Rss Feed Đăng nhập

Đổi mới Phương pháp dạy học và Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh bộ môn Thể dục

Gửi lên: 09/01/2020 09:44, Người gửi: theduc, Đã xem: 509
I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ TRONG ĐÁNH GIÁ MÔN THỂ DỤC
1. Một số khái niệm
* Kiểm tra ở môn thể dục: Là hình thức phương tiện của đánh giá, cung cấp các dữ kiện thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
* Thông thường có 4 loại kiểm tra ở môn thể dục:
– Kiểm tra thăm dò; 
– Kiểm tra kết quả học tập; 
– Kiểm tra xếp thứ bậc; 
– Kiểm tra tổng thể có định hướng.
Tuỳ theo mục đích, yêu cầu, tính chất và thời điểm mà áp dụng một trong các loại kiểm tra trên.
Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy môn thể dục cấp THPT có những đổi mới, dẫn đến cần phải đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Chương trình môn Thể dục mới ở trường THCS phải coi trọng các mục tiêu chính sau:
– Kiến thức; 
– Kĩ năng; 
– Sức khoẻ (Thể lực).
– Thái độ học tập
Vì vậy, khi kiểm tra, đánh giá kết quả môn học thể dục cấp THPT phải thể hiện đầy đủ các mục tiêu trên. Như vậy kiểm tra, đánh giá có thể có mấy dạng sau:
– Kiểm tra kiến thức; 
– Kiểm tra kĩ năng; 
– Kiểm tra sức khoẻ (thể lực).
– Thái độ học tập (học tập tích cực, tham gia học tập đầy đủ... )
2. Một số thuật ngữ chỉ mức độ trong đánh giá môn thể dục cấp THPT
– Tương đối: Gần đúng những phần cơ bản hoặc những ý chính. 
– Tương đối đúng: Đúng những phần cơ bản hoặc những ý chính nhưng vẫn còn một vài sai lệch nhỏ.
– Cơ bản đúng: Đúng gần đầy đủ.
– Đúng: Phù hợp với cái hoặc điều có thật không khác chút nào. Phù hợp với phép tắc, với những điều quy định.
– Chính xác: Rất đúng, không có gì sai.
– Thành thạo: Rất thành thạo do đã quen làm và có kinh nghiệm.
– Thành thục: Đạt tới mức thành thạo về kĩ thuật qua một quá trình trau dồi và luyện tập.
2. Một số thuật ngữ chỉ mức độ trong đánh giá môn thể dục cấp THPT
– Tương đối: Gần đúng những phần cơ bản hoặc những ý chính. 
– Tương đối đúng: Đúng những phần cơ bản hoặc những ý chính nhưng vẫn còn một vài sai lệch nhỏ.
– Cơ bản đúng: Đúng gần đầy đủ
II. ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN DỤC THPT
1. Mục đích đánh giá kết quả học tập môn thể dục THPT
Thể dục là môn học chính khoá có trong tất cả các cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông, là hoạt động chủ yếu của công tác giáo dục thể chất ở nhà trường nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ bản để rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực. Cùng với các môn học khác, môn Thể dục còn góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ chương trình môn Thể dục trường phổ thông giúp học sinh: 
– Có sự tăng tiến về sức khoẻ, thể lực. Đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và giới tính.
– Có những kiến thức, kĩ năng cơ bản về thể dục thể thao và phương pháp tập luyện; các kĩ năng vận động cần thiết trong đời sống.
– Hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí.
– Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt động ở nhà trường và trong đời sống hằng ngày.
2. Những định hướng nhằm đổi mới đánh giá môn học Thể dục trong nhà trường phổ thông
2.1. Đánh giá phải toàn diện, hệ thống, sát với chương trình và sách giáo khoa.
2.2. Đổi mới mục tiêu đánh giá
2.3. Đổi mới nội dung đánh giá
2.4. Đổi mới hình thức đánh giá
2.5. Đổi mới công cụ và phương tiện đánh giá
3. Một số nguyên tắc đổi mới đánh giá kết quả học tập môn thể dục THPT
– Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.
+ Các thông tin về kiểm  tra, đánh giá môn thể dục THPT mà học sinh có được là công bằng như nhau.
+ Trong quá trình đánh giá kết quả học tập môn thể dục THPT, giáo viên nên tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ một cách trung thực việc nắm bắt kiến thức, vận dụng vào thực hành và được tham gia vào quá trình đánh giá
– Kết hợp giữa đánh giá định tính và định lượng
– Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.– Phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tham gia học tập và rèn luyện của học sinh.
+ Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh thì việc đánh giá cũng phải tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính năng động, sáng tạo vận dụng vào thực tiễn của mỗi học sinh.
– Chú trọng đến khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh.
+ Nên cho học sinh tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập
+ Quá trình tham gia giáo dục thể chất trong nhà trường, việc tự học, tự rèn luyện của học sinh có ý nghĩa rât lớn rất.
4. Qui trình biên soạn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn thể dục THPT
4.1 Đề kiểm tra phần lí thuyết
– Xác định mục đích, yêu cầu kiểm tra đánh giá
– Xác định mục tiêu dạy học
– Thiết lập ma trận cho đề kiểm tra
– Thiết kế câu hỏi
– Xây dựng đáp án và biểu điểm
4.2 Đề kiểm tra phần kĩ năng thực hiện bài tập
CÁC PP GIÁO DỤC THỂ CHẤT
I. Phương pháp trò chơi
Ý nghĩa của trò chơi như một hiện tượng xã hội đa diện đã vượt ra ngoài phạm vi GDTC và giáo dục nói chung.Song một trong những chức năng chủ yếu nhất của trò chơi là chức năng giáo dục. Từ xa xưa, trò chơi đã là một trong những phương tiện và PP cơ bản của giáo dục theo nghĩa rông của từ đó.
Phương pháp trò chơi không nhất thiết phải gắn với một trò chơi cụ thể nào đó như bóng đá, bóng chuyền hoặc các trò chơi vận động đơn giản. Về nguyên tắc, PP trò chơi có thể được sử dụng trong bất kỳ BT thể lực nào. Tất nhiên chúng phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm của PP trò chơi
* Đặc điểm :
 Tổ chức theo chủ đề: Hoạt động của những người chơi được tổ chức tương ứng với chủ đề giả định hoặc có tính chất hình ảnh.
Phong phú về phương thức đạt mục đích: Hầu như bao giờ cũng có nhiều cách để chiến thắng được luật chơi cho phép.
 Là một hoạt động độc lập sáng tạo, có yêu cầu cao về sự nhanh trí khéo léo của người chơi.
Tạo nên sự đua tranh căng thẳng giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm người và tạo nên cảm xúc mạnh mẽ.
* Nhược điểm :
 Khả năng điều chỉnh LVĐ bi hạn chế và việc chương trình hóa hành động vận động chỉ ở mức tương đối.
* Ý nghĩa tác dụng:
Củng cố và hoàn thiện KNKX vận động, phát triển các tố chất thể lực, giáo dục tính kỷ luật, tính đồng đội và những phẩm chất khác.
II/ Phương pháp thi đấu
Trong GDTC thi đấu được sử dụng dưới 2 hình thức:
Tương đối đơn giản (đấu tập, thi thử) nhằm kích thích hứng thú và tính tích cực của người tập.
Hình thức phát triển, phức tạp: thi, kiểm tra, các cuộc thi đấu thể hao chính thức vv..
* Đặc điểm:
Đặc điểm cơ bản của PP thi đấu là so sánh sức lực trong điều kiện đua tranh thứ bậc, vị trí để đạt thành tích cao nhất.
Tạo nên cảm xúc và những biến đổi sinh lý đặc biệt làm tăng thêm tác dụng của BT.
Đòi hỏi phát huy tính tập thể, tính kỷ luật và sự nỗ lực ý chí cao.
Chuẩn hoá đối tượng thi, quy tắc thi và phương thức đánh giá thành tích.* Ý nghĩa tác dụng:       
PP thi đấu được sử dụng để giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau như: phát triển tố chất thể lực, củng cố hoàn thiện KNKX vận động và năng lực thể hiện chúng trong những điều kiện phức tạp.
PP thi đấu còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giáo dục các phẩm chất đạo đức ý chí, tinh thần trách nhiệm đồng thời do sự ganh đua trong thi đấu dễ hình thành nên những nét tính cách tiêu cực như: ích kỷ, háo danh, hiếu thắng vì vậy phải có PP giáo dục đúng đắn.
III. Phương pháp sử dụng lời nói và trực quan trong GDTC
Phương pháp sử dụng lời nói:
Bằng lời nói để truyền thụ kiến thức cho người học, kích thích tư duy và điều khiển việc thực hiện chúng. PP lời nói còn sử dụng để phân tích, đánh giá kết quả và điều chỉnh hành vi người học.
PP lời nói cũng rất cần thiết trong quá trình nhận thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh hành động.
Do có chức năng đa dạng đó mà lời nói được sử dụng trong nhiều PP khác nhau: phân tích, giảng giải, chỉ thị, mệnh lệnh...
Phương pháp trực quan:
Quá trình nhận thức của con người = trực quan - tư duy - thực tiễn.Trực quan có hai loại:
Trực quan trực tiếp
Trực quan gián tiếp
Tuỳ từng trường hợp cụ thể trong GDTC mà sử dụng trực quan trực tiếp hoặc gián tiếp cho phù hợp.
                                                                               
                                                                                                                                                Người thực hiện
 
 
                                                                                                                                                  Ngô Đức Chính
 
 
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 18.76 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Ngô Đức Chính (thuyenchinh@gmail.com)
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 09/01/2020 09:44
  • Thông tin bản quyền: Ngô Đức Chính
  • Đã tải về:
    7
  • Đã thảo luận: 0
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (27/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (02/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4010 view

  Giải trí

1 photos | 3732 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2292 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 12
  • Hôm nay: 1887
  • Tháng hiện tại: 84646
  • Tổng lượt truy cập: 7308325

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606