Rss Feed Đăng nhập

Đề thi kì 1 địa 12 mđ 01

Gửi lên: 10/01/2019 21:41, Người gửi: dialy, Đã xem: 264
TRƯỜNG THPT NGHÈN

 
 
 
              Mã đề: 201
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: Địa - Khối:12
(Thời gian làm bài 50 phút;  không kể thời gian phát đề)
 
 
        Họ và tên thí sinh: ……………….………….………, Lớp: ……………. ; Số báo danh : ………………
 
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết hướng gió mùa hạ thịnh hành ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ là
A. Đông Bắc.                   B. Đông Nam.                 C. Tây Nam.                    D. Nam.
Câu 2: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là
A. dải bờ biển Trung Bộ.                                       B. tất cả dải bờ biển nước ta.
C. dải bờ biển Nam Bộ.                                          D. dải bờ biển Bắc Bộ.
Câu 3: Khí hậu nước ta mang tính chất
A. nhiệt đới hải dương.                                            B. nhiệt đới gió mùa.        
C. nhiệt đới ẩm gió mùa.                                          D. nhiệt đới lục địa.
Câu 4: Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là
A. Đặc quyền kinh tế.    B. tiếp giáp lãnh hải.      C. nội thủy.                     D. lãnh hải.
Câu 5: Phân hóa theo độ cao thiên nhiên nước ta phân hóa thành
A. ba đai.                         B. năm đai.                      C. bốn đai.                       D. hai đai.
Câu 6: Các thiên tai diễn ra nhiều nhất ở vùng biển nước ta là
A. cát bay, cát chảy, động đât, sạt lở.                   B. sạt lở bờ biển, bão, sóng thần.
C. bão, sạt lở bờ biển, động đất.                           D. bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi Phu Luông có độ cao là
A. 2445m.                        B. 3096m.                        C. 2985m.                        D. 2504m.
Câu 8: Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng
A. tăng trưởng kinh tế chậm.                                B. bùng nổ dân số.
C. ô nhiễm môi trường.                                         D. già hóa dân cư.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
A. Lang Bian.                  B. Kon Ka Kinh.              C. Bà Đen.                       D. Ngọc Linh.
Câu 10: Loại rừng nào sau đây không phổ biến ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
A. Rừng gió mùa thường xanh.                            B. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
C. Rừng thưa khô rụng lá.                                     D. Rừng cận nhiệt đới lá rộng.
Câu 11:  Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào là
A. cồn cát, dầm phá - vùng thấp trũng - đồng bằng.
B. cồn cát, đầm phá - đồng bằng - vùng thấp trũng.
C. vùng trũng thấp - cồn cát, đầm phá - đồng bằng.
D. đồng bằng - cồn cát - đầm phá - vùng thấp trũng.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là
A. tháng 10, tháng 8, tháng 11.                             B. tháng 11, tháng 8, tháng 10.
C. tháng 10, tháng 8, tháng 10.                             D. tháng 9, tháng 8, tháng 11.
Câu 13: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất trong hệ đất ở đồng bằng sông Cửu Long
A. đất phù sa.                 B. đất cát.                        C. đất phèn.                    D. đất mặn.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí hậu nào có biên độ nhiệt năm lớn nhất?
A. Đà Nẵng.                     B. Lạng Sơn.                   C. Quảng Bình.                D. Cần Thơ.
Câu 15: Thực vật nào sau đây không phải thuộc các họ cây nhiệt đới?
A. Dầu.                            B. Đậu.                            C. Dâu tằm.                     D. Dẻ.
Câu 16:  Loại gió nào sau đây gây mưa lớn cho Nam Bộ vào giữa và cuối mùa hạ ở nước ta?
A. Gió phơn Tây Nam.                                            B. Gió mùa Đông Bắc.
C. Tín phong bán cầu Bắc.                                      D. Gió mùa Tây Nam.
Câu 17: Ở  miền Bắc, đai cận nhiệt gió mùa trên núi có độ cao bắt đầu từ      
A. 700m  - 800m.                         B. 600m - 700m.        C. 500m - 600m.        D. 400m - 500m.
Câu 18: Vùng núi nào sau đây ở nước ta, có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây?
A. Đông Bắc.                   B. Trường Sơn Nam.     C. Tây Bắc.                      D. Trường Sơn Bắc.
Câu 19: Vùng biển miền trung không phải là nơi có
A. thềm lục địa thu hẹp.                                        B. đường bờ biển khúc khuỷu.
C. nhiều bãi triều thấp phẳng.                              D. phổ biến cồn cát, đầm phá.
Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi cao nhất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
A. Tam Đảo.                    B. Pu Tha Ca.                  C. Tây Côn Lĩnh.             D. Kiều Liêu Ti.
Câu 21: Đặc điểm  không đúng với vị trí địa lý nước ta là
A. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.      B. nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương.
C. nằm ở trung tâm Đông Nam Á.                        D. nằm ở trung tâm vành đai động đất.
Câu 22: Điểm nào sau đây không đúng khi nói về rừng ở nước ta?
A. Tổng diện tích rừng đang tăng dần lên.          B. Chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
C. Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn.                  D. Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái.
Câu 23: Ở nước ta, dải đồi trung du rộng nhất nằm ở
A. rìa phía bắc và phía tây của đồng bằng sông Hồng.
B. rìa phía bắc và phía đông bắc của đồng bằng sông Hồng.
C. rìa phía bắc và phía tây bắc của đồng bằng sông Hồng.
D. rìa phía bắc và phía đông của đồng bằng sông Hồng.
Câu 24: Dạng địa hình nào sau đây phổ biến ở vùng núi đá vôi của nước ta?
A. Địa hình bồi tụ.          B. Địa hình cồn cát.        C. Địa hình trơ sỏi đá.   D. Địa hình caxtơ.
Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc và Lào?
A. Lào Cai.                      B. Quảng Ninh.               C. Điện Biên.                  D. Hà Giang.
Câu 26: Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ (oC) TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
TP. Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2
TP. Hồ Chí Minh 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7
 
                                                                                      (Nguồn: SGK Địa lí 12 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2015)
Căn cứ vào bảng sô liệu cho biết nhận xét nào đúng về so sánh chế độ nhiệt của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh?
A. Hà Nội có bốn tháng nhiệt độ cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
C. Mùa khô TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ thấp hơn Hà Nội.
D. TP. Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt cao hơn Hà Nội.
Câu 27: Cho biểu đồ sau:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Sự thay đổi số dân thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1998-2014
B. Sự thay đổi quy mô và cơ cấu dân số nước ta giai đoạn 1998-2014.
C. Sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1998-2014.
D. Tốc độ tăng dân số thành thị và nông thôn nuớc ta giai đoạn 1998-2014.
Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                B. Tây Nguyên.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                          D. Bắc Trung Bộ.
Câu 29:  So với đồng bằng sông Hồng thì đồng bằng sông Cửu Long
A. cao hơn và bằng phẳng hơn.                           B. cao hơn và ít bằng phẳng hơn.
C. thấp hơn và ít bằng phẳng hơn.                       D. thấp hơn và bằng phẳng hơn. 
Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, dân số năm 2007 tăng gấp bao nhiêu lần dân số năm 1976:
A. 1,82 lần.                      B. 1,73 lần.                      C. 1,32 lần.                      D. 1,54 lần.
Câu 31: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta quy định bởi
A. vai trò của biển đông.                                         B. vị trí địa lí.
C. sự hiện diện của các khối khí.                             D. hoạt động của gió mùa.
Câu 32: Loại rừng thưa, nhiệt đới khô hình thành ở Tây Nguyên vì
A. ảnh hưởng các cao nguyên.                             B. ảnh hưởng gió mùa Tây Nam.
C. khí hậu mát mẻ, mưa vừa.                                D. mùa khô dài, thiếu nước.
Câu 33:  Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng sản xuất là
A. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có.
B. trồng rừng trên đất trống, đòi núi trọc.
C. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng.
D. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
Câu 34: Sự phân hóa thiên nhiên Đông - Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của
A. địa hình nước ta phân hóa đa dạng.
B. gió mùa với hướng của các dãy núi.
C. núi hướng tây bắc - đông nam và vòng cung.
D. gió mùa Đông Bắc và Tính phong bắn cầu Bắc.
Câu 35: Cho bảng số liệu:
           
 
 
 
 
 
LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH TRÊN SÔNG THU BỒN VÀ SÔNG ĐỒNG NAI
                                                                                                                                                                                    (Đơn vị: m3/s) 
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
S. Thu Bồn 202 115 75,1 58,2 91,4 120 88,6 69,6 151 519 954 448
S. Đồng Nai 103 66,2 48,4 59,8 127 417 751 1345 1317 1279 594 239
 
                                                                       (Nguồn: Sách BDHSGQG, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2015)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào đúng với bản số liệu trên?
A. Tổng lưu lượng nước sông Thu Bồn là 2891,9 mm.
B. Mùa lũ sông Thu Bồn từ tháng V - X.
C. Mùa lũ sông Đồng Nai bắt đầu từ tháng X - XII.
D. Tổng lưu lượng nước sông Đồng Nai là 6344,9 mm.
Câu 36: Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?
     A. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.         B. Không được bao quanh bởi các các đảo.
     C. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương.      D. Là biển lớn nhất ở Thái Bình Dương.
Câu 37: Quốc gia nào sau đây không thuộc Đông Nam Á lục Địa?
A. Phi-lip-pin.                  B. Việt Nam.                    C. Thái Lan.                    D. Lào.
Câu 38: Cho bảng số liệu sau:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
                                                                                                                                                                      (Đơn vị: mm)
Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm
Hà Nội 1676 989 +678
Huế 2868 1000 +1868
TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 +245
 
                                                                                                              (Nguồn: SGK Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Căn cứ vào bảng sô liệu, nhận xét nào sau đây không chính xác về lượng mưa, khả năng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm?
A. Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên không đồng đều.
B. Huế là địa điểm có lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm cao nhất.
C. Huế có lượng mưa cao nhất, Hà Nội có lượng mưa thấp nhất.
D. Lượng bốc hơi trong năm lớn nhất thuộc về TP. Hồ Chi Minh, nhỏ nhất là Hà Nội.
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 va 14, hãy cho biết cao nguyên Sín Chải thuôc̣ khu vực đồi núi
A. Trường sơn Bắc.         B. Trường Sơn Nam.       C. Đông Bắc.                  D. Tây Bắc.
Câu 40: Sự phân hóa thiên nhiên giữa vùng biển, thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo
A. Đông - Tây.                                                         B. Bắc - Nam.
C. độ cao.                                                                D. Tây Bắc - Đông Nam.
 
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành trong khi làm bài.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 280.50 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: địa lý
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 10/01/2019 21:41
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    2
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4214 view

  Giải trí

1 photos | 3917 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2488 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 15
  • Hôm nay: 1636
  • Tháng hiện tại: 1636
  • Tổng lượt truy cập: 8133507

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606