Đề cương ôn tập thi học kì 1 lớp 11Câu 1: Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc đàu XX đã lật đổ chế độ phong kiến mã Thanh là
A. khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, B. cách mạng Tân Hợi.C. phong trào nghĩa hòa đoàn. D. Duy tân Mậu Tuất.
Câu 2: Ngay từ thế kỉ XV, XVI thực dân Tay Ban Nha và Bồ Đào Nha, Hà Lan đã có mặt và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đến giữa XIX, Hà Lan đã hoàn thành xâm lượcA. Mã lai. B. In đô nê xia C. Đông ti mo. D. Phi líp pin.
Câu 3: Trong chiến tranh thế giới 1, nước đã thực hiện thắng lơi khẩu hiệu “ Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng là A. Pháp. B. Đức. C. Nga. D. Mĩ.
Câu 4: Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp là
A. khởi nghĩa của hoàng thân Nô rô đôm( 1863). B. khởi nghĩa A-cha xoa(1863-1866).
C. khởi nghĩa hoàng thân Si vô tha ( 1861-1892). D. khởi nghĩa Pucômbô( 1866-1867).
Câu 5: Từ thắng lợi của Cải cách Minh Trị, Rama V và thất bại của Duy Tân Mậu Tuất chúng ta rút ra được bài học để caỉ cách thành công nó phụ thuộc nhân tố bối cảnh của đất nước
A. còn độc lập và chủ quyền. B. Có nhiều thuộc địa. C. Có vua yêu nước. D. Có nền kinh tế khá.
Câu 6: Nội dung của những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại làA. tố cáo tội ác của tư sản.
B. tấn công vào phong kiến. C. hình thành tư tưởng và quan điểm tư sản. D. phản ánh hiện thực xã hội các nước.
Câu 7: Ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia là đối tượng xâm lược của Thực dân Pháp. Đến cuối XIX Pháp đã hoàn thành xâm lược vàA. tiến hành đàn áp cách mạng. B. thi hành khai thác thuộc địa lần 2.
C. tiên shành khai thác thuộc địa lân 1. D. xây đường sắt công nghiệp hóa.
Câu 8: Trào lưu “riết học ánh sáng” của Mông te xki ơ, Vôn te, Rut xô là thành tựu tư tưởng buổi đầu thời cận đại của
A. nước Pháp. B. nước Đức. C, nước Mĩ. D. nước Anh.
Câu 9: Kinh tế phổ biến của Nhật Bản cuối XIX là
A. nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. B. các công trường thủ công xuất hiện ngày một nhiều.
C. các quý tộc kinh doanh theo lối mới. D. mầm mống kinh tế TBCN đã hình thành và phát triển nhanh chóng.
Câu 10: Trước khi các nước thực dân phương Tây xâm chiếm và phan chi châu phi, phần
lớn đã dùng đồ sắt và phát triển nghề
A. nghề chăn nuôi và trồng trọt. B. nghề dệt và nghề gốm. C. trồng cây lưu niên. D. khai thác khoáng sản kim cương.
Câu 11: Điểm nổi bật của giai đoạn 1 chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Hiệp ước chiếm ưu thế. B. nước Đức bị đẩy lùi. C. Liên minh chiếm ưu thế. D. cách mạng Nga bùng nổ.
Câu 12: Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ vàoA. 1/1/1877. B. 1/1/1871. C. 1/1/1788. D. 1/1/1887.
Câu 13: Tính chất của các mạng Tân Hợi làA. giải phóng dân tộc. B. cách mạng vô sản. C. phong kiến. D. Dân chủ tư sản không triệt để. Câu 14: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là
A. phong kiến quân phiệt. B. phong kiến chuyên chế. C. thực dân quân phiệt. D. quân phiệt, hiếu chiến.
Câu 15: Sự kiến đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới 1 là
A. Hòa ước Véc xai- Oa sinh tơn. B. nước Nga Xô Viết ra đời.
C. Nước Mĩ giàu lên nhanh chóng, D. nước Pháp địa vị bị lung lay.
Câu 16: Thần đồng âm nhạc phát sáng la A. Bét-tô- ven. B. Mô da. C. Lép-Tôn-xtôi. D. Trai-cốp-xki.
Câu 17: Rembran ( 1606-1669) là là họa sĩ, đồ họa Hà Lan nổi tiếng thế kỉ XVII vềA. tranh phong cảnh và cát.
B. tranh sơn dầu và khắc gỗ.và lình vực C. tranh chân dung và phong cảnh . D. tranh thàn linh và sơn dầu.
Câu 18: Đảng Quốc Đại – chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập năm
A. 1885. B. 1895. C. 1905. D. 1906.
Câu 19: Điểm chung của châu Phi và châu Á cuối XIX – đầu XX là
A. bị châu Âu xâm lược và trở thành thuộc địa. B. CNTD phương Tây xâm lược,có 2 nước độc lập.
C. phong trào giải phóng dân tộc nổ ra và thắng lợi. D. trở thàng thuộc địa kiểu mới của các nước Âu – Mĩ.
Câu 20: Nét nổi bật trong giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhât làm là
A. tình thế cách mạng xuât hiện ở các nước. B. Mĩ tham chiến đứng về phe Hiệp ước.
C. cả hai bên tham chiến đều thương vong. D. Đức chuyển sang phòng ngự.
Câu 21: Vai trò của giai cấp công nhân trong phong trào dân tộc 1905-1908 ở Ấn Độ là
A. một lực lượng dân tộc. B. lãnh đạo. C. cổ vũ. D. một lực lượng yêu nước.
Câu 22: Những người khốn khổ là tác phẩm văn học nổi tiếng của
A. Vích to Huy gô. B. Lép Tôn Xtôi. C. Trai cốp Xki. D. La Phông ten.
Câu 23: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúcA. 3/3/1918. B. 7/11/1917. C. 12/11/1918. D. 11/11/1918.
Câu 24: Nguyên nhân khách quạn làm cho Đảng Quốc Đại trong quá trình hoạt động đã bị phân hóa thành hai phái: ôn hòa và cấp tiến làA. sự sự lớn mạnh của kẻ thù. B. thủ đoạn chính trị thâm độc của Anh.
C. thỏa hiệp của những người lãnh đạo đảng. D. tác động của phong trào dân tộc.
Câu 25: Qua 2 thập niên đấu tranh đầu XX, các quốc gia độc lập ở Mĩ la tinh đã ra đời. Chỉ còn lại một vài vùng đất nhỏ vẫn còn trong tình trạng thuộc địa là
A. Guy-a-na,đảo Cu-ba, Pu-éc-tô Ri-cô, Vê-nê-xu-ê-la. B. Guy-a-na,đảo Cu-ba, Pu-éc-tô Ri-cô, Pê ru.
C. Guy-a-na,đảo Cu-ba, Pu-éc-tô Ri-cô, quần đảo Ăng-ti. D. Guy-a-na,đảo Cu-ba, Pu-éc-tô Ri-cô, Hai-ti.
Câu 26: Vào buổi đầu cạn đại, văn học, nghệ thuật, tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì phong kiến và hình thànhA. quan điểm, tư tưởng con người tư sản. B. quan điểm dân chủ nhân văn trong văn hóa.
C. xã hội tư bản và văn hóa của tư sản. D. xóa bỏ văn hóa lạc hậu của phong kiến
Câu 27: Nước Mĩ có thể tham gia chiến tranh thế giới muộn là
A. để bán vũ khí cho cả 2 bên kiếm lời. B. chờ bên nào gần thắng sẽ vào để tranh phần.
C. để ngăn chặn cách mạng thế giới. D. vì ở xa chiến trường chiến tranhkhông lan tới.
Câu 28: Lào thực sự biên sthành thuộc địa của Pháp từ nămA. 1883. B. 1893. C. 1865. D. 1884.
Câu 29: Dưới danh nghĩa đoàn kết các nước châu Mĩ, chính quyền Oa-sinh-tơn đã khống chế, biến Mĩlatinh thành
A. thuộc địa kiểu cú của mình. B. sân sau của Mĩ và vơ vét bóc lột.
C. các nước tư bản phát triển. D. đồng minh than thiết của Mĩ.
Câu 30: Điểm nổi bật riêng về chính trị của Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX là
A. quốc gia phong kiến. B. mâu thuẫn xã hội gay gắt.
C. quyền hành thực tế thuộc về tướng quân Sô-gun. D. thiên Hoàng có vị trí tối cao.
Câu 31: Cuộc khởi nghĩa Pucômbô không chỉ thể hiện tinh thần anh dũng của nhân dân Campuchia mà là
A. biểu tượng của liên minh 3 dân tộc Đông Dương. B. biểu tượng về chủ nghĩa anh hùng .
C. biểu tượng về tình đoàn kết hữu nghị D. biểu tượng liên minh chiến đấu Việt – Miên.
Câu 32: Các nhà khai sáng thế kỉ XVII- XVIII được xem như những người đi trước dọn đường cho cach smạng Pháp 1789 thắng lợi là A. Mông te xkiơ, Vôn te và La phông ten. B. Mông te xkiơ, Vôn te và Ô oen..
C. Mông te xkiơ, Vôn te và Phu riê. D. Mông te xkiơ, Vôn te và Rút xô.
Câu 33: Nhật Bản chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào khoảng
A. sau chiến tranh thế giới 1. B. đầu thế kỉ XIX. C. 30 năm cuối XIX. D. 30 năm đầu XX.
Câu 34: Thành phần của Trung Quốc đồng minh hội làA. địa chủ thân sĩ bất bình với nhà Thanh. B. Tôn Trung Sơn, tư sản,tiểu tư sản. C. trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ thân sĩ . D. trí thức tư sản, tiểu tư sản.
Câu 35: Nét đặc biệt trong quan hệ quốc tế nến nửa đầu XX là
A. các đế quốc phân chia thuộc địa xong nhưng không đều. B. kinh tế phát triển không đều và thay đổi vị trí.
C. ở châu Âu hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau. D. phong trào cách mạng của nhân dân rất mạnh.
Câu 36: Vai trò của Trung Quốc đồng minh hội là
A.lãnh đạo làm cách mạng theo tư sản. B. đánh dấu tư sản đã trưởng thành.
C. giải phóng dân tộc theo vô sản. D. cải cách xã hội theo tư sản.
Câu 37: Trong cơn lốc xâm lược của chủ nghĩa thực dân châu Âu xâm lược, tiêu biểu có 2 nước đã kháng chiến đẩy lùi sự xâm lược giữ vững độc lập là
A. Êtiôpia và Angiêri. B. Êtiôpia và Đông xu đăng. C. Libêria và Nigiêria. D. Êtiôpia và Libêria.
Câu 38: Nguyên nhân chủ quan làm cho các cuộc chiến đấu chống Pháp xâm lược của nhân dân 3 nước Đông Dương cuối XIX- đầu XX thất bại làA. khủng hoảng và bế tắc về đường lối và lãnh đạo B. triều đình phong kiến đầu hàng đàn áp nhân dân. C. thực dân Pháp mạnh cấu kết với phong kiến. D. tự phát, thiếu đường lối đúng và thiếu tổ chức.
Câu 39: Điểm chung của phong trào giai rphóng dân tộc ở Phi lip pin những năm 90 với Việt Nam đầu XX là
A. đã có sự đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân. B. có sự tham gia tích cực của công nhân.
C. diễn ra mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của tư sản. D. có 2 xu hướng cải cách và bạo động theo tư sản.
Câu 40: Chìa khóa thành công của công cuộc hiện đại hóa nước Nhật trong Cải cách Minh Trị là
A. Cải cách. B. Quân sự. C. Giáo dục. D. Hành chính.
Câu 41: Hòa ước Véc-xai đã ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đối với Đức là:
A. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền.B. Làm cho khủng hoảng kinh tế 1929-1933 trầm trọng nhất.
C. Nước Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đồng Mác mất giá.D. Cao trào cách mạng đã nổ ra 1918-1923.
Câu 42: Bách Nhật Duy tân của Trung Quốc do ai khởi xướng?
A. Từ Hi Thái Hậu B. Tôn Trung Sơn . C. Vua Quang Tự. D. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.
Câu 43: Tính chất của Chính sách kinh tế mới là
A. thực hiện nền kinh tế bao cấp sang thị trường. B. kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
C. thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần. D. sự chuyển đổi kịp thời từ Chính sách cộng sản thời chiến.
Câu 44: Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra cho các nước thuộc địa
A. thời kì chuẩn bị lực lượng. B. thời kì quan hệ mật thiết.C. thời kì phát triển. D. thời kì giải phóng dân tộc.
Câu 45: Năm 1905, xuất hiện phái Cấp tiến do Ti-lắc cầm đầu chủ trương A. tổ chức ngày quốc tang.
B. đấu tranh kiên quyết chống Anh. C. buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật đôi xứ Bengan
.D. lãnh đạo phong trào đấu tranh phản đối đạo luật chia đôi xứ Bengan
Câu 46: Lĩnh vực quan trọng nhất trong Chính sách kinh tế mới của Lê-nin là
A. thương nghiệp. B. công nghiệp. C. nông nghiệp. D. tiền tệ.
Câu 47: Năm 1898, của Nhật đã quy định thể chế nhà nước của Nhật Bản là
A. Cộng hòa tư sản. B. Liên bang chủ nghĩa. C. Quân chủ chuyên chế. D. Quân chủ lập hiến.
Câu 48: Chủ nghĩa thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm nhập vào Châu Phi vào khoảng
A. từ những năm 70 đến đầu TK 20 chiếm và phân chia hết 90,4%. B. những năm 70, 80 của thế kỉ XIX.
C. giữa thế kỉ XIX. D. từ đầu XX.
Câu 49: Tính chất của cao trào cách mạng 1905-1908 làA. cách mạng giải phóng dân tộc vĩ đại.
B. cao trào khởi nghĩa vũ trang. C. dân tộc vì Ấn Độ thống nhất. D. dân tộc dân chủ tư sản.
Câu 50: Ở Việt Nam có nhà bác học nào nổi tiếng trong thế kỉ XVII?
A. Lê Hữu Trác. B. Nguyễn Trường Tộ. C. Lê Văn Hưu. D. Lê Quý Đôn.
Câu 51: Từ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất chúng ta rút ra được nhận thức quan trọng là:
A. Không nên gây chiến tranh xâm lược các nước B. Chiến tranh là thảm họa và hòa bình là hạnh phúc.
C. Cần phải loại bỏ các cuộc chiến tranh phi nghĩa. D. Phải chung tay bảo vệ hòa bình thế giới.
Câu 52: Sự kiện đánh dấu Liên Xô đã phá thế bao vây của chủ nghĩa tư bản trong những năm 30 XX là
A. Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (1933).B. phá vỡ thế bao vây cô lập về kinh tế và chính trị.
C. thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. D. đã kí với Đức Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau (1938).
Câu 53: Ra-bin-đra-nát Ta-go là nhà văn hóa lớn của nước nào?
A. Ấn Độ. B. Nhật Bản. C. Phi-lip-pin. D. Trung Quốc.
Câu 54: Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã có ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình phát triển của lịch sử thế giới?
A. làm cho CNTB không còn là hệ thống duy nhất. B. biến chủ nghĩa Mác thành hiện thực.
C. mở ra kỉ nguyên mới độc lập tự do đi lên CNXH. D. chuyển lịch sử loài người sang thời hiện đại.
Câu 55: Giai cấp tư sản Trung Quốc bước lên vũ đài lịch sử vàoA. đầu XX. B. giữa thế kỉ XX. C. Giữa XIX D. cuối XIX.
Câu 56: Các công ty độc quyền ở Nhật Bản giữ vai trò như thế nào?A. Làm chủ tư liệu sản xuất.
B. Lũng đoạn về chính trị. C. Chi phối nền kinh tế. D. Chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị.
Câu 57: Việc kí kết các hòa ước và hiệp ước ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn dẫn đến quan hệ quốc tế có gì mới?
A. Một trật tự thế giới mới được thiết lập. B. Sự đối đầu giữa các nước đế quốc với nhau.
C. Sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô. D. Trật tự thế giới vẫn giữ như cũ.
Câu58: Nét nổi bật của tình hình xã hội của nước Nga năm 1917 làA. nước Nga tham gia chiến tranh 1.
B. tập trung mọi mâu thuẫn của thời đại.C. đế quốc phát triển yếu nhất châu Âu. D. còn tồn tại nền quân chủ chuyên chế.
Câu 59: Thực chất của Học thuyết Mơn Rô và Liên Mĩ là
A. liên minh các dân tộc Mĩ la-tinh giải phóng dân tộc. B. gạt ảnh hưởng của châu Âu ở Mĩ la-tinh.
C. âm mưu Chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ. D. Liên minh kinh tế chính trị khu vực châu Mĩ.
Câu 60: Điều kiện cho phép Mỹ tham gia chiến tranh muộn là A. buôn bán vũ khí để kiếm lời.
B. lo sợ chiến tranh tàn phá đất nước.C. nước Mỹ ở xa châu Âu.D. chờ phe nào có khả năng chiến thắng nhảy vào.
Câu 61: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tiến hành phát xít hóa bộ máy chính quyền, ráo riết chạy đua vũ trang là để
A. gây chiến tranh nhằm phân chia lại thị trường, thuộc địa. B. thực hiện âm mưu lôi kéo đồng minh về phía mình.
C. nâng cao địa vị và uy tín của mình trên trường quốc tế. D. đe dọa, uy hiếp các nước tư bản thắng trận.
Câu 62: Theo hệ thống Véc-xai và Oa-sinh-tơn quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản chỉ làA. một mối quan hệ phức tạp. B. tạm thời không lâu dài. C. nhất thời vài năm. D. tạm thời và mỏng manh.
Câu 63: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 để lại nhiều hậu quả nhưng hậu quả lớn nhất là?A. Chủ nghĩa phát xít ra đời. B. Tàn phá nặng nề về kinh tế.C. Đời sống nhân dân thêm khổ cực. D. Chủ nghĩa tư bản mất dần vị thế.
Câu 64: Đường lối ban đầu của Đảng Quốc Đại là
A. kiên quyết đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách. B. kết hợp đấu tranh ôn hòa và cải cách.
C. ôn hòa đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách. D. kiên quyết chống Anh vì Ấn Độ độc lập.
Câu6 5: Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất có tính chất là đế quốc phi nghĩa vì A. để tranh giành quyền lợi về kinh tế, chính trị.B. diễn ra giữa các nước đế quốc nhằm đưa lại lợi ích cho nhân dân lao động.C. để bảo vệ chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước.D. diễn ra giữa các nước đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa.
Câu 66: Ý không phản ánh nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi?
A. Khi cách mạng giành thắng lợi bước đầu, tư sản đã xa rời quần chúng, không giải quyết vấn đề ruộng đất.
B. phong kiến còn mạnh và thỏa hiệp với đế quốc ép Tôn Trung Sơn từ chức.
C. Sự phân hóa trong tổ chức đã đưa đến phái thỏa hiệp giành được ưu thế.
D. Cương lĩnh cách mạng còn nhiều hạn chế, không nêu lên chống đế quốc.
Câu 67: Đầu thế kỉ XX việc phân chia thuộc địa ở châu Phi đã
A. xong một nửa. B. hết và không đều. C. bắt đầu diễn ra. D. căn bản hoàn thành.
Câu6 8: Cương lĩnh của Trung Quốc đồng minh hội dựa trên
A. học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn. B. tư tưởng của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.
C. tư tương cách mạng Pháp – Dân chủ tư sản. D. đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa.
Câu 69: Nguyên nhân khách quan làm cho Châu Phi trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây là
A. do vị trí chiến lược quan trọng. B. do có thị trường rộng lớn.
C. do có tài nguyên phong phú. D. sự phát triển của CNTB phương Tây.
Câu 70: Vai trò của giai cấp tư sản dân tộc trong phong trào dân tộc 1905-1908 ở Ấn Độ là
A. lực lượng tiến bộ. B. cổ vũ phong trào. C. lực lượng lãnh đạo. D. lực lượng dân tộc.
Câu 71: Chính sách ngoại giao của Ra ma V (1868-1910) làA. đóng cửa – “Bế quan tỏa cảng”.
B. mềm dẻo - “Ngọn cây tre”.C. kí các Hiệp ước bất bình đẳng. D. ký các điều ước “mở cửa” Xiêm.
Câu 72: Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế của Chính sách kinh tế mới là
A. cho tư nhân mở các xí nghiệp vừa và nhỏ. B. điều tiết kinh tế theo định hướng XHCN.
C. mở lại các chợ và cho tự do buôn bán. D. tập trung sản xuất công nghiệp nặng.
Câu 73: Từ chính sách ngoại giao của Xiêm cuối XIX đầu XX, chúng ta cần rút ra bài học như thế nào về ngoại giao trong giai đoạn hiện nay để việc bảo vệ chủ quyền của đất nước là
A. cần đưa ra những chính sách cải cách hợp lí. B. kí các điều ước bất bình đẳng để “mở cửa”
C. đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây. D. phải mềm dẻo, linh hoạt, hợp thời, giữ vững độc lập.
Câu 74: Các nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản tiến hành Phát xít hóa bộ máy chính quyền, ráo riết chạy đua vũ trang là để
A. lên án các nước đế quốc thắng trận. B. phá vỡ hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn.
C. tố cáo tội ác của các nước thắng trận. D. giữ nguyên hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn.
Câu 75: Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng cứu nước của
A. Phan Bội Châu. B. Huỳnh Thúc Kháng. C. Nguyễn Ái Quốc. D. Phan Châu Trinh.
Câu 76: Những thành tựu của Liên Xô trong những kế hoạch 5 năm đầu tiên đã có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng CNXH?A. Nâng cao địa vị của Liên Xô trên trường quốc tế.B. Làm cho uy tín của Đảng và nhà nước lên cao.
C. Bước đầu xây dựng được nền móng của chế độ mới. D. Nâng cao đời sống cho nhân dân Liên Xô.
Câu 77: Chính sách Cộng sản thời chiến có tác dụng
A. thể hiện sự công bằng và quyền lợi của nhân dân. B. thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
C. huy động được tối đa nhân tài vật lực của đất nước. D. kích thích sự phát triển của sản xuất.
Câu 78: Những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại đã phản ánh điều gì?
A. Hiện thực xã hội ở các nước. B. Đời sống cực khổ của nhân dân nghèo.
C. Cuộc sống giàu có của giai cấp thống trị.D. Bộ mặt xấu xa của chế độ phong kiến.
Câu 79: Vai trò của Triết học ánh sáng Pháp thế kỉ XVII – XVIII làA. tấn công trật tự phong kiến dọn đường cho cách mạng tư sản. B. Cương lĩnh đấu tranh của công nhân, nông dân để giải phóng.
C. bài học kinh nghiệm cho giai cấp vô sản đấu tranh. D. Học thuyết tiến bộ và tích cực trong thế kỉ XVIII.
Câu 80: Trước khi cách mạng tháng Hai 1917 bùng nổ, đứng đầu nhà nước Nga là ai?
A. Nữ hoàng. B. Nga hoàng. C. Chính phủ. D. Quốc hội.
81/ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị ở đâu các nước tư bản đã tổ chức hội nghị ở Vécxai và Oa –Sinh –Tơn để
A. kí kết hiệp ước và các hòa ước phân chia quyền lợi.B. phân chia lại thị trường thế giới.
C. phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.D. tăng cường hợp tác giữa các nước Tư bản chủ nghĩa.
3/ Một trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là
A. Hệ thống Vécxai và Oa –Sinh – Tơn.B. Trật tự hai cực Ianta.C. Trật tự thế giới đa cực.D. Trật tự thế giới đơn cực.
4/ Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên, duy trì trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất có tên là
A. Hội Quốc Liên.B. Liên Hiệp Quốc.C. Liên minh Châu Âu.D. Khối liên Minh.
5/ Hai khối đế quốc đối lập ra đời sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
A. Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Italia, Nhật Bản. B. Anh, Pháp, Nga và Đức, Áo- Hung, Italia.
C. Anh, Pháp, Nga và Đức, Italia, Nhật Bản. D. Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Áo- Hung, Italia.
6/ Tổ chức Hội Quốc Liên ra đời nhằm
A. duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất. B. tăng cường quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
C. cải thiện mối quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa. D. tăng cường hợp tác hữu nghị giữa các nước thành viên.
7/ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, một tổ chức quốc tế được thành lập với sự tham gia của 44 nước là
A. Hội Quốc Liên. B. Liên Hiệp Quốc. C. Liên minh Châu Âu. D. Khối liên Minh.
8/ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) bùng nổ đầu tiên ở nước A. Mĩ. B. Nhật. C. Đức. D. Anh.
9/ Nội dung nào dưới đây phản ảnh đầy đủ nhất hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?
A. Tàn phá nặng nề kinh tế, hậu quả nghiêm trọng chính trị, xã hội.B. Tàn phá nặng nề nền kinh tế, xã hội các nước TBCN
C. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất.D. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình của người thất nghiệp diễn ra.10/ / Nội dung nào dưới đây không phản ảnh hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?
A. Thành lập một tổ chức quốc tế để duy trì trật tự của thế giới.
B. Tàn phá nặng nề nền kinh tế, xã hội các nước tư bản chủ nghĩa.
C. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất.
D. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình của người thất nghiệp diễn ra.
11/ Các nước tiến hành thiết lập chế độ độc tài phát xít, chạy đua vũ trang sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
A. Anh, Pháp , Mĩ. B. Đức, Italia, Nhật Bản. C. Anh, Pháp, Nga. D. Đức, Mĩ, Nhật Bản.
12/ Các nước Tư bản không dùng biện pháp này để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?
A. Cải cách kinh tế - xã hội. B. Đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.
C. Thay đổi hình thức thống trị mới. D. Phát huy vai trò của Hội Quốc liên.
13/ Để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, các nước Anh, Pháp , Mĩ đã tiến hành
A. cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.
B. tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới.C. thiết lập các chế độ độc tài phát xít, chạy đua vũ trang.
D. không ngùng mở rộng quan hệ với các nước đăc biệt là kinh tế đối ngoại.
14/ Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là một cuộc khủng hoảngA. thừa. B. thiếu. C. năng lượng. D. tài chính.
15/ Để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, các nước Đức, Italia, Nhật bản đã tiến hành
- cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.
- B, ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, tập trung phát triển kinh tế.
C. thiết lập các chế độ độc tài phát xít, chạy đua vũ trang.
D. không ngùng mở rộng quan hệ với các nước để phát triển kinh tế.
16/ Các nước tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
A. Anh, Pháp , Mĩ. B. Đức, Italia, Nhật Bản. C. Anh, Pháp, Đức. D. Anh, Mĩ, Nhật Bản.
17/ “Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất”, nội dung trên phản ánh không đúng vềA. chủ nghĩa Phát xít Đức.B. chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.C. chủ nghĩa phát xít Italia.D. chủ nghĩa thực dân Anh.18/ Sự hình thành hai khối đế quốc, Phát xít báo hiệu điều gì?
A. Cuộc chạy đua vũ trang và nguy cơ cuộc chiến tranh thế giới mới.
B. Các nước sẽ tăng cường hợp tác, cạnh tranh để phát triển.C. Các nước sẽ điều chỉnh , cải cách kinh tế - xã hội mạnh mẽ.
D. Tạo ra nhiều thời cơ và thách thức cho các nước ổn định và phát triển.
19/ Âm mưu cơ bản nhất của các nước đế quốc khi Phát xít hóa bộ máy chính quyền là
A. cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình.B. khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu của mình.
C. khắc phục tình trạng thiếu nguyên liệu, thiếu thị trường.D. chống lại các nước áp đặt mình sau chiến tranh.
20/ Mục tiêu chung nhất của các nước tư bản thắng trận khi tổ chức hội nghị Vécxai và Oa –Sinh – Tơn là
A. phân chia quyền lợi. B..thiết lập quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản.C. tăng cường hợp tác giữa các nước tư bản.
D. chia lại thị trường thế giới.
21/Đâu không là mục tiêu của các nước tư bản thắng trận khi tổ chức Hội nghị Vécxai và Oa –Sinh – Tơn?
A. Xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận.B. Xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước thuộc địa, phụ thuộc.
C. Giải quyết mâu thuẩn quyền lợi giữa các nước thắng trận.D. Xây dựng quan hệ hòa bình lâu dài trong thế giới TBCN
22/ Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Hệ thống Vecsxai – Oasinhtown được xác lập. 2. Chủ nghĩa phát xít ra đời ở Đức.
3. Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) nổ ra ở Mĩ.
A. 1, 3, 2. B. 1, 2, 3. C. 3, 2, 1. D. 2, 1, 3.
23/ Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) là
A. Biến động to lớn. B. Hòa bình ổn định.D. Ổn định và phát triển. C. Hợp tác hữu nghị.
24/ Nguyễn Ái Quốc đã gửi bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam đến
A. Tổ chức Hội Quốc liên. B. Hội nghị các nước đế quốc thắng trận ở Oa- sinh- Tơn.
C. Hội nghị các nước đế quốc thắng trận ở Vécxai, Oa- sinh- Tơn. D. Hội nghị Tam cường ở Ianta.
25/ Sự kiện nào không đánh dấu sự lan tràn của chủ nghĩa Phát xít?
A. Đảng Quốc xã ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù.
B. Tổng thống Ru- dơ- ven đề ra chính sách mới.
C. Phổ Nghi lên ngôi hoàng đế ở Trung Quốc, thành lập “ Mãn Châu quốc”.
D. Nhật Bản tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc.
Bài 12 NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
Câu 1: Tổ chức nào lãnh đạo phong trào cách mạng ở nước Đức (1929-1939)?
A. Đảng cộng sản Đức. B.Tổ chức công đoàn. C. Đảng của giai cấp tư sản. D. Đảng Quốc xã.
Câu 2: Đến năm 1929, sản lượng công nghiệp ở nước Đức
A. vượt qua Anh – Pháp, đứng đầu Châu Âu. B. vượt qua Anh – Mĩ, đứng đầu thế giới.
C. vượt qua Anh – Italia, đứng thứ hai Châu Âu. D. vượt qua Mĩ, đứng đầu thế giới.
Câu 3: Người tự xưng Quốc trưởng suốt đời ở nước Đức là
A. Hít- le B. Hin – đen- bua C. Ru- dơ ven D. Lê-ông Bơ-lum
Câu 4: Tháng 10 năm 1933, nước nào tuyên bố rút tên ra khỏi Hội Quốc liên?A. Đức. B. Anh. C. Pháp. D. Mĩ.
Câu 5: Tháng 10 năm 1933 nước Đức tuyên bố rút tên ra khỏi tổ chức nào sau đây?
A. Hội Quốc Liên. B. Liên Hiệp Quốc. C. Khối liên minh. D. Liên minh Châu Âu.
Câu 6 Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nổ ra đầu tiên ở nước nào?A. Mĩ. B. Anh C. Pháp D. Đức.
Câu 7: Khi nước Đức lâm vào tình trạng khủng hoảng, Đảng Quốc xã đã đề ra chủ trương nào?
A. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
B. Thành lập mặt trận nhân dân để đoàn kết lực lượng, cùng nhau xây dựng đất nước.
C. Đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất ở trong nước.
D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả khủng hoảng.
Câu 8: Khi chủ nghĩa phát xít ra đời ở Đức, giai cấp nào ủng hộ nhiều nhất?
A. Đại tư sản. B. Quý tộc mới C. Tư sản D. Đại địa chủ.
Câu 9. Sự kiện nào mở ra “thời kì đen tối” trong lịch sử nước Đức?
A. Năm 1933, Hít Le làm thủ tướng nước Đức. B. Năm 1932, sản xuất công nghiệp Đức giảm 47%.
C. Năm 1919, Đảng Quốc Xã được thành lập. D. Năm 1933, Hin – đen – bua lên làm tổng thống.
Câu 10. Lấy cớ gì chính quyền phát xít đặt Đảng cộng sản Đức ra ngoài vòng pháp luật?
A. Vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà quốc hội.B. Vu cáo những người cộng sản chống lại phát xít.
C. Vu cáo những người cộng sản không tham gia quốc hội. D. Tổng thống Hin –đen-bua qua đời.
Câu 11: Hít Le đứng đầu tổ chức chính trị nào ở Đức?
A. Đảng Quốc xã. B. Đảng Bảo Thủ. C. Đảng Xã hội dân chủ. D. Công Đảng.
Câu 12: Nội dung nào không có trong chủ trương tuyên truyền của Đảng Quốc xã?A. Hòa hoãn với Đảng cộng sản. B. Kích động chủ nghĩa phục thù. C. Chống chủ nghĩa Cộng sản. D. Phân biệt chủng tộc.
Câu 13: Trong những năm 1933 – 1939 quốc gia nào trở thành một “ trại lính khổng lồ” ở châu Âu?
- Đức. B Pháp. C. Italia. D Anh.
Câu 14: Hít le trở thành Thủ tướng có tác động như thế nào đến nước Đức lúc bấy giờ ?A. Mở ra thời kì thịnh vượng. B. Mở ra thời kì phát triển.C. Mở ra thời kì đen tối của lịch sử. D. Chấm dứt thời kì đen tối trong lịch sử.
Câu 15: Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Đức trong những năm 1933-1939 là
A. công nghiệp quân sự. B. công nghiệp giao thông vận tải. C. công nghiệp nhẹ. D. công nghiệp nặng.
Câu 16: Sắp xếp các sự kiện sau đây theo thứ tự thời gian.
1. Đảng Quốc xã nắm quyền ở Đức. 2. Đảng cộng sản Đức thành lập 3. Đức rút tên khỏi Hội Quốc liên.
A. 2.1.3 B. 3.2.1 C. 1.2.3 D. 2.3.1
Câu 17 : Ngày 25/11/1936, Đức kí với Nhật hiệp ước nào?A. Chống quốc tế công sản. B. Phòng thủ chung Châu Âu.
C. Phòng thủ chung Châu Á. D. Chống các Đảng công sản.
Câu 18: Đảng Quốc Xã ở Đức đã lợi dụng điều gì để kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng và phân biệt chủng tộc? A. Tâm lí bất mãn của người Đức với hòa ước Vec xai.
B. Tâm lí bất mãn của người Đức đối với nền quân chủ.C. Hậu quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Đức. D. Tình trạng thất nghiệp lan tràn ở nước Đức sau khủng hoảng 1929-1933
Câu 19: Nội dung nào không có trong chính sách đối ngoại của Hít-le?
A. Chính sách láng giềng thân thiện. B. Tuyên bố nước Đức rút khỏi Hội quốc liên.
C. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược các nước . D. Triển khai các hoạt động quân sự ở Châu Âu.
Câu 20: Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ nhất hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở nước Đức?
A. Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của quần chúng lao động dẫn tới cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng.
B. Sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng. C. Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp đóng cửa.
D. Số người thất nghiệp lên tới hơn 5 triệu người.
Câu 21: Sắp xếp các sự kiện sau đây theo thứ tự thời gian. 1. Hít le làm Thủ tướng nước Đức
2. Hít le làm Quốc trưởng nước Đức 3. Hít le trở thành người đứng đầu Đảng Quốc xã.
A. 1.2.3. B. 3. 1. 2. C. 3.2.1 D. 2.1.3.
Câu 22: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933), tác động như thế nào đối với nước Đức?
A. Giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế, làm cho cuộc khủng hoảng chính trị ngày càng trầm trọng.
B. Tạo điều kiện cho phong trào công nhân phát triển nhanh chóng. C. Làm cho mâu thuẩn xã hội ngày càng gia tăng.
D. Tạo điều kiện cho nền công nghiệp phát triển nhanh
Câu 23: Các thế lực phản động, hiếu chiến ở Đức mở rộng ảnh hưởng trong hoàn cảnh lịch sử nào?
A.Giai cấp tư sản không đủ sức mạnh để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.
B. Đảng Xã hội dân chủ từ chối hợp tác với những người Cộng sản.
C. Hit-le trở thành Thủ tướng và thành lập chính phủ mới. D. Nền kinh tế nước Đức đã thoát ra khỏi khủng hoảng.
Câu 24: Sự kiện nào không đánh giá sự sụp đổ của nền Cộng hòa Vaima ở Đức? ATổng thống Hin – đen – bua qua đời.
BHit le tuyên bố hủy bỏ hiến pháp Vaima.CHit – le tự xưng là quốc trưởng suốt đời. DHit le trở thành thủ tướng ở Đức.
Câu 25: Chính sách nào của chính phủ Hit – le đưa nước Đức thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng và vượt qua một số nước tư bản châu Âu? Đối ngoại. Kinh tế. Chính trị. Quân sự.
PHẦN II TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu hoàn cảnh, nội dung ,ý nghĩa.của Cải cách Minh Trị 1861, Vì sao nói Cải cách Minh Trị có tính chất là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Câu 2. Hoàn cảnh, nội dung , ý nghĩa của Cải cách Ra ma V. Vì sao nói Cải cách Ra ma V là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Câu 3.So sánh Cải cách Minh Trị, Phong trào duy tân Trung Quốc 1898, Cải cách Ra ma V?
Câu 4. Trình bày nguyên nhân, diễn biến , kết quả , ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi 1911? Phân tích tính chất cách mạng Tân Hợi? Liên hệ ảnh hưởng cách mạng Tân Hợi với Việt Nam?
Câu 5. Trình bày âm mưu và thủ đoạn xâm lược của Mĩ đối với khu vực Mĩ la tinh thế kỉ XIX –XX? Ảnh hưởng của chính sách bành trướng của Mĩ đối với Mĩlatinh?
Câu 6. Nêu những nét chính về tình hình nước Nga trước cách mạng ?Nhận xét về nước Nga?
Câu 7. Nêu diễn biến của cách mạng tháng 2 và cách mạng tháng 10 Nga. Vì sao năm 1917 nước Nga lại diễn ra 2 cuộc cách mạng?
Câu 8. Phân tích ý nghĩa cách mạng tháng Mười Nga 1917? Nêu những bài học kinh nghiệm mà cách mạng tháng 10 để lại cho cách mạng thế giới? Liên hệ ảnh hưởng với Việt Nam?
Câu 9. Trình bày Chính sách kinh tế mới và những thành tựu của Liên Xô 1921-1941?
Câu 10. So sánh cách mạng Tân Hợi với cách mạng tháng 2 và cách mạng tháng 10?
Câu 11. Nêu và nhận xét về trật tự Vec xai – Oa sinh tơn? Ảnh hưởng của Hòa ước Véc xai đối với các nước tư bản chủ yếu và Việt Nam, hòa bình thế giới?
Câu 13. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, đặc điểm, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1919-2933. Cho Biết các nước Đức, Nhật Bản và Mĩ giải quyết khủng hoảng như thế nào?
Câu 14. Sự hình thành trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Véc-xai- Oasinhton có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
Câu 15. Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 105.50 KB )