Tiết PPCT: 11: KIỂM TRA 45 PHÚT KHỐI 10 A.Mục tiêuI.Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại những nội dung kiến thức đã học đặc biệt là sự phát triển của các mô hình xã hội cổ đại Phương đông và xã hội cổ đại Địa trung hải, sự phát triển của chế độ phong kiến Phương Đông mà đại diện là Trung quốc .
II.Tư tưởng: Rèn luyện cho HS tính độc lập, trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra thi cử.
III. Năng lực - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử các thời kì nguyên thủy, cổ đại, Trung quốc và Ấn độ thời phong kiến, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá
.B. Ma trận: Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng |
V. dụng thấp | V. dụng cao |
Xã hội nguyên thủy | Nhận biết được những bước tiến của con người thời nguyên thủy. | Phân biệt được sự khác nhau về kĩ thuật chế tạo công cụ lao động qua các thời kì. | | | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1câu 0,3điểm 3% | 1câu 0,3điểm 3% | | | - câu
0,6đ 6% |
Xã hội cổ đại | Trình bày được những nét chính về ĐKTN, cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội, tổ chức chính trị, thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại Phương Đông và Phương Tây | Hiểu được những nét chính về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Đông và Phương Tây. | Giải thích được vì sao ở các quốc gia Phương Đông sớm hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước; vai trò các lực lượng xã hội, thế chế chính trở Phương Đông và Phương Tây cổ đại. | Đánh giá được tính tiến bộ của thể chế chính trị ở Phương Tây | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 3 câu 0,9điểm 9% | 7 câu 2,1 điểm 21% | 4 câu 1,2 điểm 12% | 1 câu 0,3 điểm | 15câu 4,5 điểm 45% |
Trung quốc thời phong kiến | Tái hiện được những nét chính về các giai đoạn phát triển và những nét đặc sắc về văn hóa của Trung quốc thời phong kiến | | So sánh rút ra những nét khác nhau của Trung quốc thời Minh so với thời Đường | Liên hệ các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống các triều đại phong kiến Phương Bắc | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 5 câu 3,2 điểm 32% | | 2 câu 0,8 điểm 8% | - câu
0,9 điểm 9% | 10 câu 4,9 điểm 49% |
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 9 câu 4,4 đ 44% | 8 câu 2,4 điểm 24% | 6câu 2,0đ 20% | 4 câu 1,2 điểm 12% | 27câu 10 điểm 100% |
C.Đề ra và đáp ánĐề 1I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,5 ĐIỂM)Câu 1. Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ trong xã hội nguyên thủy là
A. cung tên.
B. lửa.
C. đồ trang sức.
D. rìu đá.
Câu 2. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc đạt tới đỉnh cao dưới thời
A. nhà Minh.
B. nhà Đường. C. nhà Tần.
D. nhà Tống.
Câu 3. Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. nông dân công xã. B. tăng lữ.
C. quý tộc.
D. nô lệ.
Câu 4. Thể chế dân chủ cổ đại ở các quốc gia cổ đại phương Tây phát triển cao nhất ở
A. At-tich.
B. Rô-ma.
C. Pi-rê.
D. A-ten.
Câu 5..Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc xuất hiện thời nào?
A. Nhà Hán B. Nhà Đường
C. Nhà Minh D. Nhà Thanh
Câu 6. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0 là thành tựu của
A. người Ai Cập.
B. người Ấn Độ.
C. người Lưỡng Hà.
D. người A-rập.
Câu 7. Nhà nước cổ đại phương Tây (Hi Lạp) ra đời khoảng
A. Thiên niên kỉ II TCN.
B. Thiên niên kỉ IV TCN .
C. Thế kỉ I TCN.
D. tiên niên kỉ I TCNCâu 8. Bốn phát minh quan trọng của người Trung Quốc là
A. Giấy, kỹ thuật in, lụa, thuốc súng
B. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súngC. Kỹ thuật in, la bàn, dệt vải, giấy
D. Dệt vải, lụa, la bàn, giấy
Câu 9. Tại sao nông dân ở các quốc gia cổ đại phương Đông gắn bó và ràng buộc với nhau trong khuôn khổ của công xã nông thôn?
A. Do chống giặc ngoại xâm
B. Do nhu cầu của công tác trị thủyC. Do khai phá đất đai
D. Do sản xuất thủ công nghiệp
Câu 10. Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương Tây thể hiện rõ nhất ở việc
A. công dân được biểu quyết.
B. không chấp nhận có vua. C. công dân được phát biểu.
D. bầu cử hội đồng
Câu 11. Ở các quốc gia cổ đại phương Tây, quyền lực xã hội nằm trong tay tầng lớp nào
A. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn B. Quý tộc, tăng lữ
C. Vua chuyên chế, quan lại
D. Quan lại, quý tộc
Câu 12. Sắp xếp đúng thứ tự tiến trình phát triển loài người
A. Người tối cổ - vượn người - người hiện đại - người tinh khôn
B. Vượn người - người tối cổ - người tinh khôn - người hiện đạiC. Vượn người - người tối cổ - người hiện đại- người tinh khôn
D. Vượn người - người tinh khôn -người tối cổ - người hiện đại
Câu 13. Kinh tế đặc trưng của phương Tây cổ đại
A. Thủ công nghiệp,nông nghiệp
B. Nông nghiệp, thương nghiệp
C. Thủ công nghiệp, thương nghiệp D. Thương nghiệp ,công nghiệp
Câu 14. Thể loại văn học nào nổi tiếng thời Minh - Thanh?
A. Tiểu thuyết chương hồi B. Thơ ca
C. Hài kịch
D. Tiểu thuyết
Câu 15. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội cổ đại phương Tây là mâu thuẫn
A. địa chủ với nông dân
B. quí tộc với nông dân công xã
C. chủ nô với nô lệ. D. vua với nông dân công xã
Câu 16. Bộ phận quan trọng nhất của thị quốc Địa Trung Hải là
A. đền thờ
B.đất trồng trọt xung quanh thành thị
C. sân vận động.
D. bến cảng.
Câu 17.Thời kì mà xã hội có giai cấp đầu tiên là thời kì nào?
A. Thời nguyên thuỷ.
B. Thời đá mới.
C. Thời Cổ đại. D. Thời kim khí.
Câu 18. Vì sao nông dân công xã là lực lượng có vai trò quan trọng trong xã hội cổ đại phương Đông?
A. Vì họ đóng nhiều thuế nhất
B. Vì họ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
C. Vì họ có vai trò to lớn trong sản xuất.
D. Vì họ là lực lượng đông đảo nhất.
Câu 19.Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại phương Đông, cư dân nước nào thạo về số học? Vì sao?
A. Trung quốc, vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
B. Ấn độ, vì phải tính thuế.
C. Ai Cập, vì vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp.
D. Lưỡng Hà vì phải buôn bán xa.
Câu 20. Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội đó có đặc trưng tiêu biểu là gì?
A. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ
B. Xã hội chỉ có hoàn toàn nô lệ
C. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động và bóc lột nô lệ.
D. Chủ nô bắt bớ, buôn bán nô lệ.
Câu 21. Đâu
không phải là hình thức đấu tranh của nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây?
A. Bỏ trốn.
B. Thương lượng. C. Khởi nghĩa.
D. Trễ nải trong lao động.
Câu 22. Thiên văn học và Lịch pháp ra đời sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông do
A. nhu cầu trị thủy.
B. nhu cầu đo đạc ruộng đất.
C. nhu cầu xây dựng.
D. nhu cầu sản xuất nông nghiệp.Câu 23. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây của nhân dân An Nam
không phải chống lại nhà Đường
A. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
B. Khởi nghĩa Hai bà Trưng.C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
D. Nền tự chủ của dòng họ Khúc.
Câu 24. Điểm khác nhau cơ bản giữa nô lệ Phương Đông và Phương Tây là gì?
A.Xuất thân từ nông dân.
B. Làm các công việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc.C.Là lực lượng làm ra sản phẩm nuôi sống xã hội.
D. Địa vị xã hội thấp hèn nhất.
Câu 25. Đặc điểm chung trong chính sách đối ngoại của các vương triều ở Trung Quốc thời phong kiến là
A. giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
B. giúp đỡ các nước láng giềng phát triển.
C. thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
D. xâm lược mở rộng lãnh thổ.II.TỰ LUẬN( 2,5 điểm)
Câu 1. Nêu những nét chính về tình hình Trung quốc dưới thời Minh (1368-1644) (2 đ)
Câu 2. Tình hình Trung quốc thời Nhà Thanh (1644-1911)có những nét khác biệt gì so với nhà Minh (1368-1644) (0,5đ).
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TỰ LUẬN-
Sự thành lập nhà Minh: Phong trào khởi nghĩa nông dân của Chu Nguyên Chương đã lật đổ nhà Nguyên lập ra nhà Minh (1368-1644).
0,25-
Sự phát triển kinh tế dưới triều Minh: + Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN.
0,25+ Thủ công nghiệp: xuất hiện các xưởng thủ công quy mô lớn dựa trên quan hệ bốc lột giữa chủ xưởng và người làm thuê.
0,25+ Thương nghiệp phát triển, xuất hiện thương nhân bao mua, thành thị mở rộng và phồn thịnh.
0,25- Về chính trị:
+ Nhà Minh quyết định bỏ các chức thừa tướng và Thái uý thay vào đó là Thượng thư phụ trách các bộ.
0,25+ Nhà Minh lập ra 6 bộ: Bộ Lại, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Hộ, bộ Công. Các quan ở tỉnh chịu sự chỉ đạo của các bộ ở triều đình.
0,25.+ Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua, vua trực tiếp nắm quân đội.
0,25.- Nhà nước còn phong tước, ban cấp đất đai cho con cháu trong hoàng tộc, công thần thân tín để làm chỗ dựa cho triều đình.
0,25.- Nhà Thanh:+ Do bộ tộc người Mãn Thanh ở Đông Bắc Trung quốc lập ra (1644-1911): vương triều ngoại bang.
0.25+ Đối nội: áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Hán; Đối ngoại: Thi hành chính sách “ bế quan toả cảng”. Chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đổ năm 1911.
0,25
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 29.90 KB )