Rss Feed Đăng nhập

Đề thi minh họa thptqg 071

Gửi lên: 30/10/2019 21:44, Người gửi: dialy, Đã xem: 372
TRƯỜNG THPT NGHÈN
 
ĐỀ THI THỬ LẦN I
(Đề thi có 04 trang)
KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 001
Họ, tên thí sinh:.....................................................................
Số báo danh: .........................................................................                        
Câu 1. Cho biểu đồ:
Description: C:\Users\Dell\Desktop\Câu 5.png
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO VÙNG
NƯỚC TA, NĂM 2000 VÀ 2014 (%)
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo vùng của nước ta năm 2014 so với năm 2000?
A. Các vùng còn lại tăng, Duyên hải Nam Trung Bộ tăng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long tăng, Duyên hải Nam Trung Bộ giảm. 
C. Duyên hải Nam Trung Bộ tăng, Đồng bằng sông Cửu Long giảm. 
D. Các vùng còn lại tăng, Đồng bằng sông Cửu Long giảm.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực dưới 60%?
A. Bình Phước.                   B. Phú Thọ.                        C. Phú Yên.                          D. Thanh Hóa.
Câu 3. Mùa mưa ở miền Nam dài hơn ở miền Bắc là do
A. miền Nam có vị trí gần với khu vực xích đạo hơn.
B. khoảng cách hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ngắn hơn.
C. sự lùi dần từ bắc vào nam của dãi hội tụ nhiệt đới.
D. hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở phía Nam.
Câu 4. Lợi ích to lớn do người nhập cư mang đến cho Hoa Kì là
A. làm đa dạng về bản sắc chủng tộc.                           B. tạo ra nguồn của cải vật chất lớn.
C. làm phong phú thêm nền văn hóa.                            D. nguồn lao động có trình độ cao.
Câu 5. Vùng đất là
A. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.                        B. các quần đảo xa bờ và phần đất liền.
C. giới hạn bởi các đường biên giới.                             D. toàn bộ phần đất liền tiếp giáp biển.
Câu 6. Nhận xét nào không đúng khí nói về thành tựu, về mặt kinh tế - xã hội của ASEAN là
A. sự phát triển đồng đều giữa các quốc gia.                 B. tạo được môi trường hòa bình và ổn định.
C. cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.           D. nâng cao vị thế của tổ chức trên trường quốc tế.
Câu 7. Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong bảo vệ đất ở vùng đồi núi nước ta?
A. Quản lí chặt chẽ.                                                       B. Canh tác hợp lí.
C. Trồng cây theo băng.                                                D. Chống ô nhiễm đất.
Câu 8. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2016
 
 
                                                                                                                                                                        
                                                                                                                                                                        (Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm 2000 2005 2010 2016
Khai thác 1660,9 1987,9 2414,4 3237
Nuôi trồng 589,6 1478,0 2728,3 3658
 
                                                                                             (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo ngành khai thác và nuôi trồng của nước ta, giai đoạn 2000 - 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Tròn.                              B. Miền.                             C. Cột.                                  D. Đường.
Câu 9. Những năm gần đây, nước ta đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động là vì
A. hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.        B. góp phần đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
C. giúp phân bố lại dân cư và nguồn lao động.        D. nhằm đa dạng các loại hình đào tạo ngành.
Câu 10. Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến các địa phương, các vùng kinh tế trong nước về
A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.                                      B. việc làm, nâng cao thu nhập.
C. động lực phát triển kinh tế.                                      D. sự phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 11. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2017
                                                                                                                                                             (Đơn vị: Triệu người)
Quốc gia In-đô-nê-xi-a Ma-lai-xi-a Phi-lip-pin Thái Lan
Tổng số dân 264,0 31,6 105,0 66,1
Dân nông thôn 120,1 7,8 58,5 32,1
 
                                                                                             (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tỉ lệ dân thành thị của một số quốc gia, năm 2017?
A. In-đô-nê-xi-a thấp hơn Phi-lip-pin.                         B. Thái Lan thấp hơn Phi-lip-pin.
C. Thái Lan cao hơn Ma-lai-xi-a.                                 D. Ma-lai-xi-a cao hơn In-đô-nê-xi-a.
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, khu vực đồi núi Trường Sơn Nam theo lắt cắt địa hình từ A đến B có đặc điểm địa hình là
A. cao dần từ đông bắc về tây nam, sườn dốc về phía biển.
B. thấp dần từ đông bắc về tây nam, sườn dốc về phía biển.
C. thấp dần từ đông sang tây, sườn dốc về phíá đông.
D. thấp dần từ tây bắc về đông nam, sườn dốc về phía biển.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và 17, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm phân bố dân cư nước ta?
A. Không đều giữa các vùng, nội bộ từng vùng và giữa các tỉnh.
B. Đông Nam Bộ phía bắc mật độ dân số thưa thớt hơn phía nam.
C. Bắc Trung Bộ tập trung đông đúc nhất là ở các vùng ven biển.
D. Đồng bằng sông Cửu Long phân bố dân cư đều hơn sông Hồng.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhận định nào sau đây là không đúng khi nhận xét về giá trị xuất khẩu,  nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 - 2007?
A. Giá trị xuất khẩu tăng.                                               B. Giá trị nhập khẩu tăng.
C. Nhập siêu qua các năm.                                             D. Xuất siêu qua các năm.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết các trung tâm kinh tế tập trung cao ở vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.                 B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.                                 D. Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. Con Voi.                        B. Phu Luông.                    C. Bắc Sơn.                          D. Sông Gâm.
Câu 17. Nguyên nhân chính làm cho hoang mạc, bán hoang mạc và xa van là cảnh quan phổ biến ở châu Phi là do
A. dòng biển lạnh ven bờ.                                             B. hình dạng khối lớn.
C. địa hình núi cao.                                                       D. khí hậu khô nóng.
Câu 18. Nơi nào sau đây khô hạn và tình trạng hạn hán trong mùa khô kéo dài nhất ở nước ta?
A. Ven biển cực Nam Trung Bộ.                                  B. Vùng núi thấp Tây Nguyên.
C. Lục Ngạn, Yên Châu, Sông Mã.                               D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế nước ta hiện nay?
A. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.                                B. Tăng tỉ trọng cây lương thực.
C. Tăng tỉ trọng ngành thủy sản.                                  D. Giảm tỉ trọng cây công nghiệp.
Câu 20. Một trong những điểm nổi bật của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. có đồng bằng châu thổ lớn nhất nước.                     B. cấu trúc địa chất, địa hình phức tạp.
C. nơi duy nhất địa hình với đủ ba đai.                         D. thung lũng sông lớn hướng vòng cung.
Câu 21. Vùng phát triển công nghiệp nhất, với giá trị sản xuất công nghiệp dẫn đầu cả nước là
A. Đông Nam Bộ.                                                          B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ.                                                          D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 22. Đặc điểm nào sau đây của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ít gây khó khăn, trở ngại trực tiếp đến hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp, khai thác?
A. Tính chất thất thường của khí hậu.                          B. Chế độ nước của sông ngòi.
C. Sự phân mùa của khí hậu.                                        D. Số giờ nắng trong năm lớn.
Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Kẻ Gỗ thuộc lưu vực hệ thống sông
A. Đồng Nai.                       B. Mã.                                C. Thái Bình.                       D. Cả.
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển?
A. Lạng Sơn.                       B. Sơn La.                          C. Bến Tre.                          D. Lâm Đồng.
Câu 25. Trong một năm, trên mọi miền đất nước ta đều luôn có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh là do
A. liền kề với khu vực xích đạo.                                   B. nằm trong vùng nội chí tuyến.
C. nguồn dự trữ nhiệt dồi dào.                                      D. vị trí và hình thể của quy định.
Câu 26. Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dãi đồi núi phía tây và
A. các cồn cát ven biển.                                                B. vùng biển phía đông.
C. vùng biển phía nam.                                                 D. các bãi triều ven biển.
Câu 27. Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Khai thác hợp lí hơn sự phong phú, đa dạng của tự nhiên.
B. Giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi.
C. Tập trung phát triển nông sản ở những vùng chuyên canh.
D. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.
Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có nhiệt độ thấp nhất vào tháng I?
A. Hà Nội.                           B. Lạng Sơn.                      C. Thanh Hóa.                      D. Điện Biên.
Câu 29. Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nước ta hiện nay?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng cao nhất.
 B. Đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển đất nước.
C. Chưa phù hợp với đường lối đổi mới đất nước.
D. Lĩnh vực kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Câu 30. Mục đích chủ yếu của công nghiệp hóa nông thôn Trung Quốc là
A. cung cấp nguyên liệu cho các thành phố.                 B. thu hút đầu tư, đáp ứng nhu cầu tại chỗ.
C. phát huy thế mạnh tại chỗ, tạo việc làm.                  D. cải tạo môi trường, nâng cao mức sống.
Câu 31. Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất ở nước ta là
A. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.                                  B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.               D. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
Câu 32. Cho biểu đồ về sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta qua các năm:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta qua các năm.
B. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta qua các năm.
C. Biểu đồ thể hiện tốc độ sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta qua các năm.
D. Biểu đồ thể hiện tình hình sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta qua các năm.
Câu 33. Nguyên nhân nào làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp nước ta?
A. Đồng bằng chỉ chiếm phần nhỏ diện tích lãnh thổ.  B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thay đổi thất thường.
C. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.  D. Nguồn nước sông từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào.
Câu 34. Nguyên nhân nào sau đây làm cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc?
A. Hướng các dãy núi và độ cao địa hình.                    B. Núi vòng cung và độ cao địa hình.
C. Vị trí địa lí và hướng của các dãy núi.                     D. Vị trí địa lí và độ cao của địa hình.
Câu 35. Đặc điểm nào không đúng của đô thị hóa nước ta?
A. Phân bố không đồng đều.                                         B. Chuyển biến rất tích cực.
C. Trình độ đô thị hóa thấp.                                          D. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
Câu 36. Đặc trưng nào không đúng của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta?
A. Trình độ thâm canh, chuyên môn hóa cao.              B. Mỗi địa phương sản xuất nhiều loại sản phẩm.
C. Năng suất lao động, năng suất cây trồng thấp.         D. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.
Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, có mật độ dân số cao nhất là vùng
A. Đồng bằng sông Cửu Long.                                      B. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.                                                          D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 38. Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để sản xuất nông nghiệp ổn định nhiệm vụ quan trọng là
A. chính sách phát triển nông nghiệp bền vững.           B. sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu.
C. phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch hại.               D. đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp.
Câu 39. Phát biểu nào sau đây không đúng với đồng bằng châu thổ sông Hồng?
A. Biển đóng vai trò hình thành chủ yếu.                    B. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô.
C. Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc.                    D. Ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm.
Câu 40. Dân số nước ta có nhiều thành phần dân tộc không tạo ra thuận lợi nào đối với phát triển kinh tế - xã hội?
A. Tạo nên sự đa dạng về văn hóa.                               B. Phát huy truyền thống sản xuất.
C. Nguồn lao động dồi dào.                                          D. Luôn đoàn kết bên nhau.
------ HẾT ------
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 44.00 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: đia lý
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 30/10/2019 21:44
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    2
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4208 view

  Giải trí

1 photos | 3911 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2483 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 27
  • Hôm nay: 4287
  • Tháng hiện tại: 91171
  • Tổng lượt truy cập: 8083980

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606