ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT TỰ CHỌN SỬ 12Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ...................
Câu 1. Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Campuchia gia nhập ASEAN (4/1999)
B. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976)
C. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995)
D. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN (11/2007)
Câu 2. Nội dung
không phản ánh sự chuyển biến của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. hệ thống thuộc địa ngày càng được mở rộng trên phạm vi toàn cầu.
B. Mĩ vươn lên đứng đầu trong thế giới tư bản
C. nền kinh tế các nước tư bản phục hồi và phát triển nhanh
D. xu hướng liên kết khu vực phát triển mạnh
Câu 3. Một trong những tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa là
A. Sự tác động ,phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới
B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế , thương mại quốc tế và khu vực.
C. Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế
D. Sự thúc đẩy nhanh, mạnh việc phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất
Câu 4. Biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. tổ chức “Ngày đồng tâm”.
B. tổ chức quyên góp thóc gạo.
C. tăng gia sản xuất.
D. lập “Hũ gạo cứu đói”.
Câu 5. Yếu tố quyết định nhất để Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có thể diễn ra kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị là do
A. nông thôn và thành thị có điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức và che dấu lực lượng.
B. thực dân Pháp chiếm đóng ở cả nông thôn và thành thị.
C. lực lượng cách mạng được xây dựng trên cả hai địa bàn nông thôn và thành thị.
D. ở nông thôn và thành thị tinh thần đấu tranh của quần chúng dâng cao.
Câu 6. Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là
A. Phát xít Nhật.
B. Trung Hoa Dân Quốc.
C. Đế quốc Anh.
D. Thực dân Pháp.
Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu bước đột phá của quá trình liên kết ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thành lập “Cộng đồng kinh tế châu Âu”(3/1957).
B. Thành lập cộng đồng Than – Thép châu Âu (4/1951).
C. Hiệp ước Maxtrích được kí kết (12/1991).
D. Bảy nước EU tuyên bố hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại giữa các quốc gia (3/1995).
Câu 8. Trong nửa sau thế kỉ XX, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực là do tác động to lớn của
A. phong trào giải phóng dân tộc.
B. cách mạng khoa học - kĩ thuật
C. Chiến tranh lạnh.
D. khủng hoảng năng lượng.
Câu 9. Nhận xét nào dưới đây về cách mạng thángTám năm 1945 ở Việt nam là
không đúng?
A. Đây là cuộc cách mạng có tính chất bạo lực rõ nét.
B. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.
C. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân chủ điển hình.
D. Đây là cuộc cách mạng có tính chất nhân dân sâu sắc.
Câu 10. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là
A. quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
B. quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau của các công ty xuyên quốc gia.
C. quá trình tăng lên mạnh mẽ những quan hệ thương mại quốc tế, các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
D. quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng lẫn nhau của các tập đoàn lớn trên thế giới và khu vực.
Câu 11. Giai cấp , tầng lớp nào giữ vai trò là động lực của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
A. Công nhân và trí thức.
B. Công nhân và Tiểu tư sản
C. Công nhân và nông dân
D. Công nhân, nông dân và trí thức.
Câu 12. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 5/1941 đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng toàn dân là
A. chuẩn bị khởi nghĩa.
B. xây dựng lực lượng vũ trang.
C. xây dựng lực lượng chính trị.
D. xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Câu 13. Hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930 được thể hiện ở những nội dung nào ?
A. Xác định đường lối và lực lượng lãnh đạo.
B. Xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng.
C. Xác định đường lối và nhiệm vụ cách mang.
D. Xác định lực lượng cách mạng và lực lượng lãnh đạo.
Câu 14. Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất từ các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đối với các nước đang trong quá trình phát triển kinh tế là
A. nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
B. ứng dụng các thành tựu khoa học- kĩ thuật.
C. khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên
D. tận dụng tốt các nguồn viện trợ bên ngoài.
Câu 15. Cơ sở hạt nhân của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là
A. Đảng Lập hiến.
B. Hội Phục Việt.
C. nhà xuất bản Nam đồng thư xã.
D. nhà xuất bản Cường học thư xã.
Câu 16. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại.
B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.
C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.
D. Dựng nước đi đôi với giữ nước.
Câu 17. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ( 1919) thực dân Pháp sử dụng biện pháp gì để làm tăng ngân sách Đ Dg
A. Mở rộng trao đổi buôn bán.
B. Mở rộng quy mô sản xuất.
C. Khuyến khích phát triển công nghiệp nhẹ.
D. Tăng thuế và cho vay lãi.
Câu 18. Yếu tố quyết định để Đảng Cộng sản Đông Dương tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất” trong giai đoạn 1939 - 1945 là \
A. để tập hợp rộng rãi các lực lượng trong mặt trận dân tộc thống nhất.
B. nhằm lôi kéo tầng lớp trung, tiểu địa chủ tham gia cm
C. để phân hóa, cô lập kẻ thù tiến tới đánh đổ chúng.
D. để giải quyết quyền lợi dân tộc trước quyền lợi giai cấp.
Câu 19. Phương pháp đấu tranh cách mạng được xác định tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) là
A. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
B. kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
C. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
D. chuyển từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật.
Câu 20. Trong những năm 20 của thế kỷ XX tổ chức nào dưới đây ra đời muộn nhất?
A. Đông Dương cộng sản đảng
B. Đông Dương cộng sản liên đoàn
C. An Nam cộng sản Đảng.
D. Việt nam quốc dân đảng
Câu 21. Đâu không phải là điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.
B. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.
C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Đảng và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động.
Câu 22. Hạn chế về lực lượng cách mạng của Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã được Đảng ta khắc phục hoàn toàn khi chủ trương
A. thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương (3/1938).
B. thành lập Mặt trận Liên việt (1946).
C. thành lập Mặt trận Phản đế Đông Dương (11/1939).
D. .thành lập Mặt trận Việt Minh (5/1941).
Câu 23. Nội dung nào
không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
B. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc.
C. Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới.
D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 24. Một trong những thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. chính quyền cách mạng được củng cố.
B. nhân dân ta giành được chính quyền.
C. được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
D. được sự ủng hộ của phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 25. Bài học kinh nghiệm về tập hợp, tổ chức lực lượng, phân hóa và cô lập kẻ thù trong cách mạng tháng Tám (1945) ở nước ta là
A. tập trung lực lượng tấn công nhiều kẻ thù cùng lúc để làm suy yếu chúng.
B. giải quyết những nhu cầu, nguyện vọng trước mắt của quần chúng nhân dân.
C. triệt để tận dung những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi.
D. thành lập mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi trên cơ sở liên minh công - nông.
Câu 26. “Quân lệnh số 1” (13-8-1945) được ban bố bởi
A. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
B. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
C. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì.
D. Tổng bộ Mặt trận Việt Minh.
Câu 27. Sau Chiến tranh thế giới II biểu hiện nào chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về quân sự
A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
B. Trở lại tái chiếm thuộc địa cũ.
C. Tham gia khối quân sự NA TO
D. Thành lập nhà nước cộng hòa ở Tây Dức
Câu 28. Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
A. tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt
B. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định
C. điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.
D. điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.
Câu 29. Nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A. tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc.
B. khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận.
C. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa .
D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Chiến tranh cách mạng.
Câu 30. Đặc điểm nào mang tính khách quan, quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam của giai cấp công nhân?
A. Có ý thức tổ chức, kỉ luật cao.
B. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
C. Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.
D. Sống tập trung ở nhà máy, xí nghiệp, đồn điền.
Câu 31. Thời cơ ‘’ngàn năm có một’’ của cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào ?
A. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
B. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
C. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
D. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
------ HẾT ------
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 61.00 KB )