Rss Feed Đăng nhập

đề thi hk1 - ban khtn - 01

Gửi lên: 29/12/2019 09:17, Người gửi: lichsu, Đã xem: 302
MÃ ĐỀ; 01
Câu 1:  Nhân tố hàng đầu chi phối các quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là gì?
    A.  Xu thế liên kết khu vực.       
    B. Xu thế “ Toàn cầu hóa”.
    C.  Cục diện hai cực hai phe.             
    D.  Ra đời các khối quân sự.
Câu 2:  Mục đích chính của Đảng khi tổ chức phong trào đón phái viên G. Gôđa vào đầu năm 1937 là gì?
    A. Đưa ra những yêu sách dân sinh, dân chủ.
    B. Biểu dương sức mạnh quần chúng.
    C. Thức tỉnh quần chúng đấu tranh.
    D. Tập dợt lực lượng cách mạng.  
Câu 3:  Cuối 1944 đầu 1945 nước ta xảy ra nạn đói kinh hoàng gần 2 triệu đồng bào chết đói là do
    A. lệnh tổng động viên của chính quyền Pháp.
    B.  tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế.
    C. chính sách bóc lột dã man của Pháp – Nhật.
    D.  giai cấp địa chủ bóc lột nhân dân nặng nề.
Câu 4:  Đảng Cộng sản Đông Dương  xác định kẻ thù của cách mạng trong giai đoạn 1939 - 1945 là
    A.  thực dân Pháp và phản động tay sai.
    B.  đế quốc, phát xít và tay sai.   
    C.  bọn phản động thuộc địa và tay sai.
    D.  phát xít Nhật và phản động tay sai.  
Câu 5:  Cộng đồng Châu ÂU ra đời trên cơ sở hợp nhất của các tổ chức nào ?
    A.  Cộng đồng than thép và cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu.
    B.  Cộng đồng than thép, Cộng đồng năng lượng nguyên tử , cộng đồng kinh tế  Châu Âu. 
    C.  Cộng đồng năng lượng nguyên tử và cộng đồng kinh tế Châu Âu.
    D.  Cộng đồng than thép và cộng đồng kinh tế, thương mại Châu Âu.
Câu 6:  Trong phong trào đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La Tinh được gọi là
    A.  “ Bão táp cách mạng ”                                         B.  “ Lục địa bùng cháy”
    C.  “ Lục địa tự do”                                                   D.  “ Lục địa mới trỗi dậy    
Câu 7:  Việc xác định kẻ thù của cách mạng giai đoạn 1936-1939 được Đảng ta đưa ra khác so với giai đoạn 1930-1931 là
    A.  bọn tư sản phản cách mạng và đế quốc pháp.
    B.  bọn phản động thuộc địa Pháp  và tay sai.
    C.  chủ nghĩa phát xít và đế quốc, phong kiến.
    D.  thực dân Pháp và phong kiến tay sai
Câu 8:   Nguyên nhân sâu xa tác động đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931 là
    A.  sự cỗ vũ của phong trào cách mạng thế giới.
    B.  mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp gay gắt.
    C.  Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo.
    D.  thực dân Pháp thực hiện khủng bố trắng cách mạng.
Câu 9:  Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô?
    A.  Sự chống phá của các nước đế quốc.
    B.  Khi tiến hành cải tổ phạm phải sai lầm nhiều mặt
    C.  Do đường lối lãnh đạo chủ quan duy ý chí
    D.  Không bắt kịp phát triển của khoa học – kĩ thuật
Câu 10:  “Duy trì hòa bình và an ninh thế giới” là mục đích hoạt động của tổ chức nào dưới đây?
    A.  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).             
    B. Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).
    C.  Liên minh châu Âu (EU).                                               
    D.  Liên hợp quốc (UN).
Câu 11:  Năm 1945những quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á giành được độc lập?
    A.  Việt Nam, Cappuchia, Lào.                                 B.  Malaixia, Việt Nam, Lào.
    C.  Inđônêxia, Việt Nam, Lào.                                  D.  Việt Nam, Myanma, Inđônêxia.
Câu 12:  Điểm khác về hình thức đấu tranh của phong trào cách mang 1939 – 1945 so với phong trào cách mạng 1936- 1939 là
    A.  nổi dậy và biểu tình.  B.  đấu tranh chính trị.  C.  chính trị và vũ trang. D.  khởi nghĩa vũ trang.
Câu 13:  Yếu tố khách quan thúc đẩy cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu là
    A.  phát xít Nhật và tay sai rệu rã không đủ sức kháng cự.
    B.  phe đồng minh đánh bại phe phát xít trên các chiến trường.
    C.  tinh thần đoàn kết cùng chiến đấu của nhân dân Đông Dương.
    D.  Chủ nghĩa xã hội phát triển trở thành một hệ thống thế giới.
Câu 14:  Nội dung nào dưới đây không phải là nhận xét về chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh ?
    A. Hình thức sơ khai của chính quyền công nông Việt Nam.
    B. Là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
    C. Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
    D.  Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931.
Câu 15:  Một trong những lí do năm 1941,Đảng cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương thành Mặt trận Việt Minh là
    A.  để tập hợp,giác ngộ,rèn luyện lực lượng chính trị cho Tổng khởi nghĩa.
    B.  Măt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương không còn phù hợp.
    C.  yêu cầu giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
    D.  tạo cơ sở chính trị vững chắc để từng bước xây dựng lực lượng cách mạng.
Câu 16:  Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á?
    A.  Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời.
    B.  Sự ra đời các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
    C.  Sư ra đời nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.
    D.  Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Trung Hoa ra đời.
Câu 17:  Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945) ,cách mạng Trung Quốc(1949) và cách mạng Cu Ba (1959) đã
    A.  làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống thế giới duy nhất nữa.
    B.  mở rộng không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
    C.  chủ nghĩa xã hôi vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới.
    D.  tăng cường sức mạnh cho Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang với Mĩ.
Câu 18:  Yếu tố nào dưới đây phản ánh không đúng nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
    A.  Tài nguyên thiên phong phú
    B. Chi phí cho quốc phòng thấp.
    C.  Vai trò điều tiết của nhà nước.                         
    D. Áp dụng khoa học kỹ thuật.                             
Câu 19:  Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc?
    A.  Đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về “Vấn đề dân tộc và thuộc địa” (7-1920).
    B.  Thành lập tổ chức cách mạng Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925).
    C.  Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Véc xai (18-6-1919).
    D.  Bỏ phiếu tán thành Quốc tế 3 và sáng lập Đảng cộng sản Pháp (25-12-1920).
Câu 20:  Nội dung nào sau đây là một trong những tác động tích cực của cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX?
    A.  Chế tạo ra nhiều vũ khí hiện đại với sức công phá lớn.
    B.  Tình trạng ô nhiễm môi trường trên hành tinh và trong vũ trụ.
    C.  Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
    D.  Tai nạn lao động và giao thông, các loại bệnh dịch mới.
Câu 21:  Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm 1936 đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là gì?
    A.  Chống đế quốc và chống phát xít.
    B.  Chống đế quốc và chống phong kiến.
    C.  Chống phát xít, chống chiến tranh.
    D.  Chống đế quốc, chống chiến tranh.
Câu 22:  Ba tổ chức cách mạng ở nước ta trong những năm 20 của thế kỉ XX là
    A.  An Nam Cộng sản đảng, Việt Nam Quốc dân đảng, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
    B.  Việt Nam Quốc dân đảng, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Đảng Cộng sản Việt Nam.
    C.  Việt Nam Quốc dân đảng, Tân Việt Cách mạng đảng, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
    D.  An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 23:  Vì sao sau Chiến tranh lạnh các quốc đều ra sức điều chỉnh  chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm?
    A.  Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
    B.  Ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế.
    C.  Tác động của quan hệ thương mại quốc tế và các công ti xuyên quốc gia.
    D.  Thích ứng với các thành tựu kì diệu của cách mạng khoa học công nghệ .
Câu 24:  Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930) là nguyên nhân quyết định cho sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930-1931?
    A.  Dưới sự lãnh đạo của Đảng quần chúng đã đấu tranh  tự giác và thống nhất  trên quy mô rộng lớn.
    B.  Đã khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
    C.  Đảng có tổ chức chặt chẽ,có đội ngũ cán bộ trung kiên,nguyện hi sinh cho độc lập của dân tộc.
    D.  Đây là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Câu 25:   Lí do nào làm cho giai cấp nông dân là một lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam ?
    A.  Giai cấp có số lượng đông đảo, có tinh thần cách mạng.
    B.  Lực lượng lao động chính, tạo ra mọi giá trị vật chất.
    C.  Có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.
    D.  Nhạy cảm chính trị, hăng hái với công cuộc canh tân.
Câu 26:  Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam?
    A.  Nổ ra trong tình thế bị động, tổ chức thiếu chu đáo, Pháp đang mạnh.
    B.  Thiếu đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp khoa học.
    C.  So sánh lực lượng không có lợi cho cách mạng, thời cơ chưa xuất hiện.
    D.  Ngọn cờ tư tưởng tư sản đã lỗi thời, không tập hợp được lực lượng.
Câu 27:  Điểm giống nhau về nền tảng chính sách ngoại giao của Nhật Bản và Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
    A.  tìm cách trở lại xâm lược các thuộc địa cũ.
    B.  liên minh chặt chẽ với Mỹ.
    C.
    D. chú trọng phát triển quan hệ với Đông Nam
    E.  mong muốn thiết lập một thế giới “đơn cực”.
Câu 28:   Sự ra đời của các giai cấp xã hội mới đã làm xuất hiện những khuynh hướng đấu tranh nào trong phong trào cách mạng Việt Nam (1919 – 1929) ?
    A.  Khuynh hướng tư sản và vô sản.
    B.  Trào lưu dân tộc và dân chủ.
    C.  Khuynh hướng phong kiến và vô sản.
    D.  Khuynh hướng phong kiến và tư sản.
Câu 29:  Giai cấp xã hội mới nào ở Việt Nam đã ra đời trong khai thác thuộc địa lần 2?
    A.  Nông dân.                 B. Tiểu tư sản.                    C.  Địa chủ.                         D.  Công nhân. 
Câu 30:  Ảnh hưởng to lớn của cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với dân tộc và thế giới là
    A.  chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
    B.  đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam,mở đầu kỉ nguyên mới.
    C.  có ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào.
    D.  là bước ngoặt lớn của dân tộc,cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 31:  Tính sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc về nội dung cách mạng tư sản dân quyền trong Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 như thế nào?
    A.  Chống đế quốc, phong kiến.                                B.  Có chống phong kiến.
    C.  Không chống phong kiến.                                    D.  Làm thổ địa cách mạng.
Câu 32:  Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (1-1930) với cương vị là
    A.  người sáng lập và lãnh đạo tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
    B.  phái viên Quốc tế Cộng sản có quyền quyết định về cách mạng Việt Nam.
    C.  người truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin chuẩn bị điều kiện thành lập đảng.
    D.  người mở đầu truyền bá cho khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam .
Câu 33:  Một trong những hoạt động về kinh tế  của các Xô viết Nghệ - Tĩnh là
    A.  chia ruộng đất công cho dân cày nghèo.
    B.  mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân.
    C.  quần chúng được tham gia các đoàn thể.
    D.  Xóa bỏ các tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè...
Câu 34:  Nhận xét nào sau đây đúng với sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam (1919 – 1925)?
    A.  Vai trò nòng cốt trong phong trào dân tộc.
    B.  Một bộ phận của phong trào yêu nước.
    C.  Trở thành phong trào đấu tranh độc lập.
    D.  Đấu tranh có tổ chức, lập công hội đỏ .
Câu 35:  Hoạt động tiêu biểu của Hội Việt Nam Cách  mạng Thanh niên khi mới ra đời là gì?
    A.  Tập hợp lực lượng cách mạng.                             B.  Mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng.
            C.  Xây dựng cơ sở trong kiều bào.  D.  Xây dựng các cơ sở trong nước.

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 25.41 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Nguyễn Hiền
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 29/12/2019 09:17
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    0
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4208 view

  Giải trí

1 photos | 3911 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2483 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 30
  • Khách viếng thăm: 29
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 3846
  • Tháng hiện tại: 90730
  • Tổng lượt truy cập: 8083539

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606