Rss Feed Đăng nhập

THẮP SÁNG TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC TRÊN VÙNG ĐẤT CAN LỘC

Đăng lúc: Thứ hai - 05/11/2018 20:19 - Người đăng bài viết: Trần Thanh Nga
    Với lịch sử 550 năm hình thành và phát triển, Thiên Lộc xưa, Can Lộc (Hà Tĩnh) ngày nay đã từng được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Linh khí đất trời với tinh hoa con người nhiều thế hệ nối tiếp nhau đã dệt nên truyền thống Thiên Lộc - Can Lộc nhân văn, cách mạng, anh hùng. Nhân dân Can Lộc có truyền thống hiếu học và học giỏi, lao động cần cù, sáng tạo, sống nhân nghĩa, thủy chung, biết hy sinh vì nghĩa lớn. Lịch triều hiến chương loại chí đánh giá đây là “một trong những huyện trội hẳn về văn học” trong Phủ Đức Quang, nhân dân hiền hòa, hiếu học, là cái nôi của Hồng Sơn văn phái, có nhiều người đỗ đại khoa.
          Vùng đất học đã sinh thành và nuôi dưỡng những tài năng lớn. Kể từ khoa thi thế kỷ XIII thời Trần đến khoa thi cuối cùng năm 1919 thời Nguyễn, Can Lộc có 42 người đỗ đại khoa (chiếm 1/3 số người đỗ đại khoa của Hà Tĩnh thời bấy giờ), được ghi danh trên văn bia ở Văn miếu Quốc Tử Giám. Ở kinh thành Thăng Long trước đây từng lưu truyền câu phương ngôn “Bút cấm chỉ, sĩ Thiên Lộc” để ca ngợi người học trò Can Lộc cùng những danh hiệu như “Văn Lai Thạch, sách Hoàn Hậu”, “Thiên Lộc tư hổ”…
  
      Có nhiều làng quê bình dị trên đất Can Lộc đã đi vào lịch sử văn hóa dân tộc bởi truyền thống hiếu học, học giỏi và đỗ đạt như: làng Tràng Lưu (nay là xã Trường Lộc, Can Lộc) nằm ở phía Tây rú Cài (tức Sạc Sơn hay Sạc Nhạc) nổi tiếng “Sạc Sơn tứ diện giai công hầu” (Quanh bốn mặt Sạc Sơn đều là công, hầu), Làng Kiệt Thạch (Thanh Lộc) với câu “Kiệt Thạch tam khoa tam tiến sĩ” (làng Kiệt Thạch ba khoa liền có người đỗ tiến sĩ), làng Trảo Nha (Thị trấn Nghèn),  làng Yên Huy (Yên Lộc), làng  Nguyệt Ao (Kim Lộc)… Các làng học ở Can Lộc đã đóng góp nhiều danh nhân, hiền tài cho đất nước như: Đặng Tất, Đặng Dung,Thám hoa Phan Kính, Dương Trí Trạch, Hà Tông Mục, Vũ Diệm, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Phan Huy Ích, Ngô Phúc Vạn, Ngô Đức Kế, Võ Liêm Sơn, Ngô Xuân Diệu… Ở Can Lộc đã từng có những trung tâm giáo dục như Phúc Giang thư viện (Trường Lưu), Mộng Thương thư trai (Ích Hậu) đã đào tạo thành đạt nhiều nhân tài, hình thành những văn phái có tiếng tăm.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, Can Lộc có nhiều người con thành đạt, giữ các chức vụ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, là tướng lĩnh quân đội, nhà thơ, nhà văn, nhà giáo nhân dân, thầy thuốc nhân dân, nhà khoa học danh tiếng đầu ngành, nối tiếp truyền thống của cha ông như Nguyễn Đình Tứ, Ngô Xuân Diệu, Nguyễn Đổng Chi, Bùi Trương Chính, Phan Đình Diệu, Chương Thâu, Nguyễn Huệ Chi, Ngô Đức Thọ... Tên tuổi và ý chí học hành, trí tuệ và sự nghiệp hiển vinh của những người con ưu tú đó đã làm rạng rỡ truyền thống quê hương Can Lộc.
       Cội rễ bền sâu của sự học của người Hà Tĩnh nói chung và con em Can Lộc nói riêng đã vượt lên những thăng trầm của thời gian và lịch sử, kể cả lúc chiến tranh tao loạn hay đói khổ, cơ cực, chính là động cơ đúng đắn của người học: học để chiếm lĩnh tri thức, học để thành nhân, để lí trí soi sáng mọi hành động, để chứng tỏ năng lực bản thân, để đóng góp trí tuệ cho sự phát triển của quê hương, đất nước.
       Ngọn lửa của truyền thống hiếu học được thắp sáng từ ngàn xưa và được trao truyền, gìn giữ đến ngày hôm nay, tạo nên diện mạo mới của giáo dục Hà Tĩnh và bản sắc văn hóa Hà Tĩnh. Với sự thôi thúc của truyền thống vùng đất học , để đáp ứng nhu cầu học tập của con em vùng Thị trấn Nghèn, các xã Đại Lộc (cũ), Khánh Lộc, Vượng Lộc, Thiên Lộc, Phúc Lộc, Tiến Lộc, một phần của xã Xuân Lộc và Quang Lộc và các xã lân cận của huyện Thạch Hà như Thạch Liên, Thạch Kênh..., vào năm 1988, Trường cấp 3 Nghèn (nay là Trường THPT Nghèn) đã được thành lập. Suốt 30 năm qua, các thế hệ thầy và trò Trường THPT Nghèn đã không ngừng nỗ lực vươn lên, quyết tâm nâng cao chất lượng dạy và học, xứng tầm với vị trí trường trọng điểm của huyện Can Lộc.
  
          Với hành trình 30 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Nghèn đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong sự nghiệp trồng người. Dưới mái trường này, nhiều cán bộ, giáo viên đã trở thành những Nhà giáo ưu tú, nhiều giáo viên giỏi được tặng bằng khen, giấy khen các cấp, được công nhận là chiến sỹ thi đua cấp tỉnh và cấp cơ sở, là lực lượng tiên phong trong phong trào đổi mới dạy học. Từ mái trường này, đã có hơn 15.000 học sinh được giáo dục, rèn luyện và trưởng thành,nhiều học sinh là giáo sư, tiến sĩ, nhiều người thành đạt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đã và đang đóng góp sức lực và trí tuệ để xây dựng quê hương, đất nước.

          Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, thay mặt lãnh đạo huyện Can Lộc, xin gửi đến các thế hệ thầy cô giáo và các thế hệ học sinh Trường THPT Nghèn những tình cảm trân quý và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.Tin tưởng rằng, bề dày truyền thống 30 năm qua sẽ là hành trang và động lực để thầy và trò trường THPT Nghèn tiếp tục đoàn kết, đổi mới, nỗ lực vươn lên, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục của huyện và tỉnh, xứng đáng với vị trí là trường trọng điểm, là nơi trao gửi niềm tin của nhân dân và con em huyện Can Lộc.
Tác giả bài viết: Nguyễn Như Dũng – Tỉnh ủy viên – Bí thư Huyện ủy Can Lộc
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (27/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (02/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4022 view

  Giải trí

1 photos | 3744 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2302 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 15
  • Hôm nay: 2346
  • Tháng hiện tại: 138347
  • Tổng lượt truy cập: 7362026

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606