ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – MÔN LỊCH SỬ. NĂM HOẠC 2018-2019Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ...................
Câu 1. Thái độ nhân nhượng, thỏa hiệp với phe phát xít của Anh, Pháp, Mĩ đã dẫn đến điều gì?
A. Chính quyền các nước phát xít lợi dụng để chia rẽ các nước đế quốc.
B. Chính quyền các nước phát xít lợi dụng, cô lập các nước đế quốc.
C. Chính quyền các nước phát xít lợi dụng để gây chiến tranh xâm lược.
D. Chính quyền các nước phát xít lợi dụng đánh chiếm Liên Xô.
Câu 2. Thực chất của "chính sách mới" là
A. chủ trương, biện pháp của Nhà nước để giải quyết các vấn đề kinh tế - tài chính, an ninh – xã hội.
B. chính sách đầu tư có trọng điểm của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế - tài chính – xã hội của đất nước.
C. thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội.
D. một số chính sách can thiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của đất nước.
Câu 3. Trước sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít những năm 30 của thế kỉ XX, giới cầm quyền Anh, Pháp đã
A. nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
B. liên kết với Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.
C. kêu gọi các nước tư bản khác chống phát xít.
D. đàn áp phong trào cách mạng trong nước.
Câu 4. Sự khác nhau cơ bản về hình thức đấu tranh trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới do Đảng Cộng sản lãnh đạo so với các đảng tư sản dân tộc là
A. đòi quyền lợi về kinh tế.
B. đòi thành lập các đảng chính trị.
C. đấu tranh hòa bình.
D. khởi nghĩa vũ trang.
Câu 5. Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với các vấn đề quốc tế ở thập niên 30 của thế kỉ XX đã đưa đến một trong những tác động nào?
A. Gián tiếp đưa đến phong trào chống chủ nghĩa phát xít mạnh mẽ.
B. Trực tiếp gây ra cuộc CTTG 2
C. Trực tiếp gây ra xung đột căng thẳng giữa Mĩ và Liên Xô.
D. Gián tiếp gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 6. Để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng 1929 – 1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã
A. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.
B. nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.
C. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
D. tăng cường đầu tư cho công nghiệp và nông nghiệp.
Câu 7. Từ 1930, giai cấp nào nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng ba nước Đông Dương?
A. Tiểu tư sản.
B. Sĩ phu phong kiến C
. Tư sản dân tộc.
D. Vô sản.
Câu 8. Bước tiến mới của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á, so với trước chiến tranh thế giới thứ nhất thể hiện qua nội dung nào?
A. Đòi tự chủ về chính trị.
B. Đòi tự do xuất bản báo chí.
C. Đòi tự do kinh doanh
D. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
Câu 9. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của các nước Đông Nam Á thời kì (1919 – 1939) là
A. đòi quyền dân chủ, cải thiện đời sống.
B. chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. chống ách thống trị của phong kiến.
D. giành độc lập dân tộc.
Câu 10. Dấu hiệu nào chứng tỏ đầu thế kỉ XX giai cấp tư sản Trung Quốc lớn mạnh?
A. Buôn bán với nhiều nước trên thế giới.
B. Thành lập các tổ chức chính trị.
C. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
D. Mở rộng sản xuất kinh doanh.
Câu 11. Đâu
không phải là biện pháp của chính phủ Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A. Tiến hành phát xít hóa bộ máy chính quyền.
B. Khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.
C. Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc cứu trợ người thất nghiệp.
D. Nhà nước can thiệp một cách tích cực vào đời sóng kinh tế.
Câu 12. Từ sự phát triển của phong trào Ngũ tứ, có thể rút ra bài học quan trọng nào để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925)?
A. Phải xây dựng khối đoàn kết công nông vững chắc.
B. Phải kết hợp các hình thức đấu tranh chống thực dân.
C. Phải tranh thủ sự ủng hộ của các dân tộc bị áp bức.
D. Phải nhanh chóng thành lập chính đảng vô sản để lãnh đạo cách mạng.
Câu 13. Đảng Cộng sản thành lập đầu tiên ở Đông Nam Á là
A. Đảng cộng sản Việt Nam.
B. Đảng cộng sản In đô nê xia.
C. Đảng cộng sản Phi lip pin
. D. Đảng cộng sản Malaixia.
------ HẾT ------
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 41.50 KB )