Rss Feed Đăng nhập

Đè kiểm tra 1 tiết lớp 11 năm 2019 mã đề 01

Gửi lên: 28/11/2019 20:11, Người gửi: lichsu, Đã xem: 419
 
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT NGHÈN - HÀ TĨNH
ĐỀ KIỂM TRA KHỐI 11 – NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN LỊCH SỬ
 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 33 câu)
 
(Đề có 4 trang)
  Text Box: Mã đề 001
     
 
 
Description: C:\Users\Vinh Le\Desktop\AnswerSheet\NewForm-VI\QuestionPaper40 - vi .png
Câu 1:  Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
    A.  Chiến tranh về vến đề thuộc địa.                    B.  Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
    C.  Chiến tranh đế quốc lớn nhất.                         D.  Cuộc chiến tranh cách mạng.
Câu 2:  Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
 
    A.  Chính trị, văn hóa - giáo dục và ngoại giao.  
    B.  Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.   
    C.  Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục.
    D.  Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Câu 3:  Nhà văn cổ điển Pháp, nhà ngụ ngôn, những sáng tác của ông có tác dụng giáo dục đối với mọi lứa tuổi, mọi thời đại là ai?
    A.  Vích-to Huy-gô.                                                 B.  Coóc-nây.        
    C.  Mô-li-e.                                                               D.  La Phông-ten.       
Câu 4:  Sự kiện nào đã đánh dấu Căm-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp ?
    A.  Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm ra khỏi Campuchia.
    B.  Các giáo sĩ Phương Tây xâm nhập vào Căm-pu-chia.
    C.  Vua Nô-rô-đôm kí với thực dân pháp Hiệp ước 1884.
    D.  Pháp gây áp lực buộc Nô-rô-đôm chấp nhận bảo hộ.
Câu 5:  Đến đầu XX, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự nào?
    A.  Đồng minh, Hiệp ước.                                       B.  Liên minh, Hiệp ước.  
    C.  Cấp tiến, Ôn hòa.                                               D.  Liên minh, Phát xít.
Câu 6:   Những nước đế quốc nào được coi là đế quốc già?
    A.  Nhật Bản.                B.  Đức, Mỹ.                      C.  I-ta-li-a.                       D.  Anh, Pháp. 
Câu 7:  Tác dụng của những thành tựu rực rỡ về văn học nghệ thuật buổi đầu thời kì cận đại là
    A.  Phản ánh đầy đủ hiện thực xã hội.
    B.  Tố cáo tội ác của thực dân xâm lược.
    C.  Làm giàu kho tàng văn hóa nhân loại.
    D.  Hình thành quan điểm con người tư sản.
Câu 8: Mĩ tham gia chiến tranh đứng về phe Hiệp ước nhằm mục đích gì?
    A.  Phe Hiệp ước chiếm ưu thế, nắm quyền chủ động.
    B.  Kết thúc chiến tranh,  ngăn cách mạng thế giới.
    C.  Bán vũ khí cho cả 2 bên tham chiến  để kiếm lời.
    D.  Nga rút ra khỏi chiến tranh, phe Hiệp ước suy yếu.
Câu 9:  Tình hình Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX có gì nổi bật?
    A.  Phong trào chống Sô gun đã làm sụp đổ chế độ mạc Phủ.
    B.  Thiên Hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách toàn diện.
    C.  Lâm vào tình trạng hủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
    D.  Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Câu 10:  Nguyên nhân chính để cuộc cải cách ở Nhật Bản  và ở Xiêm thành công là gì?
    A.  Đất nước Nhật bản và Xiêm chưa mất độc lập.
    B.  Tính đúng đắn của những nội dung cải cách.                                    
    C.  Được sự ủng hộ của các tầng lớp trong xã hội.
    D.  Đáp ứng được yêu cầu trong nước, phù hợp với xu thế . 
Câu 11:  Kết cục  ngoài ý muốn của các nước đế quốc khi tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
    A.  Gây ra những mâu thuẫn trong phe đế quốc.
    B.  Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.
    C.  Bị thiệt hại nặng nề về sức người sức của.
    D.  Gây đau thương chết chóc cho nhân loại.
Câu 12:  Chiến tranh thế giới thứ nhất đến 1916 đã tác động như thế nào đến cách mạng Châu Âu?
    A.  Xuất hiện tình thế cách mạng ở một số nước.
    B.  Làm cho nền kinh tế châu Âu kiệt quệ.
    C.  Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển.
    D.  6 triệu người chết, hơn 10 triệu người bị thương.
Câu 13:  Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho  Cải cách ở Trung Quốc 1898 thất bại ?
 
    A.   Lực lượng của phái duy tân còn yếu.                       
    B.  Bị thế lực phong kiến bảo thủ cản trở.                        
    C.  Nội dung cải cách không phù hợp .
    D.  Thiếu cơ sở sâu xa trong quần chúng
Câu 14:  Các đế quốc già có đặc điểm gì?
    A.  Sực mạnh quân sự hùng hậu.                     
    B.  Có sức mạnh về kinh tế cao.
    C.  Lịch sử phát triển lâu đời.                                
    D.  Hệ thống thuộc địa rộng lớn. 
Câu 15:  Nguyên nhân cơ bản dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
    A.  Quy luật phát triển không đều của CNĐQ.
    B.  Truyền thống quân phiệt của CNĐQ Đức.
    C.  Mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa.
    D.  Thái tử Áo – Hung bị người Xéc bi ám sát.
Câu 16:  Đâu là hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 xuất phát từ đường lối của Trung Quốc Đồng Minh hội?
    A.  Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
    B.  Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
    C.  Đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.
    D.  Các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm quyền.
Câu 17:  Tính chất của cách mạng Tân Hơi 1911 là gì?
    A.  Dân chủ tư sản triệt để, điển hình.
    B.  Dân tộc dân chủ nhân dân.
    C.  Dân chủ tư sản không triệt để.
    D.  Cách mạng dân chủ tư sản.
Câu 18:  Cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở Đông Nam Á  không bị trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
    A.  Lào
    B.  Bru nây.                        
    C.  Mã lai.             
    D.  Xiêm.               
Câu 19:  Chủ trương của phái Cấp tiến do Ti-lắc cầm đầu là gì?
    A.  Dùng phương pháp ôn hòa đòi thực dân Anh thực hiện cải cách.
    B.  Lật đổ ách thống trị của Anh xây dựng quốc gia độc lập dân chủ.  
    C.  Tham gia các Hội đồng tự trị, phát triển kĩ nghệ, cải cách giáo dục.
    D.  Phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực, yêu cầu cải cách.
Câu 20: Nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân Châu Phi chống thực dân Châu Âu là của nước nào?
    A.  Xu – đăng.               B.  An – giê- ri.                 C.  Ai - Cập.                      D.  Ê-ti-ô-pi-a.
Câu 21:  Đâu là nét khác biệt của cao trào cách mạng 1905-1908, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ so với những phong trào đấu tranh trước đó?
    A.  Do giai cấp tư sản Ấn Độ lãnh đạo.             B.  Mục tiêu đấu tranh độc lập và dân chủ.
    C.  Công nhân Ấn Độ đã tích cực tham gia.     D.  Anh phải thu hồi đạo luật Bengan.                                     
Câu 22:  “Thần đồng âm nhạc phát sáng” là đánh giá về ai?
    A.  Mô- da.                    B.  Bet –tô-ven.                C.  Rem –Bran.                 D. Trai-cốp-x ki.
Câu 23:  Thành phần của Trung Quốc đồng minh hội?
    
    A.  Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ thân sĩ có tinh thần yêu nước.                    
    B.  Tôn Trung Sơn và trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và công nhân.  
    C.  Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ thân sĩ bất bình với nhà Thanh.
    D.   Địa chủ thân sĩ bất bình với nhà Thanh, tư sản, tiểu tư sản, vô sản.
Câu 24:  Thắng lợi to lớn nhất của nhân dân Mĩ la tinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân châu Âu qua 2 thập niên đầu thế kỉ XIX là gì ?
    A.  Nước cộng hòa da đen Hai –ti thành lập.
    B.  Cuộc đấu tranh giải phóng diễn ra quyết liệt.
    C.  Các quốc gia độc lập lần lượt hình thành.
    D.  Chỉ còn một vài vùng nhỏ đang là thuộc địa.
Câu 25:  Nước cộng hòa nào đã được thành lập đầu tiên ở khu vực Mĩ –La- tinh?
    A. B-ra-zin.                   B.  Ha-i – ti.                      C.  Ác-hen-ti-na.              D.  Mê-hi-cô.
Câu 26:  Đặc điểm nổi bật nhất trong giai đoạn hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất là
    A.  Hai bên cầm cự, ưu thế nghiêng về phe Hiệp ước.             
    B.  Từ đầu, Hiệp ước đã nắm quyền chủ động.
    C.  Hai bên ở trong thế cầm cự trên cả 2 mặt trận.
    D.  Phe Hiệp ước từng bước chiếm ưu thế.                
Câu 27:  Đâu không phải là hoàn cảnh chung của các nước Châu Á thế kỉ XIX – đầu XX?
    A.  Bị chủ nghĩa thực dân phương Tây: Âu – Mĩ  xâm lược.
    B.  Các nước đều tiến hành cải cách theo tư bản chủ nghĩa.
    C.  Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
    D.  Hầu hết các nước bị biến thành thuộc địa và phụ thuộc.
Câu 28:  Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Campuchia được đánh giá là biểu tượng về liên minh chiến  đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia?
    A.  Si-vô-tha.                B.  Pu-côm-bô.                 C.  Pha-ca-đuốc.               D.  A-cha-Xoa.
Câu 29:  Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân Phiệt là đặc điểm của đế quốc nào?
    A.  Anh.                         B.  Pháp.                            C.  Đức.                              D.  Nhật.
Câu 30:  Xác định nội dung không phải là bài học bảo vệ hòa bình từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
    A.  Lên án chính sách gây chiến và chính sách xâm lược.
    B.  Cần phải loại bỏ các cuộc chiến tranh phi nghĩa .       
    C.  Phải chia đều thị trường cho các nước đế quốc .
    D.  Phải chung tay bảo vệ hòa bình thế giới.          
Câu 31:  Nội dung nào được đánh giá là nhân tố “chìa khóa” của công cuộc hiện đại hóa Nhật Bản trong Cải cách Minh Trị?
    A.  Chính trị.                            B.  Quân sự.                                        C.  Giáo dục. D.  Kinh tế.
Câu 32:  Ngòi nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
    A.  Mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa.
    B.  Sự phát triển không đều của các nước tư bản.        
    C.  Sự hình thành hai khối quân sự đối lập.
    D.  Thái tử Áo- Hung bị người Xéc bi ám sát.                         
Câu 33:  Bài học kinh nghiệm được rút ra từ từ chính sách ngoại giao của Xiêm cuối XIX đầu XX là gì?
    A.  Bế quan tỏa cảng đối với các nư­ớc phương Tây.            
    B.  Đưa ra những chính sách cải cách kinh tế hợp lí.
    C.  Đường lối đối ngoại phải mềm dẻo, linh hoạt.
    D.  Ký các điều ­ước bất bình đẳng để “mở cửa”.            
 
------ HẾT ------
 
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 396.00 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hoa
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 28/11/2019 20:11
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    2
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (27/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (02/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4105 view

  Giải trí

1 photos | 3814 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2374 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 9
  • Khách viếng thăm: 8
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 1069
  • Tháng hiện tại: 22405
  • Tổng lượt truy cập: 7642252

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606