Rss Feed Đăng nhập

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I HÓA HỌC KHỐI 11 NĂM HỌC 2019-2020

Gửi lên: 31/12/2019 20:17, Người gửi: hoahoc, Đã xem: 582
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I HÓA HỌC KHỐI 11 NĂM HỌC 2019-2020
 
A.KIẾN THỨC CƠ BẢN:
I. CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI
- Nắm vững khái niệm chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
-Thuyết axit – bazơ của Areniut?
- Tính chất của hiđroxit lưỡng tính, chất lưỡng tính
- Viết thành thạo phương trình trình điện li (cả chất điện li mạnh và yếu)
- Khái niệm về pH, chất chỉ thị axit-bazơ. Biết xác định môi trường theo [H+], [OH-] và pH.
- Nắm vững điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion và viết thành thạo các phương trình hóa học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.
II. CHƯƠNG IINHÓM NITƠ
1. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế: N2, NH3, muối amoni (), HNO3, muối nitrat (). Phương pháp nhận biết từng chất.
2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế: P, H3PO4, muối photphat (). So sánh với N2 và các hợp chất của nitơ.
3. Phân bón hóa học. Phương pháp sản xuất phân bón.
III. CHƯƠNG III: NHÓM CACBON
  1. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế  C, CO, CO2 , Axit cacbonic, muối cacbonat.
  2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế  Si và hợp chất của silic (so sánh với C và hợp chất của cacbon).
 IV. CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ.
1. Xác định hợp chất hữu cơ
2. Xác định công thức phân tử ,công thức đơn giản hợp chất hữu cơ.
B.DẠNG BÀI TẬP
- Viết phương trình dạng phân tử và ion rút gọn
- Tính theo phương trình hóa học dựa vào phản ứng trao đổi ion trong dung dịch điện li.
- Tính pH của dung dịch: Axit, Bazơ, dung dịch thu được khi trộn dung dịch axit với dung dịch bazơ.
- Toán hiệu suất phản ứng của phản ứng tổng hợp NH3, phản ứng nhiệt phân muối nitrat.
- Kim loại và hợp chất tác dụng với axit HNO3.
- Axit H3PO4, CO2 tác dụng với dung dịch bazơ (dung dịch NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
- Nhiệt phân muối nitrat và tính oxi hóa của ion NO3- trong môi trường axit.
MỘT SỐ CÂU HỎI ÁP DỤNG:
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Dãy gồm các chất điện li yếu là
      A. HBrO, H2S, CH3COOH                                     C. H2S, (NH4)3PO4, CH3COOH
      B. CuSO4, NaCl, HCl                                             D. Na2SO3, CaCl2, CH3COOH
Câu 2. Nhóm nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?
      A. NaCl, H2SO4, KNO3                                          B. NaCl, Na2SO4, HF                          
      C. Na2SO4, Cu(OH)2, NaCl                                    D. KOH, H2S, HCl
Câu 3. Nhóm nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?
      A. Na2SO4, Cu(OH)2, NaCl                                    C. NaCl, Na2SO4, H2S             
      B. NaCl, H2SO4 ,HF                                     D. KOH, Na2S, HCl  
Câu 4. Một dung dịch có [H+]=10-4M. Môi trường của dung dịch là
       A. Trung tính         B. Bazơ                                   C. Axit                     D. Không xác định được
Câu 5. Một dung dịch có [H+]=10-9M. Môi trường của dung dịch là
       A. Bazơ                      B. Axit                               C. Trung tính            D. Không xác định được
Câu 6. Dung dịch có [H+] =10-12. pH của dung dịch là
       A. 2                        B. 10                                      C. 12                            D.  7
Câu 7. Dung dịch có [H+] =10-2. pH của dung dịch là
       A. 2                            B. 10                             C. 12                                      D.  7
Câu 8. Dung dịch có [H+] =10-10. pH của dung dịch là
       A. 2                            B. 10                             C. 12                            D.  7
Câu 9. Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M phản ứng với 1,42g Na2SO4 sau phản ứng thu được kết tủa có khối lượng là?
      A. 4g                            B. 10g                                C. 2,33g                             D. 3g
Câu 10. Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M phản ứng với 1,52g FeSO4 sau phản ứng thu được kết tủa có khối lượng là?
      A. 0,9g                         B. 3,23g                             C. 2.33g                             D. 3g
Câu 11. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ (Z=7)
      A.  1s22s22p5.                     B. 1s22s22p3.                C. 1s22s22p63s23p3.               D. 1s22s22p63s23p5.
Câu 12. Các ion nào sau không thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
            A. Na+, Mg2+, NO, SO.                                   B. Ba2+, Al3+, Cl, HSO.   
            C. Cu2+, Fe3+, SO, Cl­.                                                             D. K+, NH, OH, PO.
Câu 13: Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch ?
            A.NH4+ ; Na+; HCO3-; OH-.                                B.Fe2+; NH4+; NO3- ; SO42-.  
            C.Na+; Fe2+ ; H+ ;NO3-.                                                   D. Cu2+  ; K+ ;OH- ;NO3-.
Câu 14 Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ?
A. H2.                               B. N2.                           C. CO2.                        D. O2.
Câu 15“Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là :
A. CO rắn.                        B. SO2 rắn.                   C. H2O rắn.                  D. CO2 rắn.
Câu 17. Trong công nghiệp, NH3 được điều chế từ
      A. NHCl và Ca(OH)2.     B. HNO3.                       C. không khí.                        D. N2 và H2.
Câu 18: Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2C + Ca ¾® CaC2                                                                           (b) C + 2H2 ¾® CH4
(c) C + CO2 ¾® 2CO                                                         (d) 3C + 4Al ¾® Al4C3
Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. (c).                          B. (b).                                      C. (a).                                      D. (d).
Câu 19: Tính khử của C thể hiện ở phản ứng nào sau đây
A.                                  B.
            C.                                              D.
Câu 20: Phản ứng nào sau đây viết sai?
A.                                           B.
            C.                             D.
Câu 21: Phản ứng nào sau đây viết sai?
A.                                           B.
            C.                             D.
Câu 22. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào NH3 thể hiện tính bazơ :
      A.  2NH3 + 3CuO  3Cu + 3H2O + N2            B. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O      
      C.  NH3 + HCl     NH4Cl                               D. 8NH3 + 3Cl26NH4Cl + N2 
Câu 23. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào P  thể hiện tính oxh :
      A.  P + 5HNO3 H3PO4 + H2O + 5NO2                 B. 4P + 5O2    2P2O5      
      C.  2P + 3Ca     Ca3P2                                   D. 2P + 3Cl22PCl3
Câu 24. Cho phản ứng: 2HNO3+  CuO ® Cu(NO3)2  + H2O,  HNO3 đóng vai trò là:  
      A. Chất oxi hóa                   B. Axit                             C. Môi trường              D.  Cả A và C
Câu 25. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào NH3 không thể hiện bazơ :
      A.  2NH3 + 3H2O + CuCl 3Cu(OH) + NH4Cl     B. 4NH3 + 5O2    4NO + 6H2O        
      C.  NH3 + HCl     NH4Cl                                   D. NH3 + HNONH4 NO 
Câu 26. Phản ứng: Zn + HNO3loãng → Zn(NO3)2 + NO + H2O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là:
      A. 3; 8; 3; 4; 2.                  B.  3; 8; 3; 2; 4.                  C.  3; 8; 2; 3;                  D.  3; 3; 8; 2; 4.
Câu 27. Phản ứng: Mg + HNO3đặc→ Mg(NO3)2 + NO2 + H2O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là:
      A. 1; 4; 1; 2; 2.                  B.  3; 8; 3; 2; 4.                  C.  3; 8; 2; 3;                  D.  3; 3; 8; 2; 4.
Câu 28. Phản ứng: Cu + HNO3loãng → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là:
      A. 3; 8; 3; 4; 2.                  B.  3; 8; 3; 2; 4.                  C.  3; 8; 2; 3;                  D.  3; 3; 8; 2; 4.
Câu 29. Phản ứng: Al + HNO3loãng → Al(NO3)3 + NO + H2O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là:
      A. 3; 8; 3; 4; 2.                  B.  3; 8; 3; 2; 4.                  C.  1; 4; 1; 1;                  D.  1; 4; 1; 1; 2.
Câu 30. Công thức của phân ure là:
      A. (NH4)2CO3.                   B.  (NH2)2CO3.                   C. (NH2)2CO.                  D. NH2CO.
Câu 31. Thành phần chính của supephotphat kép là:
     A. Ca(H2PO4)2. CaSO4                                                  C. Ca3(PO4)2. Ca(H2PO4)2
     B. Ca(H2PO4)2. H3PO4                                                   D. Ca(H2PO4)2
Câu 32. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm  
      A.  N.                                 B. NO.                               C. NO3-.                          D.  NH4+
Câu 33. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm  
      A.  K.                                 B. K2O.                              C. KOH                          D.  KNO3
Câu 34. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm  
      A.  P.                                 B. P2O5.                             C. H3PO4.                       D.  PO43-.
Câu 35. Phân kali cung cấp nguyên tố nào cho cây?
      A. K                                   B. P                              C. Zn                                                D. N                     
Câu 36. Phân vi lượng cung cấp nguyên tố nào cho cây?
      A. K                                   B. P                                    C. Zn                                        D. N                     
Câu 37. Phân lân cung cấp nguyên tố nào cho cây?
      A. K                                   B. P                                    C. Zn                                        D. N                     
Câu 38. Phân đạm cung cấp nguyên tố nào cho cây?
      A. K                                   B. P                                    C. Zn                                        D. N                     
Câu 39. Ion H2PO4- có tên gọi:
      A. Photphoric                    B. Photphat                        C. Đihiđrophotphat         D. Hiđrophotphat
Câu 40. Ion HPO42- có tên gọi:
      A. Photphoric                    B. Photphat                        C. Đihiđrophotphat         D. Hiđrophotphat
Câu 41. Hòa tan hết 5,4 gam kim loại X trong dung dịch HNO3 dư tạo ra 0,2 mol NO (không có sản phẩm khử khác của N+5). Kim loại X là
            A. Fe.                           B. Cu.                          C. Zn.                                      D. Al.
Câu 42. Hòa tan hết 9,6 gam kim loại X trong dung dịch HNO3 dư tạo ra 0,1 mol NO (không có sản phẩm khử khác của N+5). Kim loại X là
            A. Fe.                           B. Cu.                          C. Zn.                                      D. Al.
Câu 43. Hòa tan hết 14 gam kim loại X trong dung dịch HNO3 dư tạo ra 0,75 mol NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Kim loại X là
            A. Fe.                           B. Cu.                          C. Zn.                                      D. Al.
Câu 44. Hòa tan hết 7,8  gam kim loại X trong dung dịch HNO3 dư tạo ra 0,08 mol NO (không có sản phẩm khử khác của N+5). Kim loại X là
            A. Fe.                           B. Cu.                          C. Zn.                                      D. Al.
Câu 45. Hòa tan hết 3,36  gam kim loại X trong dung dịch HNO3 dư tạo ra 0,18 mol NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Kim loại X là
            A. Fe.                           B. Cu.                          C. Zn.                                      D. Al.
Câu 46. Hòa tan hết 4,55  gam kim loại X trong dung dịch HNO3 dư tạo ra 0,0175 mol N2O (không có sản phẩm khử khác của N+5). Kim loại X là
            A. Fe.                           B. Cu.                          C. Zn.                                      D. Al.
Câu 47. Hòa tan hết 12 gam Mg trong dung dịch HNO3 tạo ra 0,1 mol khí X (không có sản phẩm khử khác của N+5). Khí X là
            A. N2O.                        B. N2.                           C. NO.                                     D. NO2.
Câu 48. Hòa tan hết 9,6 gam Cu trong dung dịch HNO3 tạo ra 0,1 mol khí X (không có sản phẩm khử khác của N+5). Khí X là
            A. N2O.                        B. N2.                           C. NO.                                     D. NO2.
Câu 49. Hòa tan hết 5,4 gam Al trong dung dịch HNO3 tạo ra 0,075 mol khí X (không có sản phẩm khử khác của N+5). Khí X là
            A. N2O.                        B. N2.                           C. NO.                                     D. NO2.
Câu 50. Hòa tan hết 7,8 gam Zn trong dung dịch HNO3 tạo ra 0,03 mol khí X (không có sản phẩm khử khác của N+5). Khí X là
            A. N2O.                        B. N2.                           C. NO.                                     D. NO2.
Câu 51. Hòa tan hết 4,8 gam Mg trong dung dịch HNO3 tạo ra 0,04 mol khí X (không có sản phẩm khử khác của N+5). Khí X là
            A. N2O.                        B. N2.                           C. NO.                                     D. NO2.
Câu 52. Hòa tan hết 6,5 gam Zn trong dung dịch HNO3 tạo ra 0,2 mol khí X (không có sản phẩm khử khác của N+5). Khí X là
            A. N2O.                        B. N2.                           C. NO.                                     D. NO2.
Câu 53. Hòa tan hết 8,1 gam Al trong dung dịch HNO3 tạo ra 0,3 mol khí X (không có sản phẩm khử khác của N+5). Khí X là
            A. N2O.                        B. N2.                           C. NO.                                     D. NO2.
Câu 54. Cho dung dịch KOH đến dư vào V ml dung dịch NH4NO3 1M ,đun nóng nhẹ, thu được 448 ml khí (đktc). Giá trị của V là
            A. 20 ml.                     B. 10 ml.                      C. 100ml.                                D. 200ml.
Câu 55. Cho dung dịch KOH đến dư vào V ml dung dịch NH4NO3 1M ,đun nóng nhẹ, thu được 2240 ml khí (đktc). Giá trị của V là
            A. 20 ml.                     B. 10 ml.                      C. 100ml.                                D. 200ml.
Câu 56. Cho dung dịch KOH đến dư vào V ml dung dịch NH4NO3 1M ,đun nóng nhẹ, thu được 4480 ml khí (đktc). Giá trị của V là
            A. 20 ml.                     B. 10 ml.                      C. 100ml.                                D. 200ml.
Câu 57:  Hấp thụ hết 7,84 lít CO2 (đkc) vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 1M.Khối lượng kết tủa thu được là
A. 19,7 gam.                            B. 49,25 gam.              C. 39,4 gam.                            D. 10 gam.
Câu 58: Hấp thụ hết 1,344 lít CO2 (đktc) vào 350 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 64 gam.                               B. 10 gam.                               C. 6 gam.                                 D. 60 gam.
Câu 59: Hấp thụ hết 11,2 lít CO2 (đktc) vào 350 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 39,4 gam.                            B. 78,8 gam.                            C. 19,7 gam.                            D. 20,5 gam.
Câu 60:  Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M,thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55.                                 B. 9,85.                                    C. 19,70.                                 D. 39,40.
Câu 61:Thổi từ từ khí cacbonic vào dung dịch nước vôi trong cho đến dư. Hiện tượng quan sát được là:
  1. Kết tủa màu trắng tăng dần và không tan.
  2. Kết tủa màu trắng tăng dần đến cực đại rồi tan dần đến trong suốt.
  3. Kết tủa màu trắng xuất hiện rồi tan, lặp đi lặp lại nhiều lần.
 D. Không có hiện tượng gì.
Câu 62: Zn3P2 (thành  phần có trong thuốc diệt chuột) có tên là:
A. Kẽm photphua                   B. Kẽm photphit                  C.  Kẽm photphat                               D. Kẽm photpho                   
 
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Tính pH dung dịch
1. Tính pH của các dung dịch sau:
a,  HCl  0,1M                     b, NaOH  0,1M                  c, H2SO4 0,01M                 d, Ba(OH)2 0,01M
2. Trộn 100ml dung dịch HCl 0,001M với 100ml dung dịch HNO3 0,001M thu 200 ml dung dịch X. Tính pH dung dịch X ?
3. Trộn 100ml dung dịch HCl 0,01M với 100ml dung dịch HNO3 0,01M thu 200 ml dung dịch X. Tính pH dung dịch X?
4. Tính pH của các dung dịch thu được sau khi trộn 250 ml dung dịch HCl 0,5M và 250 ml dung dịch NaOH 0,55M.
5. Trộn 50 ml dung dịch HCl 0,12M với 50 ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch thu được?
Câu 2: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch:
      a, AgNO3 + NaCl               b, NaOH + HNO3                                 c,NH4NO3 + HCl
      d, CuSO4 + KOH                e, Fe2(SO4)3 + KOH                              h, NaHCO3 + HCl                  
       i, NaHCO3 + NaOH          k, K2CO3 + HCl                                         l, Al(OH)3 + HNO3            
      m, Al(OH)3 + NaOH             n, BaCl2 + K2CO3                               o, BaCl2  + H2SO4
Câu 3: Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch sau:
     a,KOH 0,02M                     b,BaCl2 0,015M                       c,HCl 0,05M                     d,Fe2(SO4 )30,01M
 Câu 4: Để điều chế 68g NH3 cần lấy bao nhiêu lít N2 và H2 ở đktc. Biết hiệu suất phản ứng là 20%.
 Câu 5:  Một dung dịch chứa 2 cation là Fe2+ (0,1mol) và Al3+ (0,2mol) và hai anion là Cl(a mol) và SO42- (b mol). Tính a, b biết rằng khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan..              
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thì thu được 3584ml khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra (đktc) và dung dịch X. Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 4480ml khí thoát ra ( đktc ).. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
  Câu 7:  Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp gồm Fe trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư, sau phản ứng thu được 11,2 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?                              
Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp rắn X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí có thể tích 6,72 lít (đktc).
              a. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra.
              b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X.
Câu 9:  Đốt cháy hoàn toàn 3,1g P ta được chất A chia làm 2 phần bằng nhau:
-Lấy phần 1 hoà tan hoàn toàn vào 500g nước ta được dd B.Tính nồng độ % của dd B.
-Lấy phần 2 cho tác dụng với 400ml dd NaOH 0,3M sau đó đem cô cạn dd thì thu được bao nhiêu g chất rắn?
Câu 10:Thêm 44g NaOH vào dd chứa 39,2g H3PO4 và cô cạn dd. Xác định khối lượng muối thu được sau pư.
Câu 11:  Hấp thụ hết 2,464 lit CO2 (đktc) vào cốc đựng V ml dung dịch KOH 1,5M thu được 13,85 gam muối. Tính V và nồng độ mol các chẩt trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 12:  Hấp thụ hết 3,36 lit CO2 (đktc) vào cốc đựng 200 ml dung dịch KOH 1M thu được a gam muối. Tính a và nồng độ CM các chẩt trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 13: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu 4,48 lít khí NH3 (đktc). Tính tổng khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X.  
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 141.50 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Lê thị Hương (huongthaophan1985@gmail.com)
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 31/12/2019 20:17
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    29
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (27/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (02/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4105 view

  Giải trí

1 photos | 3814 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2374 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 13
  • Khách viếng thăm: 11
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 976
  • Tháng hiện tại: 22312
  • Tổng lượt truy cập: 7642159

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606