HOẠT ĐỘNG | NỘI DUNG |
GV: yêu cầu HS kể ra một số giống cây trồng quen thuộc được trồng ở gia đình và địa phương ? HS: kể ra một số giống cây trồng như: lúa, ngô, đậu tương.... GV :Vậy em hiểu thế nào là giống cây trồng? HS: trả lời câu hỏi ![]() - GV có thể giới thiệu cho HS hiểu thêm về cách phân loại giống cây trồng GV: nêu vấn đề : Chúng ta biết rằng mọi tính trạng và đặc điểm của giống cây trồng thường chỉ biểu hiện ra trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định. Vậy cơ sở khoa học của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là gì? HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: nhận xét, chính xác hoá và ghi lên bảng: GV: Nếu đưa giống mới vào SX mà không qua khảo nghiệm thì kết quả sẽ như thế nào? HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: Vậy mục đích và ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống là gì? HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: Giống mới chọn tạo được so sánh với giống nào? Vậy mục đích của TN so sánh giống là gì? HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: So sánh về các chỉ tiêu gì? HS: trả lời câu hỏi GV: Nghiên cứu SGK cho biết mục đích và phạm vi của thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật? HS: trả lời câu hỏi GV: Tại sao phải bố trí thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật với các giống mới? HS: trả lời câu hỏi GV: Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì, nội dung như thế nào để có hiệu quả? HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi | I. Khái niệm giống cây trồng - VD: Các giống lúa, các giống đậu đỗ, các giống ngô, các giống lạc... - KN: Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có chung những đặc điểm đặc trưng về mặt sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác...được khai thác để phục vụ cho lợi ích của con người II. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng: * Cơ sở khoa học. Mối tương tác giữa những tính trạng,đặc điểm của giống cây trồng với điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật canh tác 1/ Nhằm đánh giá khách quan chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh 2/ Cung cấp những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới được công nhận III. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng: 1/ Thí nghiệm so sánh giống: - Mục đích: so sánh giống mới chọn tạo hoặc nhập nội với giống phổ biến rộng rãi trong SX đại trà - Nội dung: so sánh các chỉ tiêu: sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng nông sản, tính chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh. - Kết quả: nếu giống mới vượt trội so với giống phổ biến trong sản xuất đại trà thì được chọn và gửi đến trung tâm khảo nghiệm giống quốc gia để khảo nghiệm giống trên toàn quốc. 2/ Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật: - Mục đích: Kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật gieo trồng (xác định thời vụ, mật độ, chế độ phân bón...) - Phạm vi: tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống quốc gia - Nội dung: xác định thời vụ, mật độ gieo trồng , chế độ phân bón của giống - Kết quả: xây dựng quy rình kĩ thuật gieo trồng để mở rộng SX ra đại trà 3/ Thí nghiệm SX quảng cáo: - Mục đích: để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà -Nội dung: triển khai trên diện tích lớn - cần tổ chức hội nghị đầu bờ -Đồng thời cần phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người đều biết về giống mới |
CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM | MỤC ĐÍCH | NỘI DUNG | KẾT QUẢ |
1. TN so sánh giống | |||
2. TN kiểm tra kĩ thuật | |||
3. TN sản xuất quảng cáo |
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 19.63 KB )