Chủ tịch Hồ Chí Minh – người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn của dân tộc và thời đại “ đạo đức phong cách của Người vừa dân tộc vừa quốc tế.Vừa rất mẫu mực nhân từ, vừa triệt để cách mạng , rất uyên bác mà cực kì khiêm tốn. rất nguyên tắc về chiến lược lại rất linh hoạt về sách lược. Vừa nhìn xa trông rộng, vừa thiết thực cu thể .Vừa vĩ đại, vừa bình dị, vừa là chiến sĩ vừa là nhà thơ. Lời nói đi đôi với việc làm, lí luận đi đôi với thực tiễn. Bác Hồ của chúng ta là con người giàu sang không thể quyến rũ, nghèo đói không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”( Võ Nguyên Giáp) . Con người “ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Toàn bộ cuộc đời của Người toát lên chủ nghĩa nhân văn cao đẹp, chủ nghĩa nhân văn cộng sản” Đạo đức của Người là tấm gương trong.
Việc học tập và làm theo phong cách của Người là hết sức ý nghĩa và cần thiết cho sự nghiệp phát triển cách mạng dân tộc và sự hoàn thiện của mỗi một chúng ta – đặc biệt là những thế hệ nhà giáo hôm nay và mãi mãi mai sau để đào tạo những thế hệ cách mạng mới. Có thể không được toàn diện nhưng chúng ta hãy học tập Người về phong cách “ Tư duy, lãnh đạo và sinh hoạt”.
1. Học tập phong cách tư duy. Chúng ta biết đến Hồ Chí Minh - một nhà dân tộc cách mạng với phong cách tư duy độc lập, sáng tạo, tự chủ. Người luôn tìm tòi suy nghĩ, tìm hiểu quy luật vận động khách quan của sự vật và từ đó có những hành động phù hợp thúc đẩy sự vât phát triển. Đối với Người “ chân lí luôn cụ thể”, lấy thực tiễn làm thước đo cho lí luận. Phong cách độc lập sáng tạo của người được biểu hiện:
Thứ nhất: Lấy lí luận để soi rọi thực tiễn. Người không ngừng nâng cao trình độ lí luận và luôn luôn đề cao học tập, nghiên cứu lí luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất của thời đại. Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính người đã tìm hiểu lí luận của các nhà tư sản phương Tây khảo sát thực tiễn, rồi từ đó tìm đến Mác-Lênin. Người đã bắt gặp chân lý cứu nước của chủ nghĩa Mác-lênin, xác định con đường cứu nước đúng theo cách mạng vô sản, học tập kinh nghiệm cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta,cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử. Người nhận thức và ghi rõ trên bìa của tác phẩm Đường kách mệnh:“ Không có lí luận kách mệnh thì không kó kách mệnh vận động. Chỉ kó theo lí luận cách mệnh tiền fong Đảng kách mệnh mới làm nổi kách mệnh tiền fong”( Lê nin).
Thứ hai; Lí luận phải gắn liền với thực tiễn, là cơ sở để hiểu thực tiễn – không thể chỉ có lí luận suông đây là nét đặc sắc. Người xác định cách mạng Việt Nam đi theo cách mạng tháng Mười – tư tưởng cách mạng vô sản, song khi lãnh đạo cách mạng Việt Nam Người luôn xuất phát từ tình hình cụ thể của dân tộc Việt Nam-thuộc địa nửa phong kiến tồn tại hai mâu thuẫn dân tộc và giai cấp,trong đó mâu thẫn dân tộc là cơ bản và bao trùm; xuất phát từ con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, luôn coi trọng lợi ích dân tộc. Vì thế mà Người xác đinh Chiến lược cách mạng Việt Nam trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng là “ Cuộc cách mạng tư sản dân quyền, thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp,bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập tự do; ....lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức, còn phú nông và trung tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập”... Người đã đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thực hiện xây dựng lực lượng thông qua mặt trận dân tộc thống nhất- đoàn kết toàn dân tộc. Và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng người luôn sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, không giáo điều.
Thứ 3; Lí luận trong tư duy của Người luôn được diễn đạt một cách dễ hiểu, cụ thể, giản dị và luôn hướng tới quần chúng. Văn phong của người luôn ngắn gọn cô đọng , sinh động và giản dị dễ hiểu. Trong tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân pháp”, nói lên mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới trước hết là cách mạng Pháp. Người đã mô tả thông qua hình ảnh “ con đỉa hai vòi”- “chủ nghĩa đế quốc là con đỉa hai vòi, một vòi bám vào nhân dân lao động trong nước , một vòi bám vào nhân dân thuộc địa. Muốn giết con quái vật thì phải đồng thời cắt bỏ cả hai vòi....” với nước ta hơn 90% dân số là nông dân không ai là không hiểu sâu sắc về mối quan hệ đó.
Học tập Người chúng ta cần không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, lí luận cách mạng, đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước, của nghành và của cơ quan đơn vị. Tránh lí luận suông, làm việc giáo điều, và diễn đạt rườm rà khó hiểu. Luôn tư duy độc lập sáng tạo nhất là trong giai đoạn hiện nay – đổi mới giáo dục căn bản và toàn diên.
2.
Học tập phong cách lãnh đạo Hồ Chí minh.
Điểm nổi bật trong phong cách lãnh đao của Hồ Chí Minh là;
Thứ nhất; Tôn trọng các nguyên tắc dân chủ tập trung, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Dù với cương vị nào người cũng luôn nêu mẫu mực về tinh thần tập thể dân chủ “ việc lớn của đất nước Người bàn kĩ ở bộ chính trị.....viết lời kêu gọi toàn dân người đem bản thảo cho các cán bộ góp ý kiến mà còn đem cho một số đồng chí phục vụ xem xét để phát hiện cho Bác những chỗ khó hiểu.
Thứ 2: Thận trọng chu đáo, sâu sát tỉ mỉ, nắm sát tình hình, hiểu rõ bản chất của sự vật hiện tượng. Người thường phê bình lối làm việc quan liêu, đại khái. Để có chủ trương đường lối đúng đắn phù hợp với ý nguyện của dân và nắm chắc tình hình cơ sở, từ 1955-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh dã có 700 chuyến đi xuống các địa phương bí mật và từ trong ra ngoài để không ai nói dối mình. Bác luôn coi trong tính hiệu quả thiết thực .
Thứ 3. Lời nói đi đôi với việc làm, lí luận đi đôi với thực tiễn trở thành một thói quen, một nếp sống trong hoạt động cách mạng. người thường căn dặn cán bộ đảng viên “ Tốt nhất là miệng nói tay làm, làm gương cho người khác bắt chước. Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm mà mình thì ăn trưa ngủ trễ, bảo người ta tiết kiệm mà tự mình a xỉ lung tung thì tuyên truyền một trăm lần cũng vô ích”
Học tập phong cách lãnh đạo của Người là hết sức có ý nghĩa đối chúng ta- những người làm nhà giáo. Từ Bác chúng ta học tập và hình thành phong cách làm việc khoa học tôn trọng các nguyên tắc dân chủ tập trung, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Nhờ đó mà chúng ta có thể khai thác được trí thông minh sáng tạo của người khác và tranh thủ được sự đồng tình nhất trí của mọi người. như thế thì công tác lãnh đạo, công tác chủ nhiệm sẽ rất hiệu quả. Học tập cách làm việc thận trọng, tỉ mỉ của Người làm cho cán bộ tốt hơn, sẽ tránh được thói chuyên quyền độc đoán, xóa bệnh quan liêu, cách làm việc đại khái làm hại đến lợi ích dân tộc. Đồng thời xây dựng tac phong điều tra nghiên cứu trong mọi công tác. Điều này là rất cần thiết cho công tác chủ nhiệm- giáo dục tốt nhất là phương pháp nêu gương. Cần phải hình thành thói quen tốt là lời nói đi đôi với việc làm.
3. Học tập phong cách sinh họat của Hồ Chí minh Điểm nổi bật thứ nhất trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là sự giản dị. Sự giản dị được thể hiện trong từng bữa ăn, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Đây là đặc tính của Người nó còn được thể hiện trong lời nói và bài viết để cho quần chúng hiểu rõ, nhớ lâu. Chính lòng yêu nước thương dân đã tạo nên sự giản dị “ Ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp....Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp là không có đạo đức”. Đời sống vật chất giản dị hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. Nhà thơ Hanam Raman
Inđônêxia đã miêu tả những phẩm chất đạo đức, nhân cách, tư tưởng tốt đẹp của người
“ Một con người hình dáng nhỏ bé Tình yêu thương rộng lớn mênh mông Đôi mắt nhìn xuyên qua trời bể Mà tấm lòng khiêm tốn vô song” ( Pa Man Hồ- Lý Đăng Cao dịch) Sống giản dị nhưng không tùy tiện, vẫn sang trọng và lịch thiệp đó là phong cách Hồ Chí Minh. Người đã tạo
nên những nét đẹp, thanh cao trong trong sự giản dị của một nền văn hóa của dân tộc và thời đại.- Người là biểu tượng của truyền thống sinh hoạt văn hóa của người Việt cổ đơn giản về vật chất,phong phú về tinh thần, trọng tình và thích ứng tự nhiên.
Thứ 2
là sự gần gũi thân tình với mọi người- gần dân rất tự nhiên, nghiêm túc mà ấm áp. Khi tiếp xúc với người từ dân thường hay nguyên thủ quốc gia đều có một ấn tượng và cảm giác cao mà không xa, gặp lần đầu mà đã thân thuộc từ lâu. “
Hồ Chí Minh, gốc của dân và cũng chính là dân” (
Bác Hồ - Nhà thơ Lisanđorootero – Cu Ba)
Thứ 3
là luôn lạc quan vui vẻ, luôn tin ở tương lai, tin vào sự tất thắng của dân tộc. Người tin vào dân và toàn dân và toàn dân đi theo Người, làm hậu thuẫn cho Người.”Trong 60 năm cuộc đời chiến đấu, Hồ chủ tịch luôn luôn ung dung và thư thái, giặc đến bên cạnh vẫn bình thản, và chính trong lúc nguy biến như vậy, Người cầm lái lại càng sáng suốt, kiên cường vững chải, trấn tĩnh mọi người và vượt qua mọi gian nguy.
Ngay trong lúc ở tù, tay chân bị trói buộc, thì người chiến sĩ sôi nổi ấy vẫn ung dung thư thái, và tâm hồn đó, cảnh ngộ đó đã sinh ra những bài thơ tuyệt đẹp... “
Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh
Sự lạc quan ttrong sinh hoạt của Người thể hiện ở sự hài hước dí dỏm. Những tháng ngày gian khổ ở núi rừng Việt Bắc Bác luôn vui và thường xuyên kể chuyện để mọi người vui vẻ quên mệt nhọc
“ Người là hiện thân của sức mạnh niềm tin Trong nụ cười của Người có tất cả những mùa xuân” (
Con người bất chấp thời gian- Nicolai Kunaep – Nga)
Học tập Người và hình thành nếp sống giản dị, chân thành trong sáng và cao thượng, thực hành tiết kiệm không xa hoa lãng phí.Xây dựng ý thức coi trọng nhân dân, đoàn kết và thân ái. Luôn tự tin yêu đời lạc quan vui vẻ, tạo nếp sinh hoạt đơn giản mà chuẩn mực, sống tích cực và có ích trong xã hội xô bồ thời mở cữa; Trau dồi phẩm chất đạo đức và tác phong sinh hoạt truyền thống của dân tộc Việt- đơn giản về vật chất, thích ứng hòa nhập thiên nhiên và phong phú về tinh thần , thuần hậu chất phác của văn minh nông nghiệp lúa nước, văn hóa xóm làng.
Nói đến phong cách Hồ Chí Minh là nói đến đặc trưng, tính cách con người Hồ Chí Minh. Đó là phong cách của một con người vĩ đại, phong cách của một vĩ nhân mà tên tuổi và sự nghiệp đã gắn bó với triệu triệu trái tim và khối óc của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới. Người là “ Ngôi sao lớn sáng chung thời đại”
và “ Hình ảnh Việt Nam Nổi lên trên thế giới Từ cuộc đấu tranh của Người Cho Tự do Tổ quốc” Tầm vóc của Người đã được nhà thơ Ismael Gomez Braga của Brazil đưa lên đỉnh cao ngang tầm với các vị Thánh sống
“ Vị Thánh sống của nghìn Thánh sống Và ân nhân của cả muôn đời Cuộc đời Người như bông huệ trắng Như mặt gương càng ngắm càng trong”
(
Chúc tụng Bác Hồ - Đào Anh Kha dịch)
Phong cách của Người luôn là tấm gương sáng để cho chúng ta học tập. Song cũng không ít phong cách trong con người Hồ Chí Minh rất đặc biệt mà mà không một ai có thể học được. Thậm chí nếu bắt chước sẽ trở thành lố bịch
“ Khi đứng trước con người nhỏ nhắn hiền lành ấy,người ta tự cảm thấy mình có chút gì đó vụng về, hay nói cho đúng hơn là cảm thấy bất lực. Hầu như có cái gì đó nói lên thế đứng của con người này mà không có gì có thể tác dộng đến, dù cho đó là đói khát, cực khổ và kể cả quyền lực lẫn sự đam mê nào đó.
Đây không phải là một con người theo chủ nghĩa khổ hạnh, mà là một con người thích sống một cuộc sống thanh đạm”.
“Thế nhưng không thể lầm lẫn được, đây là con người... trong số những người đã sinh ra từ những dòng tiến hóa của lịch sử, Chủ tịch của một nước có 20 triệu dân, được kính trọng như một nhà hiền triết, được tôn trọng như một người cha. Không có con người nào mà lại tập trung đến mức cao những luồng tư tưởng và có những hành động hiện thân cao độ ý chí của một dân tộc, tiêu biểu cho một nền văn minh cả luồng gió Đôngvà luông gió Tây, cả chủ nghĩa Mác và đạo Nho”.
( Luật sư Phan Nhuận – viết năm 1946)
Đúng vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một phong cách riêng- phong cách của một lãnh tụ mang phong cách của con người bình thường , phong cách của một công nhân, một trí thức Châu Âu, mang dáng dấp một ông đồ xứ Nghệ. Chiêm ngưỡng Người, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người, theo phong cách của Người là niềm hạnh phúc vô tận của mỗi chúng ta.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://thptnghen.edu.vn là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc