SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGHÈN - HÀ TĨNH | KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN ĐỊA LÝ Thời gian làm bài : 45 Phút |
 |
(Đề có 2trang) |
Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... |  |
 |
| | |
I. Trắc nghiệm:Câu 1: Khu vực nào sau đây có lượng mưa lớn do tác động của khí áp thấp?
A. chí tuyến, ôn đới
B. chí tuyến , cực
C. xích đạo, ôn đới
D. xích đạo, cực
Câu 2: Dòng biển nóng là dòng biển
A. có nhiệt độ nước cao hơn 0
oC
B. có nhiệt độ nước cao hơn nhiệt độ các khối nước xung quanh
C. chảy vào mùa hạ
D. có nhiệt độ nước cao hơn 30
oC
Câu 3: Các vành đai nào sau đây là đai áp thấp?
A. Cực, chí tuyến
B. Ôn đới, xích đạo
C. Xích đạo, chí tuyến
D. Chí tuyến, ôn đới
Câu 4: Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20
o lớn hơn xích đạo do
A. tầng khí quyển ở vĩ độ 20
o mỏng hơn ở Xích đạo
B. bề mặt đất ở vĩ độ 20
o trơ trụi và ít đại dương hơn bề mặt Trái đất ở Xích đạo
C. không khí ở vĩ độ 20
o có mật độ dày đặc hơn
D. góc chiếu của bức xạ Mặt trời ở vĩ độ 20
o lớn hơn Xích đạo
Câu 5: Ven bờ đại dương, gần nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều do
A. gió mang hơi nước từ lục địa thổi ra, gặp dòng biển nóng ngưng tụ gây mưa
B. dòng biển nóng mang hơi nước từ nơi nóng đến nơi lạnh, ngưng tụ gây mưa
C. phía trên dòng biển nóng có khí áp cao, không khí bốc lên gây mưa
D. không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa
Câu 6: Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh bờ đông và bờ tây có đặc điểm:
A. xen kẽ nhau.
B. thẳng hàng nhau.
C. song song nhau
D. đối xứng nhau.
Câu 7: Vào ngày trăng tròn thủy triều có đặc đặc điểm nào sau đây?
A. Dao động trung bình
B. Dao động nhỏ nhất.
C. Dao động lớn nhất.
D. Dao động nhẹ.
Câu 8: Đặc điểm của gió Tây ôn đới là
A. thổi vào mùa đông, gió lạnh và ẩm
B. thổi quanh năm, độ ẩm cao, mưa nhiều
C. thổi vào mùa hạ, gió nóng và ẩm
D. thổi quanh năm,gió lạnh và ẩm
Câu 9: Vùng Bắc trung bộ nước ta sườn đông dãy Trường sơn có gió phơn khô nóng là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Có gió mậu dịch thổi đến
B. Chịu tác động của dải hội tụ nhiệt đới
C. Có khí áp cao
D. Do ảnh hưởng của địa hình chắn gió.
Câu 10: Thủy triều hình thành do
A. sức hút của dải ngân hà.
B. sức hút của mặt trăng, mặt trời
C. sức hút của các thiên thạch.
D. sức hút của các tiểu hành tinh.
Câu 11: Khí quyển là
A. khoảng không gian bao quanh trái đất
B. quyển chứa toàn bộ chất khí với độ dày 800km
C. lớp không khí bao quanh Trái đất, chịu ảnh hưởng của Vũ trụ
D. là lớp không kí có độ dày khỏang 500km
Câu 12: Đá mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất, có vai trò quyết định tới:
A. lượng chất dinh dưỡng trong đất.
B. độ tơi xốp của đất.
C. thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
D. khả năng thầm nước và không khí của đất.
Câu 13: Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành ở nơi tiếp xúc của hai khối khí
A. đều nóng ẩm, có hướng ngược nhau
B. cùng hướng gió và cùng tính chất lạnh khô
C. có tính chất vật lý và hướng khác biệt nhau
D. có tính chất lạnh ẩm và hướng ngược nhau
Câu 14: Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lý là
A. đáy vực thẳm đại dương và hết thạch quyển trên lục địa.
B. hết tầng trầm tích của vỏ trái đất
C. giới hạn dưới của thủy quyển và thạch quyển.
D. đáy vực thẳm đại dương và hết lớp vỏ phong hóa trên lục địa
Câu 15: Các loại gió nào sau đây thường mang lại nhiều mưa?
A. Gió mậu dịch, gió mùa
B. Gió Tây ôn đới, gió mậu dịch
C. Gió Tây ôn đới, gió mùa
D. Gió mậu dịch, gió phơn
Câu 16: gió đất thổi ra biển vào ban đêm là do
A. ban đêm ở biển lạnh hơn đất liền.
B. ban đêm đất liền có khí áp cao hơn biển
C. ban đêm ở đất liền nóng hơn biển.
D. ban đêm đất liền có khí áp thấp hơn biển
Câu 17: Mực nước ngầm
không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Lớp phủ thực vật.
B. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
C. Dòng biển nóng.
D. Địa hình ,cấu tạo đất đá.
Câu 18: Việc trồng rừng phòng hộ ven biển nhằm mục đích nào sau đây?
A. Chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy
B. Làm giảm sự xâm thực ở miền núi
C. Hạn chế lũ lên đột ngột ở các con sông
D. Giúp điều hòa dòng chảy sông ngòi
Câu 19: Vai trò quan trọng của vi sinh vật trong việc hình thành đất là
A. góp phần làm phá hủy đá
B. phân giải, tổng hợp mùn.
C. cung cấp vật chất hữu cơ.
D. hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.
Câu 20: Vòng tuần hoàn nhỏ thường gồm các quá trình nào sau đây?
A. Bốc hơi- ngưng đọng- mưa- dòng chảy mặt-dòng chảy ngầm.
B. Bốc hơi- ngưng đọng- mưa.
C. Bốc hơi- ngưng đọng- mưa- dòng chảy mặt.
D. Bốc hơi- ngưng đọng- mưa- dòng chảy ngầm.
II. Tự luận:Câu 1. Hãy nêu khái niệm,nguyên nhân và biểu hiện của quy luật đai cao?
Câu 2.Cho bảng số liệu: Dân số các nước phát triển và đang phát triển giai đoạn 1990-2019.
( Đơn vị : Tỷ người)
Năm | 1990 | 2000 | 2010 | 2019 |
Nước phát triển | 1,20 | 1,24 | 1,30 | 1,32 |
Nước đang phát triển | 4,20 | 4,98 | 5,91 | 6,38 |
a. Vẽ biểu đồ cột ghép thể hiện dân số các nước phát triển và đang phát triển giai đoạn 1990-2019?
b. Nhận xét và giải thích?
------ HẾT ------
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 44.00 KB )