Chuyên đề: Lựa chọn các bài tập và biện pháp nhằm phát triển sức nhanh trong kĩ thuật chạy cự ly ngắn lớp 10 THPT I. Đặt vấn đề:
Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình đổi mới phương pháp dạy học. Với đặc trưng của môn Giáo dục thể chất là nhằm hoàn thiện và nâng cao sức khỏe, đào tạo, rèn luyện tác phong con người mới XHCN, góp phần xây dựng nhân cách con người, đáp ứng với sự phát triển của đất nước.
Điền kinh là một môn thể thao phong phú và đa dạng, không những có tác dụng tăng cường sức khoẻ cho người tập mà còn là cơ sở để phát triển các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo. Để phát triển được thành tích thể thao nói chung và điền kinh nói riêng thì ta phải có phương pháp huấn luyện đối với từng nội dung cụ thể.
Nội dung chạy cự li ngắn là một môn học đặc biệt. Nhằm rèn luyện tất cả các tố chất của con người:
“Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, tốc độ và phản xạ…”. Đây là những yếu tố cơ bản nhất để củng cố và nâng cao sức khoẻ, phát triển cơ thể cân đối tạo điều kiện để học tập tốt các nội dung khác trong chương trình Giáo dục thể chất cũng như các môn văn hoá khác.
Thông qua thực tế giảng dạy và hoạt động phong trào TDTT ở nhà trường trong nhiều năm liền, tôi xin được trình bày kinh nghiệm của mình về vấn đề “ Một số biện pháp nhằm phát triển sức nhanh trong chạy cự li ngắn” để cùng đồng nghiệp trao đổi và tìm ra phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả nhất.
II. Giải quyết vấn đề: 1. Rèn luyện tần số bước chạy và sức mạnh của chân đạp sau thông qua các động tác bổ trợ:* Các bài tập tăng và ổn định độ dài bước chạy:
- Thông thường độ dài bước chạy phụ thuộc chủ yếu vào độ dài cẳng chân của từng học sinh. Do đó để tăng độ dài bước chạy là không đáng kể, tuy nhiên nếu được luyện tập tốt cũng có thể độ dài bước chạy sẽ được tăng lên hoặc ít nhất cũng giữ được mức ổn định cần thiết.
- Muốn vậy học sinh tăng cường các bài tập: chạy đạp sau; chạy với vạch quy định; chạy bước qua rào hoặc chạy qua rào
+ Đạp sau đúng phương hướng. Không bị phân tán về lực.
+ Đạp sau đúng góc độ: Góc độ khoảng 48
0 đến 52
0.
+ Duỗi hết các khớp mới tận dụng được hết sức mạnh của cơ thông qua trọng tâm cơ thể.
Như vậy: Độ dài bước chạy phụ thuộc vào động tác đạp sau. Nếu đạp sau không hết thì độ dài bước chạy sẽ bị hạn chế.
* Các bài tập tăng tần số bước chạy:
- Khi độ dài bước chạy đã đạt đến độ dài cần thiết và ổn định thì việc tăng và duy trì tần số bước chạy sẽ quyết định đến thành tích của người tập.
Như vậy chúng ta cho HS tập luyện tốt các bài tập sau:
+ Chạy nâng cao đùi tại chỗ và di chuyển.
+ Chạy tại chỗ trên cát hoặc trên đệm.
+ Chạy tăng tốc theo đoạn ngắn.
+ Chạy biến tốc theo tín hiệu
- Lượng vân động này được tăng lên hợp lý trong từng buổi tập (tránh tình trạng tập quá tải hoặc quá hời hợt). Cuối buổi tập giáo viên kiểm tra lại tần số bước chạy của từng em và có biện pháp điều chỉnh. Giáo viên phải có nhật kí của từng buổi tập, từ đó xác định giai đoạn tập luyện phù hợp, đảm bảo nguyên tắc tăng tiến về thể lực.
- Tại chỗ đánh tay xây dựng cảm giác kĩ thuật đánh tay đúng, cẳng tay vuông góc với cánh tay, vai thả lỏng.
Để tăng tính tự giác, tích cực của học sinh trong việc thực hiện các động tác bổ trợ thường xuyên trong suốt thời gian học chạy cự li ngắn. Giáo viên phải thay đổi hình thức tập luyện như thi chạy bước nhỏ nhanh trong 10s giữa các tổ, thi chạy đạp sau nhanh, thi xuất phát hay kiểm tra các động tác bổ trợ….Bám sát để uốn nắn những sai lệch dù nhỏ mà học sinh mắc phải.
2. Rèn luyện phản ứng nhanh: - Trong khi giảng dạy chạy cự li ngắn nên cho các em xuất phát ở nhiều tư thế và các hướng khác nhau.
- Tập xuất phát theo khẩu lệnh “ Vào chỗ” , “ Sẵn sàng” để khi chuẩn bị tốt mới xuất phát.
- Cho học sinh xuất phát có người giữ vai.
- Xuất phát vào hố cát: tập cảm giác đạp thẳng chân vào bàn đạp.
- Cho HS xuất phát với xà chếch: HS tự kiểm tra góc độ thân người khi chạy (giai đoạn chạy lao).
- Các bài tập chạy biến tốc ( Theo tín hiệu hoặc thay đổi tốc độ trên những đoạn đường qui định ).
- Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn”, “Người thừa thứ ba”, “Hoàng anh – Hoàng yến”…
3. Rèn luyện khả năng tăng tốc: - Là khả năng thắng lực cản bằng tốc độ nhanh nhất. Trong giảng dạy nhóm tôi đã áp dụng các bài tập.
- Xuất phát sau đó chạy nhanh hết sức từ 10m – 15m – 20m
- Chạy tăng tốc 30m : Nam: 3’’30 – 3’’35
Nữ : 4’’35 – 4’’40
- Chạy tốc độ 50m : Nam : 5’’40 – 5’’45
Nữ: 6’’35 – 6’’40
- Chạy xuất phát thấp có dây chun 30m
- Một số bài tập rèn luyện sức mạnh cổ chân như bật xa tại chỗ, bật nhảy cóc…
- Tổ chức trò chơi: “ Chạy tiếp sức”, “ Chạy đuổi”, “Lò cò tiếp sức”, “Chạy tiếp sức chuyển vật”…
4. Rèn luyện tốc độ cao nhất: - Trong các giờ dạy chúng tôi áp dụng thực hiện rèn luyện tốc độ và gây hứng thú kích thích học sinh luyện tập, yêu cầu các em chạy hết sức mình để tính thời gian.
00000 I------------I---------------------------------------------------I
X 40m - 60m X
Người phát lệnh GV bấm giờ
- Tổ chức trò chơi “Chạy đuổi”.
5. Rèn luyện sức nhanh bền: X 00 --------------------------------------------------------
00 --------------------------------------------------------
00 --------------------------------------------------------
00 --------------------------------------------------------
- Rèn luyện cho các em chạy trên đường thẳng có vạch vôi để chạy thẳng hướng, đánh dấu mốc để nâng cao tần số và độ dài bước chạy.
Với lý luận phân tích, các bài tập cụ thể chúng tôi đưa phương pháp giảng dạy kĩ thuật chạy cự li ngắn vào trong giờ học ( Giáo viên làm mẫu, học sinh quan sát : kết hợp quan sát tranh vẽ và hướng dẫn học sinh phân tích tranh để học sinh nắm bắt kĩ thuật động tác, xem băng hình kĩ thuật xp thấp – chạy lao) sau đó cho các em luyện tập.
III. KẾT LUẬN Trong giảng dạy kĩ thuật chạy cự li ngắn, với việc phân nhóm tập luyện vừa giúp học sinh chủ động, tích cực tập luyện; vừa giúp giáo viên có thời gian kiểm tra, chỉnh sửa những sai sót học sinh mắc phải. Phân nhóm tập luyện theo giới tính còn giúp các em tự tin trong luyện tập kĩ thuật động tác và cùng nhau thi đua luyện tập nhất là các em nữ. Vì vậy hiệu quả tiết học được nâng cao.
Với phương pháp “Trò chơi - Thi đấu” áp dụng trong từng tiết học; vừa vận dụng tập luyện kiến thức của bài học, vừa kích thích học sinh phấn khởi tham gia, tháo gỡ tâm lý ngại ngùng của học sinh nữ; dẫn đến hoàn thiện nhanh chóng kĩ thuật động tác, động tác được lặp đi, lặp lại nhiều lần mà các em không cảm thấy nhàm chán.
Có được kết quả môn chạy cự li ngắn là nhờ sự phối hợp các nhóm bài tập hợp lí, cụ thể rèn luyện phản ứng nhanh, khả năng tăng tốc, tốc độ cao và sự nhanh bền; kết hợp với phương pháp “Trò chơi – Thi đấu” trong từng tiết học.
Can Lộc, ngày 3 tháng 02 năm 2019
Người viết Ngô Đức Chính
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 43.50 KB )
Thảo luận