Rss Feed Đăng nhập

VẬN DỤNG NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG TỔNG LUẬN MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA ĐỂ DẠY HỌC THƠ MỚI THEO HƯỚNG TÍCH HỢP

Gửi lên: 30/11/2018 19:40, Người gửi: trannga, Đã xem: 792
VẬN DỤNG NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG TỔNG LUẬN MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA ĐỂ DẠY HỌC THƠ MỚI THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lí do chọn đề tài. 
Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là một trào lưu văn học phức tạp, một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Thơ mới Việt Nam được đưa vào giảng dạy trong trình Ngữ văn lớp 11 với khối lượng đáng kể trong toàn bộ các tác phẩm thơ trữ tình. Cho đến nay, việc nghiên cứu Thơ mới nói chung và bộ phận Thơ mới trong trường THPT đã có rất nhiều công trình nhưng việc áp dụng phương pháp tích hợp trong dạy học phần thơ này còn hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả tích cực của phương pháp, đến kết quả học tập phần Thơ mới của học sinh THPT, đến việc giảng dạy của giáo viên. 
Ở chương trình Ngữ văn lớp 11, ngoài những văn bản Thơ mới, học sinh còn được tìm hiểu văn bản Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân). Với những luận điểm có giá trị khoa học cao, bài nghị luận này có vai trò định hướng cho việc tìm hiểu các văn bản Thơ mới nếu giáo viên biết vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học. 
Văn bản tổng luận “Một thời đại trong thi ca” có vai trò tổng kết phong trào Thơ mới 1932 - 1945. Tuy nhiên, không ít giáo viên vẫn nhìn nhận nó như một văn bản tách biệt thuộc thể loại nghị luận văn học, chưa quan tâm đến quan hệ giữa nó với các văn bản Thơ mới trong chương trình. Chưa chú ý điểu này cũng có nghĩa chưa quán triệt đúng tư tưởng chủ đạo của các tác giả soạn sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông. 
Mặt khác, hiện nay, phần lớn học sinh THPT đang rất mỏng kiến thức lý luận, kiến thức văn học sử. Trước tình hình đó, nếu biết khai thác sâu về phương diện lý luận những văn bản như “Một thời đại trong thi ca” chắc chắn sẽ có tác dụng tích cực cho việc hiểu thấu đáo các bài Thơ mới. Với thời lượng 45 hoặc 90 phút cho một bài học, khai thác được tối đa cái hay, cái đẹp của một văn bản Thơ mới là điều không dễ dàng. Chính vì vậy, định hình được những vấn đề cần tìm hiểu khi bước vào tiếp cận một đối tượng cùng loại hình sẽ vừa rút ngắn được thời gian, vừa hình thành được tư duy tiếp cận đối tượng một cách sáng rõ cho học sinh. 
Trên thực tế, từ khi áp dụng quan điểm tích hợp vào dạy văn bản “ Một thời đại trong thi ca”, cụ thể là khai thác những ý trọng tâm và xem đó như những tri thức đọc hiểu cơ bản, chúng tôi đã có được những kinh nghiệm cần thiết trong dạy học các bài Thơ mới. Đặc biệt, cách làm này đã giúp học sinh hình thành phương pháp tự học rất tích cực - đó cũng là yêu cầu quan trọng của việc dạy học hiện nay. 
Chính vì những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng đề tài này. Hi vọng đề tài sẽ đóng góp tiếng nói chung cho quá trình dạy học văn của nền giáo dục tĩnh nhà nói chung cũng như của bộ môn Ngữ văn lớp 11 nói riêng. 
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Đối tượng nghiên cứu gồm văn bản Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh - Hoài Chân), đoạn trích một thời đại trong thi ca (sgk Ngữ văn 11 tâp 2) và một số văn bản Thơ mới tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11 - tập 2. 
 - Phạm vi nghiên cứu:
+ Chủ yếu qua những tiết dạy học trên lớp ở chương trình Ngữ văn 11 - tập 2. 
+ Bài kiểm tra về nội dung đọc hiểu của học sinh. 
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
 - Kiểm tra kiến thức đọc - hiểu các văn bản cùng thể loại của học sinh
 - Rút ra một số kinh nghiệm khi dạy tích hợp. 
 - Thử nghiệm sư phạm qua một số đề cụ thể.
4. Giả thiết khoa học của đề tài
 - Dạy-học Thơ mới theo hướng này vừa giúp học sinh tiếp thu và chiếm lĩnh kiến thức trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ vừa hình thành và phát triển kĩ năng, năng lực cho học sinh khi tiếp nhận những văn bản cùng thể loại.
- Học sinh có niềm tin khám phá vẽ đẹp riêng của từng văn bản mà không ngỡ ngàng vì đã được tiếp thu phương pháp tích hợp. 
5. Phương pháp nghiên cứu
 - Nghiên cứu về lý luận dạy học tích hợp văn bản qua một số tài liệu đả nghiên cứu. 
 - Điều tra khảo sát thực tiễn (qua các bài dạy trên lớp và qua dự giờ của đồng nghiệp)
 - Tiến hành thực nghiệm, đối chiếu kết quả bài làm của học sinh qua các bài kiểm tra và thi khảo sát chất lượng giữa kì, cuối kì, thi thử TN và ĐH - CĐ. 
6. Dự kiến đề xuất góp ý đề tài
Có thể bồi dưỡng năng lực, huy động và kiến tạo kiến thức cho học sinh trong quá trình dạy học theo đặc trưng cụm thể loại các văn bản trong và ngoài chương trình, để “khi đến độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng được với các thách thức của cuộc sống ở những mức độ khác nhau” (Mục đích của PISA, tlđd, trang 7). 
Có thể đưa ra được những kinh nghiệm và gợi dẫn để giáo viên thực sự quan tâm đến việc đổi mới phương pháp, tổ chức các tình huống sư phạm thích hợp trong rèn luyên kỹ năng cho học sinh. 
Có thể đề xuất được một số kinh nghiệm về kỹ năng tích hợp, làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiển. 
a. Cơ sở khoa học. 
Như chúng ta đả biết, từ Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau đó Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD - ĐT tiếp tục chỉ đạo các Sở, trường phổ thông tổ chức dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh . Vì vậy, các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngủ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Trong quá trình triển khai hướng dạy học này không ít giáo viên vẫn còn bối rối, có giáo viên phức tạp hóa vấn đề, cuối cùng phá vỡ vẻ đẹp tinh khiết của tác phẩm văn chương. . Thực tế, chúng ta đã vận dụng phương pháp này từ lâu, chẳng qua là chưa thành định hướng có tính chất chỉ đạo thống nhất, thành vấn đề mang tính phương pháp luận trong dạy học. Sở dĩ chúng tôi chọn vấn đề vận dụng phương pháp tích hợp và dạy học theo đặc trưng thể loại vào áp dụng dạy học một văn bản là vì mục đích cuối cùng là không phá vỡ vẻ đẹp của tính nghệ thuật đặc thù trong tác phẩm văn chương. Chỉ khi nào ý thức về loại, thể được xem xét kĩ lưỡng, làm cơ sở để tiếp cận tác phẩm thì khi đó mới đảm bảo dạy học đúng đặc thù dạy học môn Ngữ văn. 
Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu trong việc xác định nội dung dạy học và trong chương trình xây dựng môn học ở nhà trường phổ thông. Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được hình thành từ lâu và đến ngày nay vẫn còn phát huy được tính tích cực, hiệu quả của nó. Tích hợp là sự phối hợp các tri thức có quan hệ gần gũi, mật thiết với nhau trong thực tiễn để chúng hỗ trợ tác động vào nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh và vững chắc. 
Nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp này trong dạy học Ngữ văn, chương trình môn Ngữ văn, 2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo đã chỉ rõ rằng nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ đọc văn, tiếng Việt đến làm văn, quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học, ... trong mọi yếu tố của hoạt động học tập, tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh. 
Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thực nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông. Từ đó, cách làm này đã cho thấy vai trò và hiệu quả của nó, đặc biệt là trong bộ môn Ngữ văn - môn học có những ưu thế trong việc thực hiện phương pháp tích hợp. Ngay từ tổ chức nội dung chương trình cũng như SGK Ngữ văn, các nhà biên soạn lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, đồng thời lựa chọn phương pháp dạy phù hợp là yêu cầu đặt ra trong dạy học Ngữ văn hiện nay. 
Thơ mới lãng mạn 1932 - 1945 là một hiện tượng văn học tiêu biểu, một cuộc cách mạng thơ ca đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong lịch sử văn học dân tộc. Vì thế chương trình Ngữ văn trong nhà trường không thể không chú ý đến. Vì lẽ đó nên việc dạy học tác giả, tác giả Thơ mới cũng được dạy theo quan điểm tích hợp. GV cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa tri thức khái quát (văn học sử, lí luận... ) và tri thức tác phẩm để định hướng cho học sinh nghiên cứu, tiếp cận các văn bản đọc hiểu Thơ mới. 
b. Cơ sở thực tiển. 
Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học Ngữ văn sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. 
Thế nhưng, trong quá trình triển khai hướng dạy học này không ít giáo viên vẫn còn bối rối, có giáo viên phức tạp hóa vấn đề, cuối cùng phá vỡ vẻ đẹp tinh khiết của tác phẩm văn chương, còn học sinh thì nói chung cứ phân tích chung chung theo các khổ thơ, đoạn thơ…mà không bám kiến thức của tiểu luận Một thời đại trong thi ca nên con lan man “dây cà ra dây muống”. Mỗi văn bản một kiểu và kết quả là không có được một kĩ năng cụ thể nào. Học bài nào, biết bài đó… 
Thực tế, chúng ta đã vận dụng phương pháp tích hợp từ lâu, chẳng qua là chưa thành định hướng có tính chất chỉ đạo thống nhất, thành vấn đề mang tính phương pháp luận trong dạy học. Sở dĩ chúng tôi chọn vấn đề vận dụng phương pháp tích hợp và dạy học theo đặc trưng thể loại vào áp dụng dạy học một văn bản là vì mục đích cuối cùng là không phá vỡ vẻ đẹp của tính nghệ thuật đặc thù trong tác phẩm văn chương. Chỉ khi nào ý thức về loại, thể được xem xét kĩ lưỡng, làm cơ sở để tiếp cận tác phẩm thì khi đó mới đảm bảo dạy học đúng đặc thù dạy học môn Ngữ văn. 
2. Vai trò, ý nghĩa của bài tổng luận Một thời đại trong thi ca
Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân là tập sách tổng kết mười năm (1932 - 1942) hình thành, phát triển và tiếp nhận Thơ mới một cách đầy đủ, chính xác và ngắn gọn. Công trình này cho chúng ta hình dung được sự tiếp nhận của giới phê bình và độc giả Thơ mới trong những ngày đầu nó ra đời. Thi nhân Việt Nam đánh giá Thơ mới là một cuộc cách mạng thi ca trên cả hai phương diện nội dung và hình thức, đặc biệt chú ý đến phong cách tác giả. Cho đến nay, công trình này vẫn còn nhiều giá trị thực tiễn sâu sắc. Với tư cách là một công trình nghiên cứu phong trào Thơ mới, Thi nhân Việt Nam đã thể hiện vai trò là công trình đầu tiên viết về Thơ mới một cách công phu và có sức thuyết phục. Sau hơn 60 năm ra đời, những nhận xét của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam về các nhà Thơ mới vẫn là những điểm tựa đáng tin cậy đối với việc nghiên cứu phong cách tác giả trong phong trào thi ca tiêu biểu của thế kỷ XX. Một thời đại trong thi ca là bài tổng luận nằm ở vị trí đầu tiên của tác phẩm này. Nó đã phác họa qua lịch sử và tổng kết sâu sắc phong trào Thơ mới, chỉ ra nhiều vấn đề quan trọng về tinh thần Thơ mới, không gian nghệ thuật và phong cách của nhiều tác giả lớn, trong đó có nhiều tác giả được học trong chương trình Ngữ văn như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử... 
Đối với việc đọc hiểu các văn bản Thơ mới trong chương trình Ngữ văn THPT, văn bản tổng luận Một thời đại trong thi ca càng có vị trí quan trọng. 
Thứ nhất, xét về mặt cấu trúc biên soạn chương trình, bộ sách Ngữ văn 11 cơ bản hiện hành, phần Thơ mới được giảng dạy bao gồm các tác phẩm: Vội vàng - Xuân Diệu, Tràng giang - Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Tương Tư - Nguyễn Bính, Chiều Xuân - Anh Thơ). Văn bản nghị luận Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam –Hoài Thanh, Hoài Chân) cũng được đặt bên cạnh những bài thơ nêu trên, phân phối chương trình như sau: 
TT Văn bản PPCT - Số tiết dạy
1 Vội vàng - Xuân Diệu 2
2 Tràng giang - Huy Cận 2
3 Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử 1
 
4
5 Đọc thêm:
Tương tư - Nguyễn Bính
Chiều xuân - Anh Thơ 1
6 Một thời đại trong thi ca (trích) 2
 ( Theo PPCT chỉnh sửa 791 của trường chúng tôi)
Nhìn vào bảng thống kê trên có thể thấy, các văn bản được dạy học ở THPT hiện nay có những đặc điểm khiến cho việc thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp rất thuận lợi. Cấu trúc các đơn vị bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn cơ bản không theo hướng diễn dịch thường thấy (văn bản phê bình, lý luận trước, văn bản đọc hiểu sau) mà lại tuân theo hướng quy nạp (văn bản tổng luận có ý nghĩa lý luận, phê bình được sắp xếp sau khi đã học xong các bài Thơ mới trong chương trình). Điều này không chỉ đáp ứng việc sắp xếp văn bản theo trục thể loại, đồng thời còn cho thấy, sau khi đọc hiểu các văn bản Thơ mới, việc học tập và khai thác các vấn đề trong văn bản tổng luận sau đó đã trở thành cơ hội để học sinh củng cố, khắc sâu thêm các kiến thức cần nắm từ việc đọc hiểu các văn bản Thơ mới trước đó. Vì vậy một mặt giáo viên cần nêu câu hỏi để học sinh nhắc lại nội dung các bài đã học, hướng dẫn học sinh quy nạp thành nội dung của bài. Mặt khác, khi quy nạp sẽ nảy sinh một số vấn đề mới, giáo viên sẽ cho học sinh trao đổi, thảo luận và đi đến tổng kết. 
Từ vị trí và vai trò quan trọng của bài tổng luận, giáo viên cần khẳng định với học sinh đó là văn bản có giá trị định hướng, có khả năng làm kim chỉ nam để đi sâu đọc hiểu văn bản Thơ mới. Bởi lẽ, nó mang theo một cách đánh giá khái quát và biện chứng về một thời đại thơ trong văn học. Tác phẩm Thi nhân Việt Nam nói chung và văn bản Một thời đại trong thi ca nói riêng đã tổng kết dựa trên cơ sở thực tiễn một phong trào thơ, qua nhiều tác giả tác phẩm nổi bật nhất. Văn bản đã được thực tiễn chứng minh tính giá trị và đúng đắn qua số lần tái bản và địa vị danh dự trong các tài liệu tham khảo của nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi. Vì vậy, có thể coi những vấn đề được đề cập đến trong đó là căn cứ có tính chất phương pháp luận để bước vào tìm hiểu sâu sắc hơn văn bản Thơ mới. 
VẬN DỤNG TRI THỨC CƠ BẢN TRONG TỔNG LUẬN MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA ĐỂ DẠY HỌC BÀI THƠ VỘI VÀNG VÀ TRÀNG GIANG THEO HƯỚNG PHÁT HUY PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
 
I. Nội dung cơ bản khai thác từ văn bản tổng luận Một thời đại trong thi ca.      1. Cái tôi cá nhân, bi kịch cái tôi cá nhân – vấn đề cốt lõi của các bài Thơ mới
  Một văn bản Thơ mới khi tiếp cận, khai thác cần có rất nhiều vấn đề cần cung cấp, khắc sâu cho học sinh. Trong đại thể, vẫn có những điểm cốt lõi. Dựa trên kiến thức giáo viên đã hình thành cho học sinh từ bài đọc hiểu các văn bản Thơ mới, đến Một thời đại trong thi ca, giáo viên có thể khai thác, củng cố và nâng cao cho học sinh những vấn đề lý luận cơ bản. 
  Giáo viên cần hình thành cho học sinh tìm hiểu đặc trưng quan trọng nhất khi tìm hiểu Thơ mới là tinh thần đặc trưng của nó: CÁI TÔI CÁ NHÂN. Điều này đã được Hoài Thanh trình bày kỹ trong Một thời đại trong thi ca: “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - và thời nay - hay Thơ mới - có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta”... Đây là điều căn bản giáo viên cần định hướng cho học sinh. Bởi lẽ, thơ lãng mạn, trước hết là sự bừng tỉnh của ý thức về cái tôi cá nhân. 
 Học sinh nắm chắc được đặc trưng này để soi chiếu khi đọc hiểu văn bản Thơ mới, học sinh sẽ giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng
Chỉ ra được điều này sẽ phân biệt được Thơ mới và thơ cũ (Thơ cũ được hiểu là phạm vi thơ xuất hiện trước khi Thơ mới ra đời). “Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể:lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn có nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả... ” ( Một thời đại trong thi ca). Ngay cả khi thơ cũ có cái tôi “cựa quậy” trong các tác phẩm nổi tiếng của các nghệ sỹ lớn trước đó trong thời trung đại như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ... thì nó vẫn chưa đủ sức thoát khỏi vòng vây trói buộc trùng điệp của cái ta cộng đồng, của lễ giáo phong kiến. Ngược lại, trong Thơ mới, cái tôi là cái cá nhân tự ý thức, là bản ngã đòi hỏi được khẳng định. Đó là cái tôi với “cái nghĩa tuyệt đối của nó”. Sự bừng tỉnh và trỗi dậy của cái tôi cá nhân đem lại cho Thơ mới một cái nhìn thế giới, mà trước đó chưa từng một lần xuất hiện. 
Thêm vào đó, chỉ ra được đặc trưng cái tôi cá nhân của từng tác giả, học sinh sẽ nhìn thấy sự đa dạng trong “vườn hoa” Thơ mới đầy cảm xúc với nhiều hương sắc khác nhau mà thi nhân mỗi người một vẻ. 
Ví dụ, với Xuân Diệu, đó là cái Tôi thi sĩ khao khát được hướng tới một cái vô biên tuyệt đích, khao khát được khám phá mọi bờ cõi của giới hạn, là sự đam mê mãnh liệt trước vẻ đẹp của trần gian, muốn đoạt quyền tạo hóa, níu giữ hương sắc thời gian:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
 (Vội vàng)
Với Nguyễn Bính là cái tôi cá nhân với những nỗi niềm tương tư chân chất mộc mạc thôn quê đầy giản dị mà chân thành
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng... ”
                                                 (Tương tư)
Tương tự với việc tiếp cận các văn bản Thơ mới khác, học sinh cần định hình ngay từ đầu đặc điêm cái tôi cá nhân của từng tác giả với những cung bậc cảm xúc riêng biệt. 
Cái tôi Thơ mới muôn hình vạn trạng và được hiện diện qua các đại từ nhân xưng khác nhau: Tôi, ta... Hiểu được điều này, học sinh sẽ tránh được cách hiểu sai lệch rằng chữ “ta” trong Thơ mới là cái tôi đã hòa nhập với cộng đồng. Ví dụ trong đoạn thơ sau
Ta muốn ôm 
Cả sự sống đang bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều... . 
 (Vội vàng)
Chữ TA mà Xuân Diệu sử dụng, đó là cái tôi được đẩy lên cao ở mức kiêu hãnh và đầy khao khát tuyệt đích. Không phải sự hòa nhập với cộng đồng như cách nói của nhiều tác giả của trào lưu văn học cách mạng. 
Không chỉ lấy đặc điểm cơ bản của Thơ mới là cái tôi cá nhân để soi chiếu vào văn bản Thơ mới, khi đi sâu chỉ ra đặc trưng của cái Tôi cá nhân của mỗi tác giả trong văn bản Thơ mới, giáo viên còn cần định hướng cho học sinh thấy quy luật của cái tôi Thơ mới. Đó là cái tôi gắn liền với bi kịch: Buồn, cô độc, bơ vơ. Cái tôi Thơ mới không tìm thấy chỗ dựa trong xã hội, không có lối thoát nên ngày càng cô đơn, bế tắc. Cần thấy rằng đó là tấn bi kịch chung của các thi sỹ lãng mạn. Vấn đề này cũng được Hoài Thanh khái quát lại trong Một thời đại trong thi ca: “Bởi vậy cho nên, khi chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu” (Hoài Thanh - Hoài Chân) “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm chiều sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh… (Hoài Thanh - Hoài Chân) “Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế” (Hoài Thanh - Hoài Chân) . “Bề sâu” ở đây theo nhận định của Hoài Thanh là cách quay về, nỗ lực khám phá của cái “tôi” cá nhân vào chính nó. Bi kịch thời đại đã khiến cái “tôi” ấy không tìm thấy tiếng nói chung với cuộc đời. Nhưng càng hướng nội để đào sâu vào chính mình, nó càng cô đơn, bế tắc. Kết quả tất yếu là “càng đi sâu càng thấy lạnh”: Động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ... ”. 
Định hướng này giúp học sinh lý giải được vì sao hầu như các bài Thơ mới đều phảng phất một nỗi buồn ở những mức độ đậm nhạt khác nhau. 
Xuân Diệu khao khát được giao hòa, giao cảm với đời, được sống tận hưởng và tận hiến song vẫn ngậm ngùi tiếc nuối vì thời gian qua mau, tuổi xuân không vĩnh viễn. “thiết tha rạo rực” đấy, “đắm say” đấy nhưng cũng có những “băn khoăn”đấy:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật. . 
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt... 
 (Vội vàng)
Đến Huy Cận, bi kịch của cái tôi cô đơn, mất điểm tựa càng trở nên đậm đặc hơn. Sự đối lập giữa cái hữu hạn của con người trước cái vô hạn của không thời gian, cảm giác thiếu quê hương luôn bao trùm lấy tâm hồn thi nhân:
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu
Nên bao giờ cũng có cảm giác bơ vơ, thiếu quê hương:
Lòng quê dợn dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
 (Tràng giang)
Bi kịch của cái tôi cá nhân không loại trừ bất cứ thi nhân nào. Nó còn bao trùm lên cả những hồn quê chân chất, mộc mạc nhất. Đó là sự tương tư sầu muộn trong thơ Nguyễn Bính, sự chờ đợi trở thành một nỗi trăn trở khôn nguôi
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau
 (Tương tư)
Chính vì vậy, khi định hướng cho học sinh tiếp cận tác phẩm Thơ mới, không thể không quan tâm đến sự thức tỉnh của ý thức cá nhân và cá tính sáng tạo của nhà thơ để nhận rõ vị trí của mỗi nhà thơ giữa dòng chung Thơ mới. Vì lẽ đó, khi bắt đầu hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Thơ mới, giáo viên cần định hướng rõ cho học sinh đặc trưng của Thơ mới. Điều căn bản, cốt yếu làm nên sự khác biệt của một phong trào thơ, một gương mặt thơ thời hiện đại, phân biệt bộ phận thơ ca thời kỳ này với thời kỳ khác đó chính là cái tôi cá nhân. Đó vừa là sự biểu hiện của thi nhân, đồng thời còn là dấu hiệu để phân biệt Thơ mới và thơ cũ. 
Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy trong Con mắt thơ nhận định: “có thể nói chỉ đến Thơ mới, chữ tôi đích thực mới được đàng hoàng ra mắt. Hơn nữa nó còn được cấp một diện mạo cụ thể, diện mạo của cá nhân chủ thể sáng tạo”. 
2. Vấn đề thế giới nghệ thuật và phong cách của các nhà thơ lớn
Đó cũng là một trong những vấn đề quan trọng được Hoài Thanh đúc kết ngắn gọn, súc tích trong bài tổng luận Một thời đại trong thi ca. 
Tất cả các nhà Thơ mới đều chiếm lĩnh hiện thực đời sống ở những phương diện không gian thời gian khác nhau bằng bản lĩnh và cách nhìn riêng của mình. Từ đó, họ dựng nên trong thi phẩm của họ những không gian riêng, tạo nên những đặc trưng riêng về phong cách. Để làm nên sự phong phú, đa dạng của một thời đại thi ca không thể không nhắc đến phong cách nghệ thuật của những cây bút xuất sắc. Sách giáo khoa 11 tập hợp một số tác giả lớn như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận... Đây đều là những cây bút có phong cách đã góp phần định hình nên thời đại Thơ mới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu văn bản Thơ mới của những tác giả này cũng cần đồng thời chỉ ra được phong cách nghệ thuật và thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của họ. 
Một thời đại trong thi ca đã định hướng trong nó những đặc điểm về phong cách nghệ thuật, thế giới nghệ thuật của các tác giả này tương đối rõ qua nhận định: “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng say rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Đó sẽ là cơ sở thuận lợi để tiến hành đi sâu nghiên cứu văn bản Thơ mới. Nhận thức tổng quan về phong cách nghệ thuật của mỗi thi nhân là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa bước vào thế giới nghệ thuật thơ của họ. 
Khi nhắc đến Xuân Diệu là phải nói đến sự ám ảnh về thời gian và sự đắm say khát khao được tận hưởng hương sắc xuân tình mơn mởn trên thiên đường mặt đất. 
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây là của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si... 
 (Vội vàng)
 Nhắc đến Huy Cận là nói đến sự khắc khoải về không gian, “ngẩn ngơ buồn” đến nao lòng khi đứng trước không gian tràng giang, trước trời đất dài vô tận, sâu chót vót:
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu
 (Tràng giang)
 Sự “điên cuồng” mà Hoài Thanh chỉ ra trong phong cách thơ của Hàn Mặc Tử đã phần nào được minh chứng qua Đây thôn Vĩ Dạ với những bước “nhảy cóc” về không, thời gian. Vừa “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” đã chợt nhìn thấy “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó” rồi nhanh chóng mờ nhòa đi trong “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”. Sự điên cuồng trong cảm xúc và cách cảm nhận thời gian của thi sĩ họ Hàn khác hẳn với sự “say đắm”, vội vàng của Xuân Diệu hay một nỗi buồn sầu “ngẩn ngơ” của Huy Cận. 
Việc nắm được phong cách thơ của những tác giả lớn (đã được Hoài Thanh khái quát trong văn bản Một thời đại trong thi ca), học sinh có thể soi chiếu, nhìn nhận khắc sâu hơn và có cơ sở hơn. 
 3. Vấn đề ngôn ngữ hình ảnh Thơ mới
Xét về mặt loại hình, dạy tác phẩm Thơ mới (thuộc loại hình thơ hiện đại), đương nhiên phải dạy khác thơ trung đại. Dạy học Thơ mới trước hết phải nắm được cái hồn cốt của Thơ mới trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Mới thứ nhất là sự giải phóng thăng hoa của cá tính, sau nữa là cách tân sáng tạo về ngôn ngữ. 
Phong trào Thơ mới ra đời đã tạo nên một khúc nhạc tân kỳ mới mẻ trong dàn hợp xướng hiện đại hóa văn học gây sự ngạc nhiên ngỡ ngàng đầy thán phục. Đúng như nhận định « Thơ mới tạo ra ngôn từ mới để biểu hiện cảm xúc mới. Tiếng Việt trẻ lại với thơ. Sự đóng góp của Thơ mới về ngôn ngữ là rất lớn…Tiếng Việt của Nguyễn Du đã đẹp hơn, trong trẻo mượt mà hơn. Tiếng Việt đến thời Thơ mới đã thay da, đổi thịt một lần nữa » [3, 11 - 12]. Vấn đề ngôn ngữ Thơ mới cũng được Hoài Thanh đề cập trong bài tổng luận qua nhận định : « Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt ». Tình yêu tiếng Việt trong Thơ mới đã được cụ thể hóa trên những phương diện trong ngôn ngữ Thơ mới. Giáo viên cần hệ thống, củng cố lại cho học sinh sau khi tiếp cận, tìm hiểu văn bản Thơ mới. 
Dạy học các văn bản Thơ mới phải chú ý hướng dẫn học sinh khai thác cách sử dụng hình ảnh rất mới trong thơ của các nhà Thơ mới. Thơ mới có hệ thống hình ảnh khá phong phú đa dạng và mới mẻ. Khác với thơ cổ điển trong hình ảnh, Thơ mới đã vượt qua giới hạn quy phạm, thể hiện được mỹ quan. , mỹ cảm của một thế hệ mới ở nhiều phương diện, ở mọi cung bậc cảm xúc. Chỉ rõ được những điều này, có thể phân biệt với hệ thống hình ảnh ước lệ tượng trưng trong thơ cũ. Ví dụ: Những hình ảnh tân kỳ kiểu Xuân Diệu: ánh sáng chớp hàng mi, thần Vui gõ cửa, con gió xinh, tháng giêng ngon như cặp môi gần... hoặc dân dã kiểu Nguyễn Bính như hoa khuê các bướm giang hồ, lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng... 
Không chỉ mới mẻ trong cách sử dụng hình ảnh, Thơ mới còn mới mẻ trong cách dùng từ, đặc biệt là khả năng kết hợp giữa các từ rất mới và sáng tạo, có những từ tưởng như không đi được với nhau nhưng đứng vào trong câu thơ lại khá xứng đôi: Sâu chót vót, một cặp môi gần, một cái hôn nhiều 
Về mặt ngữ pháp, câu thơ trong bài Thơ mới cũng khác câu thơ trong thơ cổ điển. Nếu cú pháp thơ cổ điển ổn định, ít biến hóa, đăng đối và bị khuôn vào giới hạn số chữ nhất định thì cú pháp của Thơ mới lại tự nhiên, phóng khoáng, tự do (Ví dụ như Vội vàng của Xuân Diệu từ thể thơ năm chữ ở bốn câu đầu sang bảy chữ ở các câu tiếp theo ). Thơ mới sử dụng rộng rãi đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (Tôi trong Vội vàng, Tương tư; Ta trong Vội vàng), sử dụng các hư từ nên có thể ngắt câu thơ tự nhiên ra nhiều khúc, chấm câu giữa dòng thơ làm cho hình thức câu thơ bị bẻ gãy (Ví dụ: Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa). Những thay đổi cú pháp của Thơ mới tạo điều kiện cho những thủ pháp nghệ thuật như So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, câu hỏi tu từ, từ láy... phát huy tác dụng biểu hiện của nó ở câu thơ. 
Chẳng hạn, khi phân tích bài thơ Vội vàng, cần chú ý đến các biện pháp tu từ được sử dụng rất hiệu quả ở đây. Trước hết là hình thức điệp: điệp từ, điệp ngữ (tôi muốn/ tôi muốn ; này đây/ này đây ; ta muốn/ ta muốn ; cho/ cho ; và/ và... ) ; điệp cú (Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất/ Tôi muốn buộc gió lại/ Cho hương đừng bay đi... ). Kết hợp với hình thức đảo ngữ (Của ong bướm này đây tuần tháng mật ; Của yến anh này đây khúc tình si... ), thủ pháp tương phản đối lập (Xuân đương tới nghĩa là xuân đang qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già... ), các hình thức điệp này tạo cho mạch thơ tuôn chảy một cách hết sức tự nhiên, mạnh mẽ dâng trào
Những biện pháp tu từ khác cũng được sử dụng đậm đặc không chỉ trong Vội vàng mà còn ở hàng loạt các tác phẩm khác. Ví dụ So sánh nhằm mở rộng, phát triển ý thơ ra nhiều hướng: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc... 
Nhân hóa biến đối tượng từ chỗ là những sự vật, hiện tượng bất động thành sinh động, cụ thể, có cảm xúc, hành động như con người: Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi/ Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt; Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi; Bao giờ bến mới gặp đò / Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau; Củi một cành khô lạc mấy dòng; Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay... . 
Ẩn dụ quy tụ sự đồng nhất giữa hai đối tượng: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông/ Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào... . 
Dạy học Thơ mới, giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh chú ý đến kết cấu trong thơ. Kết cấu đảm nhiệm việc liên kết tổ chức hệ thống cảm nghĩ và hình ảnh trong một cấu trúc hoàn chỉnh làm nổi rõ lên ý tưởng bao quát của bài thơ, đảm bảo đến mức tối đa hiệu quả và sức truyền cảm của bài thơ. Kết cấu trong một bài Thơ mới rất đa dạng phụ thuộc vào tâm trạng và mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình. Ở mỗi tác phẩm kết cấu thường rất linh hoạt không bị câu chữ bó buộc trong việc thể hiện cảm xúc. Chính vì vậy dạy đọc hiểu các tác phẩm Thơ mới cần làm rõ giá trị của việc lựa chọn kết cấu tác phẩm. 
Ví dụ bài thơ Vội vàng, lối cấu tứ đan xen hòa kết nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và “thuyết lý”: Từ sự sung sướng vui tươi trước khu vườn xuân, giọng thơ chuyển sang băn khoăn, tranh biện, âu lo, thảng thốt tiếc nuối để rồi ngọn lửa khát sống bùng cháy mãnh liệt sôi nổi trong phần kết của bài thơ. 
Bài Đây thôn Vĩ Dạ có cách kết cấu độc đáo, dị biệt, “nhảy cóc” về mặt không gian và thời gian. Từ cảnh vật tươi sáng, giàu sức sống của buổi sáng mai ở vườn cau thôn Vĩ chuyển sang sự lo âu, chờ đợi “thuyền ai đậu bến sông trăng” và kết thúc bằng sự mờ nhòe trong sương khói. Đó là kết cấu theo mạch cảm xúc của thi nhân, không theo trật tự tuyến tính, không có trình tự cảm xúc. Hy vọng, rồi dự cảm chia lìa, hồ nghi cuối cùng rơi vào tuyệt vọng. 
Nguyễn Bính lại trình bày sự Tương tư của mình theo mạch thời gian: Kéo dài từ “ngày qua ngày lại qua ngày” đến “thức mấy đêm rồi” và chờ đợi “bao giờ bến mới gặp đò... ”. Mỗi khoảng thời gian lại đi kèm với tâm trạng chờ đợi, mong ngóng tình yêu. 
Tình yêu tiếng việt thể hiện ở nhiều cách khác nhau. Có thể nói, Thơ mới đã làm thay da đổi thịt Tiếng việt thêm một lần nữa bởi sự kế thừa, cách tân sáng tạo những tinh hoa của tiếng mẹ đẻ truyền thống. 
  Như vậy để đọc hiểu tốt các tác phẩm Thơ mới trong chương trình Ngữ văn THPT, chúng tôi đã khai thác những vấn đề cơ bản nhất của Thơ mới 1932 - 1945 mà Hoài Thanh đã chỉ ra trong bài tổng luận Một thời đại trong thi ca để một lần nữa củng cố, khắc sâu thêm kiến thức về một trào lưu thơ quan trọng cho học sinh. 
II. THIẾT KẾ VẬN DỤNG GIÁO ÁN
A. BẢNG MÔ TẢ NỘI DUNG KIẾN THỨC BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA XUÂN DIỆU
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
 - Nêu thông tin về tác giả (cuộc đời, con người, phong cách nghệ thuật), tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời)
 - Nhận ra cảm hứng và thể thơ
 - Nhận diện chủ thể trữ tình, thế giới hình tượng (thiên nhiên, cảnh vật, thời gian, không gian…) trong bài thơ. 
 - Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đăc sắc (từ ngữ, biện pháp tu từ, hình ảnh, nhịp điệu, bút pháp…) - Hiểu được cội nguồn nẩy sinh cảm hứng
 - Hiểu được các đăc điểm cơ bản của thể thơ
 - Cảm hiểu tâm trạng, tư tưởng tình cảm nhân vật trữ tình trong bài thơ
 - Phân tích được ý nghĩa của thế giới hình tượng đối với việc thể hiện tư tưởng tưởng tình cảm cảm xúc của nhân vật
 - Giải thích được tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. 
 
 
 
 
 
 
- Vận dụng hiểu biết về tác giả (cuộc đời, con người), hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để lí giải nội dung và nghệ thuật của bài thơ
 - Vận dụng hiểu biết về đề tài cảm hứng, thể thơ vào phân tích lí giải giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm. 
 - Biết đánh giá tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình
 - Khái quat hóa về tâm hồn, nhân cách nhà thơ
 - Giải thích được tâm trạng cảm xúc của tác giả
 - Đánh giá được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 
- - Vận dụng đặc điểm, phong cách nghệ thuật vào hoạt động, tiếp nhận và đọc hiểu văn bản. 
 - Từ đề tài, cảm hứng, thể thơ… tự xác định con đường tìm hiểu một văn bản mới cùng thể tài (thể loại, đề tài). 
 - Biết bình luận, đánh giá những ý kiến về các văn bản thơ đả được học. 
 - Liên hệ với những giá trị sống của bản thân và những người xung quanh. 
 - Biết cách tự nhận diện, phân tích và đánh giá thế giới hình tượng và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong những bài thơ khác tương tự cùng thể loại
 - So sánh với những bài thơ khác cùng xu hướng văn học. 
  
 
 B. THIẾT KẾ GIÁO ÁN CHO BÀI THƠ
1. Kết quả cần đạt
a. Về kiến thức
 - Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niềm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu
 - Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu sắc; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ. 
b. Về kỹ năng:
 - Đọc hiểu văn bản Thơ mới theo đặc trưng thể loại
 - Tiếp tục hình thành cho HS phương pháp đọc hiểu văn bản Thơ mới
c. Về năng lực: Đọc –hiểu, giao tiếp, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ. 
d. Về thái độ: -Trân trọng, đồng cảm với quan niệm sống của thi nhân
                       - Có thái độ sống đúng đắn, tận hưởng tuổi xuân nhưng không có nghĩa là đánh mất đi vẽ đẹp nhân văn.
2. Phương tiện
  - SGK, SGV Ngữ văn 11, tập 2, cơ bản. 
  - Giáo án bài dạy
  - Bảng phụ
  - Một số tài liệu tham khảo khác: Thi nhân Việt Nam
3. Phương pháp thực hiện
 - Đàm thoại vấn đáp
 - Thảo luận nhóm
 - Gợi mở, phát hiện, hình thành vấn đề
4. Tiến trình lên lớp
 - Ổn định tổ chức
 - Hoạt động khởi động: Đọc thuộc một đoạn thơ trong bài Hầu trời
Của Tản Đà mà em yêu thích? Nhận xét về cái tôi của ông trong bài thơ đó?
 - Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS Kết quả cần đạt
Hoạt động I
Hướng dẫn tìm hiểu tiểu dẫn
Trình bày ngắn gọn những nội dung thông tin ở phần tiểu dẫn? (Mọi đối tượng học sinh phải nắm chắc nội dung phần tiểu dẫn)
Yếu tố quê hương, gia đình thời đại, ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp và phong cách thơ Xuân Diệu? (đối tượng học sinh khá- giỏi)
 
 
 
 
 
 
Xác định thể thơ? Tác dụng của thể thơ này? (Vế đầu giành cho đối tượng học sinh yếu kém, vế sau những đối tượng còn lại). 
Cho biết bố cục của bài thơ? Nội dung từng phần? (Mọi đối tượng)
Giáo viên cho học sinh đọc theo năng lực cá nhân, có thể đọc diễn cảm, ngâm theo sở trường.
 
 
 
 
 
Nhận xét về mạch cảm xúc của bài thơ? ( Đối tượng học sinh khá - giỏi)
 
 
 
Cảm nhận về cái Tôi Xuân Diệu qua bài thơ? (thảo luận nhóm)
 
 
 
 
 
Cảm nhận của em về cái Tôi Xuân Diệu qua bài thơ? (thảo luận nhóm, tìm dẫn chứng phù hợp)
 
Giáo viên định hướng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cảm nhận về thời gian nghệ thuật qua bài thơ?
( Nhóm học sinh thảo luận)
 
 
 
 
 
 
 
 
Khái quát ngắn gọn về phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu qua bài thơ? (Nhóm học sinh thảo luận)
 
Tìm các biện pháp tu từ trong từng đoạn thơ và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
( G/V Chia nhóm học sinh thảo luận và trình bày)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tìm những câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa? Tác dụng nghệ thuật của nó? (Đối tượng học sinh khá- giỏi)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
4.Hoạt động thực hành: Hệ thống hóa nội dung bài học
5.Hoạt động ứng dụng: Xem luyện tập ứng dụng ở giáo án
6.Hoạt động thực hành: Tìm đọc tập Thơ thơ của Xuân Diệu và Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh. I. Tiểu dẫn. 
 - Giới thiệu khái quát về tiểu sử Xuân Diệu
+Quê hương, gia đình
+Những chặng đường hoạt động 
 
 
 
- Tạo nên một đức tính cần cù trong sáng tạo của nhà thơ (ảnh hưởng của chất Nghệ)
-Thơ XD chịu ảnh hưởng sâu sắc của thơ ca phương Tây, đặc biệt là thơ Pháp.
 - Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu: Cảm xúc mới mẻ, quan niệm sống mới mẻ, giọng thơ sôi nổi đắm say, yêu đời, thắm thiết
 
- Vị trí của Xuân Diệu trong nền văn học dân tộc: Một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn. 
 - Về sự nghiệp văn học –và tác phẩm tiêu biểu, Về xuất xứ và vị trí bài thơ vội vàng
II. Đọc - hiểu văn bản
A. Đọc khái quát:
1. Đọc
2. Thể loại và bố cục
 - Thể loại: Thơ trữ tình tự do, phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên. 
 - Bố cục: Ba phần (Có tài liệu chia thành 4 phần)
 - Đoạn 1 (13 câu đầu) - Khát vọng ngông cuồng để tận hưởng vẻ đẹp của mùa xuân. 
 - Đoạn 2 (Câu 14 - 30): Nỗi băn khoăn của nhà thơ về tuổi trẻ của mình trước sự trôi đi của thời gian. 
 - Đoạn 3 ( Phần còn lại): Tuyên ngôn về lẽ sống sự đắm say đến cuồng nhiệt để tận hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ tình yêu nơi trần thế. 
Nhận xét: Mạch cảm xúc hối hả tuôn trào như một dòng chảy, nhưng vẫn tuân thủ theo một bố cục khá rõ ràng, thể hiện mạch luận lí sâu sắc và chặt chẽ. 
B. Đọc hiểu chi tiết (dựa trên những nội dung qua bài viết của Hoài Thanh - Hoài Chân)
1. Cái tôi cá nhân của Xuân Diệu qua bài thơ
 - Một cái Tôi của khát vọng “ngông cuồng” muốn níu giữ tắt nắng buộc gió, níu giữ không gian và thời gian, muốn ngự trị thiên nhiên, muốn đoạt quyền tạo hóa, muốn tận hưởng sắc màu của thiên nhiên, rộng hơn là của cuộc đời (4 câu thơ đầu)
 - Một cái Tôi lãng mạn đón nhận và chiêm ngưỡng thiên nhiên, cuộc sống bằng “cặp mắt xanh non” vừa ngỡ ngàng vừa đắm say ngây ngất (từ câu 5 đến câu 13)
- Đó là cái tôi với những khao khát vô biên và tuyệt đích. Khao khát muốn hướng tới mọi bờ cõi và giới hạn, muốn “ôm” “riết”, ”say” “thâu”, “cắn” để được “chếnh choáng”, “no nê” để được tận hưởng trọn vẹn mọi vẽ đẹp của trần thế.
2. Về thế giới nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu trong bài thơ.
a. Về thế giới nghệ thuật.
- Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu một đi không bao giờ trở lại (khác với quan niệm thời gian  tuần hoàn của thi nhân xưa- đây là quan niệm chống đối của Xuân Diệu) 
- Xuân Diệu lấy sinh mệnh cá nhân để làm thước đo thời gian, lấy quỹ thời gian đời người làm quỹ thời gian vũ trụ. Xuân Diệu cảm nhận thời gian bằng sự mất mát lớn lao
 (từ câu 14 đến câu 27)
b. Phong cách nghệ thuật
- Vội vàng, cuống quýt, đắm say, vồ vập.
- Luôn ám ảnh về thời gian của mùa xuân, tuổi trẻ.
3. Ngôn ngữ và hình ảnh thơ
a. Ngôn ngữ thơ
-Cách dùng từ đặc biệt sáng tạo: “cặp môi gần”; “một cái hôn nhiều”…=> Rất mới mẽ,  hiện đại, trẻ trung…
- Sử dụng dày đặc các biện pháp tu từ như :
 + Điệp từ, điệp ngữ ( tôi muốn/ tôi muốn; này đây/ này đây; ta muốn/ta muốn; cho/cho; và/và );  điệp cú pháp (Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất/ Tôi muốn buộc gió lại/ Cho hương đừng bay đi).
+Hình thức đảo ngữ (Của ong bướm này đây tuần tháng mật);  thủ pháp tương phản đối lập (Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già)…
=> Tạo cho mạch thơ tuôn chảy ào ạt, mạnh mẽ, dâng trào.
+ Ngắt câu thơ bất thường: (Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa)=> Câu thơ bị bẻ gãy, thể hiện cao độ một sự bang khuâng tiếc nuối, một sự thổn thức bật ra từ đáy lòng…
+ Sự so sánh mới mẽ độc đáo (Tháng giêng ngon như một cặp môi gần)=> Khẳng định làm nỗi bật vẽ đẹp ngọt ngào của mùa xuân –tuổi trẻ.
+ Nhân hóa: (Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi/ Khắp sông núi than thầm tiễn biệt); (Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi)
=> Biến đối tượng từ chổ là những sự vật hiện tượng bất động thành sinh động cụ thể, có cảm xúc hành động của con người.
- Sáng tạo ra nhiều hình ảnh phong phú đa dạng, mới mẽ khác với thơ cũ, chưa thấy xuất hiện trong thơ cũ.
Ví dụ: những hình ảnh rất tân kì: “ ánh sáng chớp hàng mi”; “thần Vui hằng gõ cửa”; “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”; “con gió xinh”=>Hình ảnh thơ tươi mới, ngọt ngào, đầy sức sống.
Nhìn tổng thể, bài thơ sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật và thủ pháp nào cũng đặc sắc độc đáo và đạt hiêu quả thẩm mĩ cao.
III. Tổng kết
-Bài thơ thể hiện cái Tôi khao khát sống mãnh liệt, vô biên, tuyệt đích của Xuân Diệu.
- Hình thức nghệ thuật điêu luyện, kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo… Đây xứng đáng là bài thơ xuất sắc cho phong cách thơ Xuân Diệu.
 
 
 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các câu hỏi bên dưới
“ Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho màu đừng bay đi”
1. Cho biết đoạn thơ trên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu được rút từ tập thơ nào? Năm xuất bản?
2. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ?
3.Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ?
4. Cách hiểu của Anh/Chị về khát vọng  tắt nắng và buộc gió của nhà thơ?
II. LÀM VĂN
Quan niệm thời gian của Xuân Diệutrong bài thơ Vội vàng.
4.2 Thiết kế giáo án vận dụng bài thơ Tràng giang của Huy Cận
4. 2.a.  BẢNG MÔ TẢ NỘI DUNG KIẾN THỨC BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
 - Nêu thông tin về tác giả (cuộc đời, con người, phong cách nghệ thuật), tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời)
 - Nhận ra đề tài cảm hứng và thể thơ
 - Nhận diện chủ thể trữ tình, thế giới hình tượng (thiên nhiên, cảnh vật, thời gian, không gian…) trong bài thơ. 
 - Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đăc sắc (từ ngữ, biện pháp tu từ, hình ảnh, nhịp điệu, bút pháp…) - Hiểu được cội nguồn nẩy sinh cảm hứng
 - Hiểu được các đăc điểm cơ bản của thể thơ
 - Cảm hiểu tâm trạng, tư tưởng tình cảm nhân vật trữ tình trong bài thơ
 - Phân tích được ý nghĩa của thế giới hình tượng đối với việc thể hiện tư tưởng tưởng tình cảm cảm xúc của nhân vật
 - Giải thích được tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. 
 
 
 
 
 
 
- Vận dụng hiểu biết về tác giả (cuộc đời, con người), hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để lí giải nội dung và nghệ thuật của bài thơ
 - Vận dụng hiểu biết về đề tài cảm hứng, thể thơ vào phân tích lí giải giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm. 
 - Biết đánh giá tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình
 - Khái quat hóa về tâm hồn, nhân cách nhà thơ
 - Giải thích được tâm trạng cảm xúc của tác giả
 - Đánh giá được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 
- - Vận dụng đặc điểm, phông cách nghệ thuật vào hoạt động, tiếp nhận và đọc hiểu văn bản. 
 - Từ đề tài, cảm hứng, thể thơ… tự xác định con đường tìm hiểu một văn bản mới cùng thể tài (thể loại, đề tài). 
 - Biết bình luận, đánh giá những ý kiến về các văn bản thơ đả được học. 
 - Liên hệ với những giá trị sống của bản thân và những người xung quanh. 
 - Biết cách tự nhận diện, phân tích và đánh giá thế giới hình tượng và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong những bài thơ khác tương tự cùng thể loại
 - So sánh với những bài thơ khác cùng xu hướng văn học. 
4.2.b. Thiết kế giáo án bài thơ Tràng giang
A. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ
1. Về kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả
Thấy được đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí. 
2. Về kỹ năng: Đọc hiểu văn bản Thơ mới theo đặc trưng thể loại
Tiếp tục hình thành cho HS phương pháp đọc hiểu văn bản Thơ mới. 
3. Năng lực: Đọc hiểu, giao tiếp, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
4. Về thái độ: Trân trọng, đồng cảm với nỗi sầu nhân thế của thi nhân.
B. Phương tiện thực hiện. 
- SGK, SGV Ngữ văn 11, tập 2, cơ bản. 
- Giáo án bài dạy
- Bảng phụ
- -Thi nhân Việt Nam và một số tài liệu tham khảo khác:
C. Phương pháp thực hiện. 
- Đàm thoại vấn đáp
- Thảo luận nhóm
- Gợi mở, phát hiện, hình thành vấn đề
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Hoạt động khởi động: Đọc thuộc thơ  Vội vàng. Nhận xét cảm xúc của thi nhân trong bài thơ?
3. Hoạt động hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. GV gọi 1 HS trình bày những nét cơ bản về tác giả? (Đối tượng học sinh yêu-kém)
Dự kiến: HS trình bày theo SGK. 
 
GV: Kết luận và bổ sung. Chú ý nhấn mạnh những nét đẹp trong cuộc đời, con người nhà thơ và vị trí, đặc điểm phong cách thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám 1945. 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Văn bản
 - Xuất xứ
 - Hoàn cảnh ra đời bài thơ? ( Đối tượng học sinh yếu – kém)
 (Nhấn mạnh những yếu tố có ảnh hưởng đến cảm xúc được thể hiện trong bài thơ)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HĐ 2: GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
1. Đọc và cảm nhận chung
- - Hướng dẫn đọc: Chậm rãi, nhẹ nhàng, trầm buồn, da diết
- Sau khi đọc, cảm nhận chung về văn bản, cho biết những điều gì đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc của Tràng giang?
Dự kiến: HS sẽ trả lời theo những nhận xét của mình
GV cần định hướng HS đến những vấn đề trọng tâm của bài
- Không gian nghệ thuật trong bài như thế nào?
- Nhân vật trữ tình trong tâm trạng ra sao?
- Ngôn ngữ của Tràng giang có gì mới mẻ, đặc biệt?
- Huy Cận đã thể hiện phong cách độc đáo của mình như thế nào trong bài?
 
2. Tìm hiểu chi tiết văn bản
Dựa trên những vấn đề cụ thể đã được chỉ ra, thông nhất ở trên, GV hướng dẫn HS 
 
 
 
 
 
 Không gian trong bài thơ được miêu tả như thế nào? Gợi cảm giác gì? Nhận xét? 
Dự kiến: Hs liệt kê những hình ảnh chỉ không gian trong bài, rút ra kết luận (hoặc ngược lại: Khái quát rồi chứng minh)
GV: Chữa bài, bổ sung thêm, khái quát lại
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Hoài Thanh đã nhận định đặc điểm cái tôi cá nhân của Huy Cận trước cách mạng là “Sầu vạn cổ”, “ngẩn ngơ buồn”, chứng minh qua tác phẩm?
Dự kiến: HS sẽ cảm nhận được sự buồn và cô đơn của thi nhân trong bài thơ
GV: chữa bài, định hướng tìm hiểu sâu sắc hơn
- Cảm nhận về vị trí, điểm nhìn cảnh vật của thi nhân?
- Trong không gian rộng lớn, những hình ảnh nào dễ gợi lên tâm trạng, suy nghĩ của thi nhân?
- Chú ý đến tâm trạng thi nhân hai câu cuối. 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Phong cách cổ điển của Huy Cận trong Tràng giang như thế nào qua hình ảnh, thể thơ, cấu tứ? (đối tượng học sinh khá –giỏi)
-Tại sao Huy Cận là một nhà Thơ mới, nhưng trong tác phẩm của mình vẫn đậm nét cổ điển? (Đối tượng học sinh khá –giỏi)
Dự kiến: HS sẽ chỉ ra được những điểm mới dựa trên những tiêu chí đã cho. 
GV: Chữa bài. 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhóm 4:Chứng minh phong cách hiện đại của Huy Cận trong Tràng giang qua hình ảnh, cảm hứng, ngôn ngữ?
Dự kiến: HS sẽ chỉ ra được những điểm mới dựa trên những tiêu chí đã cho. 
GV: Chữa bài, nhấn mạnh đến sự độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ của Huy Cận?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HĐ 3: Tổng kết
GV: Từ việc phân tích, hãy khái quát nội dung chính hay chủ đề bài thơ. 
HS khái quát. 
GV gọi một Hs đọc Ghi nhớ. 
GV: Đánh giá của anh (chị) về giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm?
 HS Thảo luận, đánh giá chung. 
 
 
 
 
4.Hoạt động thực hành: Hệ thống hóa hệ thống bài  học.
5.Hoạt động bổ sung: Tìm đọc toàn bộ tác phẩm phê bình Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân
+ Hiểu sâu sắc hơn về lịch sử phong trào Thơ mới
+ Đọc bài viết riêng về Huy Cận để hiểu toàn diện và mở rộng thêm kiến thức về tác giả, thơ văn Huy Cận. I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
 - Quê: Vũ Quang, Hà Tĩnh. 
 - Là nhà thơ lãng mạn sớm đi theo cách mạng liên tục cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. 
 - Ở Huy Cận có sự kết hợp đẹp đẽ giữa tài năng thơ ca và tấm lòng yêu nước, yêu cách mạng. 
 - Trước cách mạng, Huy Cận là một trong những tác giả của phong trào Thơ mới, nổi tiếng với tập Lửa thiêng, sau cách mạng là một cây bút thành công trong cảm hứng sáng tạo về chế độ mới với các tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời... 
 - Huy Cận yêu thích thơ Đường, thơ ca Việt Nam và chịu ảnh hưởng của văn học Pháp. 
 - Phong cách thơ Huy Cận: Hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lý. 
> Tóm lại, Huy Cận là một nhà thơ lớn vừa là nhà hoạt động văn hóa, xã hội có uy tín. 
 
2. Văn bản Tràng giang
a) Xuất xứ
Tràng giang được rút ra từ tập Lửa thiêng (1940). Bao trùm tập thơ là nỗi buồn mênh mông, da diết - nỗi buồn thương về kiếp người, cuộc đời. 
b) Hoàn cảnh ra đời
Trước cách mạng, vào mỗi chiều chủ nhật, Huy Cận thường có thú vui đi lên vùng Chèm, Vẽ để ngắm cảnh Hồ Tây và sông Hồng. 
Một buổi chiều thu năm 1939, tứ thơ Tràng giang đã hình thành khi Huy Cận đứng ở bờ nam bến Chèm nhìn ngắm cảnh sông Hồng mênh mông sông nước, bốn bề bao la vắng lặng và nghĩ về kiếp người nổi trôi. Bài thơ đã được sáng tác và hoàn thành sau 13 lần sửa bản thảo. 
 
 
 
 
II. Đọc hiểu văn bản
 1. Đọc, cảm nhận chung
 
- - Kh -Không gian rộng lớn, mênh mông ở nhiều chiều kích khác nhau. 
- Cái tôi cá nhân buồn sầu, “ảo não”. 
- Phong cách nhà thơ thể hiện: Vừa cổ điển, vừa hiện đại
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Đọc - hiểu chi tiết
a, Không gian nghệ thuật trong thơ Huy Cận (ở văn bản này chúng tôi đem nội dung này lên trước)
+ Qua nhan đề: “tràng giang”=> Gợi hình ảnh con sông rộng (do âm hưởng vang xa của vần “ang”)
+ Và lời đề từ “trời rộng, sông dài”=> Khung cảnh thiên nhiên rộng lớn. 
+ Không gian được mở rộng dần về cả chiều dài và chiều rộng qua từng khổ thơ:
Khổ 1: Cảnh sông nước mênh mông với sóng và dòng nước lan xa (Sóng gợn, nước... trăm ngả... )
Khổ 2: Không gian được mở rộng ở nhiều chiều khác nhau: Khi thu về ở tiêu điểm: “Không gian cồn nhỏ”: Hoang sơ, vắng lặng, tiếng chợ chiều đã vãn (Đâu: Đâu đây, nghe không rõ, hoặc có thể hiểu: Không có một tiếng chợ chiều nào vãn). Khi cao (trời lên), dài (sông dài), rộng (trời rộng). 
 Khổ 3: Không gian vắng lặng đến hiu hắt, không có chút tình người: “bờ xanh bãi vàng”, “không chuyến đò”, “không cầu”. 
Khổ 4: Không gian mở rộng ra xa với sự kỳ vĩ của núi mây và cao rộng của bầu trời đang đè nặng lên cánh chim chiều nhỏ bé. 
Rộng lớn, mênh mông, kỳ vĩ và rợn ngợp, tĩnh lặng 
>> Không gian quen thuộc trong thơ Huy Cận: Bao la rộng lớn vô thủy vô chung, vắng lặng cô tịch=> dễ gợi cảm giác buồn, cô đơn và dễ bộc lộ tâm trạng cá nhân
 
b) Cái tôi Huy Cận: “ảo não”, “ngẩn ngơ buồn”
+ Tâm thế: Dõi mắt theo từng cảnh vật trong không gian cụ thể, tỉ mỉ, sát sao, phóng tầm mắt nhìn ở nhiều góc độ khác nhau. 
+ Hình ảnh ẩn dụ:
- Con thuyền xuôi mái: con thuyền buông trôi theo dòng nước=> gợi sự trôi nổi, phó mặc
- Thuyền về nước lại: Thuyền – nước vận động ngược chiều nhau=>Sầu chia ly, tan tác
- Củi một cành khô=> Kiếp người cô đơn, lênh đênh, lạc loài
 
+ Không gian rộng lớn, vô hạn>< Con người hữu hạn, cô đơn, thiếu vắng tình người (“không cầu”, “không chuyến đò ngang”, “đâu tiếng làng xa”... )
+ Nỗi nhớ quê, nhớ “nhà”: Da diết, mãnh liệt: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
 - Nhớ nhà (Hà Nội - > Hà Tĩnh)
 - “Nhà” - Đất nước: Nỗi buồn sâu kín của một thế hệ thanh niên, trí thức trong những năm tháng mất nước, ngột ngạt, bế tắc=> Trong sáng, kín đáo
 
 
c) Tính cổ điển  và hiện đại trong Tràng giang (Phong cách Huy Cận qua bài thơ này)
* Tính chất cổ điễn
+ Hình ảnh quen thuộc: Sóng, thuyền, cồn nhỏ, bèo, đò ngang, cánh chim chiều... => gần gũi, quen thuộc trong thơ cổ, mang ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ
+ Thể thơ: Thất ngôn=> Quen thuộc của thơ ca cổ. 
+ Cấu tứ: Quan hệ giữa cái vô cùng, vô hạn (đất trời, sông nước) với cái hữu hạn, nhỏ bé (con người). 
+ Ý tứ thơ Đường thể hiện rõ nét ở hai câu cuối:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
 (Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu)
>> Một cách để bộc lộ lòng yêu nước, bảo tồn và gìn giữ những nét đẹp trong thơ ca cổ điển. 
 
* Vẻ đẹp hiện đại của Huy Cận trong Tràng giang ( Thể hiện rõ nét qua hình ảnh mới, ngôn ngữ sáng tạo, và tâm trạng “thiếu quê hương”)
+ Hình ảnh mới: “Củi một cành khô”: Thân phận con người nổi trôi, phiêu dạt, vô định trong dòng đời
+ Ngôn ngữ độc đáo, mới mẻ của Huy Cận thể hiện qua từ ngữ, câu văn:
- Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót: Mở rộng không gian lên cao: chiều cao thăm thẳm, khôn cùng, vẽ nên cái vô thủy, vô chung.
- Lòng quê dợn dợn vời con nước: Nỗi niềm nhớ cố hương chực trào dâng theo con nước. Dợn dợn là một từ láy sáng tạo cho thấy nỗi niềm bâng khuâng khó tả có cảm giác luôn ngập tràn trong nỗi lòng.
Bởi đứng giữa quê hương mà thiếu quê hương (mất nước). Đó là nét tâm trạng chung của các nhà thơ mới lúc bấy giờ. 
- Chim nghiêng cánh nhỏ: Bóng chiều sa: Câu thơ bẻ đôi, gợi cảm giác trĩu nặng của cánh chim chiều khi “gánh cả bầu trời” Cánh chim trút bóng chiều xuống dải tràng giang, xuống lòng kẻ nhớ nhà 
=> Huy Cận vẫn thể hiện tinh thần của một trí thức Tây học chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ Pháp
III. Tổng kết
1. Chủ đề
Qua việc thể hiện nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, nhà thơ bộc lộ niềm khát khao hòa hợp giữa con người – con người và tình cảm yêu nước thầm kín mà thiết tha. 
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
 - Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đườngcho lòng yêu giang sơn Tổ quốc (Xuân Diệu). 
 - Bài thơ vừa mang âm hưởng Đường thi vừa rất hiện đại
 
 
5. Kết quả thực hiện giáo án vận dụng
Lớp thực nghiệm: Một số lớp 11
  Lớp đối chứng : Dạy theo giáo án bình thường, không chú trọng đến việc chỉ ra các vấn đề Hoài Thanh đã khái quát trong phong trào Thơ mới. 
Sau khi thực nghiệm đề tài tại lớp tôi tiếp tục cho 2 lớp đối chứng và thực nghiệm bài kiểm tra đánh giá năng lực như sau:
Đề bài kiểm tra: Vội vàng (Xuân Diệu) và Tràng giang (Huy Cận) là hai tác phẩm tiểu biểu của phong trào Thơ mới, anh chị hãy so sánh hai thi phẩm này trên một số đặc trưng cơ bản của Thơ mới?
Kết quả thu được: 
+Lần1: Học sinh còn lúng túng, viết khá dài dòng, lan man. 
+Lần 2: Học sinh đã tự tin chỉ ra một cách chính xác và khái quát những tiêu chí cơ bản được coi là đặc trưng Thơ mới để so sánh (giống và khác nhau) giữa hai thi phẩm:
a. Cái tôi cá nhân (với những cung bậc cảm xúc khác nhau: vui sướng, đắm say, buồn thương, tuyệt vọng... )
b. Phong cách của những tác giả cần được chỉ rõ, làm nên sự đa dạng của một vườn Thơ mới. 
c. Mỗi nhà thơ có một thế giới nghệ thuật của riêng mình và đó là sở trường của để khai thác, thể hiện trong văn bản
d. Chỉ ra những nét đặc trưng khác biệt về sáng tạo ngôn ngữ trong văn các tác phẩm Thơ mới. 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đây là đề tài đã được nghiên cứu và đúc rút từ kinh nghiệm có tính thực tiễn cao. Đề tài đã kế thừa phương pháp dạy học Thơ mới ở một số tài liệu và tìm ra một hướng đi mới trong việc đọc hiểu các văn bản Thơ mới trong chương trình.
Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi trong việc đọc hiểu văn bản Thơ mới trong chương trình Ngữ văn THPT Ngữ văn 11 và cả những văn bản Thơ mới ngoài chương trình. 
Đề tài áp dụng chủ yếu cho đối tượng học sinh đại trà. Học sinh có thể dựa vào kết quả của đề tài để tìm hiểu các văn bản Thơ mới trong chương trình Ngữ văn THPT và ngoài nhà trường. Kết quả của đề tài có thể áp dụng cho việc giảng dạy của giáo viên trong việc dạy học Thơ mới trong và ngoài chương trình Ngữ văn THPT. 
Đề tài đã được thể nghiệm tại trường THPT trong năm học 2016 - 2017, đem lại những hiệu quả thiết thực cho việc đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm Thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11. Cách làm này đã phát huy được phương pháp dạy học tích hợp vừa chú trọng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Từ đó các em sẽ chủ động tìm ra được cái hay cái đẹp riêng của mỗi văn bản Thơ mới. 
Với riêng bản thân tôi, quá trình thực hiện đề tài, tôi đã thu nhận cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Tôi nhận thấy, việc hình thành được phương pháp dạy học bộ phận Thơ mới nói riêng và thơ ca nói chung còn quan trọng và cần thiết hơn là cung cấp kiến thức cho học sinh theo từng đơn vị bài riêng rẽ. Qua đó, tôi càng nhận thấy vai trò quan trọng của phương pháp dạy học tích hợp trong bộ môn Ngữ văn. 
2. Kiến nghị
 2. 1. Với giáo viên
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc dạy học theo phương pháp tích hợp. Từ đó tìm ra các phương pháp khác nhau để thực hiện
Mỗi khi dạy một đơn vị bài học, đặc biệt là đơn vị văn bản đọc hiểu, cần tìm ra mỗi quan hệ giữa bài học đó với các bài liên quan để từ đó định hình phương pháp dạy học phù hợp, khoa học, đảm bảo tính hiệu quả cao. 
 2. 2. Với học sinh
Chủ động tìm tòi, phát hiện các vấn đế có liên quan mang tính hệ thống với nhau để tìm ra phương pháp học tập phù hợp. 
Chú ý đến vai trò của các văn bản lý luận, phê bình trong chương trình để dựa vào đó có cách khai thác nhiều vấn đề phục vụ cho việc học tập của cá nhân, không nên học bài nào, biết bài đó sẽ rất manh mún và không hình thành được phương pháp học tập phù hợp.
 2. 3. Với các cấp quản lý chuyên môn
Tăng cường hơn nữa các đơn vị bài học có tính chất lý luận, phê bình, làm cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu các văn bản đọc hiểu riêng rẽ. 
Với những văn bản mang tính khái quát, lý luận cao, có thể đặt ở trước các đơn vị bài học cụ thể để cả giáo viên và học sinh tiện cho việc nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn đọc hiểu văn bản cụ thể. 
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của chúng tôi, mong được cùng đồng nghiệp chia sẻ, góp ý. Thiết nghĩ, việc tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với từng đơn vị bài học, trong từng giai đoạn văn học là phải là công việc của riêng ai. Tôi xin trân trọng cảm ơn những đóng góp của quý vị. 
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Ngữ văn 11, cơ bản, Nxb Giáo dục, Việt Nam. 
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 11, cơ bản, Nxb giáo dục Việt Nam. 
3. Huy Cận, Hà Minh Đức (1997), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Việt Nam. 
4. Hoài Thanh, Hoài Chân (1998), Thi nhân Việt Nam, Nxb Giáo dục, Việt Nam. 
5. Con mắt thơ – Đỗ Lai Thúy, Nxb Đời Nay - 1992
6. Một số tài liệu tham khảo khác. 
Hà Tĩnh tháng 3 năm 2018
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 275.50 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Nguyễn Chính Trung
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 30/11/2018 19:40
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    27
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (27/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (02/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4022 view

  Giải trí

1 photos | 3744 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2302 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 17
  • Hôm nay: 2102
  • Tháng hiện tại: 138103
  • Tổng lượt truy cập: 7361782

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606