còn có các loại khoai, sắn. Thức ăn gồm các loại rau củ, cá, thịt… Đồ dùng gia đình có nhiều loại như  nồi, bát, chậu… bằng gốm và đồng thau…  
0.75
- Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình. Thường ngày nam đóng khố, cởi trần, nữ mặc áo, váy…Cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức. 0.5
- Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực). Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng với nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.  
0.75
- Có nhiều tục lệ như cưới xin, ma chay, làm bánh chưng bánh giày…lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa. 0.5
2. Để giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt cổ nhân dân ta đã:  
- Tiến hành bền bỉ công cuộc đấu tranh chống đồng hóa, song song với các cuộc khởi nghĩa lật đổ ách đô hộ, giành lại độc lập chủ quyền. 0.5
- Giữ gìn ngôn ngữ, các phong tục, tập quán truyền thống (ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ, tục xăm mình, đi chân trần, ở nhà sàn, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên…) 1.0
Trong cuộc đấu tranh bền bỉ và liên tục chống Bắc thuộc của nhân dân ta, chiến thắng nào được xem là “vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu”? Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đó. 4.0
1. Chiến thắng được xem là “vũ công cao cả vang dội đến nghìn thu”: 1.0
 
  - Xác định được chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 0.75
  - Khái quát những nét chính về chiến thắng Bạch Đằng... 0.25
2. Phân tích nguyên nhân thắng lợi: 1.5
- Lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân... 0.25
- Sự đoàn kết toàn dân... 0.25
- Sự lãnh đạo tài tình của Ngô Quyền với nghệ thuật quân sự độc đáo: 1.0
+ Tiêu diệt nội phản, tổ chức nhân dân kháng chiến...
+ Đánh đúng điểm yếu của đich.
+ Lợi dụng địa hình địa vật, vận dụng chính xác qui luật tự nhiên.
+ Xây dựng thế trận độc đáo,  nhử địch vào trận địa mai phục...
 
3. Phân tích ý nghĩa lịch sử: 1.5
- Ghi vào lịch sử dân tộc một chiến công hiển hách vào loại bậc nhất...
-Thể hiện tài năng quân sự của Ngô Quyền và ý chí quyết thắng của nhân dân ta...
0.5
- Chấm dứt vĩnh viễn 1000 năm Bắc thuộc, củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc... 0.5
- Mở ra thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta... 0.5
Câu 3 Trong thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã có những âm mưu và thủ đoạn gì đối với nước ta? Những âm mưu và thủ đoạn đó có thực hiện được không? Tại sao?   5.0
  1. Âm mưu, thủ đoạn 0.5
- Thời kỳ Bắc thuộc (Bắt đầu từ 179 TCN  kết thúc vào năm 938). Các triều đại PKPB xâm lược đô hộ nước ta trong suốt ngàn năm đều có chung âm mưu:
+ Xâm lược nước ta nhằm biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc.
+ Vơ vét tài nguyên, cướp bóc về kinh tế;
+ Nô dịch và đồng hóa nhân dân ta
 
- Thủ đoạn
+ Chính trị: Tiêu diệt chính quyền của người Việt, thiết lập chính quyền đô hộ của PKPB trực tiếp cai trị, dùng vũ lực đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
+ Kinh tế: Cướp đất lập đồn điền; Bóc lột nhân dân bằng thuế khóa nặng nề (thuế muối, thuế sắt), sưu dịch; Bắt cống nạp sản vật quý, bắt thợ giỏi đưa về TQ…. => Làm cho đời sống nhân dân cực khổ…
+ Văn hóa: Tìm cách hủy hoại nền văn hóa bản địa; đồng hóa dân tộc: bắt nhân dân theo phong tục tập quán của người Hán, đưa người Hán sang ở cùng người Việt, truyền bá tư tưởng Nho giáo….
0.75
2. Kết quả
 - Đã đặt được bộ máy cai trị đến cấp huyện, cướp đoạt được ruộng đất của nhân dân, ra sức áp bức, bóc lột nhân dân.
- Nho giáo ảnh hưởng dến một số vùng trung tâm châu, quận của nước ta.
- Tuy nhiên âm mưu  của chúng vẫn không thực hiện, sau nhiều thế kỷ bị đô hộ, người Việt vẫn liuoon kiên cường đấu tranh và giành lại độc lập, không bị mất nước mất dân tộc.
0.75
3. Nguyên nhân 3.0
- Trước khi bị PB xâm lược và đô hộ người Việt đã có hàng chục vạn năm văn hóa tiền sử và xây dựng nên nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc... Đó là một cơ cấu văn minh riêng, một thể chế chính trị - xã hội riêng, xác lập những cơ sở ban đầu nhưng rất vững chắc về ý thức quốc gia dân tộc. Đó chính là ưu thế cơ bản, là cội nguồn sức mạnh của người Việt. 0.5
- Trong những thế kỷ Bắc thuộc, nhân dân ta đã đấu tranh bền bỉ, kiên cường bất khuất chống lại ách đô hộ ngoại bang, chống mưu đồ đồng hóa độc ác của kẻ thù, kiên quyết giành lại độc lập tự chủ (dẫn chứng…). Qua các cuộc đấu tranh lực lượng dân tộc ngày càng trưởng thành. Dân tộc không những không bị đồng hóa mà ngày càng phát triển mạnh mẽ ... 0.75
- Trên cơ sở VM Văn Lang - Âu Lạc, nhân dân ta biết tiếp thu và dân tộc hóa những ảnh hưởng từ bên ngoài để phát triển văn hóa dân tộc. Nền kinh tế nước ta vượt ra ngoài sự kiểm soát gắt gao của kẻ thù đã có những bước tiến đáng kể. Đó là những tiền đề cho dân tộc ta vươn dậy xóa bỏ vĩnh viễn ách đô hộ của PKPB. 0.5
- Nền đô hộ của PKPB tuy tàn bạo nguy hiểm nhưng bộc lộ nhiều hạn chế: Sự cai trị không liên tục, nhiều lần bị gián đoạn bởi những cuộc đấu tranh của nhân dân ta (...), sự thay đổi quá nhiều các triều đại và các cuộc hỗn chiến phong kiến liên miên ở TQ cũng tác động không nhỏ đến cơ sở thống trị của chúng ở nước ta. 0.25
- Bộ máy thống trị của chúng dù cố gắng đến đâu cũng không thể kiểm soát và khống chế toàn bộ lãnh thổ nước ta, nhiều vùng rộng lớn vẫn nằm ngoài phạm vi cai trị của chính quyền đô hộ, chúng không thể với tay tới cơ cấu xóm làng cổ truyền của ta. Xóm làng là nơi nuôi dưỡng và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, làm cơ sở nền tảng cho cuộc đấu tranh... 0.5
- Ngô Quyền là kết tinh của lịch sử ngàn năm chống Bắc thuộc và với chiến thắng Bạch Đằng đã kết thúc vĩnh viễn ách nô dịch, đồng hóa hơn ngàn năm của PKPB, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài...
=> Trong suốt nghìn năm Bắc thuộc người Việt không bị mất nước, mất dân tộc đó chính là một trong những kỳ tích của dân tộc ta và là thất bại nhục nhã của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
0.5
Câu 4. Nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thời Bắc thuộc. Từ đó rút ra nhận xét chung về phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta từ TK I đến đầu TK X. 4.0 đ
  * Những đóng góp:
- Hai Bà Trưng:
+ Lãnh đạo nhân dân đánh bại nhà Đông Hán, lần đầu tiên giành được nền độc lập tự chủ cho dân tộc…
+ Sau đó tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập tự chủ...
+ Ý nghĩa…
0.75
  - Lý Bí:
+ Liên kết với các hào kiệt, nổi dậy khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Lương giành được thắng lợi, khôi phục nền độc lập tự chủ cho dân tộc.
+ Thành lập nhà nước Vạn Xuân....
+ Ý nghĩa…
0.75
 
  - Khúc Thừa Dụ:
+ Lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, đánh đổ ách thống trị của nhà Đường, xây dựng nền tự chủ…
+ Đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu bền của dân tộc
0.75
  - Ngô Quyền:
+ Trừ khử tên phản động Kiều Công Tiễn, vừa trả thù cho chủ tướng vừa tiêu diệt được nội ứng của quân Nam hán
+ Thiết kế và chỉ huy trận quyết chiến chiến lược ở cửa sông Bạch Đằng đập tan ý chí xâm lược của nhà Nam Hán
+ Chiến thắng Bạch Đằng đã kết thúc vĩnh viễn hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra một thời đại mới: thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta…
0.75
  * Nhận xét chung: 1.0
  - Các cuộc đấu tranh nổ ra liên tục, sôi nổi, quyết liệt, rộng khắp, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia với mục đích giành lại độc lập dân tộc đồng thời còn bảo vệ nền độc lập
- Nhiều cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi, xây dựng được chính quyền độc lập tự chủ trong một thời gian. Đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc vĩnh viễn hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra một thời đại mới: thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, tạo nên truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta.
 
 
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 33.44 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hoa
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 29/09/2019 21:40
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    9
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4214 view

  Giải trí

1 photos | 3917 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2486 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 10
  • Hôm nay: 1651
  • Tháng hiện tại: 135235
  • Tổng lượt truy cập: 8128044

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606