Rss Feed Đăng nhập

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NGỮ VĂN 12, NĂM HỌC 2019-2020

Gửi lên: 31/12/2019 17:18, Người gửi: trannga, Đã xem: 1611
TRƯỜNG THPT NGHÈN

 
 
 
(Đề thi có 01 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: Ngữ văn
Khối: 12
(Thời gian làm bài: 120 phút;  không kể thời gian phát đề)
 
Họ và tên thí sinh: ……………….………….………, Lớp: …… ; Số báo danh : ………
 
Phần 1. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
  Có ai trong chúng ta mà chưa từng có những lúc nuôi dưỡng trong sâu thẳm lòng mình những mơ ước? Tuy nhiên, với thời gian và trước những thực tế khắc nghiệt của cuộc sống hiện tại, bạn vẫn đang cố gắng thực hiện ước mơ hay là ước mơ đã tạm thời "ngủ yên" trong đáy sâu lòng bạn? Dù cho ước mơ ngày nào có đang tạm thời "ngủ yên" trong đáy sâu lòng bạn đi chăng nữa, thì bạn hãy tin rằng, ước mơ tươi đẹp năm xưa của bạn không hề mất đi, nhưng vẫn còn ở đó – trong sâu thẳm lòng bạn. Chỉ cần bạn đừng ngại "lay tỉnh" giấc mơ của mình thức dậy một lần nữa trong lòng bạn.
 Có khi nào bạn tự hỏi mình rằng, bản thân mình là một con người biết tự vượt lên chính mình để vươn lên trong cuộc sống hay là buông trôi đời mình, để mặc mọi sự muốn ra sao thì ra? Trong những cảnh ngộ tưởng chừng như bế tắc, những người bi quan có thể đánh mất niềm tin và ước mơ, nhưng người lạc quan sẽ là người dũng cảm đi tìm một lối thoát cho hoàn cảnh bế tắc của mình.
 Cho nên, ngay lúc này đây, bạn hãy nghĩ về những ước mơ trước đây của bạn. Những người có thái độ sống lạc quan chính là những người dám "lay tỉnh" ước mơ cao đẹp ngày nào của họ. Nói cách khác, họ không thể sống lạc quan mà không có ước mơ. Nhờ có ước mơ, con người mới có thể băn khoăn, thao thức xác định cho mình một lý tưởng sống. Mà một khi đã xác định được rồi, thì lý tưởng mà họ vạch ra ngày càng trở nên rõ ràng và dứt khoát! Những người không có lý tưởng thì cuộc sống mỗi ngày của họ chỉ trôi qua một cách vật vờ, không để lại một dấu ấn nào cả, nhất là không thể nào sống lạc quan được!”
(Chìa khóa sống lạc quan – Lại Thế Luyện, NXB Văn hóa Thông tin, 2011)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0.5 điểm): Theo tác giả, ước mơ có vai trò như thế nào đối với mỗi con người?
Câu 2 (0,75 điểm): Anh/chị hiểu hai từ "ngủ yên"  và "lay tỉnh" được sử dụng trong đoạn văn: “Dù cho ước mơ ngày nào có đang tạm thời "ngủ yên" trong đáy sâu lòng bạn đi chăng nữa, thì bạn hãy tin rằng, ước mơ tươi đẹp năm xưa của bạn không hề mất đi, nhưng vẫn còn ở đó – trong sâu thẳm lòng bạn. Chỉ cần bạn đừng ngại "lay tỉnh" giấc mơ của mình thức dậy một lần nữa trong lòng bạn.” như thế nào?
Câu 3 (0.75 điểm): Hãy cho biết hiệu quả của câu hỏi tu từ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 4. (1.0 điểm): Anh/chị có cho rằng người lạc quan sẽ là người dũng cảm đi tìm một lối thoát cho hoàn cảnh bế tắc của mình” không? Vì sao?
Phần 2. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về ý nghĩa của thái độ sống lạc quan đối với mỗi con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Dấu chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng.
                              (Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.112)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về đặc điểm tính trữ tình – chính trị trong thơ Tố Hữu.
------- Hết -------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nội dung Điểm
I. Đọc – hiểu 1 Theo tác giả, ước mơ có vai trò:
- Nhờ có ước mơ, con người mới có thể băn khoăn, thao thức xác định cho mình một lý tưởng sống.
- Mà một khi đã xác định được rồi, thì lý tưởng mà họ vạch ra ngày càng trở nên rõ ràng và dứt khoát!
0.5
2 Hai từ "ngủ yên"  và "lay tỉnh" được sử dụng trong đoạn văn có nghĩa
là:
- "ngủ yên": Ước mơ ngủ yên nghĩa là có ước mơ nhưng không hành động để biến ước mơ thành hiện thực.
- "lay tỉnh": Lay tỉnh ước mơ nghĩa là làm cho ước mơ trở thành động lực để con người hành động biến nó thành hiện thực.
0.5
 
 
3
  • Các câu hỏi tu từ được sử dụng trong văn bản:
+ Có ai trong chúng ta mà chưa từng có những lúc nuôi dưỡng trong sâu thẳm lòng mình những mơ ước? 
+ Tuy nhiên, với thời gian và trước những thực tế khắc nghiệt của cuộc sống hiện tại, bạn vẫn đang cố gắng thực hiện ước mơ hay là ước mơ đã tạm thời "ngủ yên" trong đáy sâu lòng bạn?
+ Có khi nào bạn tự hỏi mình rằng, bản thân mình là một con người biết tự vượt lên chính mình để vươn lên trong cuộc sống hay là buông trôi đời mình, để mặc mọi sự muốn ra sao thì ra?
- Hiệu quả:
+ Tác giả muốn nói đến con người ai cũng có ước mơ nhưng điều quan trọng là phải cố gắng và nỗ lực hết mình vượt qua khó khăn, trở ngại để đạt được ước mơ, để có cuộc sống tốt đẹp.
+ Lời nhắc nhở, gửi gắm đến mỗi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải có ước mơ và quyết tâm vượt qua chính mình để thực hiện được ước mơ, hướng tới cuộc sống tốt đẹp.
0.25
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.25
 
 
0.25
4
  • Đồng tình với quan điểmngười lạc quan sẽ là người dũng cảm đi tìm một lối thoát cho hoàn cảnh bế tắc của mình”.
  • Vì: Cuộc sống luôn luôn tồn tại những mặt đối lập nhau. Có khi cuộc sống của chúng ta thuận buồm xuôi gió nhưng có khi lại phải đối diện với những khó khăn, bế tắc. Trong hoàn cảnh khó khăn, bế tắc nếu bi quan, chúng ta sẽ đánh mất mình. Còn nếu lạc quan, vui vẻ đón nhận nó thì chúng ta sẽ tìm cho mình được hướng đi: cố gắng, nỗ lực hết mình để vượt qua.
0.25
 
0.75
II. Làm văn
 
1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về ý nghĩa của thái độ sống lạc quan đối với mỗi con người trong cuộc sống. 2.0
a. Yêu cầu kỹ năng: Đảm bảo hình thức của đoạn văn theo cách quy nạp, diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp... 0.25
b. Xác định vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của thái độ sống lạc quan đối với mỗi con người trong cuộc sống. 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được: Ý nghĩa của thái độ sống lạc quan đối với mỗi con người trong cuộc sống.
Học sinh có thể trình bày theo các ý sau:
Thái độ sống lạc quan:
  • Dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn hướng đến những điều tốt đẹp.
  • Giúp con người đón nhận những khó khăn, trở ngại bằng một tâm thế bình thản, nhẹ nhàng.
  • Sẽ đưa đến cho con người cuộc sống tươi đẹp mỗi ngày.
  • Giúp con người dễ đi đến thành công.
1.0
 
 
 
 
 
 
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.25
2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về đặc điểm tính trữ tình – chính trị trong thơ Tố Hữu. 5.0
 
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về phân tích thơ trữ tình.
- Bố cục 3 phần: phần mở bài đưa được vấn đề cần nghị luận vào; phần thân bài triển khai các luận điểm mạch lạc và logic; phần kết bài khái quát có nâng cao được vấn đề.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
0.25
 
 
 
 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Hình ảnh Việt Bắc trong kháng chiến.
- Đặc điểm tính trữ tình – chính trị trong thơ Tố Hữu.
0.5
 
 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:
3.5
 
 
* Giới thiệu về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và đoạn trích 0.5
 
* Cảm nhận về đoạn thơ:
- Khung cảnh sôi động của cuộc kháng chiến trên những con đường Việt Bắc vào ban đêm:
+ Đoàn quân ra trận: đông đảo, với khí thế mạnh mẽ, hào hùng và tâm hồn lãng mạn.
+ Đoàn dân công tiếp vận, chuyển lương phục vụ kháng chiến với một cảnh tượng hùng tráng, tưng bừng cùng không khí vui tươi, náo nức như ngày hội.
+ Những đoàn xe ra trận với ánh sáng chói lòa trong đêm.
→ Đoạn thơ có sự kết hợp hài hòa giữa: hiện thực – lãng mạn; khuynh hướng sử thi – cảm hứng lãng mạn.
- Không khí náo nức, say mê của quân dân Việt Bắc trong ngày chiến thắng.
- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi; nhịp thơ linh hoạt; sử dụng có hiệu quả các phép tu từ;…
2.0
* Nhận xét về đặc điểm tính trữ tình – chính trị trong thơ Tố Hữu:
- Khái niệm thơ trữ tình – chính trị: Là thơ trực tiếp đề cập đến những vấn đề chính trị, những sự kiện chính trị với cảm xúc mãnh liệt.
- Tính trữ tình – chính trị là một trong những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, được thể hiện rõ nét trong bài thơ Việt Bắc nói chung và đoạn thơ nói riêng:
+ Tính chính trị:
. Việt Bắc đề cập đến một sự kiện lịch sử có ý nghĩa lớn với cả dân tộc: Trung ương Đảng và chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc để trở về Hà Nội sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. 
. Cảm hứng của Tố Hữu trong đoạn thơ là hướng đến cuộc kháng chiến hào hùng và chiến thắng vẻ vang của quân dân Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.
+ Tính trữ tình: Niềm tự hào, niềm vui hân hoan của nhà thơ.
1.0
 
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.5
 
 
 
 
 
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 72.50 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: N/A
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 31/12/2019 17:18
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    20
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (27/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (02/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4105 view

  Giải trí

1 photos | 3814 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2374 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 10
  • Hôm nay: 990
  • Tháng hiện tại: 22326
  • Tổng lượt truy cập: 7642173

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606