Rss Feed Đăng nhập

Đề Minh họa Ngữ văn số 5, THPT Nghèn 2019

Gửi lên: 25/04/2019 15:09, Người gửi: trannga, Đã xem: 17547
BÀI KIỂM TRA BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2018 - 2019
Giáo viên: Trần Thị Thanh Nga
Tổ: Ngữ văn
PHẦN CHUNG: Đồng chí hãy cho biết những điểm mới trong quy chế thi THPT Quốc gia năm 2019. Từ những điểm mới, theo đồng chí cần có những lưu ý gì đối với học sinh đang chuẩn bị thi THPT Quốc gia.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHẦN RIÊNG                                                      
                                                   BIÊN SOẠN ĐỀ THI
A. Mục tiêu
         - Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12.
      -  Mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản  nghị luận văn học về các tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn 12.
       -  Hình thức kiểm tra tự luận.
       - Thời gian: 120 phút
B. Thiết lập ma trận
         Nội dung
Kiểm tra đánh giá
                      Mức độ cần đạt Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
 
 Đọc hiểu Ngữ liệu:
01 đoạn trích
Hiểu được phạm trù khái niệm được trích dẫn trong Ngữ liệu. Nêu được nội dung ý nghĩa của câu văn/ đoạn văn/ đoạn trích/ giá trị của biện pháp tu từ. Rút ra bài học cho bản thân/ rút ra thông điệp/ viết đoạn văn ngắn trình bày ý kiến bản thân .    
   
  Tổng  
Số câu 1 2 1   4
Số điểm 0,5 1,5 1   3,0
Tỉ lệ 5 % 15 % 10%   30%
II. Làm văn Câu 1: Nghị luận xã hội       Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về một khía cạnh vấn đề được rút ra từ ngữ liệu Đọc hiểu.  
  Câu 2:
Nghị luận văn học
Nghị luận về hai đoạn thơ trong bài thơ để rút ra những đặc điểm của bài thơ.
      Viết bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh.  
   
   Tổng
Số câu       1 1
Số điểm       7,0 7,0
Tỉ lệ       70% 70%
Tổng toàn bài Số câu 2 1 1 1 5
Số điểm 1,0 0,75 1,25 7,0 10,0
Tỉ lệ 10% 7,5% 12,5% 70% 100%
C. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
            Âm nhạc là một trong những món quà kì diệu khiến đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó – một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi. Chúng khiến tâm trí bạn trở nên thư thái, đưa lại cho bạn cảm giác bình yên sau những giờ làm việc mệt mỏi.
            Nhưng bạn có biết rằng, ngoài những thanh âm vang vọng từ thế giới bên ngoài kia còn một thứ âm thanh khác kì diệu hơn cất lên từ chính tâm hồn bạn. Mỗi người trong chúng ta đều ẩn chứa một khúc nhạc huyền bí. Khúc nhạc ấy được tạo nên bởi một chuỗi suy nghĩ nối tiếp nhau. Nó được kết tinh từ những kí ức đã qua. Khi bạn mãi ám ảnh về một điều gì, điều đó sẽ được lưu lại trong khúc nhạc tâm hồn và trở đi, trở lại trong tâm trí bạn.
            Mỗi người trong chúng ta đều có thể lựa chọn cho mình những thanh âm và phong cách riêng. Điều này không tuyệt sao? Bạn có thể  chọn bất cứ điều gì mình thích, từ những bản opera đến dòng nhạc trữ tình, hoặc những bản nhạc rock sôi động (…)
            Mỗi người đều có quyền lựa chọn cho mình một  khúc nhạc riêng, vì thế hãy chọn những điệu nhạc đầy hứng thú mê say, cuộc sống của bạn chắc chắn sẽ thú vị hơn nhiều.
                                       (Theo Wayne Cordeiro, Thái độ quyết định thành công)
Câu 1: “Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là gì?
Câu 2: Anh, chị hiểu một khúc nhạc huyền bí trong mỗi con người được đề cập trong đoạn trích là gì?
Câu 3: Theo anh, chị, khi chọn cho mình những điệu nhạc đầy hứng thú mê say, mỗi con người sẽ nhận được những điều thú vị nào?
Câu 4: Anh, chị có cho rằng cần phải lắng nghe khúc nhạc huyền bí trong chính con người mình không? Vì sao?
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
            Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về những điều kì diệu khi mỗi người biết chọn cho mình một phong cách sống riêng trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
            Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người lính:
                         Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
                        Heo hút cồn mây súng ngửi trời
          Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
          Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Và:
                        Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
          Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
         Có nhớ dáng người trên độc mộc
         Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
                       (Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr 88&89)
            Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến.
 
                                                          HƯỚNG DẪN CHẤM
 
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.00
1   “Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là âm thanh cất lên từ chính tâm hồn con người. 0.50
2 Một khúc nhạc huyền bí trong mỗi con người được đề cập trong đoạn trích có thể được hiểu là khúc nhạc tạo nên từ những kí ức, kỉ niệm, cảm xúc riêng tư, sâu sắc, để lại cho con người những dấu ấn khó phai mờ. 0.50
3 Khi chọn cho mình những điệu nhạc đầy hứng thú mê say, - chính là chọn cho mình những đam mê, phù hợp với khả năng, sở trường, mỗi con người sẽ nhận được nhiều điều thú vị như sự hứng khởi, nguồn động lực, khả năng sáng tạo, thành quả tốt đẹp. 1.00
4  Cần phải lắng nghe khúc nhạc huyền bí trong chính con người mình, vì nó giúp ta hiểu rõ đam mê, sở thích, khả năng của bản thân; biết khát vọng về tương lai… 1.00
II   LÀM VĂN 7.00
1 Viết đoạn văn về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người 2.00
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, song hành... 0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: những điều kì diệu khi mỗi người biết chọn cho mình một phong cách sống riêng trong cuộc sống 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của những điều kì diệu khi mỗi người biết chọn cho mình một phong cách sống riêng trong cuộc sống. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
- Phong cách sống riêng trong cuộc sống: là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại trong thói quen của đời sống cá nhân. Có thể gọi đó là lối sống.
- Chọn cho mình một phong cách sống riêng con người sẽ cảm thấy hứng thú, tươi mới, thấy cuộc sống thú vị, ý nghĩa vì sự khác lạ, về sự nổi bật và vì sự yêu mến, nể phục từ người khác.
- Phong cách sống riêng phải được thiết lập trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức, pháp luật, thuần phong mĩ tục của dân tộc và sự tiến bộ của nhân loại.
- Vẫn còn những cuộc sống nhạt nhòa hòa lẫn trong cái chung, sống an toàn, nhàm chán…
 
1.00
 
 
 
 
 
 
 
 
 
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0.25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.25
2 Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ 5.00
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cơ bản đảm bảo các nội dung sau: 4.00
1. Vài nét về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến 0.50
- Tác giả: Quang Dũng là một gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
- Tác phẩm: sáng tác cuối 1948 tại Phù Lưu Chanh khi tác giả đã rời xa đơn vị Tây Tiến chưa được bao lâu. Bài thơ được in trong tập Mây đầu ô (1986).
- Hai đoạn thơ: là bức họa ngôn từ, bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình…
0.25
 
 
0.25
2. Bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ 3.00
* Khái quát về hai đoạn thơ trong bài thơ: Hai đoạn thơ là kỉ niệm của người lính Tây Tiến trên con đường hành quân. Trên cung đường đó có khó khăn, thử thách nhưng cũng có những vẻ đẹp mới lạ.
* Đoạn thơ thứ nhất
- Thiên nhiên miền Tây Bắc được miêu tả hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng đều được khắc họa đồng thời cả sự hiểm trở lẫn vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú; mưa rừng cho thấy cả thung lũng mờ mịt như tan loãng trong biển mưa, không gian bỗng như mênh mang, xa vời hơn…
- Thiên nhiên cho thấy sự khó khăn, gian khổ và lòng dũng cảm, can trường của người lính trên những chặng đường hành quân.
- Bức tranh thiên nhiên trở nên ấn tượng bởi được thể hiện qua những câu thơ được viết bằng thanh trắc, các từ láy, hình ảnh độc đáo phép tiểu đối…
* Đoạn thơ thứ hai
- Chiều sương mơ hồ, bảng lảng; hồn lau như biết sẻ chia nỗi niềm với con người; hoa đong đưa như muốn làm duyên làm dáng... Cảnh buồn song chứa chan thi vị.
- Thiên nhiên hé mở tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, giàu mộng mơ của người lính Tây Tiến.
- Bức tranh thiên nhiên thơ mộng trữ tình được hiện lên qua lớp từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, biểu cảm; chất nhạc và chất thơ hòa quyện; nét vẽ mềm mại, tinh tế…
* Tương đồng và khác biệt
- Cả hai đoạn thơ đều miêu tả thiên nhiên Tây Bắc trên chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến. Thiên nhiên đều được diễn tả thành niềm thương, nỗi nhớ; là phông nền để tôn vinh vẻ đẹp của người lính Tây Tiến. Hai đoạn thơ cũng là dòng cảm xúc chan chứa, tiếc nuối về vẻ đẹp của thiên nhiên trong hoài niệm.
- Nếu bức tranh núi rừng Tây Bắc ở đoạn thơ thứ nhất là những nét vẽ rắn rỏi, cứng cỏi khắc họa không gian hùng vĩ, dữ dội như thử thách lòng người thì ở đoạn thơ thứ hai lại là những nét vẽ mềm mại, mơ hồ, huyền ảo bởi sương khói và sông nước. Đoạn thơ đầu chủ yếu tác giả sử dụng thanh trắc kết hợp với từ láy khắc họa ấn tượng về độ cao độ và độ sâu của địa hình Tây Bắc thì đoạn thơ thứ hai lại dàn trải đều đều theo những thanh bằng góp phần tô rõ hơn những phẳng lặng, bình yên của sông nước nơi đây. Bút pháp đối lập tương phản đã giúp nhà thơ vẽ bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp đa chiều.
0.50
 
 
 
1.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
0.50
 
 
3. Nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ 0.50
- Qua hai đoạn thơ hiện lên một "cái tôi" hào hoa, thanh lịch giàu chất lãng mạn, với khả năng cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, bình dị, chân thật. Tây Tiến như một thứ quả trái mùa lạ lẫm.
- Vẻ đẹp lãng mạn đã chi phối bài thơ Tây Tiến, từ ngôn ngữ, giọng điệu đến hình tượng người lính. Điều dó cũng góp phần khẳng định Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa. Sáng tạo của người nghệ sĩ trong nghệ thuật không chỉ không lặp lại người khác mà còn không lặp lại chính mình.
0.25
 
 
 
0.25
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0.25
 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.25
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 29.40 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Trần Thị Thanh Nga
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 27/04/2019 09:27
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    32
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (27/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (02/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4022 view

  Giải trí

1 photos | 3744 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2302 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 13
  • Khách viếng thăm: 12
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 2020
  • Tháng hiện tại: 138021
  • Tổng lượt truy cập: 7361700

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606