BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGHÈN | ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Thời gian làm bài: 15 phút; MÃ ĐỀ 01 |
Họ và tên: ...........................................................lớp ....................................................
Trắc nghiệm
Câu 1. Đâu
không phải là biện pháp của chính phủ Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A. Tiến hành phát xít hóa bộ máy chính quyền,
B. Nhà nước can thiệp một cách tích cực vào đời sóng kinh tế.
C. Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc cứu trợ người thất nghiệp.
D. Khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.
Câu 2. Từ sự phát triển của phong trào Ngũ tứ, có thể rút ra bài học quan trọng nào để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925)?A. Phải xây dựng khối đoàn kết công nông vững chắc.
B. Phải tranh thủ sự ủng hộ của các dân tộc bị áp bức.
C. Phải nhanh chóng thành lập chính đảng vô sản để lãnh đạo cách mạng.
D. Phải kết hợp các hình thức đấu tranh chống thực dân.
Câu 3: Từ 1930, giai cấp nào nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng ba nước Đông Dương?
- Tư sản dân tộc.
- Vô sản.
- Tiểu tư sản.
- Sĩ phu phong kiến.
Câu 4: Bước tiến mới của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á, so với trước chiến tranh thế giới thứ nhất thể hiện qua nội dung nào?
- Đòi tự do kinh doanh
- Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
- Đòi tự chủ về chính trị.
- Đòi tự do xuất bản báo chí.
Câu 5: Đâu
không phải là vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên xô là trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
B. Đóng vai trò quyết định nhất trong việc tiêu diệt phát xít Nhật.
C. Tập hợp được các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.
D. Đập tan được cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng.
Câu 6: Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và kết thúc, bài học nào cần thực hiện thường xuyên hiên nay?
A. Học tập đế hiểu rõ hơn về các cuộc chiến tranh.
B. Đoàn kết, tập hợp lực lượng sẵn sàng đấu tranh.
C. Tuyên truyền, phản đối mọi hình thức chiến tranh.
D. Kiên quyết đấu tranh xóa bỏ mọi nguy cơ gây chiến.
Câu 7: Sự khác nhau cơ bản về hình thức đấu tranh trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới do Đảng Cộng sản lãnh đạo so với các đảng tư sản dân tộc là
A. khởi nghĩa vũ trang.
B. đấu tranh hòa bình.
C. đòi thành lập các đảng chính trị.
D. đòi quyền lợi về kinh tế.
Câu 8: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của các nước Đông Nam Á thời kì (1919 – 1939) là
A. giành độc lập dân tộc.
B. chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. chống ách thống trị của phong kiến.
D. đòi quyền dân chủ, cải thiện đời sống.
Câu 9: Thực chất của "chính sách mới" là
A. chính sách đầu tư có trọng điểm của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế - tài chính – xã hội của đất nước.
B. chủ trương, biện pháp của Nhà nước để giải quyết các vấn đề kinh tế - tài chính, an ninh – xã hội.
C. thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội.
D. một số chính sách can thiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của đất nước.
Câu 10: Sự kiện nào tạo nên yếu tố khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam thành công nhanh chóng và ít đổ máu?
A. Ngày 9/5/1945, quân Đức đầu hàng không điều kiện.
B. Ngày 9/8/1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Na-ga-xa-ki của Nhật
C. Ngày 6/8/1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma của Nhật.
D. Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện.
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 37.50 KB )