BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THÁNG 12/2018 HỆ THỐNG CÂU HỎI kIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MỨC ĐỘ KIẾN THỨC THEO CHUẨN CỦA CHỦ ĐỀ: TRUNG QUỐC PHONG KIẾN.Người báo cáo: Nguyễn Thị HiềnI. Bảng mô tả các mức độ nhận thức: Nội dung | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao |
Quá trình hình thành xã hội phong kiến | Trình bày những nét cơ bản về sự hình thành xã hội cổ đại ở Trung Quốc - Nêu được nhữn nét chính về qua trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc | Xác định được các giai đoạn phát triển của xã hội phong kiến Trung Quốc. | -Vẽ được sơ đồ hình thành xã hội PK TQ -Lập niên biểu các triều đại phong kiến TQ | -Nhận xét về bộ máy nhà nước phong kiến TQ qua các thời kì. |
Những nét chính về tìn hình chính trị | -Trình bày được về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc qua các triều đại:Tần-Hán, Đường, Minh-Thanh. | - So sánh về tổ chức bộ máy nhà nước qua 3 thời kì trên. | -Nhận xét về bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc qua các thời kì - Nhận xét gì về chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc? | Rút ra tính chất của nhà nước phong kiến Trung Quốc. Liên hệ trong tình hình tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa hiện nay, ở vị trí em, em sẽ xử lí như thế nào? |
Những nét chính về tìn hình kinh tế | - Trình bày được biểu hiện phát triển kinh tế Trung Quốc thời Nhà Đường. Nêu được Thế nào là chế độ quân điền? Tác dụng của chế độ quân điền. | Giải thích được Vì sao quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không phát triển mạnh dưới thời Thanh? | Phân tích được mầm mống phát triển kinh tế TBCN ở thời Minh | Nét mới của nền kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh so với các triều đại trước? Biểu hiện? |
Những nét chính về tình hình xã hội. | - Trình bày được tình hình xã hội phong kiến Trung -Đời sống của nhân dân như thế nào | - Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội ngày một tăng, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra có tính chất chu kì, làm sụp đổ các triều đại. - Những lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa lại lên ngôi vua, tiếp tục xây dựng triều đại phong kiến mới | - Giải thích Vì sao ở cuối mỗi triều đại, các cuộc khởi nghĩa nông dân lại bùng nổ mạnh mẽ? | - Nhình hình nhận xét được, hạn chế của xã hội phong kiến Trung Quốc. |
Nhũng thành tựu Văn hóa Trung Quốc PK | Trình bày được những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến | Lý giải được mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo | | Phát biểu cảm nghĩ về các thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến - Những ảnh hưởng cảu Văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam. |
II. Hệ thống câu hỏi tự luận và trắc nghiệm của chủ đề:TỰ LUẬN:Nhận biết1. Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào ?
2.Những mầm mống của quan hệ sản xuất TBCN dưới thời Minh đã xuất hiện như thế nào ?
3. Trình bày về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc qua các triều đại:Tần-Hán, Đường, Minh-Thanh.
4.Trình bày sự phát triển kinh tế Trung Quốc phong kiến thời Đường.
5.Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến .
6.Thế nào là chế độ quân điền? Tác dụng của chế độ quân điền đối với kinh tế nông nghiệp Trung Quốc lúc bấy giờ?
Thông hiểu1. Xác định các giai đoạn phát triển của xã hội phong kiến Trung Quốc.
2. Giải thích vì sao quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không phát triển mạnh dưới thời Thanh?
3. Lý giải mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo .
4. Em hãy phân tích các mầm mống phát triển kinh tế TBCN ở thời Minh.
Vận dụng thấp1.Vẽ sơ đồ về cơ cấu xã hội Trung Quốc lúc mới hình thành.
2. Lập niên biểu về các triều đại phong kiến Trung Quốc
Vận dụng cao1.Nhận xét về bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc qua các thời kì.
2. Phân tích được mầm mống phát triển kinh tế TBCN ở thời Minh.
3. Phát biểu cảm nghĩ về các thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến.
4. Làm rõ những ảnh hưởng của Văn hóa Trung Quốc đối với Viêt Nam.
1.PHẦN TRẮC NGHIỆMNhận biết.Câu 1. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào triều đại nào?
A. Thời Hán
B. Thời Đường
C. Thời Tống D. Thời Minh.
Câu 2. Công cuộc thống nhất đất nước của Tần Thuỷ Hoàng đã
A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh, loạn lạc ở Trung Quốc.
B. tạo điều kiện xác lập chế độ phong kiến
C. tập trung quyền hành vào tay nhà vua
D. đưa chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển.
Câu 3. Hệ tư tưởng, công cụ sắc bén phục vụ cho chế độ phong kiến tập quyền ở Trung Quốc là
A. Phật giáo. B. Lão giáo.
C. Nho giáo. D. Đạo giáo.
Câu 4. Chế độ “quân điền” ở Trung Quốc thời Đường có nghĩa là
A. lấy ruộng đất của quan lại, địa chủ chia cho nông dân.
B. lấy ruộng đất của nhà giàu chia cho nông dân nghèo.
C. lấy ruộng tịch điền chia cho nông dân.
D. lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
Câu 5. Ai là người sáng lập nhà Minh?
A. Lưu Bá Ôn.
B. Chu Nguyên Chương.
C. Lý Tự Thành. D. Lý Uyên.
Câu 6. Ai là người sáng lập ra Nho Giáo?
A. Mạnh Tử . B. Khổng Minh. C. Lão Tử.
D. Khổng Tử.
Câu 7. Nhà Thanh đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Mở rộng hợp tác.
B. Bế quan toả cảng.
C. Mở cửa tự do. D. Học hỏi phương Tây.
Câu 8. Phật giáo thịnh hành nhất dưới triều đại nào ở Trung Quốc?
A. Minh B. Hán
C. Đường D. Thanh
Câu 9. Bốn phát minh quan trọng mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là:
A. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng.
B. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, dệt.
C. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D. Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, đại bát
Câu 10. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập dưới triều đại nào?
A. Hán
B. Tần C. Minh – Thanh D. Đường
Câu 11. Tư tưởng nào sau đây chiếm địa vị độc tôn trong xã hội phong kiến Trung Quốc?
A. Nho giáo B. Phật giáo C. Lão giáo D. Đạo giáo
Câu 12. Mầm móng kinh tế tư bản chủ nghĩa được hình thành và phát triển dưới triều đại nào?
A. Minh – Thanh B. Đường C. Hán D. Tần
Câu 13. Đâu
không phải là phát minh về kỹ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến?
A. Giấy.
B. Thuyền buồm. C. Kỹ thuật in. D. Thuốc súng.
Câu 14. Vì sao nhà Thanh thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng?
A. Ngăn chặn sự thâm nhập của phương Tây.
B. Kiểm soát phong trào dân chúng.
C. Thể hiện độc lập, tự chủ của Trung Quốc.
D. Bảo vệ lợi ích cho nhân dân Trung Quôc.
Câu 15. Giai cấp địa chủ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành từ
A. quan lại, quý tộc, địa chủ và nông dân giàu có.
B. quan lại và một số nông dân giàu có.
C. quan lại, địa chủ, tăng lữ.
D. quan lại, quý tộc, tăng lữ và nông dân giàu có.
Câu 16. Nông dân lĩnh canh ở Trung Quốc thời phong kiến xuất thân từ
A. tá điền. B. nông dân giàu bị phá sản
C. nông dân tự canh.
C. nông dân công xã nghèo, không có ruộng.
Thông hiểuCâu 1. Quan hệ sản xuất phong kiến phản ánh sự bóc lột của
A. địa chủ với nông dân. B. quí tộc với nông dân.
C. địa chủ với nông dân lĩnh canh. D. quý tộc với nông dân lĩnh canh.
Câu 2. Công trình phòng ngự nổi tiếng được xây dựng dưới thời Tần là
A. Ngọ môn. B. Tử cấm thành.
C. Vạn lí trường thành D. tường thành quanh cung điện.
Câu 3. Chính sách thống trị của nhà Thanh gây hậu quả nghiêm trọng nhất đốt với Trung Quốc là
A. mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt
B. làm cho chế độ phong kiến khủng hoảng, trì trệ.
C. nhiều cuộc xung đột của thương nhân châu Âu với nhà Thanh.
D. chế độ phong kiến suy sụp, tạo điều kiện cho phương Tây dòm ngó, xâm lược.
Câu 4. Nhà Tần có chính sách gì để khuyến khích sản xuất?
A. Thống nhất tiền tệ, đo lường, mở rộng giao thông.
B. Chú trọng công tác thủy lợi.
C. Chú trọng phát triển nông nghiệp.
D. Chú trọng phát triển thủ công và buôn bán.
Câu 5. Bộ máy nhà nước của thời Đường khác với thời Tần – Hán ở điểm nào?
A. Bỏ chức Thừa tướng và Thái úy. B. Thêm chức Tể tướng.
C. Có thêm chức Tiết độ sứ. D. Có thêm chức Tể tướng và Tiết độ sứ.
Câu 6. Tác dụng lớn nhất của chế độ quân điền đối với chế độ phong kiến Trung Quốc là
A. Nông dân yên tâm sản xuất.
B. Nông dân được cải thiện đời sống.
C. Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
D. Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.
Câu 7. Yếu tố nào sau đây
không phải là biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của chế độ phong kiến dưới thời Đường?
A. Bộ máy cai trị được hoàn chỉnh.
B. Xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN.
C. Kinh tế phát triển toàn diện.
D. Lãnh thổ được mở rộng.
Câu 8. Nét nổi bật của kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh là
A. quan hệ sản xuất phong kiến đạt đến đỉnh cao.
B. quan hệ sản xuất TBCN phát triển mạnh.
C. xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất TBCN.
D. xuất hiện nhiều trung tâm kinh tế lớn.
Câu 9. Nguyên nhân khiến mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa thời Minh không thể phát triển được?
A. Do nhà nước phong kiến tìm cách hạn chế.
B. Do các nước không buôn bán với Trung Quốc.
C. Do các sản phầm của Trung Quốc không được cải tiến.
D. Do nhà Minh suy sụp.
Câu 10. Vì sao Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là cơ sở lí luận của chế độ phong kiến Trung Quốc?
A. Nho giáo ra đời sớm.
B. Nho giáo là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.
C. Nho giáo đề cao sự bình đẳng.
D. Nho giáo xây dựng nên một xã hội ổn định.
Câu 11. Cuộc khởi nghĩa nào đã làm sụp đổ nhà Minh?
A. Khởi nghĩa Hoàng Sào.
B. Khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng.
C. Khởi nghĩa Lý Tự Thành.
D. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc.
Câu 12. Sự ra đời của chế độ phong kiến gắn liền với sự hình thành quan hệ bóc lột nào?
A. Quý tộc với nông dân công xã.
B. Địa chủ với nông dân lĩnh canh.
C. Quý tộc với nô lệ. D. Quý tộc với nông dân lĩnh canh.
Câu 13. Nho giáo có vai trò như thế nào với xã hội Trung Quốc?
A. Là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.
B. Là công cụ thống trị về mặt tinh thần với nhân dân.
C. Là tư tưởng chi phối giáo dục, thi cử.
D. Là tư tưởng chi phối đời sống tinh thần.
Vận dụng.Câu 1. Biểu hiện của mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc dưới thời Minh là gì?
A. Xuất hiện giai cấp công nhân.
B. Hình thành quan hệ chủ - thợ trong sản xuất.
C. Xuất hiện lao động làm thuê trong nông nghiệp.
D. Xuất hiện lao động làm thuê trong công nghiệp.
Câu 2. Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Minh - Thanh.
A. Quyền lực tập trung vào tay vua. B. Phân chia quyền lực cho các bộ.
C. Bộ máy nhà nước tinh gọn. D. Quyền lực của vua bị hạn chế.
Câu 3. Trong thời phong kiến, Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng nào từ Trung Quốc?
A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Hinđu giáo.
Câu 4. So với bộ máy nhà nước thời Tần - Hán, bộ máy nhà nước thời Minh có điểm khác biệt chủ yếu là
A. Quyền lực tập trung vào tay vua.
B. Các chức Thừa tướng, thái úy bị bãi bỏ
C. Vua là người đứng đầu nhà nước và quân đội.
D. Quan lại tuyển chọn qua thi cử.
Câu 5. Ghép nối đúng các vị vua sáng lập ra các triều đại phong kiến Trung Quốc sau?
1. Tần Thủy Hoàng | | a. Nhà Minh. |
2. Lưu Bang | | b. Nhà Đường. |
3. Lý Uyên | | c. Nhà Tần. |
4. Chu Nguyên Chương | | d. Nhà Hán. |
A. 1 - a; 2 - b; 3 - c; 4 - d.
B. 1 - c; 2 - d; 3; b; 4 - a.
C. 1 - d; 2 - c; 3 - c; 4 - a. D. 1 - a; 2 - c; 3 - d; 4 - b.
Câu 6. Sắp xếp các triều đại phong kiến của Trung Quốc theo thời gian xuất hiện
1. Nhà Tần. 2. Nhà Minh. 3. Nhà Đường. 4. Nhà Thanh.
A. 1 - 2 - 3 - 4.
B. 1 - 3 - 2 - 4.
C. 4 - 3 - 2 - 4. D. 1 - 3 - 4 - 2.
Câu 7. Điền từ đúng vào chỗ trống đề hoàn thiện đoạn dữ liệu sau
Người đầu tiên khởi xướng Nho học là …. Đến thời Hán Vũ Đế … trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền. … ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường
A. Khổng Tử; Nho giáo; Phật giáo.
B. Đổng Trọng Thư; Nho gia; Phật giáo.
C. Lão Tử; Nho giáo, Phật giáo.
D. Khổng Tử; Nho Giáo; Đạo giáo.
Câu 8. Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến với Việt Nam là
A. Bành trướng, xâm lược. B. Bế quan tỏa cảng.
C. Hòa hảo, mềm dẻo. D. Lúc hòa hiếu, lúc chiến tranh.
Câu 9. Đặc điểm chung của chế độ phong kiến thời Đường là
A. kinh tế phát triển toàn diện.
B. bộ máy cai trị hoàn chỉnh.
C. Đẩy mạnh xâm lược mở rộng lãnh thổ.
D. Chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao.
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 72.00 KB )