Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng số | |
Thấp | Cao | ||||
Đọc - hiểu (Văn bản văn xuôi) | Nhận biết được một số vấn đề được nói đến trong văn bản. | - Hiểu được bản chất của từng vấn đề. - Biết cách trình bày quan điểm của mình về một vấn đề nào đó. | Biết cách viết một đoạn văn theo yêu cầu. | | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 0,5 5% | 1 0,5 5% | 2 2,0 20% | | 4 3,0 30% |
Làm văn: Viết đoạn văn . Viết bài văn nghị luận . | Vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết đoạn văn từ vấn đề đặt ra ở văn bản đọc- hiểu. | Vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết đoạn văn, làm bài văn nghị luận văn học về một vấn đề trong tác phẩm đã học. | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | | 1 2,0 20% | 1 5,0 50% | 2 7,0 70% | |
Tổng số câu Tổng điểm Tỉ lệ | 1 0,5 5% | 1 0,5 5% | 2 4,0 40% | 2 5,0 50% | 6 10,0 100% |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC- HIỂU | 3.00 | |
1 | Điểm chung của con người được nói đến trong đoạn trích là trong cuộc sống ai cũng mong có niềm hạnh phúc cho bản thân. | 0.5 | |
2 | Theo tác giả mỗi người một vẻ, tùy theo sở thích, cá tính và điều kiện hoàn cảnh mà họ có cách tìm kiếm niềm vui riêng. Chính vì phương thức tìm kiếm niềm vui khác nhau nên tính chất của niềm vui ấy cũng không giống nhau, có những niềm vui tạm bợ, có những niềm vui lâu dài, có niềm vui nặng nề và cũng có những niềm vui siêu thoát… | 0.75 | |
-Việc tác giả nhiều lần sử dụng từ ngữ “Có người” với vai trò là biện pháp tu từ nghệ thuật điệp ngữ kết hợp với liệt kê. - Sử dụng nhiều lần từ ngữ này làm cho đoạn văn mang tính gợi hình, biểu cảm, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu văn, có khả năng làm nổi bật ý mà tác giả muốn đề cập: có nhiều cách thức tìm kiếm niềm vui khác nhau của con người trong cuộc sống. | 0.75 | ||
4 | - Học sinh có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình, hoặc chỉ đồng tình một phần. - Phải biết lí giải hợp lí, thuyết phục. | 1.0 | |
II | LÀM VĂN | 7.0 | |
1 | Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương. | ||
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: - Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, song hành. - Diễn đạt trôi chảy, không xuống dòng khi chưa kết thúc đoạn. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tình yêu thương. | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương. Có thể theo hướng sau: -Tình yêu thương là một tình cảm tốt đẹp của con người. Nó thể hiện rõ nhất tư cách làm người. Tình yêu thương giúp con người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, xóa nhòa ngăn cách, thù hận, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn…Tình yêu thương giữa người với người được thể hiện qua lời nói, thái độ, hành đông cụ thể, nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách. Mỗi cá nhân ở những độ tuổi, hoàn cảnh, công việc khác nhau có những cách khác nhau để thể hiện tình yêu thương của mình. - Từ việc hiểu rõ về tình yêu thương được gợi lên từ đề bài là dịp để thí sinh hoàn thiện bản thân để làm nhiều việc tốt, nhân lên nhiều tấm gương điển hình về tình nhân ái. | 1.0 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp | 0.25 | ||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận | 0.25 | ||
2 | Phân tích tâm trạng Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi trong tâm trạng của nhân vật này. | 5.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích tâm trạng Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi trong tâm trạng của nhân vật này. | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cơ bản đảm bảo các nội dung sau: | |||
*Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả: Phân tích tâm trạng của Mị: “Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”. - Diễn biến tâm trạng: + Khi bố Mị còn sống, Mị dã từng có ý định tự tử bằng lá ngón vì không thể chịu đựng nổi cuộc sống của người con dâu gạt nợ. Sau khi bố chết, ở lâu trong nhà thống lí Pá Tra bị đọa đày về thể xác, bị áp chế về tinh thần, sống mà không bằng chết, tâm hồn Mị đã trơ lì, chai sạn. Mị dường như đã quen với nỗi khổ đau bất hạnh mà mình phải gánh chịu và chấp nhận nó. + Mị sống như một cái xác vô hồn, chỉ biết vùi đầu vào những việc giống nhau, tiếp nhau, làm đi làm lại, làm việc cả đêm cả ngày. Lúc nào Mị cũng cúi măt. Mỗi ngày Mị càng không nói. + Cách Mị so sánh mình với con trâu, con ngựa: “Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa…ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi” cho ta thấy rõ dường như Mị đã là một con người vô cảm, an bài trước số phận. -Ý nghĩa của tâm trạng nhân vật Mị: thể hiện cuộc sống tủi nhục, tối tăm của người lao động nghèo vùng cao dưới sự áp bức thống trị của bọn chúa đất trong chế độ cũ. | 3.0 | ||
. | Tâm trạng của Mị khi những đêm tình mùa xuân đã tới: “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.” - Diễn biến tâm trạng: + Sắc xuân cùng với những đêm tình mùa xuân đã về đem đến luồng sinh khí mới cho thiên nhiên và con người. + Những cảm xúc mới mẻ sau bao năm bị vùi lấp chợt ùa về trong Mị, làm cho Mị: “Thấy phơi phới trở lại” cho ta thấy tâm hồn Mị đã được hồi sinh, đưa Mị trở về những ngày tháng tự do, êm đẹp ngày trước. + Tâm hồn tưởng như băng giá của Mị bây giờ đã có những cảm xúc và khát vọng:“Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi.”. Như vậy không còn một cô Mị lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi, mà thay vào đó là một cô Mị trẻ trung, yêu đời, ham sống. + Với cách dùng nhiều câu văn ngắn, từ ngữ biểu cảm, câu văn có tính tượng hình, giàu chất thơ, Tô Hoài đã diễn tả sinh động nhiều trạng thái cảm xúc vui sướng, hồi hộp liên tiếp ùa về làm sống dậy một tâm hồn tưởng như đã lụi tắt trong Mị. -Ý nghĩa của tâm trạng Mị: thể hiện sức sống tiềm tàng, khao khát tự do, hạnh phúc mãnh liệt của nhân vật Mị, của đồng bào Tây Bắc trong quá trình đấu tranh chống lại giam hãm để đi tìm cuộc sống tự do. | | |
*Thấy được sự thay đổi của tâm trạng nhân vật - Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên Mị chính là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực: Từ vô cảm đến ý thức rõ về mình, biết khao khát tự do, khao khát hạnh phúc. Tâm trạng đó được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật độc đáo: miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế, phù hợp với quy luật tâm lí, câu văn giàu hình ảnh. - Qua hai lần miêu tả tâm trạng nhân vật Mị, và sự thay đổi tâm trạng nhân vật Mị, Tô Hoài thể hiện sự đồng cảm sâu sắc đối với cuộc sống tối tăm, tủi nhục của người dân nghèo vùng cao. Đồng thời nhà văn còn phát hiện sức sống tiềm tàng mãnh liệt của họ ngay cả khi họ bị thực dân và bọn chúa đất vùi dập, đọa đày một cách tàn bạo. Thái độ và sự phát hiện này góp phần làm cho tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. | 1.0 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận | 0.5 |
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 40.68 KB )