SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGHÈN - HÀ TĨNH | KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN ĐỊA LÝ- KHỐI 10 Thời gian làm bài : 45 Phút |
 |
(Đề có 2 trang) |
Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... |  |
 |
| | |
I. Trắc nghiệm:Câu 1: Ở nước ta, cây sú, vẹt , đước , bần phát triển mạnh trên loại đất nào?
A. Đất nhiễm phèn.
B. Đất ngập mặn.
C. Đất feralit đồi núi.
D. Đất phù sa ngọt.
Câu 2: Nhóm đất Feralit đỏ vàng phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu
A. cận nhiệt lục địa.
B. nhiệt đới gió mùa.
C. cận nhiệt gió mùa.
D. nhiệt đới lục địa.
Câu 3: Gió tây ôn đới là loại gió
A. Thổi từ miền ôn đới tới miền nhiệt đới.
B. Thổi từ miền ôn đới lên miền cực.
C. Thổi từ áp cao cực về phía áp thấp ôn đới.
D. Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.
Câu 4: Lớp vỏ địa lí còn được gọi là ?
A. Lớp vỏ Trái Đất.
B. Lớp phủ thực vật.
C. Lớp vỏ cảnh quan.
D. Lớp thổ nhưỡng.
Câu 5: Sông ngòi ở miền khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "nhiều nước quanh năm "
A. Khí hậu xích đạo.
B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
C. Khí hậu ôn đới lục địa.
D. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
Câu 6: Thổ nhưỡng là
A. Lớp vật chất vụn bở , trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.
B. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa , được hình thành từ quá trình phong hóa đá.
C. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa , được đặc trưng bởi độ phì.
D. Lớp vật chất tự nhiên , được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp
Câu 7: Frông khí quyển là bề mặt ngăn cách
A. giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
B. giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
C. giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí hình thành
D. giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
Câu 8: Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày
A. trăng khuyết và không trăng.
B. không trăng và trăng bán nguyệt.
C. trăng khuyết và trăng tròn.
D. trăng tròn và không trăng.
Câu 9: Biện pháp chủ yếu nhất để làm giảm tác hại của lũ trên các sông miền núi là?
A. Xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện.
B. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
C. Thường xuyên nạo vét lòng sông.
D. Đắp đập ngăn chặn dòng chảy.
Câu 10: Việc phá rừng đầu nguồn dẫn đến hệ quả nào sau đây?
A. Mở rộng phạm vi cư trú của động thực vật.
B. Khí hậu điều hòa.
C. Đất đai xói mòn, rửa trôi.
D. Mực nước ngầm nâng cao.
Câu 11: Khu vực nào sau đây có lượng mưa rất thấp do tác động của khí áp cao?
A. ôn đới, cực.
B. Ôn đới, chí tuyến
C. Chí tuyến, Xích đạo.
D. Chí tuyến, cực.
Câu 12: Dòng biển lạnh là dòng biển
A. Chảy vào mùa đông
B. Có nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.
C. Có nhiệt độ nước thấp hơn 0
oC .
D. Có nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ của các dòng biển nóng.
Câu 13: Nguyên nhân chính sinh ra các dòng biển trên các đại dương thê giới chủ yếu là do
A. sức hút của Mặt Trời,
B. các loại gió thổi thường xuyên.
C. sức hút của Mặt Trăng.
D. địa hình các vùng biên.
Câu 14: Tác động quan trọng nhất của sinh vật đối với việc hình thành đất là
A. làm đá gốc bị phá huỷ.
B. tạo các vành đai đất.
C. cung cấp chất vô cơ.
D. cung cấp chất hữu cơ.
Câu 15: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông, sẽ dẫn tới hậu quả là
A. mực nước sông quanh năm cao, sông chảy xiết.
B. sông sẽ không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.
C. mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.
D. mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt.
Câu 16: Tính chất rất nóng là khối khí
A. ôn đới.
B. chí tuyến.
C. cực
D. xích đạo.
Câu 17: Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên.
A. quá trình phá hủy đá diễn ra chậm làm cho quá trình hình thành đất yếu.
B. quá trình phá hủy đá nhanh, lớp đất phủ dày.
C. quá trình phá hủy đá không diễn ra được, không có lớp phủ trên bề mặt.
D. đá bị phá hủy rất nhanh, lớp đất trên bề mặt dày.
Câu 18: Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải?
A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp
B. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt,
C. Rừng cận nhiệt ẩm.
D. Rừng nhiệt đới ẩm.
Câu 19: Các loại gió nào sau đây thường mang lại lượng mưa ít ?
A. Gió Mậu dịch, gió mùa.
B. Gió Tây ôn đới, gió biển.
C. Gió mùa, gió Tây ôn đới.
D. Gió Mậu dịch, gió phơn.
Câu 20: Trên bề mặt trái đất, theo chiều vĩ tuyến, nơi có lượng mưa nhiều nhất là
A. vùng cực.
B. vùng ôn đới.
C. vùng chí tuyến.
D. vùng xích đạo.
II. Tự luận:Câu 1. Hãy nêu khái niệm,nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa ô?
Câu 2.Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi các nước phát triển và đang phát triển năm 2015.
( Đơn vị : %)
Nhóm tuổi Nhóm nước | 0 -14 tuổi | 15 – 59 tuổi | 60 tuổi trở lên |
Đang phát triển | 30,1 | 64,2 | 5,7 |
Phát triển | 16,4 | 66,5 | 17.1 |
a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi các nước phát triển và đang phát triển năm 2015?
b. Nhận xét và giải thích?
------ HẾT ------
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 115.50 KB )