| | |
TRƯỜNG THPT NGHÈN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 10 (Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) | |
Họ, tên thí sinh:....................................................SBD: ...................Phòng thi ........................... I. TRẮC NGHIỆM ( 6 điểm) | |
| | | | |
Câu 1: Điểm giống nhau của các công trình kiến trúc ở Cam-pu-chia và Lào là
A. chịu tác động của Ấn Độ giáo.
B. Ảnh hưởng kiến trúc Phật giáo.
C. chịu tác động của các tôn giáo.
D. mang màu sắc Hin-đu.
Câu 2: Nội dung nào
không phải là điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây?
A. Đất đai khô cằn không thuận lợi cho trồng lúa nước.
B. Địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi cao từ lục địa ra biển.
C. Đất đai màu mỡ cho phát triển nông nghiệp.
D. Địa hình thuận lợi cho phát triển giao thông đường biển.
Câu 3: Đóng góp lớn nhất của Trung Quốc đối với sự phát triển của lịch sử văn minh nhân loại là gì?
A. Mở đầu cho sự xác lập phương thức sản xuất phong kiến.
B. Phát minh ra giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
C. Mở đầu thời đại phong kiến trên thế giới.
D. Phát minh ra nông lịch giúp phát triển nông nghiệp.
Câu 4: Phát minh quan trọng nhất của cư dân cổ đại phương Đông là gì?
A. Lịch và thiên văn học.
B. Chữ viết.
C. Toán học.
D. Kiến trúc.
Câu 5: Điểm nào sau đây là sự khác biệt giữa Vương triều Đê- li với Vương triều Mô-gôn?
A. Chính sách về sắc tộc và tôn giáo.
B. Chính sách quốc phòng.
C. Củng cố địa vị thống trị.
D. Chính sách phát triển kinh tế.
Câu 6: Điểm khác về thể chế nhà nước của phương Tây cổ đại với phương Đông cổ đại là
A. dân chủ đại nghị.
B. dân chủ.
C. quân chủ chuyên lập hiến.
D. cộng hòa.
Câu 7: Vì sao kinh tế Trung Quốc dưới thời Đường phát triển cao hơn các triều đại trước?
A. Được sự giúp đõa của các nước bên ngoài.
B. Nhà Đường thực hiện các chính sách tích cực.
C. Cho thương nhân các nước ngoài vào buôn bán.
D. Nhân dân rất hăng hái sản xuất.
Câu 8: Phát minh ra lửa là công lao của
A. người tinh khôn.
B. người hiện đại.
C. loài vượn cổ.
D. người tối cổ.
Câu 9: Nguyên nhân dẫn tới xã hội nguyên thủy bị rạn vỡ và sụp đổ là do
A. sự xuất hiện công cụ bằng sắt.
B. năng suất lao động tăng lên.
C. “nguyên tắc vàng” bị phá vỡ.
D. sự xuất hiện của tư hữu.
Câu 10: Chính sách đối ngoại bao trùm của vương triều Lan Xang thế kỉ XV-XVII là
A. ham chiến trận, đi xâm lược .
B. kiên quyết chống Xiêm và Mi-an-ma.
C. hòa hiếu và thân thiện với các nước khác.
D. vừa hòa hiếu vừa kiên quyết.
Câu 11: Yếu tố quyết định làm cho người tối cổ tự cải biến, hoàn thiện mình là gì?
A. Phát minh ra lửa.
B. Chế tạo công cụ lao động.
C. Lao động.
D. Chế tạo cung tên.
Câu 12: Loại hàng hóa đem lại lợi nhuận cao nhất cho các quốc gia cổ đại phương Tây là
A. nô lệ.
B. rượu vang.
C. hương liệu.
D. dầu ô liu.
Câu 13: Tác động sâu sắc của văn hóa Ấn Độ đến các quốc gia Đông Nam Á là trên lĩnh vực.
A. Điêu khắc.
B. Kiến trúc.
C. Tôn giáo.
D. Văn học
Câu 14: Gọi là chế độ chuyên chế phương Đông cổ đại là vì
A. nhà nước dựa vào quý tộc, chủ ruộng đất để cai trị.
B. nhà nước dựa vào tôn giáo bắt nhân dân phục tùng.
C. đây là chế độ nhà nước ra đời sớm nhất trên thế giới.
D. quyền lực tập trung tuyệt đối, tối cao trong tay vua.
Câu 15: Điều kiện tự nhiên nào thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?
A. Địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi.
B. Đồng bằng rộng lớn, thảo nguyên mênh mông.
C. Đất đai màu mỡ, khí hậu gió mùa kèm theo mưa.
D. Nằm ven sông thuận lợi cho việc buôn bán.
Câu 16: Ý nào
không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
A. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Băc xuống
B. Hình thành tương đối sớm.
C. Sống riêng rẽ, thường xuyên xẩy ra tranh chấp với nhau.
D. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp.
Câu 17: Nền tảng tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc là
A. Nho giáo.
B. Lão giáo.
C. Đạo giáo.
D. Phật giáo.
Câu 18: Tôn giáo nào sau đây không có nguồn gốc từ Ấn Độ?
A. Phật giáo.
B. Ấn Độ giáo.
C. Hin đu giáo.
D. Hồi giáo.
Câu 19: Biểu hiện nào sau đây
không phải là sự phát triển của thời kì Ăng co?
A. Sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng.
B. Kinh tế phát triển mạnh mẽ.
C. Đời sống xã hội ổn định.
D. Mở rộng quyền lực ra bên ngoài.
Câu 20: Chế độ tuyển chọn quan lại dưới triều Đường có điểm gì khác so với các triều đại trước?
A. Tuyển chọn qua hình thức tiến cử.
B. Thực hiện chế độ thi cử.
C. Tuyển chọn con em trong hoàng tộc.
D. Không phân biệt các thành phần xã hội.
II. TỰ LUẬN ( 4 điểm ) Câu 1: Trình bày sự phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường ? Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển đó?
Câu 2: Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?
PHIẾU ĐÁP ÁN HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 - MÔN LỊCH SỬ 10Mã đề: 001 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | |
B | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | |
C | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | |
D | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | |
ĐÁP ÁN TỰ LUẬNCâu 1: (2đ)*Nêu biểu hiện phát triển: - Về kinh tế:(0.5đ) Phát triển toàn diện:
+ Nông nghiệp: Thực hiện chính sách quân điền; áp dụng kỉ thuật sản xuất mới... ->> Sản lượng tăng
+Thủ công nghiệp: Xưởng thủ công(tác phường); trình độ sản xuất phát triển
+Thương nghiệp: Hình thành hai con đường tơ lụa.
-> Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn các triều đại trước.
- Về chính trị:(0.5đ) Từng bước hoàn thiện chính quyền từ trung ương đến địa phương
+ Mới: . Thêm chức Tiết độ sứ
. Tuyển chọn quan lại bằng thi cử
->Quyền lực hoàng đế được nâng cao hơn một bước
- Chính sách đối ngoại: (0.5đ)Tiếp tục xâm lược, mở rộng lãnh thổ(chiếm Nội Mông,Tây Vực, Triều Tiên, …)
-> Nhà Đường trở thành đế quốc phong kiến phát triển mạnh nhất.
*Nguyên nhân phát triển:(0.5đ) Do các chính sách tích cực của nhà nước( Tiêu biểu: Chính sách quân điền và tuyển chọn quan lại bằng thi cử)
Câu 2: Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại là vì: (1đ)-Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm( Khoảng thiên niên kỉ III TCN)
- Ấn Độ có một nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay.
- Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á.
----------- HẾT ----------
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 433.00 KB )