TRƯỜNG THPT NGHÈN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 12 (Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian phát đề) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) | |
Họ, tên thí sinh:....................................................SBD: ...................Phòng thi ........................... | |
| | |
Câu 1: Tính chất nổi bật của phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?
A. Dân tộc dân chủ điển hình.
B. Dân chủ có tính dân tộc.
C. Yêu nước cách mạng vô sản.
D. Giải phóng dân tộc tiêu biểu.
Câu 2: Sự chuyển hướng đấu tranh cách mạng quan trọng của Đảng trong Hội nghị trung ương tháng 11/1939 đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu là sự chuyển hướng so với Hội nghị nào?
A. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ( 5/1941).
B. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ( 7/1936).
C. Hội nghị Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10/1930).
D. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (6/1-8/2/1930).
Câu 3: Liên Xô thực hiện chính sách ngoại giao như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc?
A. Bảo vệ.
B. Ủng hộ.
C. Giúp đỡ.
D. Hòa bình.
Câu 4: Đâu
không phải là bài học được rút ra từ sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái?
A. Cần có giai cấp tiến tiến lãnh đạo.
B. Đường lối đúng đắn và sáng tạo.
C. Sự chuẩn bị chu đáo vể lực lượng.
D. Thời cơ là vấn đề sống còn cách mạng.
Câu 5: Cuộc truy điệu để tang Phan Châu Trinh (1926) trong phong trào dân chủ công khai do giai cấp nào lãnh đạo?
A. Nông dân .
B. Tiểu tư sản trí thức.
C. Tư sản dân tộc.
D. Công nhân.
Câu 6: Sự kiện nào trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 thể hiện tình đoàn kết của công nhân Việt Nam với nhân dân lao động thế giới?
A. Bãi công ngày Quốc tế chống chiến tranh đế quốc (1/8/193)).
B. Biểu tình có vũ trang tự vệ ở Nghệ An và Hà Tĩnh (9/1930).
C. Thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh (Tháng 9,10/1930).
D. Công nhân biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế lao động (1/5/1930).
Câu 7: Sự kiện nào đã chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã thấm nhuần chủ nghĩa Mác- Lênin và chuẩn bị được chính trị tư tưởng cho Đảng cộng sản Việt Nam?
A. Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp(12/1920).
B. Tham luận tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (7/1924).
C. Viết Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt (2/1930).
D. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên(/1925).
Câu 8: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào dân chủ 1936-1939 là gì?
A. Kết hợp công khai và bí mật.
B. Bí mật bất hợp pháp, biểu tình.
C. Chính trị, hòa bình, công khai.
D. Hợp pháp và nửa hợp pháp.
Câu 9: Nhật Bản thiết lập quan hệ ngạo giao với Việt Nam vào thời gian nào?
A. Năm 1973.
B. Năm 1951.
C. Năm 1977.
D. Năm 1956 .
Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc?
A. Xuất bản “ Bản án chế độ thực dân Pháp”( 1925).
B. Lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa (1921).
C. Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp(12/1920).
D. Gửi Bản yêu sách đến Hội nghị Vécxai( 18/6/1919).
Câu 11: Nhân tố hàng đầu chi phối các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX là gì?
A. Cách mạng Khoa học –công nghệ.
B. Mĩ giàu mạnh nhất thế giới.
C. Liên Xô đối trọng với Mĩ.
D. Đặc trưng hai cực- hai phe.
Câu 12: Toàn cầu hóa là xu thế khách quan không thể đảo ngược vì sao?
A. Hệ quả Cách mạng khoa học và công nghệ.
B. Thương mại quốc tế tăng nhanh chóng.
C. Tác động của các công ty xuyên quốc gia .
D. Thị trường chung thế giới hình thành.
Câu 13: Nhiệm vụ dân tộc của Hội nghị Ban chấp hành trung ương 8(5/1951) có gì khác so với Hội nghị Ban chấp hành trung ương tháng 11/1939 ?
A. Chủ trương giải phóng dân tộc trong từng nước.
B. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc hàng đầu.
C. Chuyển sang đấu tranh trực tiếp giành chính quyền
D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
Câu 14: Mặt trận nào được thành lập nhằm tập trung nhân dân thực hiện mục tiêu cách mạng số 1 đòi dân sinh dân chủ ở Việt Nam ?
A. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương,
C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh.
Câu 15: Sự kiện nào đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu và Đông Âu?
A. Viện trợ khẩn cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
B. Sự ra đời của Kế hoạch Mác - San.
C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương .
D. Thông điệp của Truman tại Quốc hội Mĩ.
Câu 16: Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi đã để lại cho Đảng bài học như thế nào về nguyên tắc đề ra đường lối lãnh đạo đảm bảo cách mạng thắng lợi?
A. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin.
B. Thời cơ là vấn đề sống còn của cách mạng.
C. Công tác mặt trận củng cố đoàn kết dân tộc.
D. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
Câu 17: Mục tiêu của công cuộc Cải cách và mở cửa 1978, nhằm biến Trung Quốc thành quốc gia như thế nào?
A. Tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới.
B. Giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
C. Xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, văn minh.
D. Giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
Câu 18: Mối quan hệ giữa 2 khẩu hiệu: “
Độc lập cho dân tộc” và ” “
Ruộng đất cho dân cày” được Đảng cộng sản Đông Dương giải quyết trong thời kỳ 1939 – 1945 khác với đường lối chiến lược cách mạng như thế nào?
A. Tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc.
B. Thực hiện song song cả hai nhiệm vụ.
C. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
D. Thực hiện song song cả hai khẩu hiệu.
Câu 19: Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là gì?
A. Kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân.
B. Viết Cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo.
C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành lập một Đảng thống nhất.
D. Thành lập tổ chức quá độ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Câu 20: Cuối thập kỉ 90, trung tâm kinh tế tài chính nào chiếm ¼ GDP của thế giới?
A. Mĩ.
B. Trung Quốc.
C. Tây Âu.
D. Nhật Bản.
Câu 21: Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Tổng khởi nghĩa tháng tám 1945 là gì?
A. Tuyên truyền.
B. Biểu tình.
C. Chính trị.
D. Vũ trang.
Câu 22: Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm Châu Phi là vì lí do gì?
A. Nenxơn Man đê la trở thành tổng thống Nam Phi.
B. Có 17 nước Châu Phi được trao trả độc lập.
C. Hiến Pháp Nam Phi chính thức xóa bỏ Apácthai.
D. Hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ thực dân cũ.
Câu 23: Nạn nhân chính trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp là giai cấp nào?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Tư sản dân tộc.
D. Trung tiểu địa chủ.
Câu 24: Sự kiện nào hình thành khuôn khổ trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới 2?
A. Hội nghị Ian ta.
B. Hội nghị Pôtxđam.
C. Tổ chức Liên hợp quốc .
D. Chiến tranh lạnh.
Câu 25: Mục tiêu của Chiến lược kinh tế
“Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo” của nhóm năm nước sáng lập ASEAN là gì?
A. Sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
B. Xây dựng nền kinh tế tự chủ.
C. Tiến hành mở cửa nền kinh tế.
D. Thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật.
Câu 26: Nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân được xác định tại Hội nghị Trung 8( 10-19/5/1941) là
A. đấu tranh chính trị là chủ yếu.
B. đấu tranh chính trị, vũ trang
C. chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.
D. chuyển khởi nghĩa từng phần .
Câu 27: Phong trào cách mạng 1930-1931với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh có vai trò như thế nào đối với sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945?
A. Năng cao uy tín của Đảng ta trong phong trào cộng sản quốc tế.
B. Hình thành liên minh công nông trận địa chính đảm bảothắng lợi.
C. Sáng tạo hình thức chính quyền Xô Viết công nông ở Việt Nam.
D. Cuộc tập dượt thứ nhất tạo ra những nhân tố đưa đến thắng lợi.
Câu 28: Sự kiện nào đã tác động tạo ra điều kiện chính trị để tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản ở Việt Nam?
A. Chủ trương “
vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên cuối năm 1928.
B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương Lê nin về “Vấn đề dân tộc và thuộc địa”.
C. Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp sau chiến tranh I (91919-1929).
D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên truyền bá lí luận giải phóng dân tộc theo vô sản.
Câu 29: Nguyên nhân nào tác động làm cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên chuyển hóa thành hai tổ chức cộng sản, Tân Việt cách mạng đảng phân hóa và Việt Nam Quốc dân đảng thất bại?
A. Sự phát triển từ tự phát đến tự giác của công nhân Việt Nam.
B. Sự phát triển không đều của phong trào công nhân 1929.
C. Sự thâm nhập và truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác – Lê nin.
D. Sự non yếu về kinh tế và thái độ thỏa hiệp của tư sản dân tộc.
Câu 30: Đặc trưng nổi bật của quan hệ quốc tế trong thập kỉ 70-80 của thế kỉ XX như thế nào?
A. Xu thế toàn cầu hóa.
B. Đối đầu căng thẳng.
C. Hòa hoãn Đông – Tây.
D. Đối thoại, hoà bình.
Câu 31: Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7/1936, đã căn cứ vào đâu để đưa ra đường lối phương pháp đấu tranh?
A. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần I ( 3/1935).
B. Tình hình của Chính phủ nhân dân Pháp từ năm 1936.
C. Tình hình chính trị ,xã hội cụ thể của Việt Nam.
D. Nghị quyết Đại Hội lần VII của Quốc tế cộng sản.
Câu 32: Sự kiện tiêu biểu nhất trong phong trào đấu tranh đòi các quyền dân sinh dân chủ 1936-1939 là gì?
A. Đón rước Brêviê và phái viên Gô đa.
B. Mít tinh ở Nhà đấu xảo Hà Nội.
C. Báo chí tư tưởng và nghị trường.
D. Phong trào Đông Dương Đại hội.
Câu 33: Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng, tình hình kinh tế của Mĩ như thế nào?
A. Khủng hoảng và suy thoái ngắn đến dầu thập kỉ 80.
B. Khủng hoảng và suy thoái dài đến 1994 phục hồi
C. Khủng hoảng và suy thoài dài đến đầu thập kỉ 90.
D. Khủng hoảng và suy thoài dài đến năm 1982.
Câu 34: “Có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết” là đánh giá của Nguyễn Ái Quốc về tình hình nước ta trong thời kỳ nào?
A. 1939-1945.
B. 1936-1939.
C. 1932-1935.
D. 1930-1931.
Câu 35: Tổ chức nào là nòng cốt của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ?
A. Tâm tâm xã.
B. Cộng sản đoàn.
C. An Nam cộng sản đảng.
D. Đông Dương cộng sản đảng.
Câu 36: “
Tính chất dân tộc điển hình và tính nhân dân sâu sắc” là tính chất của phong trào cách mạng nào?
A. Phong trào dân chủ 1936-1939.
B. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.
C. Cách mạng tháng Tám năm 1945 .
D. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
Câu 37: Lực lượng vũ trang hỗ trợ lực lượng chính trị giành chính quyền trong những ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là đơn vị nào?
A. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
B. Việt Nam giải phóng quân.
C. Các đơn vị cứu quốc quân I, II, III .
D. Đội du kích Ba tơ và du kích Bắc Sơn.
Câu 38: Trọng tâm hoạt động của phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra ở địa bàn nào?
A. Nam Kì.
B. Đô thị.
C. Nông thôn.
D. Bắc Kì.
Câu 39: Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam?
A. Cuộc bãi công của công nhân Ba son (8/1925).
B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên( 5/6/1942).
C. Ba tổ chức cộng sản thành lập cuối năm 1929.
D. Đảng cộng sản Việt Nam thành lập ( 1930).
Câu 40: Trong phong trào cách mạng 1936-1939, Đảng ta đã bước đầu khắc phục hạn chế nào của Luận cương tháng 10/1930?
A. Lực lượng cách mạng.
B. Nhiệm vụ cách mạng.
C. Phương pháp cách mạng.
D. Vấn đề giai cấp, ruộng đất.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
/cmd+v
Mã đề: 206 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | x | | | x | | | | | x | | | x | x | x | | x | | | | |
B | | x | x | | x | | x | | | | | | | | x | | | | | |
C | | | | | | | | x | | x | | | | | | | | x | | x |
D | | | | | | x | | | | | x | | | | | | x | | x | |
| 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
A | | | x | x | | | | | | | | | | | | | | | | x |
B | | x | | | | | | | | | | x | | | x | | x | x | | |
C | | | | | | x | | x | x | x | x | | | | | x | | | | |
D | x | | | | x | | x | | | | | | x | x | | | | | x | |
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 71.00 KB )