Rss Feed Đăng nhập

ĐỀ KTHK I năm 2018 Môn Lịch sử ban KHTN - mã đề 202

Gửi lên: 26/12/2018 20:56, Người gửi: lichsu, Đã xem: 198
 
        TRƯỜNG THPT NGHÈN
                TỔ LỊCH SỬ
 
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC  KÌ I
NĂM HỌC 2018-2019
Thời gian làm bài: 45 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
  Mã đề thi
202
     
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp .............................
PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A                                        
B                                        
C                                        
D                                        
 
  21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
A                                        
B                                        
C                                        
D                                        
 
Câu 1: Mọi quyết định phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là nguyên tắc hoạt động của cơ quan
A. Đại hội đồng.                                                    B. Ban thư kí.
C. Hội đồng kinh tế xã hội.                                 D. Hội đồng bảo an.
Câu 2: Chính sách ngoại giao của Liên xô đối với các nước xã hội chủ nghĩa là
A. bảo vệ.                       B. ủng hộ.                       C. đối đầu.                     D. giúp đỡ.
Câu 3: Hình thức đấu tranh ở các nước đế quốc được Đảng vận dụng trong phong trào cách mạng  1936-1939 là
A. biểu tình.                   B. báo chí.                      C. nghị trường.              D. mít tinh.
Câu 4: Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược( 1954-1975) của nhân dân Lào là
A. Chính phủ kháng chiến  Lào.                         B. Đảng cộng sản Đông Dương.
C. Đảng cộng sản Việt Nam.                               D. Đảng nhân dân cách mạng Lào.
Câu 5: Các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1925)trong phong trào dân chủ công khai do giai cấp nào thực hiện?
A. Tư sản dân tộc.                                                 B. công nhân, nông dân
C. Đảng cộng sản.                                                 D. Tiểu tư sản trí thức.
Câu 6: Nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh là
A. khoa học kĩ thuật.                                            B. phát triển kinh tế.    
C. hòa bình, ổn định.                                            D. chạy đua vũ trang.
Câu 7: Nước có nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới những năm 80-90 của thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI?
A. Hàn Quốc.                 B. Nhật Bản.                  C. Trung Quốc.              D. Đài Loan.
Câu 8: Hành động đầu tiên thực hiện chiến lược chống Liên Xô của Mĩ sau Chiến  tranh thế giới 2?
A. Viện trợ khẩn cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
C. Ra đời của Kế hoạch Phục hưng châu Âu.
D. Thành lập và tái vũ trang cho CHLB Đức.
Câu 9: Đánh giá tính chất phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1926-1929?
A. Đấu tranh có tổ chức.                                      B. Đã hoàn toàn tự giác.
C. Phát triển mạnh tự giác.                                  D. Trong khuôn khổ tự phát.
Câu 10: Thời cơ tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 được bắt đầu từ
A. Nhật đầu hàng Đồng minh.                             B. Liên Xô đánh quân Nhật.
C. khi quân Đồng minh vào.                               D. từ khi Nhật đảo chính Pháp.
Câu 11: Trong cuộc khai thác lần 2(1919-1929), Thực dân Pháp bỏ vốn đầu tư vào nghành kinh tế nào nhiều nhất?
A. tài chính.                   B. nông nghiệp.             C. thương nghiệp.         D. công nghiệp.
Câu 12: Sắp xếp các sự kiện sau đúng thứ tự thời gian ra đời của các tổ chức cộng sản cuối 1929 ở nước ta.
1. Đông Dương cộng sản đảng.
2. Đông Dương cộng sản liên đoàn.
3. An Nam cộng sản đảng.
A. 1-3-2.                         B. 1-2-3.                         C. 3-2-1.                         D. 2-1-3.
Câu 13: Nhiệm vụ chính của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là
A. tuyên truyền chính trị.                                    B. giành chính quyền.
C. hoạt động quân sự.                                           D. giải phóng dân tộc.
Câu 14: Cuộc khai thác lần 2 của thực dân Pháp đã có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới 1?
A. Tạo cơ sở xã hội để tiếp thu tư tưởng cách mạng vô sản.
B. Xã hội phân hóa sâu sắc và phong trào cách mạng sôi nổi.
C. Mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc và cách mạng phát triển.
D. Tạo điều kiện cho các tổ chức cách mạng ra đời và hoạt động.
Câu 15: Nguyễn Ái Quốc tham luận tại Đại hội V Quốc tế cộng sản về vị trí , vai trò của nông dân trong cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa cách mạng  thuộc địa  với cách mạng thế giới đã có ý nghĩa như thế nào?
A. Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị được chính trị, tư tưởng cho Đảng.
B. Nguyễn Ái Quốc đã thực sự trở thành chiến sĩ cộng sản quốc tế.
C. Địa vị quốc tế của Nguyễn Ái Quốc ngày càng được nâng cao.
D. Sự thành đạt của nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc trong quốc tế.
Câu 16: Sách lược của Mĩ đối với Liên Xô và Trung Quốc đầu những năm 70 thế kỉ XX là
A. kiềm chế.                   B. hòa hoãn.                   C. đối đầu.                     D. hợp tác.
Câu 17: Căn cứ địa chính của cách mạng cả nước trong Cách mạng  tháng Tám 1945 là
A. Việt Minh.                 B. Võ Nhai.                    C. Cao Bằng.                  D. Việt Bắc.
Câu 18: Khẩu hiệu “ Đả đảo chủ nghĩa đế quốc ! Đả đảo Nam triều !”  trong phong trào cách mạng 1930-1931 đã thể hiện tính
A. triệt để của phong trào.                                   B. cách mạng tiên phong.
C. quyết liệt của quần chúng.                             D. cách mạng của phong trào.
Câu 19: Lần đầu tiên quần chúng đi bên nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đánh đổ được hai kẻ thù của dân tộc và có chính quyền là
A. phong trào dân tộc 1939-1945.                     B. cao trào cách mạng 1930-1931.
C. phong trào dân chủ 1936-1939.                    D. thoái trào cách mạng 1932-1935.
Câu 20: Mục đích của Việt Nam Quốc dân đảng là đấu tranh để
A. bất hợp tác với Chính phủ Pháp và triều đình Nguyễn.
B. đánh đuổi Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiếp lập dân quyền.
C. lật đổ Pháp và phong kiến tay sai để tự giải phóng.
D. đánh đổ đế quốc chủ nghĩa thiết lập xã hội bình đẳng.
Câu 21: Tính chất phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 của là
A. dân tộc dân chủ.                                               B. có tính dân chủ.
C. có tính dân tộc.                                                 D.
Câu 22: Xu thế mới của tình hình thế giới trong Chiến tranh lạnh những năm 70-80 của thế kỉ XX là
A. hòa bình và ổn định.                                        B. nội chiến, xung đột.
C. hòa hoãn Đông – Tây                                      D. đối đầu căng thẳng.
Câu 23: Tính chất nổi bật của phong trào cách mạng 1936-1939 là
A. dân tộc.                      B. cách mạng.                C. dân chủ.                     D. nhân dân.
Câu 24: Trong thập kỉ cuối thế kỉ XX, hai nước Tây Âu nào đã trở thành những đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng?
A. Pháp và Đức.                                                     B. Anh và Đức.             
C. Anh và Pháp.                                                     D. Pháp và Liên Xô.
Câu 25: Chủ trương cách mạng của Đảng trong Hội nghị Ban chấp hành trung ương 8( 5/1941) giống với
A. Hội nghị Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10/1930).
B. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Hương Cảng –Trung Quốc (2/1930).
C. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11/1939).
D. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ( 7/1936).
Câu 26: Bước ngoặt vĩ đại trên con đường phát triển của công nhân Việt Nam là
A. Xô viết Nghệ Tĩnh ra đời ( 1930-1931).      
B. Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi.
C. Đại hội Đảng lần thứ nhất( 3/19352 ).         
D. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (2/1930).
Câu 27: Sự kiện nào đánh dấu Nhật Bản kết thúc sự chiếm đóng Đồng Minh.
A. Học thuyết Phucưđa(1977) và Kaiphu(1991).
B. Hiệp ước hòa bình Xanphranxcô(8/9/1951).
C. Học thuyết(Miyađaoa(1993) và Hasimôtô(1997).
D. Hiệp ước an ninh Mĩ  -  Nhật (8/9/1951).
Câu 28: Để lôi kéo các nước Mĩlatinh ngăn chặn ảnh hưởng ảnh hưởng của cách mạng Cuba, tháng 8/1961 Mĩ đã đề xướng việc tổ chức
A. các chính phủ độc tài.                                     B. học thuyết Mơn rô.
C. Liên minh vì tiến bộ.                                       D. Liên Mĩ.
Câu 29: Bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam là
A. thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
B. Đảng cộng sản Đông Dương thành lập lãnh đạo cách mạng.
C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng.
D. phong trào cách mạng 1930-1931-Xô viết Nghệ Tĩnh.
Câu 30: Một trong những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám 1945 là
A. tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai.
B. kết hợp dân tộc và dân chủ, giương cao ngọn cờ dân tộc.
C. sáng tạo hình thức chính quyền Xô viết công nông binh.
D. hình thành khối liên minh công nông trong đấu tranh.
Câu 31: Nhận xét như thế nào cho đúng về thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc trong cách mạng dân tộc Việt Nam?
A. Ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
B. Tha thiết canh tân đất nước, nhạy cảm thời cuộc.
C. Là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
D. Hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc .
Câu 32: Đâu không phải là bài học của phong trào cách mạng 1930-1931 cho cách mạng Việt Nam?
A. Bạo lực cách mạng giành chính quyền.
B. Phương pháp đấu tranh công khai hợp pháp.
C. Liên minh công nông là trận địa chính.
D. Hình thức chính quyền công nông.
Câu 33: Giành chính quyền ở Hà Nội trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 được thực hiện bằng hình thức đấu tranh nào là chủ yếu?
A. Vũ trang cách mạng để giành chính quyền.
B. Đấu tranh vũ trang ở các địa phương.
C. Đấu tranh chính trị có vũ trang hỗ trợ.        
D. Đấu tranh chính chị công khai và bí mật.
Câu 34: Sự kiện nào trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 thể hiện công nhân Việt Nam hoàn toàn tự giác đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước?
A. Bãi công ngày Quốc tế chống chiến tranh đế quốc (1/8/193)).
B. Biểu tình có vũ trang tự vệ ở Nghệ An và Hà Tĩnh (9/1930).
C. Biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế lao động(1/5/1930).
D. Thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh (Tháng 9,10/1930).
Câu 35: Điểm giống về hình thức đấu tranh giành chính quyền trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 so với phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh?
A. Bí mật bất hợp pháp và công khai hợp pháp và bán công khai.
B. Bạo lực cách mạng giành chính quyền bằng vũ trang là chủ yếu.
C. Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng, đấu tranh chính trị.
D. Bạo lực cách mạng giành chính quyền bằng chính trị là chủ yếu.
Câu 36: Xu thế phát triển của tổ chức cách mạng Việt Nam quốc dân đảng là
     A. thất bại  và chấm dứt hoạt động.                  B. lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
     C. thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.            D. phân hóa theo vô sản và tư sản.
Câu 37: Chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc để thực hiện truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin về nước và các thuộc địa là sự kiện nào?
A. Gửi Bản yêu sách đến Hội nghị Vécxai.      
B. Xuất bản “ Bản án chế độ thực dân Pháp”.
C. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa ri.  
D. Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
Câu 38: Nguyên nhân trực tiếp đưa đến thắng lợi thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là gì?
A. Có Đảng lãnh đạo đứng đầu là Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn và sáng tạo.
B. Trong tổng khởi nghĩa toàn Đảng toàn dân không ngại hy sinh quyết tâm thắng lợi.
C. Có chuẩn bị chu đáo trong 15 năm qua ba cuộc tập dượt, nhất là thời kì 1939-1945.
D. Đồng minh đánh bại phát xít Nhật - thời cơ khách quan thuận lợi ngàn năm có một.
Câu 39: Phong trào tiêu biểu mở đầu phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ thời kì cách mạng dân chủ 1936-1939 là
A. Đón rước Gôđa và Brêviê.                              B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C. Mít tinh ở nhà Đấu xảo Hà Nội.                     D. Đông Dương Đại hội.
Câu 40: Phong trào cách mạng 1936-1939 có ảnh hưởng như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam?
A. Chuẩn bị toàn diện cho thắng lợi của của cách mạng tháng Tám 1945.
B. Cuộc tập dượt lần thứ nhất cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.
C. Cuộc tập dượt lần hai cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.
D. Cuộc tập dượt lần thứ ba cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.
 
----------- HẾT ----------
 
 
 
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 73.50 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: N/A
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 26/12/2018 20:56
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    1
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (27/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (02/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4022 view

  Giải trí

1 photos | 3744 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2302 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 5
  • Hôm nay: 1992
  • Tháng hiện tại: 137993
  • Tổng lượt truy cập: 7361672

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606