TRƯỜNG THPT NGHÈN TỔ LỊCH SỬ | BÀI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN SỐ 1 KHỐI 12 Thời gian làm bài: 15 phút; | |
| Mã đề thi 001 | |
Điểm | Lời nhận xét |
| | | | |
Câu 1:.Thành tựu quốc phòng Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 - nửa đầu những năm 70) có ý nghĩa
A. nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
B. đạt thế cân bằng chiến lược về quân sự với Mĩ.
C. thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
D. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 2. Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm đầu thập kỉ 50 thế kỉ XX ?
A. Chế độ độc tài thân Mĩ.
B. Chế độ phân biệt chủng tộc
C. Chủ nghĩa thực dân mới.
D. Chủ nghĩa thực dân cũ.
Câu 3. Trong bối cảnh thế giới phân chia thành hai cực, hai phe, nguyên tắc hoạt động được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên Hợp Quốc là
A. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B. chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn
C. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
D. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
Câu 4. Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945?
A. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.
B. Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chương Liên hợp quốc.
C. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.
D. Năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chương
Câu 5.. Hội nghị Ianta (2-1945) được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc. B. Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
Câu 6. Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Pốtxđam (7– 945) đã tạo ra những khó khăn mới cho cách mạng Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương.
B. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương.
C. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
D. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương.
Câu 7. Nhận xét nào dưới đây là đúng về việc thỏa thuận đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc trong Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Thực chất là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ, Anh.
B. Thực chất là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô.
C. Thực chất là hình thành trật tự thế giới “đơn cực”.
D. Thực chất là hình thành trật tự thế giới “đa cực”.
Câu 8. Ngày 15-10-2003 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện gì sau:
A. thử thành công bom nguyên tử. B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo
C. phóng thành công tàu “Thần Châu” 5 . D. phóng thành công tàu “Thần Châu” 3
Câu 9. Theo hiệp ước Ba-li thì yếu tố nào đươc đây
không được xem là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
C. Chỉ sự dụng vũ lực khi có sự đồng ý của hơn 2/3 nước thành viên.
D. Hợp tác và phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hoá và xã hội.
Câu 10. Biến đổi nào là quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?A. Lần lượt gia nhập ASEAN. B. Đều giành được độc lập.
C. Trở thành các nước công nghiệp mới. D. Tham gia vào Liên hợp quốc.
Tải về
Từ site Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
( Dung lượng: 41.00 KB )