Rss Feed Đăng nhập

VUI KHAI GIẢNG NHỚ BÁC – “Nhiệm vụ của cô giáo và thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang” ( Hồ Chí Minh)

Đăng lúc: Thứ ba - 15/09/2015 05:03 - Người đăng bài viết: Võ Đức Ân
Ngày 5/9 – ngày hội khai giảng tựu trường trên khắp mọi miền của Tổ quốc thân yêu Việt Nam. Tiếng trống khai giảng vang vang đón chào các em đến trường trong niềm hân hoan phấn khởi, với bao ước mơ và hoài bão mới.

Hoà chung trong không khí đó, thầy và trò trường THPT Nghèn đón chào năm học mới với quyết tâm thắng lợi. Năm học 2015-2016, là năm học thứ 3 thực hiện Nghị quyết TW 29- Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Trong bối cảnh mới với nhiều khó khăn và thử thách, trách nhiệm nặng nề đặt lên vai mỗi thầy cô giáo.

Trước thềm năm học mới, xen lẫn niềm hân hoan là những lo lắng của các thầy cô giáo -  Làm thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người, đạt mục tiêu giáo dục đề ra? Làm thế nào để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học của Sở và của Trường đề ra? Làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai mà Đảng và nhân dân giao phó…Đó là những băn khoăn, trăn trở của chung tất cả của những người làm công tác giáo dục.

Trong giờ phút lịch sử này ,tôi lại nghĩ đến Bác – Hồ Chí minh – Nhà giáo dục lớn của dân tộc. Suốt cả cuộc đời mình dù bận trăm công nghìn việc vì nước vì dân nhưng Bác Hồ vẫn không quên sự nghiệp của nhà giáo. Người đã giành biết bao tâm sức và trí tuệ cho việc đào tạo các thế hệ thanh niên nước ta thành những lớp người hăng hái đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội với tinh thần

“ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.

                        Mà lòng phơi phới dậy tương lai” đã khiến cho nhân dân cả thế giới khâm phục và ngay cả kẻ thù của chúng ta cũng phải thừa nhận rằng chúng không đánh giá hết chủ nghĩa yêu nước sâu sắc của người Việt nam – Đó là thành quả vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam.

Bác kính yêu đã gọi sự nghiệp giáo dục con người một cách rất hình ảnh và gần gũi, rất dễ hiểu là “Trồng người”:

Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

                        Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”

Trồng người – là nhiệm vụ rất quan trọng và rất vẻ vang nhưng hết sức gian nan, vất vả, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, sự kiên trì đến cao độ và phương pháp khoa học vừa thích hợp, vừa tinh tế của người thầy.

Trước giờ phút đi xa, trong di chúc thiêng liêng Người đã căn dặn toàn Đảng, toàn dân phải ra sức chăm lo vun trồng những thế hệ thanh niên vì sự trường tồn của dân tộc, vì lí tưởng cao cả, vì một đất nước hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu. Đó là trách  nhiệm của chúng ta những  thầy cô giáo hôm nay và mai sau.

Tư tưởng “ Trồng người” của Bác cho chúng ta thấy rõ vai trò của con người với sự hiểu biết, với năng lực và đạo đức, với phẩm chất chính trị trong sáng …là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng để biến nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo mục tiêu của Đảng đề ra vào năm 2020.

Đồng thời, chỉ cho chúng ta thấy mục tiêu mà nền giáo dục hiện nay chúng ta phải đạt tới là đem lại một chất lượng mới cho từng con người cũng như cho cả dân tộc.  Tức là “ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh

Muốn đạt được mục tiêu đó cần phải chú trọng đủ các mặt trong quá trình giáo dục: đạo đức cách mạng, khoa học, kĩ thuật, lao động và sản xuất – Thực hiện giáo dục toàn diện.

Đúng vậy, con người là vốn quý nhất, là nhân tố hàng đầu đảm bảo sự thành công của của mọi cuộc cách mạng. Nhưng đó phải là con người phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mĩ. Vì vậy công tác giáo dục của nhà trường trong giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt.

Là nhà giáo dục, nhà sư phạm lớn Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến các vấn đề về phương châm, phương pháp giáo dục , bồi dưỡng thế hệ trẻ rất hiệu quả được xem là phương pháp sư phạm mang tính phổ quát nhất như:

-                           Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.

-                           Giáo dục thanh niên phải liên hệ với những cuộc đấu tranh của xã hôi, vào dư luận xã hội và lực lượng của Chính phủ.

-                           Chú trọng phương pháp tự giáo dục, lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau.

Trong bài nói chuyện với học sinh và giáo viên trường Chu Văn An ngày 31/12/1958, Bác đã giải thích: Trường học của ta là trường học xã hội chủ nghĩa. Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường:

-                           Học đi với lao động

-                           Lí luận đi với thực hành

-                           Cần cù đi với tiết kiệm

-                           Luôn luôn bồi dưỡng tư tưởng xã hội chủ nghĩa,đấu tranh tiêu diệt cá nhân chủ nghĩa.

Từ đó cho thấy, học tập và làm theo tư tưởng và đạo đức của Người về giáo dục chúng ta sẽ thực hiện thành công NQ 29.

Ngoài ra, để có thể thực hiện thắng lợi mục tiêu “Trồng người” của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến công tác động viên và khích lệ tinh thần trách nhiệm của đội ngũ làm công tác giáo dục và gần  gũi quan tâm động viên học sinh trong mỗi dịp khai giảng hay gặp gỡ … Những lời nói của Người sẽ đi mãi cùng năm tháng nhắc nhở chúng ta, giúp cho chúng ta biết phải làm như thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ và xứng đáng với trách nhiệm cao quý, danh dự “ tấm lòng vàng

Bước vào năm học mới, trước những khó khăn và thử thách mới, tôi muốn các bạn hãy đọc những lời nói của Bác để được vui hơn, tự tin hơn và biết mình phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ chính trị cao cả của nghề nhà giáo.

Trong thư gửi cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân, nhân viên, học sinnh , nhân dịp bắt đầu năm học mới( 1968) ngoài việc Bác khen ngợi những cố gắng và thành tích mà các cô chú và các cháu đã đạt được. Đồng thời Bác căn dặn:

“- Thầy và trò phải luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kì nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng để xứng với đồng bào miền Nam anh hùng.

- Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thực hiện giải quyết các các vấn đề do cách mạng nước ta đặt ra, và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kĩ thuật.

Nhiệm vụ của cô giáo và thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang.

Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ XHCN, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp và giữa nhà trường với nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó.

Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các nghành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới”(Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục NXB sự thật Hà Nội 1972 tr 101-103)

Đào tạo thế hệ tương lai là trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú.Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người phải cố gắng làm tròn nhệm vụ.

Tất cả các giáo viên chớ nên cho học thế này là đủ, mà phải tiếp tục học tập thêm để tiến bộ mãi( Lời nói của Bác Hồ tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II và III toàn miền Bắc ngày 13/9/1958)

Đúng vậy, trong điều kiện hiện nay để có thể hoàn thành nhiệm vụ thay Đảng trồng người đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước; Hội nhập và phát triển thì mỗi giáo viên phải thực sự là một tấm gương sáng về đạo đức và tinh thần tự học và sáng tạo. Học! Học nữa! Học mãi ( V.I Lênin)

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (21/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (18/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (08/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (08/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (03/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (03/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (20/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (27/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (17/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (17/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4221 view

  Giải trí

1 photos | 3921 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2492 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 18
  • Hôm nay: 3879
  • Tháng hiện tại: 14653
  • Tổng lượt truy cập: 8146524

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606