Rss Feed Đăng nhập

Đưa vào giảng dạy chính khóa và kết hợp với huấn luyện để nâng cao thành tích môn Đẩy gậy ở trường THPT

Gửi lên: 11/12/2019 14:19, Người gửi: theduc, Đã xem: 444
 
 
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Ngay từ khi mới giành được chính quyền, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục năm 1946. Bác nói “Sức khỏe là mẹ đẻ của thành công”, có như vậy mới sánh vai các cường quốc năm châu. Nếu một cơ thể yếu ớt dù có trí thức như thế nào cũng không thể phục vụ cho xã hội được. Thật vậy Mao chủ tịch đã nói “Sức khỏe là chiếc xe để chở tri thức”. Rèn luyện thể dục không chỉ ngày một, ngày hai mà phải liên tục, suốt đời luyện tập như vậy mới  có kết quả. Ngày nay dưới ánh sáng của các Nghị quyết Đảng, công tác hoạt động Thể dục Thể thao được phát triển không ngừng trên toàn Quốc, mọi thành viên, lứa tuổi tham gia tích  cực.
Đổi mới phương pháp dạy và học trong các nhà trường phổ thông nói chung và trong giáo dục thể chất nói riêng là một trong những nội dung cấp thiết và bức bách nhất trong giai đoạn hiện nay, được các cấp các ngành quan tâm đặc biệt. Nhằm lấy người học làm trung tâm, tạo cho học sinh tính tự giác, tính tích cực trong học tập cũng như trong tập luyện để thúc đẩy sự phát triển các môn thể thao trong đó có môn đẩy gậy ở trong các nhà trường.
Trong giai đoạn hiện nay các môn điền kinh nói chung, các môn thể thao nói riêng đã có sự phát triển vượt bậc. Chính vì vậy mà việc tiếp thu kĩ thuật một cách hoàn thiện đó là nền tảng vững chắc để vận dụng chúng linh hoạt trong học tập cũng như thi đấu. Muốn tổ chức chiến thuật thi đấu tốt thì đòi hỏi người tập phải được trang bị và nắm chắc kĩ thuật, động tác tốt mới thực hiện được các bài tập có hiệu quả.
Đẩy gậy là môn học rất dễ tập, dễ chơi, dễ tổ chức thi đấu lại không tốn kém về dụng cụ và cơ sở vật chất, rất phù hợp với các trường học; Tập luyện đẩy gậy là tiến đề cho sự phát triển các môn thể thao khác. Bởi lẻ trong đẩy gậy có sự phát triển các tố chất thể lực như sưc nhanh sức mạnh sức bền, sự mềm giẻo khéo léo, rèn luyện phản ứng nhanh, linh hoạt trong các hoạt động. Từ thực tiễn trên đã dẫn dắt tôi đến chuyên đề “Đưa vào giảng dạy chính khóa và kết hợp với huấn luyện để nâng cao thành tích môn Đẩy gậy ở trường THPT
 
B. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. ĐƯA MÔN ĐẨY GẬY VÀO GIẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Để đưa được môn đẩy gậy vào giảng dạy,  tổ Thể dục Quốc phòng, Anh ninh và bản thân tôi đã tiến hành các giải pháp sau:
1. Tuyên truyền môn Đẩy gậy, phổ biến về Luật và hướng dẫn thi đấu:
- Tháng 8 năm 2015, sau khi tiếp thu chuyên đề về môn Đẩy gậy tại Sở GD&ĐT Hà Tĩnh và thực hiện công văn hướng dẫn Giáo dục thể chất và y tế trường học năm học 2015 – 2016, tổ Thể dục Quốc phòng, Anh ninh đã họp thống nhất sẽ đưa môn đẩy gậy tham gia HKPĐ lần thứ XI năm học 2015 – 2016;
- Đề đưa được môn Đẩy gậy vào thi đấu tại HKPĐ cấp trường và chọn vận động viên tập luyện tham gia HKPĐ cấp tỉnh, tổ Thể dục Quốc phòng, Anh ninh đã tham mưu với ban giám hiệu sớm ban hành Điều lệ HKPĐ gửi tới các lớp và giáo viên chủ nhiệm, trong đó có nội dung thi đấu môn mới, đó là môn “Đẩy  gậy”, đây là môn thi đấu của Dân tộc vùng cao. Đẩy gậy chính thức là một trong 40 môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu và tổ chức của Đại hội TDTT toàn quốc lần VI năm 2010 sẽ được tổ chức thi đấu tại HKPĐ cấp tỉnh lần thứ XI của tỉnh Hà Tĩnh với mỗi 16 hạng cân trong đó nam có 8 hạng cân  (đến 44 kg, trên 44 – 47 kg, trên 47 – 50 kg, trên 50 – 53 kg, trên 53 – 56 kg, trên 56 – 59 kg, trên 59 – 62 kg, trên 62 - 65 kg);  nữ có 8 hạng cân (đến 41 kg, trên 41 - 44 kg, trên 44 – 47 kg, trên 47 – 50 kg, trên 50 – 53 kg, trên 53 – 56 kg, trên 56 – 59 kg, trên 59 – 62 kg); 
      - Để cho môn Đẩy gậy thi đấu đạt hiệu quả, Tổ Thể dục đã chỉ đạo các giáo viên bộ môn Thể dục trong trường, thông qua tiết dạy đã giới thiệu về Luật thi đấu, tổ chức thi đấu giữa các tổ trong lớp để các em nắm được luật và biết cách thi đấu  đạt hiệu quả. Mặc dù là môn mới nhưng môn đẩy gậy đã được các em học sinh hưởng ứng một cách tích cực, các trận đấu đã diễn ra khá sôi nổi.
      - Tại HKPĐ cấp trường năm học 2015 – 2016, đã có 46 VĐV nam tham gia ở 6 hạng cân và 32 VĐV nữ tham gia ở 5 hạng cân. Một số trận đấu đã diễn ra quyết liệt và các em học sinh đã tham gia cổ vũ rất nhiệt tình;
      - Từ kết quả tại HKPĐ cấp trường và giới thiệu của các giáo viên bộ môn tôi đã thành lập được đội tuyển gồm 13 VĐV huấn luyện tham gia HKPĐ cấp tỉnh lần thứ XI, năm 2016 đạt 3 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba; Chính môn Đẩy gậy đã giúp trường THPT Nghèn xếp thứ 3 toàn đoàn và nhận cờ đơn vị xuất sắc;
      - Từ việc các em học sinh hưởng ứng một cách tích cực, sôi nổi môn Đẩy gậy tại HKPĐ cấp trường và kết quả xuất sắc đội tuyển Đẩy gậy tại HKPĐ cấp tỉnh, đã thôi thúc tôi suy nghĩ nên chăng đưa môn đẩy gậy vào giảng  dạy vì nó rất phù hợp với điều kiện sân bãi đang chật chội của nhà trường và chính thông qua giảng sẽ phát hiện và tuyển chọn được những học có năng khiếu về môn Đẩy gậy tham gia vào đội tuyển của nhà trường; Tôi đã đề cập vấn đề này trong buổi họp và được sự đồng tình ủng hộ của anh em giáo viên trong tổ.
- Năm học 2016 – 2017, chúng tôi đã đưa môn đẩy vào giảng trong chương trình môn học Thể dục;
2. Xây dựng nội dung, phân phối chương trình:
a. Xây dựng nội dung giảng dạy:
- Đây là một vấn đề rất khó, vì tài liệu về môn đẩy gậy hầu như không có. Muốn giảng dạy được môn đẩy gậy phải có hệ thống các bài tập phù hợp; Để thực hiện vấn đề này tôi đã tiến hành các giải pháp sau:
+  Mỗi giáo viên trong tổ tự tìm hiểu các bài tập về đẩy gậy ( trên mạng, qua các đồng nghiệp ở nơi khác) nộp về cho tổ: ít nhất 5 bài tập
+ Từ bài tập của giáo viên nộp cộng với bản thân tôi biên soạn (qua tham gia huấn luyện Đội tuyển đẩy gậy tại Sở năm 2016 và qua học hỏi các bài tập tại HKPĐ toàn quốc lần thứ XII tại Nghệ An) tôi đã biên soạn được 15 bài tập áp dụng cho môn đẩy gậy, sau đó thông qua tổ chuyên môn để lựa chọn và tổ đã thống nhất chọn bài tập sẽ áp dụng cho môn đẩy gậy như sau:
TT Nội dung bài tập TT Nội dung bài tập
1 Tư thế cơ bản đẩy gậy (không gậy, có gậy); 7 Bài tập Kéo cưa lừa xẽ
2 Đi chuyên môn (không gậy, có gậy); 8 Bài tập đẩy xe cút kít
3 Bài tập du gậy 9 Bài tập Đấu tập
4 Giới thiệu luật đẩy gậy 10 Bài tập Lò cò tiếp sức
5 Nằm sấp chống đẩy, 11 Bài tập Giật tay
6 Bài tập bật cóc 12 Bài tập Cõng hoặc vác bạn tiếp sức
           
 
 
b. Xây dựng Phân phối chương trình môn Đẩy gậy:
Từ biên soạn nội dung, chúng tôi đã xây dựng được PPCT học môn Đẩy gậy lồng ghép với môn khác, như sau:
Khối 10
Tiết 54 Đẩy gậy
Chạy bền
Học
Ôn
- Tư thế cơ bản đẩy gậy (không gậy); Nằm sấp chống đẩy, bật cóc; + Chạy trên địa hình tự nhiên;
Tiết 55 Đẩy gậy
 
Chạy bền
Ôn
Học
Ôn
+ Tư thế cơ bản đẩy gậy (có gậy); bật cóc;
-  Đi chuyên môn (có gậy); Bài tập: Kéo cưa lừa xẽ;
+ Chạy trên địa hình tự nhiên
Tiết 56 Đẩy gậy
 
 
Chạy bền
Ôn
Học
 
Ôn
+ Tư thế cơ bản đẩy gậy (có gậy);
- Bài tập du gậy; Bài tập đẩy xe cút kít; Giới thiệu luật đẩy gậy; Trò chơi: Lò cò tiếp sức;
+ Chạy trên địa hình tự nhiên
Tiết 57 Đẩy gậy
 
Chạy bền
Ôn
Học
Ôn
+ Đi chuyên môn (có gậy); Bài tập du gậy; Nằm sấp chống đẩy;
- Đấu tập; Giới thiệu luật đẩy gậy (tiếp)
+ Chạy trên địa hình tự nhiên
Tiết 58 Đẩy gậy
Chạy bền
Ôn
Ôn
+ Bài tập du gậy; Đấu tập; Bật cóc; Kéo cưa lừa xẽ
+ Chạy trên địa hình tự nhiên
Tiết 59 Đẩy gậy
 
Chạy bền
Ôn
Học
Ôn
+ Đi chuyên môn; Đấu tập; đẩy xe cút kít;
- Trò chơi: Giật tay
+ Chạy trên địa hình tự nhiên
Tiết 60 Đẩy gậy
Chạy bền
Ôn
Học
Ôn
+ Bài tập du gậy; Đấu tập; Nằm sấp chống đẩy;
- Trò chơi: Do giáo viên chọn
+ Chạy trên địa hình tự nhiên
Tiết 61 Đẩy gậy
 
Chạy bền
Ôn
Học
Ôn
+ Đi chuyên môn; Đấu tập;
- Bật nhảy đổi chân ơ tư thế ngồi; Trò chơi: Cõng hoặc vác bạn bạn
tiếp sức+ Chạy trên địa hình tự nhiên
Tiết 62 Đẩy gậy
Chạy bền
Ôn
Ôn
+ Bài tập du gậy; Đấu tập
+ Chạy trên địa hình tự nhiên
Tiết 63 Đẩy gậy   Kiểm tra
Khối 11
Tiết 14 Nhảy cao
 
Đẩy gậy;
Ôn
 
Ôn
+ Chạy đà - giậm nhảy
+ Một số động tác bổ trợ (do GV chọn)
+ Tư thế cơ bản đẩy gậy (không gậy và có gậy); Nằm sấp chống đẩy
Tiết 15 Nhảy cao
Đẩy gậy
Ôn
Ôn
+  Chạy đà - giậm nhảy - trên không
+ Tư thế cơ bản đẩy gậy (không gậy, có gậy);  Đi chuyên môn; Bật cóc
Tiết 16 Nhảy cao
Đẩy gậy
Ôn
Ôn
+ Hoàn chỉnh 4 giai đoạn kỹ thuật;
+ Tư thế cơ bản đẩy gậy; Đi chuyên môn; Nằm sấp chống đẩy; Đấu tập
Tiết 17 Nhảy cao
Đẩy gậy
Ôn
Ôn
+ Hoàn chỉnh 4 giai đoạn kỹ thuật;
+ Tư thế cơ bản đẩy gậy; Du gậy; Bật cóc;  Trò chơi: Lò cò tiếp sức;
Tiết 18 Nhảy cao
 
Đẩy gậy
Ôn
Ôn
Học
+ Hoàn chỉnh 4 giai đoạn kỹ thuật;
+ Tư thế cơ bản đẩy gậy; Du gậy; Đấu tập
- Giới thiệu luật Đẩy gậy (tiếp)
Tiết 19 Nhảy cao
Đẩy gậy
Ôn
Ôn
+ Hoàn chỉnh 4 giai đoạn kỹ thuật;
+ Đi chuyên môn; Bài tập du gậy; Bật cóc;
Tiết 20 Nhảy cao
Đẩy gậy
Ôn
Ôn
+ Hoàn chỉnh 4 giai đoạn kỹ thuật;
+ Bài tập du gậy; Bài tập kéo cưa lừa xẽ; Đấu tập
Tiết 21 Lí thuyết   Nguyên tắc hệ thống
Tiết 22 Nhảy cao
Đẩy gậy
Ôn
Ôn
+  Hoàn chỉnh kỹ thuật và nâng cao thành tích;
+  Đi chuyên môn; Đẩy xe cút kít; Đấu tập
Tiết 23 Nhảy cao
 
Đẩy gậy
Ôn
Học
Ôn
+  Hoàn chỉnh kỹ thuật và nâng cao thành tích
-  Một số điểm trong luật điền kinh (phần nhảy cao)
+ Du gậy; Đấu tập; Trò chơi: Do giáo viên chọn
Tiết 24 Nhảy cao
Đẩy gậy
Ôn
Ôn
+  Hoàn chỉnh kỹ thuật và nâng cao thành tích
+  Đi chuyên môn; Đấu tập; Trò chơi: Giật tay
Tiết 25 Nhảy cao
Đẩy gậy
Ôn
Ôn
+  Hoàn chỉnh kỹ thuật và kiểm tra thử:
+  Du gậy; Đấu tập; Trò chơi: Cõng hoặc vác bạn tiếp sức;
Tiết 26 Nhảy cao Kiểm tra
Tiết 27 Đẩy gậy Ôn +  Đi chuyên môn (có gậy); Du gậy; Đấu tập;
+ Nằm sấp chống đẩy; Trò chơi: Giật tay;
Tiết 28 Đẩy gậy Ôn +  Đi chuyên môn (có gậy); Du gậy; Đấu tập;
+ Đẩy xe cút kít; Trò chơi: Do giáo viên chọn
Tiết 29 Đẩy gậy Ôn
Ôn
+  Đi chuyên môn (có gậy); Du gậy; Đấu tập;
+ Kéo cưa lừa xẽ; Trò chơi: Cõng hoặc vác bạn tiếp sức;
Tiết 30 Đẩy gậy   Kiểm tra (Do giáo viên chọn)
         
 
3. Tổ chức dạy rút kinh nghiệm:
Để thuyết phục được anh em trong tổ cùng nhất trí đưa môn đẩy gậy vào giảng dạy, bản thân tôi đã chủ động đăng ký dạy chuyên đề về môn đẩy gậy, anh em trong tổ đến dự giờ và góp ý Giờ dạy cơ bản rất thành công. Sau giờ dạy thử nghiệm thứ nhất được anh em góp ý, tôi lại giao cho một thầy dạy trong tổ tiếp tục dạy thử nghiệm lần 2 và lần này cũng thành công. Từ những kết quả tham gia thi đấu tại HKPĐ cấp tỉnh năm học 2015 – 2016 đạt 3 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba (trường nhận cờ xuất sắc) và với việc dạy thử nghiệm thành công, anh em trong tổ đã nhất trí đưa môn Đẩy gậy vào giảng dạy. Và tổ chúng tôi đã  đưa môn đẩy gậy vào giảng dạy từ năm học 207-2018 đến nay.
4. Triển khai dạy đại trà:
Từ những kết quả tham gia thi đấu tại HKPĐ cấp tỉnh năm học 2015 – 2016 đạt 3 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba (trường nhận cờ xuất sắc) và với việc dạy thử nghiệm thành công, anh em trong tổ đã nhất trí đưa môn Đẩy gậy vào giảng dạy. Và tổ chúng tôi đã  đưa môn đẩy gậy vào giảng dạy từ năm học 207-2018 đến nay.
 
II. PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN ĐỘI TUYỂN MÔN ĐẨY GẬY
1. Bài tập kỹ thuật:
* Bài tập 1: Tập tư thể trụ cơ bản ban đầu
- Tập tư thế hai chân trụ ngang bằng nhau, một tay nắm chặt đầu gậy để trong lòng bàn tay, ngay giữa xương chậu, tay kia thẳng nắm chặt thân gậy, lưng thẳng, trọng tâm dồn vào hai chân, mắt quan sát đối phương để tìm chổ yếu của đối phương.
- Tập đồng loạt cho các vận động viên, mỗi lần tập 3 phút, nghỉ 1’30’ phút; tập 5 lần liên tục như vậy;
* Bài tập 2: Tập kỹ thuật đi vịt để tăng lực bám trụ.
- Kỹ thuật đi vịt thấp : Người ở tư thế ngồi, trọng tâm dồn vào hai bàn chân, tay chống hông, lưng thẳng, lăn bàn chân di chuyển về phía trước, để trọng tâm cơ thể thấp nhất.
+ Di chuyển 20 – 25m: Lặp lại 4 lần với nam và 3 lần đối với nữ, nghỉ ngơi giữa các lần là 2 phút, các buổi sau có thể tăng số lần, tăng độ dài hoặc tăng độ khó như lên dốc.
 
* Bài tập 3: Tập kỹ thuật bật cóc
- Tập kỹ thuật bật cóc để tăng sức trụ, sức mạnh bàn chân và sức tấn công đối phương.
- Tập kỹ thuật: Từ tư thế đi vịt chuyển qua tư thế bật cóc, dùng lực bàn chân, lực cơ đùi, để đưa cơ thể lên cao về trước, tiếp xúc đất bằng mũi bàn chân, cố gắng bật  cao, xa càng tốt.
+ Bật từ 12 – 15m: Lặp lại 4 lần với nam và 3 lần đối với nữ, nghỉ ngơi giữa các lần là 2 phút, các buổi sau có thể tăng số lần, tăng độ dài hoặc tăng độ khó như lên cầu thang.
      * Bài tập 4: Bài tập nằm ngữa ke chân
- Tập kỹ thuật cơ bụng  và cơ chân nhằm tăng sức chịu đau cơ bụng
- Bài tập: Nằm ngữa giữa nền sân, hai tay để sau gáy và nâng hai chân lên vuông góc với bụng.
+ Thực hiện 15 đến 20 cái đối với nam và 10 đến 15 cái đối với nữ, lặp lại đối với nam 3 lần và nữ 2 lần. Các buổi sau có thể tăng số cái lên hoặc tăng số lần.   
   * Bài tập 5: Bài tập nằm ngữa ke bụng
- Tập kỹ thuật cơ bụng nhằm tăng sức chịu đau cơ bụng
- Bài tập: Nằm ngữa giữa nền sân, hai tay để sau gáy, hai chân khép lại và nâng thân người lên vuông góc với chân
+ Thực hiện 12 đến 15 cái đối với nam và 8 đến 10 cái đối với nữ, lặp lại đối với nam 3 lần và nữ 2 lần. Các buổi sau có thể tăng số cái lên hoặc tăng số lần.
* Bài tập 6: Nằm sấp chống đẩy.
- Nằm sấp chống đẩy nhằm tăng sức mạnh cơ tay và bụng
- Bài tập: Nằm sấp chống hai tay xuống đất, hai tay mở rộng bằng vai, hai chân khép lại và thân người thẳng. Co tay hạ thân người xuống, càng sâu càng tốt, sau đó chống thẳng hai tay lên hết cở và thân người vẫn phải thẳng.
+ Thực hiện 15 đến 20 cái đối với nam và 10 đến 12 cái đối với nữ, lặp lại đối với nam 3 lần và nữ 2 lần. Các buổi sau có thể tăng số cái lên hoặc tăng số lần lên. Cũng có thể giữ nguyên số lần nhưng khi hít lên xuống làm chậm hơn.
   * Bài tập 7: Kỹ thuật đi cút kít
- Tập kỹ thuật đi xe cút kít nhằm tăng sức mạnh cơ tay, sức chịu đau lòng bàn tay, cơ lưng
- Bài tập: Nằm sấp chống hai tay lên và nhờ bạn tập cầm lấy 2 chân. Hai tay thay chân di chuyển về trước.
+ Di chuyển 12- 15 m đối với nam và 8 – 10 m đối với nữ; lặp lại nam 3 lần, nữ 2 lần; nghỉ ngơi giữa các lần là 2 – 3 phút. các buổi sau có thể tăng số lần hoặc tăng độ dài.
 
2. Bài tập chiến thuật :
* Bài tập chiến thuật 1: Tập thi đấu với nhiều đối tượng:
Cách thức: Người hạng cân trên thi đấu với người hạng cân dưới có thêm người trợ giúp; hạng cân thấp của nam thi đấu với hạng cân cao của nữ; nam thi đấu với nữ cùng hạng cân nhưng có người trợ giúp.
   * Bài tập chiến thuật 2: Tập trụ để người khác  đẩy tấn công:
   Cách thức: Hạng cân trên trụ để cho hạng cân dưới tấn công, kéo đẩy. Lưu ý: Hạng cân trên chỉ được phép trụ, không được đẩy; Hạng cân dưới phải đẩy gậy tấn công liên tục và tích cực. Thời gian mỗi lần từ 1 phút trở lên.
   * Bài tập chiến thuật 3: Tập tấn công nhanh, phòng thủ nhanh:
Cách thức: Người hạng cân trên thi đấu với người hạng cân dưới có thêm người trợ giúp; hạng cân thấp của nam thi đấu với hạng cân cao của nữ. Khi có lệnh của trọng tài thì 1 bên ra đón tấn nhanh, bên còn lại thủ nhanh và lấy lại tư thế và tấn công lại.
   * Bài tập chiến thuật 4: Tập lắc gậy, thúc gậy, xoay gậy:
   Cách thức: Hạng cân trên trụ để cho hạng cân dưới lắc gậy, thúc gậy, xoay gậy. Lưu ý: Hạng cân trên chỉ được phép trụ, không được đẩy; Hạng cân trên phải lắc gậy, thúc gậy, xoay gậy  liên tục và tích cực. Thời gian mỗi lần từ 4 phút trở lên.
      * Bài tập chiến thuật 5:  Tập ép gậy thủ, hạn chế tấn công đối phương:
      Cách thức: Hạng cân dưới trụ ở thế thấp để cho hạng cân trên tấn công ở tư thế cao hơn. Mục đích khi thi đấu gặp đối thủ mạnh hơn khi họ đang tấn công dồn dập thì nhanh chóng hạ thấp trọng tâm để thủ và tìm cơ hội phản công hoặc thủ hòa chờ hết thời gian, chờ hiệp khác để tình tiếp.
* Bài tập chiến thuật 6:  Tập nâng gậy tấn công:
Cách thức: Hạng cân dưới trụ ở tư thế cao để cho hạng cân trên nâng gây ở tư thế thấp. Mục đích khi thi đấu gặp đối cố tình cố thủ để hòa nhằm tạo lợi thế khi kết thúc trận đấu (vì đối thủ đó nhẹ cân hơn). Cần có các đòn nâng gậy tạo áp lực buộc đội phương khó phòng thủ để dành thằng lợi.
 
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Mặc dầu là môn mới mẽ nhưng đã được các em ủng hộ và hưởng ứng rất tích cực từ việc tham gia học tập thi đấu tại lớp, tham gia thi đấu ở HKPĐ cấp trường và cấp huyện cấp tỉnh đều có thành tích khá ấn tượng, góp phần giúp nhà trường 3 năm giành cờ xuất sắc và 1 năm cờ khá, đó là: Năm học 2015- 2016: Đạt 3 nhất, 2 nhì, 2 ba (trường nhận cờ xuất sắc); Năm học 2016- 2017: Đạt 2 nhất, 1 nhì, 1 ba (trường nhận cờ xuất sắc); Năm học 2017- 2018: Đạt 1 nhất, 2 nhì, 1 ba (trường nhận cờ xuất sắc); Năm học 2018- 2019: Đạt 2 nhất, 1 nhì, 1 ba (trường nhận cờ loại khá)
 
C. PHẦN KẾT LUẬN
 
        - Vấn đề phát triển thể lực cho học sinh  là một đặc điểm quan trọng trong tất cả các môn điền kinh, thể thao, việc phát triển thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sự mềm giẻo, khéo léo, thành tích cho vận động viên là một trong  những yếu tố quyết định đến mọi thành tích trong thi đấu. Nhưng trong đẩy gậy thì sức mạnh của đôi chân, đôi tay, toàn thân là vến đề rất quan trọng. Vì nó quyết định đến thành tích của người đẩy. Vậy nên để thực hiện được vấn đề này chúng ta cần phải lựa chọn được các bài tập, phương pháp sao cho phù hợp để áp dụng  vào tập luyện, huấn luyện và giảng dạy cho các em học sinh đạt hiệu quả.
        - Qua sáng Chuyên đề này bản thân tôi xét thấy: Các bài tập mà tôi đã lựa chọn và áp dụng vào giảng dạy, tập luyện, huấn luyện cho đội tuyển đẩy gậy của đơn vị trong những năm qua đã đem lại hiệu quả và tác dụng  rỏ rệt đó là từ kết quả bảng thành tích các vân động do tôi trực tiếp huấn luyện đạt được trong những năm qua. Một lần nữa khẳng định rằng các bài tập mà tôi đã lựa chọn trong chuyên đề này có hiểu quả tốt trong việc giảng dạy và huấn luyện đội tuyển đẩy gậy đối với học sinh nam, nữ trường THPT hiện nay.
                                                                                       Ngày 16 tháng 09 năm 2019
                                                                                                  Người thực hiện
 
 
                                                                                                  Ngô Đức Chính
 
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 90.00 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Ngô Đức Chính (thuyenchinh@gmail.com)
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 11/12/2019 14:19
  • Thông tin bản quyền: Ngô Đức Chính
  • Đã tải về:
    5
  • Đã thảo luận: 0
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4214 view

  Giải trí

1 photos | 3918 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2488 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 130
  • Khách viếng thăm: 20
  • Máy chủ tìm kiếm: 110
  • Hôm nay: 1798
  • Tháng hiện tại: 1798
  • Tổng lượt truy cập: 8133669

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606