Rss Feed Đăng nhập

ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG DẠY HỌC VĂN

Gửi lên: 25/04/2019 04:30, Người gửi: trannga, Đã xem: 11042
CHUYÊN ĐỀ:
 ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG DẠY HỌC VĂN
  1. MỞ ĐẦU
  1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Văn học là một môn học đặc biệt, đòi hỏi người dạy, người học phải say mê, suy ngẫm, phải hào hứng khi tiếp cận thì chúng ta mới hiểu, mới làm rõ được vấn đề. Nhưng dạy văn, học văn là một nghệ thuật. Nó vốn không ưa lặp lại nhàm chán, mà cần đến sự sáng tạo và linh hoạt. Những năm gần đây, ngành giáo dục nước ta đã có những đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy nhưng những đổi mới về phương pháp dạy học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, chưa thực sự phù hợp với đặc trưng bộ môn.
  2. Thực tế hiện nay chúng ta thấy rằng tình yêu Văn học trong học sinh đã giảm sút rất nhiều. Một phần, do Văn học là môn học khó chiếm lĩnh, dù các em thích Văn nhưng không phải em nào cũng có khả năng tiếp thu dễ dàng. Học sinh có năng khiếu học văn không nhiều. Phần khác, do xu hướng phát triển của thời đại khoa học, nhu cầu của xã hội, yêu cầu của nghề nghiệp, sự định hướng của gia đình... ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn môn học của các em. Những ngành nghề các em thích, sau này có thu nhập cao, khối dự thi thường là các ban Khoa học tự nhiên. Chính vì vậy, việc xem thường, coi nhẹ, xa lánh môn Văn là điều dễ hiểu.
   3.Song môn Văn vẫn là một môn quan trọng, có vị trí lớn trong trường học phổ thông, nó giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm...cho HS, giúp các em tự hoàn thiện mình hơn trong các mối quan hệ xã hội. Là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Văn sẽ tác động, hỗ trợ tích cực đến các môn học còn lại.Vì vậy người giáo viên dạy Văn cần phải đánh thức ở học sinh niềm đam mê văn chương, khơi dậy ở các em tính sáng tạo và khả năng làm chủ kiến thức. Để làm được điều đó trong mỗi giờ dạy học, giáo viên cần tạo được một tâm lí thoải mái, một sự tự tin, một cảm hứng, một tâm hồn văn chương thì mới có thể đi vào tìm hiểu, khám phá được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương.
4. Hoạt động khởi động đóng vai trò quan trọng trong giờ học. Nó là hoạt động khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh. Vì thế người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan.
Nhưng thực tế dạy học lại cho thấy rất nhiều giáo viên khó kiếm tìm được một cách khởi động để cho tiết học sinh động, hấp dẫn hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả không cao do hình thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, năng về kiến thức... Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: Đa dạng hóa hoạt động khởi động trong dạy học văn làm đề tài nghiên cứu.
II.MỤC ĐÍCH NGIÊN CỨU:
Đề  tài nhằm đề xuất một số cách thức tổ chức hoạt động khởi động để tạo hiệu quả tích cực cho giờ dạy học văn.
         
  1. NỘI DUNG
  1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Đổi mới phương pháp dạy học.
Mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy.
2.Vai trò của tạo tâm thế trong dạy học Văn
Nói đến “tâm thế” là nói đến khái niệm “chú ý”- một khái niệm của khoa tâm lí học. Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một đối tượng, sự vật,... nào đó, để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả. Nhờ sự tập trung chú ý mà trong một thời điểm, giữa sự chi phối của nhiều hướng và nhiều vấn đề tác động, có thể tách được một phạm vi chú ý xác định thành đối tượng để chủ thể hướng vào đó mà tiến hành hoạt động chiếm lĩnh đối tượng ấy. 
Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy học văn đã rất chú ý đến khâu tạo tâm thế học văn cho học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mỹ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Nhưng việc tiếp thu kiến thức, đặc biệt là kiến thức văn chương, lại không thể mang tính ép buộc. Nó chỉ thực sự hiệu quả khi bắt nguồn từ sự tự nguyện hay có cảm giác thích thú. Thiết nghĩ, trong cuộc sống hay trong dạy – học, bước khởi đầu luôn là bước tạo nền tảng, tâm thế. Nền tảng vững, tâm thế tốt thì các hoạt động phía sau mới hiệu quả. Và ngược lại, nếu khởi đầu không tốt thì các hoạt động khác cũng vô cùng khó khăn.
Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng phấn cho học sinh vào đầu giờ học. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ bài dạy. Vậy nên nếu vì nó chỉ là khâu nhỏ mà bỏ qua thì là một sai lầm lớn.
Hơn nữa xét từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở giai đoạn lứa tuổi này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư duy kiến thức, kỹ năng, cảm xúc thẩm mỹ là rất lớn. Nhưng các em có tư tưởng muốn tự khám phá, thích độc lập trong suy nghĩ, có chủ kiến của riêng chứ không thích bị áp đặt. Các em không thích một giờ học gò bó, căng thẳng. Cho nên cách tổ chức hoạt động theo phương châm: học mà chơi, chơi và học là một cách hay để lôi kéo, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh
3.Thực tế hoạt động dạy học Văn trong nhà trường.
*Về phía học sinh
Thực tế dạy học trong nhà trường cho thấy trong một lớp học khả năng tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhau cho nên hứng thú của mỗi em cũng sẽ khác. Nhiều học sinh hào hứng đón nhận giờ Văn. Các em tìm thấy ở đây những cảm xúc thẩm mỹ, những bài học cuộc sống giúp các em trưởng thành, hoặc các em cảm thấy nhẹ nhóm, thoải mái hơn so với những tiết học tự nhiên khác. Bên cạnh đó có rất nhiều học sinh có thói quen thụ động trong học tập. Các em không thích học, không đọc tác phẩm, không quan tâm nhiều đến hành trình tự khám phá mà cơ bản là ghi chép và dựa vào các tài  liệu có sẵn để làm bài kiểm tra. Nhiều học sinh còn có biểu hiện uể oải, mệt mỏi trong giờ học. Thói quen lười vận động, lười tư duy, học tập hời hợt, không hứng thú đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập.
*Về phía giáo viên:
Rất nhiều giáo viên trong quá trình dạy học thường không tổ chức hoạt động khởi động vì nhiều lí do: lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài dạy; không biết tổ chức như thế nào; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học khác...Vì vậy, trong quá trình dạy, dù rất cố gắng, nhiều giáo viên cũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu quả giờ học bị giảm sút.
II.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG DẠY HỌC VĂN
1.QUAN NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học.
 Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ.Chuẩn bị phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên.
Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc, lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó.
II. MỘT SỐ HÌNH THỨC KHỞI ĐỘNG:
1.Khởi động bằng tổ chức trò chơi:
Trò chơi là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia. Vì vậy nó có khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Rất nhiều trò chơi ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra.
1.1.Trò chơi “Đuổi hình bắt tác phẩm”
Đây là trò chơi mang tính chất nhận diện. Nó phù hợp cho những tiết dạy học ôn tập hoặc những tiết dạy chủ đề. Trò chơi này có những ưu thế nhất định như:
  • Có khả năng lôi kéo số đông học sinh tham gia.
  • Phát huy trí tưởng tượng của học sinh
  • Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh.
  • Trong thời gian ngắn có thể giúp học sinh nhứ lại những tác phẩm đã học.
Cách tổ chức:
Giáo viên chuẩn bị những bức hình khác nhau treo lên bảng. Mỗi hình có những điểm gợi ý. Học sinh nhìn vào hình để đoán tên tác phẩm. Ai đoán nhanh và đoán đúng sẽ có điểm.
Ví dụ: Cho những hình ảnh sau (lần lượt trình chiếu từng hình ảnh) và nêu câu hỏi: Đây là tác phẩm nào? Của ai?
 
 
 
 
 
Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh thôn Vĩ Kết quả hình ảnh cho hình ảnh ong bướm
 
 
Hình ảnh có liên quan
 
Hình ảnh có liên quan
 
1.2.Trò chơi “Nhanh như chớp”:
Đây là trò chơi mang tính trí tuệ và cũng rèn luyện khả năng phản xạ của học sinh. Các em phải đối mặt với người hỏi, trong thời gian nhanh nhất trả lời được nhiều câu hỏi nhất. Câu hỏi ở đây có thể liên quan đến kiến thức bài học trước, cũng có thể là những câu hỏi hài hước để các em suy luận theo logic lứa tuổi.
Cách tổ chức:
Trong thời gian 2 phút sẽ có 10 câu hỏi ngắn. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Học sinh đối diện trực tiếp với dẫn chương trình.
Ví dụ:  
Câu 1: Quần rộng nhất là quần gì?
>> Đáp án: Quần đảo
Câu 2: Có 1 con trâu. Đầu nó thì hướng về hướng mặt trời mọc, nó quay trái 2 vòng sau đó quay ngược lại sau đó lại quay phải hay vòng hỏi cái đuôi của nó chỉ hướng nào?
>> Đáp án: Chỉ xuống đất
Câu đố 3: Con trai có gì quý nhất?
>> Đáp án: Ngọc trai
Câu 4: Nắng ba năm ta chưa hề bỏ bạn?
>> Đáp án: Cái bóng
Câu đố: Con đường nào dài nhất?
>> Đáp án: Đường đời
Câu 6: Một ly thuỷ tinh đựng đầy nước, làm thế nào để lấy nước dưới đáy ly mà không đổ nước ra ngoài?
>> Đáp án: Dùng ống hút
Câu 7: Con chó đen người ta gọi là con chó mực. Con chó vàng, người ta gọi là con chó phèn. Con chó sanh người ta gọi là con chó đẻ. Vậy con chó đỏ, người ta gọi là con chó gì?
>> Đáp án: Con chó đỏ người ta gọi là con chó đỏ
Câu 8: Cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ là gì ?
>> Đáp án: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ
Câu 9: Bệnh gì mà bác sỹ bó tay?
>> Đáp án: Bệnh gãy tay
Câu 10: Càng chơi càng ra nước
>> Đáp án: Chơi cờ
1.3.Trò chơi: Đuổi chữ
Đây là trò chơi vừa đòi hỏi học sinh có vốn từ vựng nhất định, vừa có sự nhanh nhẹ vận động thể lực, lại vừa đòi hỏi sự kết hợp ăn ý với các bạn cùng nhóm.
Cách tổ chức: Chia lớp thành 2 đội chơi. Giáo viên sẽ cho chủ đề trước thích hợp cho bài dạy. Mỗi nhóm sẽ có một bạn lần lượt lên viết các từ theo nhóm đã được quy ước. Trong thời gian 2 phút, đội nào viết được nhiều từ sẽ chiến thắng.
Ví dụ: Chủ đề Người lính
Nhóm 1: Tìm những từ chỉ hành động của người lính:
(HS có thể tìm các từ như: vượt núi, băng rừng, trèo đèo, leo dốc, đánh địch, ca hát...)
Nhóm 2: Tìm những từ chỉ phẩm chất của người lính:
(HS có thể tìm các từ: dũng cảm, gan dạ, táo bạo, lãng mạn, hào hoa, kiên cường...)
  1. Trò chơi “Chiếc hộp may mắn”:
Điểm đặc biệt của trò chơi này là ở tính bất ngờ cho học sinh. Giáo viên chuẩn bị một chiếc hộp nhỏ, trong đó có những mảnh giấy ghi các phần quà thú vị, đa dạng. Học sinh thực hiện tốt yêu cầu sẽ được nhận quà trong chiếc hộp.
Cách thực hiện:
Cách 1: Giáo viên trình chiếu hệ thống câu hỏi trên máy chiếu. Quy ước trả lời đúng 4-5 câu sẽ được nhận 1 phần quà đặc biệt trong hộp bằng cách tự bốc.
Cách 2: Trong chiếc hộp sẽ là câu hỏi. Mỗi câu hỏi có ghi sẵn phần thưởng. Học sinh sẽ cùng đọc thuộc lòng đoạn thơ nhất định và chuyền tay nhau chiếc hộp. Khi giáo viên có hiệu lệnh “dừng” cả lớp sẽ ngừng đọc và hộp quà đến tay ai, người đó sẽ có quyền lựa chọn câu hỏi và phần quà trong chiếc hộp.
Trò chơi này tuy thu hút số đông học sinh nhưng lại gây ồn và có thể mất nhiều thời gian hơn những trò chơi khác.
  1. Khởi động bằng hình thức thư giãn, giải trí:
Đây là hình thức khởi động nhẹ nhàng so với học sinh. Nó phù hợp cho những giờ dạy đòi hỏi không khí sâu lắng. Hoặc cũng có thể vận dụng cho những giờ dạy học tác phẩm văn học nước ngoài. Việc đưa học sinh du lịch qua màn ảnh hay để các em chìm lắng vào trong những giai điệu âm nhạc thiết tha, trữ tình sẽ là một cách thú vị để các em thăng bằng cảm xúc, tạo những rung động thẩm mỹ.
Chẳng hạn khi dạy học sinh bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường có thể cho học sinh nghe giai điệu, hình ảnh bài hát: Dòng sông ai đã đặt tên, sáng tác trần Hữu Pháp.
Hay khi dạy tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” có thể trình chiếu cho học sinh xem một trích đoạn phim....
Hoặc khi  dạy đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” có thể cho học sinh xem những hình ảnh đẹp về nước Pháp.
Ví dụ:
 
 
du-lich-Phap-travelplus
Nhà thờ Đức Bà Paris và dòng sông Seine thơ mộng
 
du-lich-Phap-travelplus
Pont Neuf, cây cầu lâu đời nhất bắc qua sông Seine
                                                                      
du-lich-Phap-travelplus
Nhà hát opera Garnier Opera và nhà thờ Sacre Coeur
 
du-lich-Phap-travelplus
       Nhà thờ Montmartre cổ kính với kiến trúc                             tuyệt đẹp
 
 
 
 
 
du-lich-Phap-travelplus
 
Bình minh trên Khải Hoàn Môn

Cánh đồng hoa oải hương
 
  1. Khởi động bằng tạo tình huống:
Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng. Từ đó dẫn dắt vào bài.
Xây dựng tình huống học tập Ngữ văn đòi hỏi giáo viên phải tìm được tình huống thú vị, khơi dậy sự ham thích học tập, tính chủ động sáng tạo của người học.
Cách thực hiện:
Chia lớp thành 4 đội chơi. GV nêu tình huống để học sinh tưởng tượng và diễn xuất. Đội nào hấp dẫn nhất sẽ thắng.
Ví dụ 1: Hãy tưởng tượng và tái hiện hình ảnh cầu hôn độc đáo.(dạy học: Tôi yêu em)
Ví dụ 2:Hãy tưởng tượng mình là Trương Ba, phải sống trong thân xác hàng thịt, hồn Trương Ba có suy nghĩ gì?(Dạy học: Hồn Trương Ba, da hàng thịt)
 III.NHỮNG LƯU Ý KHI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1.Xác định mục tiêu khởi động
Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt vào bài thay bằng việc tổ chức khởi động thành một hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp gải quyết vấn đề khởi động; Hoạt động khởi động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng. Nhiệm vụ khi chuyển giao cho học sinh trong hoạt động khởi động cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh (xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt HS vào phần hình thành kiến thức mới.
 2. Kỹ thuật cơ bản khi xây dựng hoạt động khởi động
Với phương pháp dạy học truyền thống, khởi động chỉ bằng một vài câu dẫn nhập nên không mất nhiều thời gian. Với hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, do đó khởi động cần tổ chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Vì vậy khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động, giáo viên cần lưu ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang tính chất minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để khởi động, sao cho trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp GV biết được học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽ khác nhau ở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với đối tượng học sinh ở các lớp).
 Hoạt động khởi động là bước “ thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực hiện công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứng thú cho học sinh: để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi hoặc tham gia vào các tình huống khởi động. Câu hỏi/tình huống đưa ra ở phần này cũng cần có nhiều mức độ trong đó nhất thiết phải có câu dễ học sinh nào cũng có thể trả lời được. khi các em trả lời được sẽ phần nào sẽ cảm thấy vui vẻ, thích thú để tạo tâm lý tốt khi vào bài học. Ở mỗi hoạt động khởi động đều xuất phát từ nội dung bài học, nhưng nếu tình huống nào đưa ra học sinh cũng giải quyết được thì các em sẽ không có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới, không kích thích được trí tò mò và nhu cầu học tập một cách chủ động và tích cực của các em.
Khi áp dụng tổ chức hoạt động Khởi động cho tất cả các tiết học ở các lớp thì GVBM nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp; tránh việc xây dựng 1 tình huống cố định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối. Phương án xây dựng tình huống khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết học nào cũng tổ chức hoạt động khởi động theo kiểu “đến hẹn lại lên” với các bước tuần tự như nhau.
 
 
  1.                   KẾT LUẬN.
Qua thực tiễn dạy học, có thể thấy rằng hoạt động khởi động có vai trò quna trọng trong giờ dạy học. Nhưng để hoạt động này có ý nghĩa thì giáo viên cần linh hoạt, nhạy bén trong cách tổ chức và thực hiện. Việc đa dạng hóa hoạt động khởi động là cần thiết để tạo nên sự hứng khởi trong tâm lí học sinh. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà quá chú trọng, dành nhiều thời gian cho nó để biến giờ học thành giờ chơi vô vị.

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 843.00 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Nguyễn Thị Cúc
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 25/04/2019 04:30
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    929
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (08/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (03/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (03/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (20/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (27/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (17/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (17/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (09/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (26/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (01/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4106 view

  Giải trí

1 photos | 3814 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2375 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 19
  • Hôm nay: 1303
  • Tháng hiện tại: 31466
  • Tổng lượt truy cập: 7651313

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606