Rss Feed Đăng nhập

Đề minh họa Ngữ văn số 3, THPT Nghèn 2019

Gửi lên: 25/04/2019 15:07, Người gửi: trannga, Đã xem: 270
                                              Đề minh họa
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Kiến thức:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 11, cụ thể sau khi đã học xong chương trình Ngữ văn 11.
-  Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của các văn bản với nội dung quan trọng: Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức tự luận.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức trên vào làm bài.
3. Thái độ: Độc lập, sáng tạo trong làm bài.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
  • Tự luận
  • Cách tổ chức kiểm tra: (Học sinh làm bài ở lớp – 120 phút)
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
                        KHUNG MA TRẬN  ĐỀ KIỂM TRA
.             MÔN: NGỮ VĂN 11
              Hình thức: Tự luận - Thời gian: 120 phút
 
NỘI DUNG
 
Các mức độ cần đạt Tổng
  Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
I.ĐỌC HIỂU
 
- Ngữ liệu: VBND
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: một đoạn văn ngắn
- Nhận biết những biểu hiện đã được chỉ ra trong văn bản - Hiểu được dụng ý của tác giả bài viết khi đưa ra dẫn chứng
 
Lí giải được vấn đề theo quan điểm cá nhân.
 
 
 
 
   
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
      2
   1,0
10%
      1
1,0
10%
 
1
1,0
10%
   4
3,0
30%
II. LÀM VĂN
1. Nghị luận xã hội
 
 
- Khoảng 200 chữ
-Nghị luận về một vấn đề cụ thể được rút ra từ ngữ liệu trên
    Viết 01 đoạn văn    
2.Nghị luận văn học
 
- Nghị luận về một vấn đề trong bài thơ       Viết 01 bài văn  
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
      1
2,0
20%
 1
5,0
50%
2
7,0
70%
Tổng cộng   Số phần: 2
Số câu: 6
Số điểm: 10
 IV. ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I : ĐỌC- HIỂU ( 4 điểm):
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
  Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
 Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn.
 Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”
(Trích Để chạm vào hạnh phúc – Giản Tư Trung,
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)
Câu 1 (0,5 điểm).Chỉ ra cái quý giá nhất trên đời được nêu trong văn bản.
 Xác đinh phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả con người muốn tạo ra hạnh phúc thì cần phải làm gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó,hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”
Câu 4 (1,0 điểm). Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7đ)
Câu 1( 2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần  Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ quan niệm  của em về hạnh phúc .  
Câu 2 ( 5 điểm):
    Mở đầu bài thơ Vội Vàng Xuân Diệu đã thể hiện cái tôi của mình qua khổ thơ:
                           Tôi muốn tắt nắng đi 
                           Cho màu đừng nhạt mất; 
                           Tôi muốn buộc gió lại 
                           Cho hương đừng bay đi.
Và kết thúc bài thơ Xuân Diệu lại thể hiện bằng cái ta :
                                       Ta muốn ôm 
                       Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; 
                       Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, 
                       Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, 
                       Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều 
                       Và non nước, và cây, và cỏ rạng, 
                       Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng 
                       Cho no nê thanh sắc của thời tươi; 
                      - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
               ( Trích “Vội vàng” của Xuân Diệu – Sgk Ngữ văn 11, nhà xuất bản giáo dục).
Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai đoạn thơ, từ đó làm nổi bật tình yêu cuộc sống thiết tha, cuồng nhiệt của nhà thơ.
 
HƯỚNG DẪN CHẤM
 
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.00
1   Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. 0.5
2 Con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm người, làm việc, làm dân. Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn. Con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những vệc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ. 0.75
3 Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một cách hiểu khác có hàm ý… Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt… và “con người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa… 0.75
 
 
4 Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của bản thân. “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng. Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo. 1.00
II   LÀM VĂN 7.00
1 Viết đoạn văn bày tỏ quan niệm của em về  hạnh phúc của tuổi trẻ hiện nay. 2.00
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, song hành... 0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa  hạnh phúc. 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của cuộc sống hạnh phúc. Có thể theo hướng sau:
- Hạnh phúc là cảm giác sung sướng do hoàn toàn đạt được ý nguyện của mình. Vậy, với tuổi trẻ, họ mong ước điều gì thì việc đạt được những điều đó sẽ khiến họ hạnh phúc.
- Đặc biệt, có lẽ chẳng lứa tuổi nào giàu mơ ước, hoài bão thậm chí là tham vọng như tuổi trẻ. Hạnh phúc là khi dám mơ ước, biết ước mơ và hành động để đạt mơ ước.         
- Hạnh phúc chân chính là niềm hạnh phúc giúp tuổi trẻ có được động lực để trở thành những con người tự tin, năng động và sống có ích với cuộc đời.
1.00
 
 
 
 
 
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0.25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.25
2 Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong hai đoạn thơ. 5.00
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm lí nhân vật trữ tình trong hai đoạn thơ. 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cơ bản đảm bảo các nội dung sau:  0.25
*Phân tích đoạn thơ để làm rõ nhân vật trữ tình:
Về nội dung:
Khổ đầu:
-  Khổ thơ đầu tiên diễn tả những ý tưởng của nhân vật “tôi” trữ tình: tắt nắng và buộc gió, như thể đoạt quyền của tạo hoá; muốn níu giữ lại hương sấc của Mùa xuân => Ước muốn có phần táo bạo…
- Cuộc sống trong mắt Xuân Diệu chính là một thế giới đầy màu sắc và hương thơm, vì vậy ngọn nguồn của những mơ ước phi thường ấy xuất phát chính từ tình yêu cuộc sống tha thiết, cháy bỏng của nhà thơ.
Khổ cuối: Từ cái “tôi” tác giả chuyển sang cái “ta”, như muốn đối diện với toàn bộ sự sống trên trần gian, đối tượng cần tận hưởng:
- Nhà thơ muôn ôm ghì, riết chặt cuộc sống trong vòng tay của mình vì sợ mất nó.
- Nhà thơ muốn tận hưởng cuộc sống đó ở những cảm giác cuồng nhiệt, mãnh liệt nhất:
+ Từ ôm đến riết, đến say, đến thâu, đến cắn...
+ Từ rất nhiều sự vật, hiện tượng của cuộc sống: mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, cái hôn, non nước, cây, cỏ, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng...
+ Và rất nhiều cảm giác: chuếnh choáng, đã đầy, no nê...
+ Diện tận hưởng rất rộng mà cường độ tận hưởng lại rất cao, rõ nhất là trong câu thơ cuối " - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!" Chưa bao giờ trong văn chương lại có một tiếng nói thơ ca mới mẻ và táo bạo đến thế.
- Tất cả những điều nói trên đã được thi nhân bộc lộ bằng một tiếng nói thơ đặc sắc, mang tính nghệ thuật cao. Đúng là sự bùng nổ của "cái tôi - cảm xúc" đã kéo theo sự bùng nổ về nghệ thuật thơ, đem đến những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu ở đoạn thơ này:
+ Dùng nhiều động từ chỉ hành động và cảm giác mạnh: ôm, riết, say, thâu….
+ Sử dụng nhiều điệp từ: Ta, và, cho…Khiến câu thơ thêm dồn dập, cảm xúc thơ dâng trào, và con người thơ vội vàng, cuồng nhiệt…
=>Đây là đoạn thơ thể hiện những nét tiêu biểu, sinh động nhất hồn thơ.
KL: Học sinh chỉ rỏ mối quan hệ giữa cái tôi và cái ta qua hai đoạn thơ để làm nổi bật tình yêu cuộc sống thiết tha của nhà thơ.
 
 
 
0.5
 
 
 
 
0.5
 
 
 
0.5
 
0.5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.75
    *  Tình yêu cuộc sống tha thiết, cuồng nhiệt của nhà thơ thể hiện:
-   Qua khát vọng phi thường:
+ Nắng và “gió” vốn là những hiện tượng của thiên nhiên và có những quy luật riêng mà con người không thể thay đổi được.
+ Cuộc sống trong mắt Xuân Diệu chính là một thế giới đầy màu sắc và hương thơm, vì vậy ngọn nguồn của những mơ ước phi thường ấy xuất phát chính từ tình yêu cuộc sống tha thiết, cháy bỏng của nhà thơ..
– Qua bức tranh rực rỡ sắc màu:
+ Với cặp mắt “xanh non”, cặp mắt “biếc rờn”, XD đã nhìn cuộc sống như một thế giới thật nên thơ, thật đáng yêu, đáng sống, đáng say, đáng đắm mình trong đó.
+ Tất cả những cảnh vật rất đỗi bình dị, thân quen của cuộc sống đời thường như sống động, như rạo rực, đắm say đươi ngòi bút của XD bởi chúng đã được tắm trong một tình yêu nồng nàn, chếnh choáng men say từ trái tim thi sĩ, và bởi thế nên giữa chúng cũng tràn ngập yêu thương, cũng quấn quýt lấy nhau như một bản hợp xướng hài hòa của màu sắc, thanh âm và ánh sáng.
+ Biện pháp lặp cấu trúc tạo âm hưởng dập dồn, say đắm, gấp gáp như muốn cùng chạy đua cùng thời gian và cuộc sống.
+ Nhà thơ yêu cuộc sống, đắm say với cái đẹp là thế nhưng đó là một niềm vui không trọn vẹn…
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0.25
 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.25
* Lưu ý: 
- Học sinh có thể trình bày theo bố cục khác nhưng vẫn đảm bảo tính logic thì giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm một cách hợp lí.
- Đặc biệt khuyến khích những bài làm sáng tạo.   
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 94.50 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Nguyễn Thị Hà
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 27/04/2019 09:27
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    4
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (27/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (02/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4105 view

  Giải trí

1 photos | 3814 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2374 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 16
  • Khách viếng thăm: 15
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 1125
  • Tháng hiện tại: 22461
  • Tổng lượt truy cập: 7642308

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606