![]() Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng số | |
Thấp | Cao | ||||
Phần 1. Đọc - hiểu (Văn bản văn xuôi) | Nhận biết được một số vấn đề được nói đến trong văn bản. | - Hiểu được bản chất của từng vấn đề qua phép tu từ.. | - Biết cách trình bày quan điểm của mình về một vấn đề nào đó. | | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 2 1,0 10% | 1 1,0 10% | 1 1,0 10% | | 4 3,0 30% |
Phần 2. Làm văn: 1. Nghị luận xã hội - Khoảng 200 chữ - Nghị luận về một vấn đề cụ thể được rút ra từ ngữ liệu trên. | Viết 01 đoạn văn | ||||
2. Nghị luận văn học. - Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học | Viết 01 bài văn | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | | 1 2,0 20% | 1 5,0 50% | 2 7,0 70% | |
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ | 2 1,0 10% | 1 1,0 10% | 2 3,0 30% | 1 5,0 50% | 6 10,0 100% |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I. Đọc – hiểu | 1 | Những lí do khiến chúng ta nên làm việc tốt: - Vì bản chất của chúng ta là như thế. - Vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. - Vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn | 0.5 |
2 | Theo tác giả, mỗi người sẽ tự đánh mất giá trị của bản thân mình khi không làm được những điều: - nở một nụ cười khi tình cờ gặp người quen trên đường phố, - giúp đỡ một người nào đó khi họ đang mang vác vật nặng, - | 0.25 0.25 | |
3 | - Phép điệp cấu trúc: Hãy… vì… - Tác dụng: + Góp phần làm cho đoạn văn mang tính gọi hình, biểu cảm, tạo nên âm hưởng và nhịp điệu cho câu văn. + Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của những việc tốt, điều tốt. + Người viết gửi gắm lời khuyên, lời động viên, khích lệ đối với mỗi chúng ta. | 0.25 0.75 | |
4 | - Đồng ý. - Vì: Chỉ khi nào mỗi chúng ta suy nghĩ rằng làm việc tốt đồng nghĩa với việc đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mình thì tất cả những điều tốt mình làm sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, chúng ta làm trong niềm vui và sự hào hứng. (HS có thể lí giải cách khác nhưng phải phù hợp) | 0.25 0.75 | |
II. Làm văn | 1 | Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân trước tình trạng lòng tốt bị lợi dụng trong xã hội. | 2.0 |
a. Yêu cầu kỹ năng: - Đảm bảo hình thức của đoạn văn theo cách quy nạp, diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp... - Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. | 0.25 | ||
b. Xác định vấn đề cần nghị luận: Trách nhiệm của các nhân trước tình trạng lòng tốt bị lợi dụng trong xã hội. | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Có thể triển khai theo hướng sau:
| 1.0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.25 | ||
2 | Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân: “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách” và trong đêm đông: “Mị rút, con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ,… Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc”. Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy. | 5.0 | |
a. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ở hai thời điểm khác nhau để tìm ra điểm khác nhau cơ bản nhất. - Bố cục 3 phần: phần mở bài đưa được vấn đề cần nghị luận vào; phần thân bài triển khai các luận điểm mạch lạc và logic; phần kết bài khái quát có nâng cao được vấn đề. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận. | 0.25 | ||
b. Xác định vấn đề cần nghị luận: - Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ở hai lần miêu tả trên. - Từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy. | 0.5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: | 3.5 | ||
* Khái quát nhân vật Mị: – Mị là một cô gái trẻ đẹp. đảm đang, duyên dáng, thổi sáo giỏi, được nhiều chàng trai yêu mến ngày đêm thổi sáo đi theo. - Số phận của Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ nghèo ở miền núi ngày trước: có những phẩm chất tốt đẹp, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị đày đọa trong cuộc sống nô lệ. Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà Thống Lí Pá Tra. (Phần này chỉ nêu ngắn gọn, không phân tích ) – Bị vùi dập đến cùng nhưng ở người con gái ấy vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt. | 0.5 | ||
* Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên: - Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân: + Yếu tố ngoại cảnh tác động đến tâm trạng và hành động của Mị: tiếng sáo. + Tiếng sáo làm Mị mạnh mẽ hơn, Mị thoát khỏi cái lớp xác vô hồn trước đây bằng một hành động “nổi loạn nhân tính”. Ngày Tết “Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. Tiếng sáo đánh thức tâm hồn Mị, đánh thức quá khứ, đánh thức khát khao tự do, hạnh phúc trong Mị. - Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm đông cởi trói và chạy theo A Phủ + Thương mình dẫn đến thương người cùng cảnh ngộ, Mị chấp nhận chịu sự trừng phạt của nhà thống lý và quyết định cắt dây trói cứu A Phủ. + Khi A Phủ chạy đi, Mị đứng lặng trong bóng tối và sau đó vụt chạy theo A Phủ bởi “Ở đây thì chết mất”. Hành động ấy diễn ra một cách tức thời, là hành động bất ngờ nhưng tất yếu. Mị cắt đay trói cứu A Phủ đồng thời cũng tự giải thoát cho chính mình. Hành động ấy hoàn toàn phù hợp với tính cách của Mị – một người con gái giàu sức sống. - Nghệ thuật: sử dụng các động từ để diễn tả sức sống tiềm tàng trỗi dậy của nhân vật Mị. - Ý nghĩa: Tô Hoài đã khám phá và phát hiện đằng sau một tâm hồn câm lặng vẫn còn một tâm hồn khát khao sống, khát khao yêu, đằng sau một con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa còn có một con người. * Sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy: - Lần thứ nhất, Mị nhận được sự tác động theo chiều hướng tích cực từ ngoại cảnh, bản thân Mị chỉ định giải thoát trong chốc lát - Lần thứ hai không có sự hỗ trợ của ngoại cảnh, sự trỗi dậy ở lần thứ hai mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Mị đã giải thoát mình khỏi sự ràng buộc của cả cường quyền lẫn thần quyền. Với hành động này, Mị đã chiến thắng số phận. - Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. Trong lòng Mị luôn tiềm ẩn sức sống tiềm tàng, khát khao được hưởng hạnh phúc, càng bị vùi dập thì khát khao trong Mị càng trỗi dậy, Mị cắt dây trói cứu A phủ và cũng cắt sợi dây vô hình (thần quyền và cường quyền) để tự giải phóng mình. | 2.0 1.0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 |
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 94.00 KB )