KIỂM TRA 45 PHÚT KHỐI 10 ( HỌC KÌ II) I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại nội dung kiến thức về lịch sử
Việt Nam từ nguyên thủy đến cuối thế kỉ XVIII2. Tư tưởng: Hinh thành tư tưởng khách quan khoa học khi đánh giá các vân đề lịch sử. Rèn luyện cho HS tính độc lập, trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra
3. Kĩ năng
-
Năn
g lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ
-
Năn
g lực chuyên : Tái hiện kiến thức, so sánh, nhận xét, đánh giá
II. MA TRẬN . Ma trận: Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng |
V. dụng thấp | V. dụng cao |
Việt Nam từ nguyên thủy đến thế kỉ X | Trình bày sự ra đời, tình hình đời sống vật chất, tinh thần của người Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc | Hiểu được Nguyên nhân, của các cuộc đấu tranh thời Bắc thuộc | Phân tích được vì sao nhân dân ta vẫn gìn giữ và lưu truyền được văn hoá truyền thống dân tộc trong thời Bắc thuộc. | Liên hệ những truyền thống văn hoá thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc vẫn được lưu truyền đến ngày nay. - Đóng góp của Hai Bà Trưng, Lí Bí, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 2câu 0,6điểm 6% | 2câu 0,6điểm 6% | 1câu 0,3điểm 3% | 1câu 0,3điểm 3% | 6câu, 1,8 đ 18% |
Việt Nam từ thế kỉ X -XV | Nắm được tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý - Trần - Hồ - Lê sơ | Hiểu được các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa dưới các triều đại. | Phân tích được nguyến nhân của sự phát triển kinh tế, văn hóa | Đánh giá được đóng góp về mặt văn hóa của các triều đai X- XV | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 câu 0,3điểm 3% | 2 câu 0,6điểm 6% | 1 câu 0,3điểm 3% | 1 câu 0,3điểm 3% | 5 câu 1,5 điểm 15% |
Tình hình kinh tế, văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII | Nêu được sự phát triển của giáo dục | Hiểu được sự hưng khởi của đô thị | Phân tích được nguyến nhân của sự phát triển kinh tế, văn hóa XVI- XVIII | So sánh sự phát triển kinh tế, văn hóa X – XV so với XVI- XVII | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1câu 0,3 điểm 3% | 1câu 0,3 điểm 3% | 2câu 0,6 điểm 6% | - câu
0,3 điểm 3% | 5 câu 1,5 điểm 15% |
Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X-XVIII | Nêu được thời gian, lãnh đạo các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa | Hiểu được hoàn cảnh, diễn biến, kết quả | Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa | Rút ra được bài học đối với công cuộc xây dưng và bảo vệ tổ quốc ngày nay. | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 3câu 0,9 điểm 9% | 3câu 0,9 điểm 9% | 2 câu 0,6 điểm 6% | - câu
0,6 điểm 6% | 10 câu 3,0 điểm 30% |
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 7câu 2,1 đ 21% | 8 câu 2,4điểm 24% | 6câu 1,8đ 18% | 5 câu 1,5 điểm 15% | 2 5câu 10 điểm 100% |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,5 điểm) : Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1. Nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc từ năm
A. 179 TCN. B. 208 TCN.
C. 111 TCN.
D. 179 SCN.
Câu 2. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích
A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông
B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta
C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa ra sao trong lịch sử dân tộc
A.Thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc
B.
Thể hiện khí phách dân tộc và vai trò của phụ nữ Việt Nam
C. Đánh bị ý chí xâm lược của nhà Hán
D. Mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc
Câu 4. Quốc hiệu Đại Việt có từ đời vua
A. Lý Thái Tổ. B. Lý Thái Tông.
C. Lý Thánh Tông.
D. Lý Nhân Tông.
Câu 5. Người tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn vào những năm 60 của thế kỉ XV là
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Thánh Tông. C. Lê Nhân Tông.
D. Lê Thái Tông.
Câu 6.“Phép quân điền”–chính sách phân chia ruộng đất công ở các làng xã được thực hiện dưới triều đại nào?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Tiền Lê.
C. Nhà Trần.
D. Nhà Lê sơ.Câu 7. Trung tâm chính trị văn hóa và đô thị lớn nhất của nước Đại Việt trong các thế kỉ X – XV là
A. Phố Hiến (Hưng Yên).
B. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế).
C. Hội An (Quảng Nam).
D. Thăng Long.Câu 8. Hệ tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là
A. Phật giáo.
B. Nho giáo. C. Đạo giáo.
D. Hồi giáo.
Câu 9. Bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta là
A. Đại Việt sự kí. B. Lam Sơn thực lục.
C. Đại Việt sử kí toàn thư.
D. Đại Việt sử lược.
Câu 10. Những nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. Nghề làm gốm, sứ, dệt vải lụa.
B. Nghề rèn sắt, đúc đồng.
C. Nghề làm giấy, làm đồ trang sức.
D. Nghề in bản gỗ, làm đồng hồ.Câu 11. Địa danh
không phải đô thị nước ta trong các thế kỉ XVII – XVIII.
A. Thăng Long.
B. Vân Đồn.
C. Phố Hiến.
D. Thanh Hà.
Câu 12. Làng Chu Đậu (Hải Dương) nổi tiếng với sản phẩm thủ công nghiệp nào?
A. Tơ lụa.
B. Gốm sứ.
C. Đúc đồng.
D. Rèn sắt.
Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngoại thương ở nước ta phát triển mạng mẽ trong các thế kỉ XVI – XVIII là gì?
A.Do sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn.
B. Do sản phẩm thủ công ngày càng nhiều đã thu hút các thương nhiên nước ngoài đến buôn bán.
C. Do nước ta có nhiều cửa biển thuận lợi cho việc giao thương.
D. Do chính quyền Trịnh, Nguyễn đánh thuế nhẹ đối với các thương nhân nước ngoài.
Câu 14. Thời Quang Trung, thứ chữ viết nào được đề cao?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ Phạn.
D. Chữ Quốc ngữ.
Câu 15. Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?
A. Lý Thường Kiệt. B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Trần Thánh Tông.
Câu 16. Bài thơ “Nam quốc sơn hà”ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Trong cuộc tập kích lên đất Tống của quân ta
B. Đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt
C. Khi vua Tống đầu hàng Đại Việt
D. Trong buổi lễ mừng chiến thắng quân Tống
Câu 17. Dưới triều Trần, nhân dân Đại Việt đã phải ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên, lần lượt vào các năm
A. 1258, 1285 và 1287 – 1288
B. 1258, 1285 và 1288
C. 1255, 1285 và 1287 – 1288 D. 1258, 1285, 1289
Câu 18. Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách
A. Ngụ binh ư nông
B. Tiên phát chế nhân
C. Vườn không nhà trống D. Lập phòng tuyến chắc chắn để đánh giặc
Câu 19. Người có công lớn xây dựng vương triều Trần và có câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”là
A. Trần Thủ Độ. B. Trần Quốc Tuấn.
C. Trần Kháh Dư.
D. Trần Quang Khải.
Câu 20. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là
A. Trận Bạch Đằng.
B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút.
C. Trận Chi Lăng – Xương Giang.
D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
Câu 21: Quân Minh xâm lược nước ta khi
A.Nhà Trần suy vong, nhà Hồ thành lập.
B.Nhà Lý sụp đổ nhà Trần thành lập.
C.Nhà Tiền Lê đang trong thời kỳ thịnh đạt.
D.Nhà Lý khủng hoảng rối ren.
Câu 22. Mục đích chủ yếu của chính sách độc tôn Nho giáo thời Lê sơ là gì?
A. Để phát triên khoa học kỉ thuật.
B.Nâng cao dân trí cho nhân dân.
C. Để phát triển nền văn học .
D.Nhằm củng cố bộ máy nhà nước trung ương tập quyền.Câu 23. Công lao to lớn của Nguyễn Huệ được thể hiện trong những cuộc kháng chiến nào?
A. Hai lần kháng chiến chống Tống (TK X và TK XI)
B. Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (TK XIII)
C. Chống quân Xiêm và quân Thanh (TK XVIII)
D. Kháng chiến chống quân Minh (TK XV)
Câu 24. Hai câu thơ sau thể hiện điều gì
Tướng võ, quan hầu đều biết chữ
Thợ thuyền,thư lại cũng hay thơ
(thơ văn Lý –Trần)
A. Văn học phát triển mạnh.
B. Giáo dục phát triển mạnh.
C. Đất nước nhiều nhân tài.
D. Giáo dục Nho học phát triển.
Câu 25 . Giáo dục ngày nay khắc phục được hạn chế gì so với thời kì phong kiến ?
A. Đề cao người tài.
B.chú trong KHT và KHXH.C. giáo dục theo chế độ khoa cử.
D. nâng cao dân trí.
II. Tự luận.( 2,5 điểm). Phân tích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoai xâm thời trung đại( X- XVIII) ? Từ đó hãy rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Nguyên nhân thắng lợi
- Lòng yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, luôn chiến đấu với tinh thàn quyết chiến quyết thắng, ko sợ bất cứ một kẻ thù xâm lược nào dù chúng hung bạo đến đâu.( 0,5)
- Tinh thần đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc: Lực lượng lãnh đạo rất coi trọng việc đoàn kết tập hợp lưc luợng, phất động những cuộc chiến tranh nhân dân. Tinh thần đoàn kết thể hiện rõ nét từ vua đến quan trong triều..( 0,5)
- Có đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo: tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, biết đánh lâu dài khi cần thiết; luôn quán triệt tư tửong tiến công; xây dựng căn cứ địa hậu phương chiến tranh; kết hợp nhiều cách đánh. ( 0,5)
- Mỗi thắng lợi của một cuộc kháng chiến đều gắn với một bộ chỉ huy tài giỏi, một vị anh hùng dân tộc người lãnh đạo trực tếp cuộc kháng chiến….( 0,5)
Bài học kinh nghiệm: Phát huy truyền thống yêu nước, kiên cường, anh dung bất khuất của dân tộc; Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc; Có đường lối, chiến lược chiến thuật đngs đắn, sáng tạo. (0.5)
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 20.65 KB )