Rss Feed Đăng nhập

Người thầy giáo Nguyễn Tất Thành

Đăng lúc: Thứ ba - 15/05/2018 19:09 - Người đăng bài viết: nguvan
Người thầy giáo Nguyễn Tất Thành
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất đã để lại cho dân tộc ta, đồng bào ta những giá trị tư tưởng to lớn, đẹp đẽ, có ảnh hưởng sâu rộng đến rất nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có ngành Giáo dục nước nhà. Sinh thời, Bác đã dành nhiều tâm huyết để phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước. Bản thân Người cũng đã từng là thầy giáo trực tiếp truyền thụ tri thức cho học trò, lúc đó người có tên là Nguyễn Tất Thành.
Ngay từ nhỏ Nguyễn Tất Thành đã sớm thể hiện tư chất thông minh. Chuyện kể rằng, trong chuyến gia đình vào kinh đô Huế năm 1895 khi đến dãy Đèo Ngang, lần đầu nhìn thấy dãy núi chắn ngang con đường thiên lý, cậu bé Cung đã hỏi cha:
– Cha ơi cha, trên đỉnh núi kia có cái chi vắt ngang qua núi, màu đo đỏ như sợi dây ngoằn nghèo ấy cha.
– Ông Sắc trả lời: dây đo đỏ nằm trên dãy núi ngoằn nghèo ấy là con đường mòn con ạ.
– Ngay lập tức cậu bé Cung chân nhảy lò cò, miệng líu lo:
Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo con
Núi nằm ì một chỗ
Cha đi cúi lom khom
Đường bám lì chân núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con.
Hoặc đi lên đến đỉnh đèo khi nhìn thấy biển lớn và thuyền, cậu bé Cung lại đọc:
Biển là ao lớn
Thuyền là con bò
Thuyền ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh nhìn thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn
 
Theo cha vào Huế, người thanh niên Nguyễn Tất Thành được học Trường Quốc Học - một ngôi trường dành cho những bậc công tử và những người có tài thời ấy.
Đến năm 1909, Nguyễn Tất Thành lại theo cha vào Bình Định. Tại đây, Nguyễn Tất Thành được vào học Trường tiểu học Pháp - Việt Qui Nhơn. Một thời gian sau người cha lại bị triệu hồi về Huế. Từ đây, mới 19 tuổi, người thanh niên Nguyễn Tất Thành bắt đầu một cuộc sống tự lập. Được mọi người giúp đỡ, khi học xong Nguyễn Tất Thành không ra Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam. Trên hành trình từ Huế vào Sài Gòn trước khi ra đi tìm đường cứu nước (năm 1909), chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đến Bình Khê, Bình Định thăm thân phụ là cụ Nguyễn Sinh Sắc. Thông qua các mối quan hệ bằng hữu, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã nhờ cụ Trương Gia Mô (Nghè Mô) đưa Nguyễn Tất Thành vào Nam. Nguyễn Tất Thành được cụ Nghè Mô giới thiệu với cụ Hồ Tá Bang để vào dạy học tại Trường Dục Thanh ở Phan Thiết. Trường Dục Thanh - còn gọi là Dục Thanh Học Hiệu (chữ viết tắt của Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng Phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh khởi xướng tại Trung Kỳ.  Trong bức thư gửi về quê nhà cho chị Thanh và anh cả Khiêm, Nguyễn Tất Thành tâm sự: "Em đã nhận được một chân dạy học ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết... Em sẽ ở đây một thời gian để rồi đi tiếp vào Sài Gòn".
Tại đây (8/1910->2/1911),  Thầy giáo Nguyễn Tất Thành được phân công giảng dạy môn Thể dục, Hán Văn và Quốc Ngữ. Qua các bài giảng Thầy giáo Nguyễn Tất Thành được học trò quý mến vì thầy thương yêu học sinh hết mực và thầy có cách giáo dục rất nhẹ nhàng mà thấm thía. Trên bục giảng, thầy Thành hết lòng truyền đạt tri thức và tư tưởng tiến bộ, gieo vào tâm trí thế hệ tương lai một nỗi niềm trăn trở về vận mệnh đất nước. Thầy dạy: "Chữ là mắt. Người không có chữ coi như bị mù. Không có chữ con người ta bé nhỏ trước tất cả và mãi mãi sẽ là vật sai khiến, vật hi sinh của bọn thống trị. Cho nên các trò phải học, học chữ để nên người, để giúp dân cứu nước".
Cũng trong các bài giảng người đã kể những câu chuyện về Bà Triệu, Bà Trưng, chuyện Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo chống xâm lăng hay dạy cho học trò “bài ca yêu nước” có đoạn như sau:
Nước Nam ta từ đời Lạc Hồng
Mấy ngàn năm khai phá đến nay
Á châu riêng một cõi này
Giống vàng ta cũng xưa nay một loài
Vuông dạm đất ba mươi mấy dạm
Này bạc vàng nhan nhản thiếu chi.
 
Tuy không xác định ở Phan Thiết lâu dài song thầy Thành vẫn sống và làm việc hết mình với những con người nơi đây. Với học trò, thầy như người bạn tin cậy, luôn luôn giúp đỡ, ôn tồn khuyên bảo khi học trò có lỗi; khuyến khích khi học trò tiến bộ. Những ngày nghỉ, thầy đưa học trò đi tham quan để bổ sung kiến thức về xã hội và dân tộc Việt Nam. Thầy lui tới thăm hỏi, gắn bó với bà con nông dân chân lấm tay bùn và người xung quanh. Thầy cắt tóc, tắm gội cho các em nhỏ, têm trầu giúp các cụ già... Và qua đó thầy hiểu hơn về cảnh sống cơ cực, lầm than thống khổ của đồng bào mình lúc ấy.
...Một hôm tiếng trống Trường Dục Thanh ngân vang trong sương sớm, học trò tề tựu đông đủ nhưng thầy Thành không đến. Mọi người lo lắng. Và tất cả cùng hồi hộp lắng nghe thầy hiệu trưởng đọc bức thư mà thầy Thành để lại.
Bức thư có đoạn viết: "Các trò thân yêu, thầy biết các trò rất yêu quí thầy. Nhưng thầy không thể ở lại Trường Dục Thanh lâu hơn được nữa. Thầy phải đi, đi rất xa. Ước mơ về một ngày mai nước nhà độc lập đang kêu gọi thầy dấn bước ra đi... Thầy đi xa nhưng lòng vẫn nhớ, vẫn gần các em. Thầy mong các em học giỏi, chăm ngoan, biết kính người già, nhường em nhỏ, yêu quí mọi người". Phải chăng để tránh một cuộc chia tay nặng lòng kẻ ở người đi nên thầy Thành đã lên đường đi vào Sài Gòn một cách lặng lẽ...
Và ngày 5-6-1911, chiếc tàu buôn Latusơ - Tơrơvin buông hồi còi dài chào từ biệt bến cảng Nhà Rồng mang theo người thầy giáo, người thanh niên yêu nước, người con ưu tú của dân tộc VN Nguyễn Tất Thành với tên mới - Văn Ba.
Từ người thanh niên yêu nước trở thành người thầy dạy học, người thầy cách mạng, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã sống cuộc sống người thầy đẹp đẽ như thế.
Nhân kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2016), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh” của nhà văn Sơn Tùng. Gần ba thập kỷ sau khi nhà văn Sơn Tùng hoàn thiện, cuốn sách mới đến được tay độc giả. Đặc biệt, bản thảo cuốn sách do ông Bùi Sơn Định – con trai nhà văn sưu tầm từ những trang viết tay của cha. Qua cuốn sách này, độc giả sẽ cảm nhận rõ tâm tư, tình cảm của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành khi đất nước đang trong vòng nô lệ, trước nỗi đau đáu của cha “Nước mất! Nhà tan! Đi đi con. Tất Thành! Tất Thành…”. Đặc biệt, cuốn sách tái hiện sinh động hình ảnh thầy giáo Nguyễn Tất Thành với phương pháp dạy học truyền cảm hứng, khai mở cho các em học sinh những hiểu biết về lịch sử dân tộc, tình yêu Tổ quốc, hun đúc ý chí và rèn luyện nhiều kỹ năng trong cuộc sống.
Chúng ta, những người thầy giáo, đều rất đỗi tự hào về một điều rằng: Bác Hồ - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của  dân tộc – cũng từng là một người thầy giáo! 
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Minh Sao
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4214 view

  Giải trí

1 photos | 3918 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2488 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 27
  • Hôm nay: 2416
  • Tháng hiện tại: 2416
  • Tổng lượt truy cập: 8134287

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606