Rss Feed Đăng nhập

Kiểm tra 1 tiết lớp 12-2019

Gửi lên: 28/11/2019 20:05, Người gửi: lichsu, Đã xem: 477
Ngày soạn: 19/10/2019
TIẾT 14:        KIỂM TRA 45 PHÚT
A.Mục tiêu
  I.Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học về LSTGHĐ và giúp GV kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức của HS về
- Sự hình thành TTTG mới sau CTTG thứ hai.
- Liên xô (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)
- Các nước Á-Phi-Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứu hai.
- Mĩ- Tây Âu- Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh.
- Cách mạng khoa học công nghệ nửa sau thế kỉ XX.
- Khía quát những vấn đề lớn của LSTG hiện đại (1917-1945)
  II.Năng lực
  • Năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng các vấn đề kiến thức đã học.
- Rèn luyện cho HS kỹ năng hệ thống kiến thức, phân tích tổng hợp, khái quat, kỹ năng vận dụng.    
  III/ Tư tưởng - thái độ
  • Thái độ khách quan, khoa học khi đánh giá các vấn đề lịch sử thế giới hiện đại.
- Giáo dục cho HS thái độ nghiêm túc trung thực trong kiểm tra thi cử.
B. Ma trận
 
Nội dung Nhận biêt Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng
Sự hình thành TTTG mới sau CTTG thứ hai
 
Biết được thời điểm, thành phần, nội dung của hội nghị Ianta Hiểu được thực chất hội nghị Ianta đã tạo khuôn khổ cho sự hình thành một TTTG mới khẳng định vị thế hang đầu của hai cường quốc Xô- Mĩ, trật tự hai cực hai phe đã chi phối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX. Phân tích nội dung của hội nghị Ianta và các nguyên tắc hoạt động, vai trò của LHQ để xác định được nguyên tắc nào, vai trò nào là quan trọng nhất. Vận dụng các nguyên tắc của LHQ vào việc giải quyết vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.  
Số câu:
Tỷ lệ:
Điểm số:
4 câu
10%
1,0
2 câu
5%
0,5
1 câu
2,5%
0,25
1 câu
2,5%
0,25
8 câu
20%
2,0
Liên xô (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000) Biết được thành tựu của Liên Xô từ 1945-1991 Hiểu được hoàn cảnh mục đích của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế (1945-1950), ý nghĩa những thành tựu mà Liên Xô đạt được. Phân tích được những thách thức, khó khăn về chính trị của LB Nga giai đoạn 1991-2000    
Số câu:
Tỷ lệ:
Điểm số:
1 câu
2,5%
0,25
2 câu
5%
0,5
  1. câu
2,5%
0,25
  4 câu
10%
1,0
Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh(từ 1945-2000) - Biết được các nước Đông Bắc Á gồm những nước nào; các nước ĐNA tuyên bố độc lập năm 1945. - Hiểu được đặc điểm của các nước Á – Phi và MLT sau CTTG II - Phân tích được các biến đổi và xác định được biến đổi nào là quan trọng nhất ở các nước A-P-MLT sau CTTG thứ hai.
 
Đánh giá được nguyên nhân nào là quan trong nhất quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập và vai trò của các nước Á-P-MLT,  sau CTTG thứ hai. Bài học kinh nghiệm, thời cơ, thách thức của Việt nam.  
Số câu:
Tỷ lệ:
Điểm số:
3 câu
7,5%
0,75
2 câu
5%
0,5
1
2,5%
0,25
1
2,5%
0,25
Số câu:7
Tỷ lệ: 17,5%
Điểm số:1,75
Mĩ- Tây Âu- Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Biết được hoàn cảnh, những thành tựu và chính sách đối ngoại của các nước tư bản và Mĩ từ năm 1945-1973. Hiểu được đặc điểm phát triển của Mĩ- Tây Âu- Nhật Bản Phân biệt được những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân  khách quan, nét khác biệt đưa đến sự phát triển của nền kinh tê Mĩ. Khái quát được nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển, ưu điểm, hạn chế kinh tế Mĩ TÂ và Nhật Bản, bài học đối với Việt Nam.  
Số câu:
Tỷ lệ:
Điểm số:
3 câu
7,5%
0,75
2 câu
5%
0,5
2 câu
5%
0,5
1 câu
2,5%
0,25
Số câu: 8
Tỷ lệ: 20%
Điểm :2,0
Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Biết được các sự kiện chính trong quan hệ quốc tế 1945-2000 Hiểu được nội dung các giai đoạn trong QHQT và những hệ quả khi chiến tranh lạnh chấm dứt. Phân tích các nguồn gốc, nguyên nhân chuyển biến, tác động của CTL. Liên hệ để thấy được những thời cơ và thách thức đặt ra cho Việt Nam trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay.  
Số câu:
Tỷ lệ:
Điểm số:
4 câu
10%
1,0
2 câu
5%
0,5
1 câu
2,5%
0,25
1 câu
2,5%
0,25
Số câu:8
Tỷ lệ: 20%
Điểm số:2,0
Cách mạng khoa học công nghệ nửa sau thế kỉ XX. Biết được những mốc chính của cách mạng KHCN nửa sau thế kỉ XX Hiểu được nguồn gốc, đặc điểm, tác động cuộc cách mạng KHCN nửa sau thế kỉ XX. Phân tích các đặc điểm để xác định được đặc điểm lớn nhất của cách mạng KHCN nửa sau thế kỉ XX; phân tích được các hệ quả của CMKHCN nửa sau thế kỉ XX. Đánh giá thời cơ và thách thức đối với Việt Nam  
Số câu:
Tỷ lệ:
Điểm số:
1 câu
2,5%
0,25
1 câu
2,5%
0,25
2 câu
5%
0,5
1 câu
2,5%
0,25
Số câu:5
Tỷ lệ: 12,5%
Điểm số:1,25
Tổng:
Số câu:
Tỷ lệ:
Điểm số:
 
Số câu:16
40%
4,0đ
 
Số câu: 12
30%
3,0đ
 
Số câu:8
20%
2,0đ
 
Số câu: 4
10%
1,0đ
 
40 câu
100%
10,0đ
ĐỀ RA
I.Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1.Hội nghị Ianta diễn ra vào thời điểm nào?
A.Chiến tranh thế giới thứ II đang diễn ra hết sức ác liệt; B. Chiến tranh thế giới thứ II đã hoàn toàn kết thúc
C.Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc; D. Sau chiến tranh thế giới thứ II
Câu 2. Nước nào sau đây không có mặt ở Hội nghị cấp cao ở Ianta?
A. Anh.                 B. Mĩ.                C. Pháp.               D. Liên Xô.
Câu 3. Theo những quyết định của Hội nghị Ianta, Mĩ không có quyền lợi ở
A. Italia.                    B. Nhật Bản.           C. Trung Quốc        D. Bắc Triều Tiên
Câu 4. Vấn đề nào sau đây không nằm trong quyết định của hội nghị Ianta (2/1945)?
A.Tiêu diệt tận gộc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa phát xít quân phiệt Nhật Bản.
B.Hợp tác giữa các nước nhằm khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.
C.Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á
D.Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 5.Năm 1961 là năm diễn ra sự kiện gì trong công cuộc chinh phục vũ trụ của Liên Xô?
A.Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.;      C. Đưa con người lên Mặt Trăng.
B.Phóng con tàu đầu tiên đưa con người bay vào vũ trụ.; D. Đưa con người lên Sao Hỏa.
Câu 6. Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, những quốc gia ở Đông Nam Á đứng lên tuyên bố độc lập là
A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.                                   B. Việt Nam, Philippin, Lào
C. Inđônêxia, Lào, Philippin.                         D. Việt Nam, Malaixia, Lào.
Câu 7. Các nước Đông Bắc Á gồm
A.Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.            B.Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Nga
C.Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Hàn Quốc.D.TQ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên
Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu lục nào được mệnh danh là "lục địa mới trỗi dậy"?
A. Châu Á.               B. Mĩ Latinh.                 C. Châu Âu.                          D. Châu Phi.
Câu 9.Nét nổi bật của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là
A.Chịu những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
B.Thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ từ chiến tranh thế giới thứ hai.
C.Có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nền kinh tế
D.Nền kinh tế Nhật Bản phát triển hết sức mạnh mẽ
Câu 10. Nội dung nào không phải là mục tiêu của chiến lược toàn cầu của Mĩ?
A. ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới.  B. xây dựng thế giới trong đó Mĩ làm chủ về mọi mặt.
C. đàn áp phong trào GPDT, PTCN và CS quốc tế. D. Khống chế các nước tư bản phụ thuộc vào Mĩ.
Câu 11. Tổ chức liên kết kinh chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh là
A.Liên minh châu Âu (EU).                                      B. Liên hợp quốc.
C. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).                      D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Câu 12. Nội dung nào sau đây không nằm trong diễn biến của Chiến tranh lạnh?
  1. Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á.   B. Cuộc chiến tranh Triều Tiên.
C.Xung đột trực tiếp giữa hai siêu cường.        D.Xung đột ở Trung Cận Đông.
Câu 13. Quan hệ quốc tế bắt đầu chuyển từ đối đầu sang đối thoại từ
A.Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.      B.Nửa đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
C.Nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.      D.Nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
Câu 14. Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống LX, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là
A.sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan”.    B.thông điệp của Tổng thống Truman ngày 12-3-1947.
C.sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). D.sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
Câu 15. Đâu không phải là chủ trương của Liên Xô trong quan hệ quốc tế những năm sau CTTG II?
  1. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.            C.Bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội.
  2. Đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.   D.Mở rộng quan hệ với các nước Phương Tây.
Câu 16. Cuộc cách mạng thuộc lĩnh vực công nghệ trên thế giới diễn ra trong khoảng thời gian
A.từ những năm 40 đến những năm 80 của thế kỷ XX.C.từ những năm 70 đến những năm 90 của thế kỷ XX.
B.từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay.     D.từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay.
Câu 17. Trật tự Ianta được xác lập sau CTTGII khẳng định vị thế hang đầu của 2 cường quốc nào?
A.Liên Xô và Mĩ;         B.Mĩ và Anh;                C.Liên Xô và Anh;                   D.Liên Xô và Pháp.
Câu 18. Nội dung nào sau đây không thuộc về quyết định của hội nghị Ianta  đối với Trung Hoa Dân quốc?
A.Quy định Trung Quốc cần phải trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.
B.Cải tổ chính phủ với sự tham gia của Đảng cộng sản và các đảng phái dân chủ.
C.Trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ.
D.Trung Quốc thuộc khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
Câu 19. Liên Xô đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai để
A.chạy đua vũ trang với Mĩ nhằm duy trì trật tự hai cực.B.đưa Liên Xô trở thành cường quốc kinh tế thế giới.
C.phá bỏ thế bao vây cấm vận của Mĩ và các nước Tây Âu.D.phục hồi kinh tế, tiến lên xây dựng CNXH.
Câu 20. Trong những năm 1945-1950 nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là gì?
A.Mở rộng quan hệ đối ngoại; B.Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH
C.Khôi phục kinh tế sau chiến tranh; D.Phá thế bao vây, cấm vận của Mĩ và Phương Tây.
Câu 21. Để tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo, Ấn Độ đã
A.đẩy mạnh sản xuất  máy móc hiện đại trong nông nghiệp.
B.áp dụng các kĩ thuật canh tác mới trong nông nghiệp.
C.tiến hành cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
D.thực hiện lai tạo nhiều giống lúa mới có năng suất cao.
Câu 22. Nội dung nào không phải mục tiêu của Hội nghị cấp cao ASEAN ở Bali (2/1976)?
A.Xây dựng khu vực Đông Nam Á trở thành đối trọng với các tổ chức khác.
B.Xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
C.Thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập ở Đông Nam Á.
D.Tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực.
Câu 23. Sự phát triển của KHKT Nhật Bản chủ yếu là
A. KHKT dân dụng. B. KHKT quân sự. C. KHKT vũ trụ. D.Tất cả các phương án trên.
Câu 24. Nguyên nhân khách quan dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A.Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động sáng tạo.
B.Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã mang lại cho Mĩ những nguồn lợi nhuận khổng lồ
C.Áp dụng thành tựu KHKT nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất.
 D.Các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mỹ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn ở cả trong và ngoài nước.
Câu 25. Tại sao đến những năm 50 của thế kỉ XX, chiến tranh ĐD ngày càng chịu sự tác động của hai phe?
A.Liên Xô, Trung Quốc giúp đỡ cho Việt Nam, Mĩ viện trợ cho Pháp.
B.Các nước Tây Âu và Mĩ đồng loạt viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến tranh.
C.Sự hỗ trợ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới cho Việt Nam. 
D.Mĩ và Liên xô trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
Câu 26.Trong nửa sau TK XX, các nước tư bản có xu hướng liên kết kinh tế khu vực là do tác động của
A.Chiến tranh lạnh.                         B.cách mạng khoa học –công nghệ.
C. khủng hoảng năng lượng.           D.phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 27. Nguồn gốc quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của cuộc CMKHCN  nửa sau thế kỉ XX là
A. do những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.    B. yêu cầu phục vụ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
C. yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.    D. những thành tựu KHKT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Câu 28. Xu thế toàn cầu hoá từ những năm 80 của thế kỷ XX trên thế giới là hệ quả quan trọng của
A. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế.                     B. cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
C.các công ty xuyên quốc gia.                                D.hoạt động của Liên hợp quốc.
Câu 29. Nguyên tắc quan trọng nhất trong các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là
A. Tôn trọng chủ quyền, quyền độc lập quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
B. Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nuớc nào.
D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình.
Câu 30. Khó khăn lớn nhất của LB Nga 1991-2000 là gì?
A.Tình trạng thiếu nước sạch và lương thực; B.Nạn vô gia cư, xung đột sắc tộc
C.Mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền; D.Nhiều phong trào li khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo.
Câu 31. Điểm khác biệt của ba nước Đông Dương so với các nước Đông Nam Á khác giai đoạn 1954-1975 là gì?
A.Đã giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập.    B.Chưa chấm dứt tình trạng nội chiến.
C.Xây dựng đất nước và đạt nhiều thành tựu to lớn.   D.Tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 32. Nhân tố cốt lõi làm nên hiện tượng “thần kì” của kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 là
A.khoa học kĩ thuật       B.tài nguyên thiên nhiên.   C.nguồn viện trợ Mĩ.       D. con người.
Câu 33.Sự kiện nào đánh dấu bước đột phá của quá trình liên kết ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.Thành lập cộng đồng Than – Thép châu Âu (4/1951). B.Thành lập “Cộng đồng kinh tế châu Âu”(3/1957).
C.Hiệp ước Maxtrích (12/1991).   D.Bảy nước hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại giữa các quốc gia (3/1995).
Câu 34. Mục đích quan trọng nhất của "Chiến tranh lạnh"do Mĩ phát động là gì?
A.Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.
B.Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới.
C.Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ
D.Phô trương sức mạnh kinh tế và tiềm lực quốc phòng của Mĩ.
Câu 35. Hệ quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là
A.tăng năng suất lao động, thay đổi cơ cấu kinh tế.  B. nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
B.dẫn tới xu thế toàn cầu hóa.                                D.thúc đẩy sự phát kiển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 36. Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là
A. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. đạt những thành tựu kì diệu, qui mô rộng lớn và tốc độ nhanh chóng.
C. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất.
D. mọi phát minh khoa học bắt nguồn từ kĩ thuật.
Câu 37.Việt nam chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung quốc bằng nguyên tắc nào sau đây của Liên Hợp Quốc?
A. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn Liên xô, Mĩ , Anh, Pháp, Trung Quốc.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
C.Giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
Câu 38. Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu và Nhật Bản trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là  
A.tái chiếm thuộc địa cũ.                              B. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. mở rộng quan hệ toàn cầu.                        D. hướng về châu Á.
Câu 39. Cơ hội lớn nhất khi Việt Nam gia nhập ASEAN là gì?
A.Học hỏi, tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tiến.
B.Tiếp thu nền văn hóa đa dạng của các nước trong khu vực.
C.Củng cố được an ninh, quốc phòng.
D.Tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất từ các nước trong khu vực.
Câu 40. Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước chủ yếu là do
A.khai thác được các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài.
B.khai thác được nguồn nhân công phong phú và rẻ ở trong nước để phát triển kinh tế.
C.sự đầu tư, viện trợ của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế cho các nước đang phát triển.
D.tranh thủ được các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các quốc gia phát triển.
 
 
 
 
 
 
 
 

Tải về

Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 39.37 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: Lê Thị Thanh Nga
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 28/11/2019 20:05
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    8
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4208 view

  Giải trí

1 photos | 3911 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2483 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 26
  • Hôm nay: 4349
  • Tháng hiện tại: 91233
  • Tổng lượt truy cập: 8084042

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606