SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGHÈN | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Ngữ văn. Khối: 10 (Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề) |
SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGHÈN | KÌ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Ngữ văn. Khối: 10 ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM (Đáp án, thang điểm gồm có 03 trang) | |||||
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | |||
I | Đọc – hiểu | |||||
1 | Trong văn bản, truyền thống trao tặng vòng hoa ở Hawaii được thực hiện nhằm mục đích: để bày tỏ sự thân thiện, lòng biết ơn, lời chào tạm biệt, hoặc cũng có khi là sự hiếu khách. | 0,5 | ||||
2 | Tác giả cho rằng: Thái độ của mỗi con người cũng giống như vòng hoa ấy Vì: Vòng hoa được kết từ nhiều loại hoa khác nhau nên mùi hương của nó cũng khác nhau. Thái độ sống của con người cũng như thế. Mỗi người có một thái độ sống khác nhau. Mỗi thái độ sống của con người sẽ mang lại những ý nghĩa khác nhau cho bản thân và cho người khác. Hơn nữa việc kết vòng hoa bằng loài hoa nào là phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người. Cũng giống như việc thái độ sống của mỗi người như thế nào là phụ thuộc vào sự lựa chọn của chính họ. | 1.0 | ||||
3 | Việc tác giả liên tưởng từ truyền thống trao tặng vòng hoa Ở Hawaii sang thái độ sống của con người có ý nghĩa: - Đó là một sự liên tưởng giàu hình ảnh, gợi cảm xúc và ấn tượng đối với người đọc về việc lựa chọn thái độ sống đúng đắn và ý nghĩa đẹp đẽ mà nó mang lại cho mình và cho người khác. - Tác giả muốn gửi tới thông điệp: Mỗi người hãy luôn hướng đến những thái độ sống đẹp đẽ. Đó là cơ sở khẳng định giá trị bản thân và mang lại hạnh phúc cho người khác. | 1.0 | ||||
4 | Trình bày suy nghĩ về vấn đề: phát huy mặt tích cực và loại bỏ mặt tiêu cực của bản thân để thành công. | 1.5 | ||||
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích, song hành | ||||||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Phát huy mặt tích cực và loại bỏ mặt tiêu cực của bản thân để thành công | ||||||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ về cần phát huy mặt tích cực và loại bỏ mặt tiêu cực trong bản thân mỗi người để thành công. Có thể theo hướng sau: - Bản thân mỗi người luôn tồn tại những mặt tốt, xấu; tích cực, tiêu cực lẫn lộn. Cần nhận diện đúng đâu là mặt mạnh, đâu là hạn chế của bản thân để phát huy hay hạn chế nó. - Phát huy mặt tích cực của bản thân có nghĩa là bằng mọi cách làm cho cái hay, cái tốt của mình về suy nghĩ, nhận thức, tình cảm, hành động... tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm. Khi đó bản thân sẽ được mọi người coi trọng, ghi nhận và là cơ sở để phát triển trong cuộc sống. - Loại bỏ mặt tiêu cực của bản thân có nghĩa là loại ra và bỏ đi những gì là không tốt của mình, không để những hạn chế đó cản trở bước tiến của bản thân. - Hai quá trình trên phải tiến hành song song với nhau thì sự phát triển của bản thân mới lâu dài và bền vững được. | ||||||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt | ||||||
e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận | ||||||
II | Làm văn | |||||
1 | Cảm nhận về đoạn thơ, từ đó nhận xét tấm lòng của nhà văn dành cho nhân vật. | 6.0 | ||||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài: giới thiệu được vấn đề. Thân bài: triển khai được vấn đề. Kết bài: khái quát được vấn đề | 0.25 | |||||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Đoạn thơ thể hiện nỗi đau đớn, xót xa của Thúy Kiều khi đối diện với thực tại tình yêu tan vỡ và nhớ đến chàng Kim. | 0.25 | |||||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. | ||||||
*Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, về đoạn trích. | 0.5 | |||||
Thí sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng đảm bảo các yêu cầu sau: *Cảm nhận đoạn thơ - Khi đã hoàn thành việc trao gửi, thậm chí cả những hình dung cho chuyện hậu sự. Giờ là lúc Thúy Kiều trở về với chính mình trong thực tại. Đây là đoạn thơ độc thoại nội tâm của Kiều. Cảm xúc của nhân vật đạt tới cao trào, bi kịch của thân phận và tình yêu đẩy tới đỉnh điểm. Và vẻ đẹp nhân cách của Kiều cũng được bộc lộ đầy đủ nhất. - Thúy Kiều như quên hẳn em ở trước mặt. Nàng tột cùng đau đớn khi đối diện với thực tại phũ phàng “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi”. Càng xót xa hơn khi cái hiện hữu “bây giờ” ấy được đặt trong nỗi nhớ “muôn vàn ái ân” ngày xưa. - Nàng hướng về Kim Trọng: Các thán từ “ôi”, “ỡi” cùng các câu cảm thán, nhịp thơ 3/3... đã diễn tả nỗi đau đớn, tuyệt vọng của Kiều. Nàng tự trách, tự lên án mình đã phụ bạc người yêu. Nàng buộc tất cả tội lỗi cho mình. Nàng tạ tội với chàng Kim “trăm nghìn gửi lạy” Đoạn thơ là một tiếng nấc ngẹn ngào, tiếng kêu oán thán đầy xót xa, đau đớn, tuyệt vọng của nàng Kiều - Đoạn thơ cho thấy thái độ thiết tha của Kiều đối với tình yêu. Mặc dù đã trao duyên cho em nhưng Thúy Kiều vẫn không thôi tha thiết với tình yêu. Tuy nhờ Thúy Vân trả nghĩa nhưng tình yêu sâu sắc, mãnh liệt của Kiều lại khiến nàng đau đớn, than thân, xót xa chứ không hề thanh thản. Thúy Kiều là con người của tình yêu chung thủy, sâu sắc. Con người của khát vọng tự nhiên, trần thế. Ta trân trọng nàng Kiều còn bởi vẻ đẹp của lòng vị tha, đức hy sinh, luôn sống vì người khác. Đặc biệt trong tình yêu nàng không chỉ vì hạnh phúc của mình mà còn vì hạnh phúc của người mình yêu. -Đặc sắc nghệ thuật: Sự tài tình, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: từ đối thoại sang độc thoại nội tâm. Bằng hình thức này, tác giả đã để cho nhân vật tự bộc lộ, phơi bày tâm tư, tình cảm, khát vọng, sâu kín của mình. Sự điêu luyện, tinh xảo trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ (bác học, dân gian). Khả năng sử dụng linh hoạt, sáng tạo thể thơ lục bát... *Nhận xét: - Đoạn thơ cho thấy tấm lòng của nhà văn Nguyễn Du dành cho nhân vật: đó là sự thấu hiểu đời sống tâm lí con người; nhà thơ có sự đồng cảm sâu sắc với nhân vật, nhập thân vào nhân vật, sống nỗi niềm, bi kịch của nhân vật. Đặc biệt, đoạn thơ thể hiện sự đồng tình của tác giả Nguyễn Du với khát vọng tình yêu trần thế, tự nhiên của nhân vật (nét mới mẻ trong cảm hứng nhân đạo của Truyện Kiều). Thông qua đó tác giả thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp nhân cách nàng Kiều và gián tiếp lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sông, quyền hạnh phúc của con người. Đó là giá trị nhân đạo đặc sắc trong tác phẩm | 3.5 1.0 | |||||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt | 0.25 | |||||
e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận | 0.25 | |||||
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 30.06 KB )