Rss Feed Đăng nhập

BÀI CA NGƯỜI LÍNH

Đăng lúc: Thứ năm - 20/12/2018 14:15 - Người đăng bài viết: Trần Thanh Nga
      Gió khẽ khàng đưa cái lạnh se của chớm đông mơn man góc bàng già thưa thớt, từng đàn chim ríu rít rộn vang góc nhỏ làm khung cảnh bình yên đến lạ! Tháng 12- tháng của sự biết ơn, lòng tự hào về các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì bình yên Tổ Quốc! Năm tháng cứ trôi đi nhưng hình ảnh một đất nước Việt Nam chìm trong mưa bom bão đạn vẫn làm bao người xót xa, quá khứ gợi ta về lịch sử giữ nước, về công cuộc ngoại xâm đáng tự hào.
   Từ thời kì dựng nước, người Việt Nam luôn mang trong mình ý thức bảo vệ dân tộc dù cho có phải hi sinh.Thuở ấy, An Nam xưa là vùng đất tươi đẹp luôn bị lăm le xâm chiếm nhưng tinh thần đoàn kết, tình yêu Tổ Quốc đã tạo nên làn sóng “chống giặc, cứu nước” đó là ngọn lửa của lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Đến thế kỉ XIX- XX, trong cuộc đấu tranh giành chính quyền trước cách mạng tháng Tám và trong cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, các anh bộ đội cụ Hồ, lực lượng tiêu biểu cho phong trào kháng chiến chống  bọn thực dân, họ là tượng đài, là anh hùng mang trong mình tình yêu Tổ Quốc thắm thiết. Đã có rất nhiều vần thơ ca ngợi về bộ đội cụ Hồ, về những người con của cách mạng:
                                 Có người lính
                                 Từ mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo
                                  Có người lính
                                  Mùa xuân ấy ra đi từ ấy không về
                                  Dòng tên anh khắc vào đá núi
                                  Mây ngàn hoa bóng cây tre...
                                                                 (Màu hoa đỏ- Thuận Yến)
    Dù tình nhà có quyến luyến, gắn bó thân thương đến đâu thì giữa những năm tháng khói lửa, họ vẫn mang trong mình tinh thần chiến đấu cao độ, vì họ biết, chỉ có chiến thắng mới đem lại bình yên cho Tổ Quốc. Với những con người ấy, nước mắt ngày ấy không phải dành cho ngày chia xa mà là nước của ngày trở về, của ngày đoàn tụ. Từ khắp mọi miền đất nước, những con người yêu nước tụ hội với nhau, cùng chung chăn gối mà trở thành “tri kỉ”. Người lính ấy có thể là sinh viên “ôm mộng đẹp với bao hoài bão lớn” hay người nông dân chất phác “chữ chưa biết” , “súng bắn chưa quen”... Nhưng trong họ tình yêu Tổ Quốc phân đinh tất cả tình yêu ấy sục sôi trong từng thớ thịt, cuồn cuộn chờ bùng cháy vì đất mẹ yêu thương. Thanh xuân của người lính gắn chặt với chiến trường hiểm ác và vì vậy, tuổi trẻ của họ càng thêm ý nghĩa, thêm tự hào dù cho có phải hi sinh ở cái tuổi đôi mươi- độ tuổi đẹp nhất trong đời. Họ cống hiến quên mình vì nghĩa lớn mà quên đi quyền lợi cá nhân, xương máu của họ đã dựng lên một đất nước Việt Nam hòa bình, tươi đẹp ngày hôm nay. Hơn nửa thế kỉ trôi qua, người lính vẫn sáng mãi trên trang sử vàng, dưới lời thơ mộc mạc người lính hiện lên như nét tinh túy nhất trong kho tàng văn học Việt Nam:
                             Cùng mắc võng trên rùng Trường Sơn
                             Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
                             Đường ra trận mùa này đẹp lắm
                             Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây...
                             Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
                                                             (Phạm Tiến Duật)
    Tình đồng chí, đồng đội,tình anh em, tình yêu lứa đôi càng làm vẹn tròn vẻ đẹp sáng ngời của người lính. Tình cảm như mồi lửa đưa người lính lại gần nhau hơn, họ đoàn kết sẻ chia với nhau về mọi thứ mà không chút ngại ngần, chiến trường là nơi chiến đấu và cũng là nơi bồi dưỡng tính cảm của người lính. Chính những cảm nhận sâu sắc của chính bản thân mình, hầu hết những bài thơ về người lính do chính người trong cuộc sống sáng tác thường mang đậm tính hiện thực, làm ta thêm thấu hiểu cuộc sống của người chiến sĩ. Điều ngỡ như vô tình ấy lại mang ý nghĩa lớn lao, đó là minh chứng rõ ràng nhất về bức tranh hiện thực cuộc sống đáng tự hào về lịch sử và những gì đẹp nhất của tình đồng đội... Hòa bình, hạnh phúc và sự phát triển mà chúng ta đang có hôm nay là thành quả của sự hi sinh quả cảm của các anh. Bảy mươi tư năm trôi đi trong niềm biết ơn và tự hào (22-12-1944 đến 22-12-2018), vẻ đẹp người lính cụ Hồ vẫn sáng ngời và không bao giờ lụi tắt, họ là tinh hoa và khí phách của dân tộc Việt, là tấm gương sáng ngời về tinh thần chịu đựng gian khổ, về đức hy sinh và lòng dũng cảm kiên cường.
Cuộc sống mà ta có được ngày hôm nay là một phần máu thịt của các anh, dòng lịch sử hào hùng ấy mãi là trang nhật kí đầy kiêu hãnh về công cuộc kháng chiến, về hòa bình, tự do của dân tộc Việt Nam. Có người trở về, có người ra đi mãi mãi, nhưng tất cả đã về lên bức chân dung người lính cụ Hồ thật kiên cường, thật bất khuất và đáng tự hào!                                                                                          
Tác giả bài viết: Ngô Diệu Linh A3K31
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4214 view

  Giải trí

1 photos | 3917 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2486 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 8
  • Hôm nay: 1688
  • Tháng hiện tại: 135272
  • Tổng lượt truy cập: 8128081

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606