Rss Feed Đăng nhập

Đề minh họa Ngữ văn số 12, THPT Nghèn 2019

Gửi lên: 27/04/2019 10:13, Người gửi: trannga, Đã xem: 544
  Phần riêng.   BIÊN SOẠN ĐỀ THI, HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
                             
                                     BIÊN SOẠN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
Thời gian : 120 phút
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
    Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức đọc- hiểu văn bản
- Nâng cao kiến thức xã hội
- Củng cố  kiến thức về tác phẩm văn học
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng làm bài đọc- hiểu văn bản, kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học
3. Thái độ
Biết sống vì giá trị của bản thân, biết trân trọng người phụ nữ
4. Năng lực
Học sinh hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Khung ma trận đề, đề bài, đáp án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Ôn tập, chuẩn bị giấy kiểm tra, các đồ dùng học tập khác
III. Đối tượng áp dụng
          Học sinh khối 12
                                       
                                      MA TRẬN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
                                                              Thời gian: 120 phút
     
Nội dung
kiểm tra đánh giá
Mức độ cần đạt  
Tổng số
Nhận   biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng
cao
 
I. Đọc hiểu Ngữ liệu:
01 đoạn trích
Nhận diện  được các câu  văn thể hiện quan điểm, nhận thức của tác giả Lí giải được  ý nghĩa của câu  văn
 
Trình bày được  ý kiến của bản thân về vấn đề được nêu trong đoạn trích    
   
  Tổng  
Số câu 2 1 1   4
Số điểm 1.0 1.0 1.0   3.0
Tỉ lệ        10 % 10 % 10%   30%
 II. Làm văn Câu 1: Nghị luận xã hội     Viết đoạn văn khoảng 200 chữ    
  Câu 2:
Nghị luận văn học.
Nghị luận về một  nhân vật qua hai lần miêu tả của nhà văn
      Viết bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh  
   
     
Tổng
Số câu     1 1 2
Số điểm     2.0 5.0 7.0
Tỉ lệ     20%  50% 70%
 
Tổng toàn bài
Số câu 2 1 2 1 6
Số điểm 1.0 1.0 3.0 5.0 10.0
Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100%
 
          ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
                 Thời gian:    120 phút
1. Phần 1. Đọc - hiểu (3 điểm)
          Thời gian của bạn có hạn, nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác. Đừng bị mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết quả của những suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm của người khác gây nhiễu và lấn át tiếng nói từ bên trong bạn. Điều quan trọng nhất là có can đảm để theo trái tim và trực giác của mình. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành gì. Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu.
         Khi còn trẻ, tôi thấy một ấn bản rất thú vị là cuốn Cẩm nang thế giới (The Whole Earth Catalog), một trong những cuốn sách thuộc hàng “kinh thánh” của thế hệ tôi. Nó được một đồng nghiệp của tôi là Stewart Brand tạo ra. Stewart sống ở công viên Menlo không xa đây, và anh ta đưa ấn phẩm đó vào cuộc sống bằng cảm hứng nên thơ của mình. Đó là vào cuối thập kỷ 60, trước khi máy tính cá nhân và desktop ra đời, nên nó hoàn toàn được soạn bằng máy đánh chữ, kéo và máy ảnh polaroid. Nó là một dạng kiểu như Google trên mặt giấy. Ở thời điểm 35 năm trước khi Google ra đời, nó rất lý tưởng, chứa đầy những hình minh họa trang nhã cùng những tri thức vĩ đại.
         Stewart và nhóm của ông đã đưa ra một số ấn bản thuộc Cẩm nang Thế giới, rồi sau đó khi nó được đưa vào hoạt động, họ tung ra ấn bản cuối cùng. Đó là vào giữa những năm 1970, khi tôi bằng tuổi các bạn bây giờ. Trên bìa sau của cuốn sách là bức ảnh một con đường nông thôn trong ánh bình minh, một nơi bạn có thể tạm trú khi bạn đang trên đường phiêu lưu. Bên dưới là dòng chữ “Hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ”. Đó là lời nhắn nhủ lúc chia tay thay cho chữ ký của họ. Hãy luôn khát khao và hãy cứ dại khờ, tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Và giờ đây, khi các bạn tốt nghiệp để bắt đầu một chặng đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
          Hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ.
 ( Trích Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford ngày 12/6/2005)
Câu 1.  Tác giả quan niệm sống cuộc đời của người khác nghĩa là gì?
Câu 2. Theo tác giả, bản Cẩm nang thế giới cuối cùng được tung ra của Stewart và nhóm của ông có gì đặc biệt?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ”?
 Câu 4. Anh /chị có đồng tình với ý kiến: Thời gian của bạn có hạn, nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác? Vì sao?
Phần 2. Làm văn ( 7.0 điểm)
Câu 1. ( 2. 0)
         Từ nội dung của đoạn văn ở phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về vấn đề: Hãy sống là chính mình.
 Câu 2.     
     Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài có lần viết về Mị:
    Ở cái buồng buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra ngoài cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.
     Lần khác tác giả lại viết:
   Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
                    (SGK Ngữ văn 12,  tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 6 và trang 7)
       Phân tích tâm trạng Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó hãy làm rõ sự thay đổi của nhân vật này.
 
  
                     
 
 
           HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
 
Phần Câu                                            Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.00
1 Tác giả quan niệm sống cuộc đời của người khác nghĩa là:
- Bị mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết quả của những suy nghĩ của người khác.
- Để những quan điểm của người khác gây nhiễu và lấn át tiếng nói từ bên trong bạn.
 
0.5
2 Theo tác giả, bản Cẩm nang thế giới cuối cùng được tung ra của Stewart và nhóm của ông có sự đặc biệt:
- Trên bìa sau của cuốn sách là bức ảnh một con đường nông thôn trong ánh bình minh
- Bên dưới là dòng chữ “Hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ”. Đó là lời nhắn nhủ lúc chia tay thay cho chữ ký của họ.
 
0.5
3  Câu nói: “Hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ” có nghĩa:
Con người phải luôn luôn biết ước mơ, có thể có những ước mơ khó thực hiện nhưng cần phải nuôi dưỡng ước mơ để cho cuộc sống đẹp hơn.
1.0
4   - HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình
 - Lí giải được quan điểm của bản thân một cách thuyết phục.
1.0
II   LÀM VĂN 7.00
1 Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về vấn đề: Hãy sống là chính mình
 
2.00
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, song hành... 0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hãy sống là chính mình 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:
-  Sống là chính mình là sống thực với những giá trị mình có; quan tâm đến những suy nghĩ, ý kiến của riêng mình;  giải phóng bản thân khỏi những suy nghĩ của người khác; làm những gì mình thích; nói lên quan điểm của mình và sống cuộc sống mà mình mong muốn.
- Khi sống là chính mình, cuộc sống của chúng ta đơn giản,  ít căng thẳng hơn, tự do hơn, không phải phụ thuộc vào người khác. Khi đó ta sẽ hiểu được giá trị của bản thân, hiểu được mình muốn gì và mình sẽ làm được điều gì, khi đó ta sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân và sẽ phát huy được giá trị của bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Khi ta tự tin với chính mình ta sẽ hạnh phúc hơn.
- Sống là chính mình nhưng cũng phải biết lắng nghe kiến của người khác để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
- Phê phán những người sống lệ thuộc vào người khác, không có tinh thần tự lập.
- Để được sống là chính mình cần phải học tập, rèn luyện để có đủ kiến thức và kĩ năng trong cuộc sống.
1.00
  
  
  
  
 
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
 
0.25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.25
2      Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài có lần viết về Mị:
    Ở cái buồng buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra ngoài cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.
     Lần khác tác giả lại viết:
   Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
                    (SGK Ngữ văn 12,  tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 6 và trang 7)
       Phân tích tâm trạng Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó hãy làm rõ sự thay đổi của nhân vật này.
 
5.00
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề đã nghị luận. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng nhân vật Mị trong hai lần miêu tả của nhà văn, từ đó nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Mị. 0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cơ bản đảm bảo các nội dung sau:  
- Giới thiệu khái quát về nhà văn Tô Hoài, về tác phẩm Vợ chồng A phủ
 Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tâm trạng nhân vật Mị trong lần miêu tả của nhà văn, sự thay đổi của nhân vật Mị qua hai lần miêu tả đó.
 
 
0.5
    - Nhân vật Mị trong lần miêu tả thứ nhất của nhà văn.
+ Hoàn cảnh của Mị: Người con gái tài hoa miền sơn cước đã phải chịu một cuộc đời bạc mệnh, phải sống cảnh làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Với danh nghĩa là con dâu, nhưng thực chất Mị chính là tôi tớ . Thân phận Mị không chỉ là thân trâu ngựa mà còn chịu nỗi đau khổ về tinh thần. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Mị bị giam lỏng trong một căn phòng nhỏ. Ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng.
+ Tâm trạng của Mị trong hoàn cảnh ấy: Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.
Căn buồng đó là nhà tù ở giữa trần gian đã giam cầm tuổi xuân của Mị, cuộc sống tự do của Mị.
Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi. Mị đã mất hết niềm vui sống, tâm hồn trở nên chai sạn, mất hết cả tinh thần phản kháng. Không phải là Mị đang sống mà là Mị đang tồn tại. Mị đã buông xuôi, phó mặc cuộc đời mình cho số phận. Mị nghĩ rằng chỉ có cái chết mới giải thoát được số phận khổ đau của mình.
 
1.0
 Nhân vật Mị trong trong lần miêu tả thứ hai của nhà văn.
- Hoàn cảnh của Mị: Bức tranh Hồng Ngài mùa xuân năm ấy làm say đắm lòng người. Khung cảnh mùa xuân, tiếng sáo, hơi rượu đã làm sức sống của Mị trỗi dậy. Mị nghe tiếng sáo, Mị ngồi nhẩm thầm lời bài hát. Rồi Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Lòng Mị đang sống về ngày trước. Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng.
- Tâm trạng của Mị trong hoàn cảnh ấy: Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
Mị lại xuất hiện trong không gian căn buồng kín ít đó.
Nhưng lúc này lòng ham sống của Mị đã được đánh thức. Mị đã thức tỉnh quyền được sống, khao khát cuộc sống tự do, hạnh phúc. Khát vọng sống, niềm khao khát hạnh phúc như đốm than bị lớp tro tàn vùi lấp đã cháy bùng lên khi có ngọn gió thổi đến.
 
1.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 Nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả của nhà văn.
- Hai lần miêu tả Mị của nhà văn đều gắn với hình ảnh căn buồng của Mị. Căn buồng là địa ngục trần gian giam cầm cuộc đời Mị.
- Từ vô cảm, mất hết niềm ham sống, sức sống tiềm tàng của Mị đã trỗi dậy mãnh liệt, Mị trở lại là một cô gái trẻ trung, yêu đời. Từ cam chịu cuộc sống khổ đau, Mị đã thức tỉnh quyền được sống, quyền được tự do. Đây là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.
- Tâm trạng khổ đau, buông xuôi của Mị là tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi đã làm cạn khô nhựa sống, làm tàn lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống của con người.  Sự thay đổi tâm trạng của Mị theo chiều hướng tích cực cho thấy sự phát hiện, khẳng định, trân trọng, ngợi ca sức sống tiềm tàng của con người lao động. Nhà văn Tô Hoài đã viết về Mị với tất cả lòng yêu thương, thông cảm, và chỉ có lòng yêu thương thông cảm, Tô Hoài mới phát hiện ra vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn Mị.
- Sự thay dổi của nhân vật Mị phù hợp với mạch vận động của văn học giai đoạn 1945- 1975 so với văn học giai đoạn 1930-1945.
- Nội dung nhân đạo đó được thể hiện qua nghệ thuật đặc biệt: Nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lí nhân vật, nghệ thuật tả cảnh; nghệ thuật lựa chọn hình ảnh, chi tiết đặc sắc.
1.0
 
 
 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
 
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.5
Lưu ý: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm rõ được vấn đề;  quan điểm phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và xã hội.  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 108.50 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Hương
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 27/04/2019 10:13
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    7
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (27/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (02/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4105 view

  Giải trí

1 photos | 3814 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2374 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 11
  • Khách viếng thăm: 10
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 1028
  • Tháng hiện tại: 22364
  • Tổng lượt truy cập: 7642211

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606